Ngô Thị Thu Thảo * , Nguyễn Huỳnh Anh Huy , Lê Phước Trung Nguyễn Văn Hòa

* Tác giả liên hệ (thuthao@ctu.edu.vn)

Abstract

The research is aimed to define effective method to preserve single cell detritus (SCD) from green seaweed (Enteromorpha intestinalis) and assess the impact of using as feed for Artemia franciscana. Harvesting and preservation procedure of SCD included three stages: 1) Dried seaweed was ground into fine particles, and then sieved with mesh size 200 µm; 2) Seaweed powder was soaked in fresh water for 2 hours; then fermentation with yeast for 48 hours; 3) After that, the SCD product was sieved by mesh size 50 µm and centrifuged to obtain condense product and then separate into two parts. Part 1 was fresh (SCD-T) and was preserved at the temperature of 4°C, and part 2 was dried in oven for 48 hours at 60oC to obtain SCD powder (SCD-K). The results showed that the preservative time of SCD-T was shorter than 15 days at4°C. During preservative time, the density of SCD tended to decrease whereas SCD-K can be stored for more than 30 days. Artemia was fed by five different experimental diets while the control diet was shrimp feed No.0; the other diets included SCD-K, SCD-T with the replacement level of 100% and 50%, respectively. The diet with 100% shrimp food gave the best result of survival rate and reproduction of Artemia. However, replacement of SCD-K at 50% showed the positive results in survival rate (54.67 %) and fecundity of Artemia (34.1 offsprings/female). The findings showed that the diet with SCD-K proportion less than 50% should be studied more to apply for feeding Artemia.
Keywords: Artemia franciscana, Enteromorpha intestinalis, SCD (Single cell detritus), yeast

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định phương pháp thích hợp để bảo quản SCD (dạng tế bào đơn) từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) và đánh giá hiệu quả sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tlệ sống của Artemia franciscana. Quy trình thu hoạch SCD gồm ba bước bao gồm:1) Xay nhuyễn bột rong khô và rây qua mắt lưới 200 µm; 2) Ngâm bột rong trong 2 giờ sau đó ủ với nấm men 48 giờ; 3) Lọc qua mắt lưới 50 µm và ly tâm để cô đặc sản phẩm. Phần ly tâm thu được SCD cô đặc và giữ lạnh ở 4oC gọi là SCD tươi (SCD-T); phần khác đem đi sấy gọi là SCD khô (SCD-K). Kết quả cho thấy SCD-T có thời gian bảo quản ngắn trong khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 4°C, trong thời gian bảo quản mật độ các hạt SCD có xu hướng giảm trong khi SCD-K có thời gian bảo quản lâu hơn. Artemia được cho ăn với năm loại thức ăn khác nhau trong đó đối chứng là thức ăn tôm sú số 0 và bốn nghiệm thức còn lại gồm SCD-K và SCD-T với các mức thay thế thức ăn tôm sú tương ứng là 50% và 100%. Artemia đạt chiều dài, tỷ lệ sống (63,8%) và các chỉ số sinh sản cao nhất (49,3 phôi/con cái) khi sử dụng 100% thức ăn tôm sú. Tuy nhiên, khi kết hợp 50% thức ăn SCD-K với 50% thức ăn tôm cho kết quả về tỷ lệ sống đạt 54,67 % sau 14 ngày nuôi và khả năng sinh sản của Artemia với sức sinh sản đạt 34,1 phôi/con cái. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có tỷ lệ SCD khô thấp hơn 50% có thể được nghiên cứu ứng dụng làm thức ăn thay thế cho Artemia.
Từ khóa: Artemia franciscana, nấm men, rong bún, sinh sản, tỷ lệ sống

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dohnt, J. and Lavens, P., 1996. Tank production and use of ongrown Artemia. In: Manual on the production and use of food for aquaculture (Editors). FAO Fisheries Technical Paper. No. 361. Rome, FAO: 295p.

Felix, S. and Pradeepa, P., 2011. Single-cell detritus: fermented, bioenriched feed for marine larvae. Global Aquaculture Advocate. 21: 72-73.

Ngô Thị Thu Thảo và Nguyễn Huỳnh Anh Huy, 2017. Nghiên cứu thu hoạch và đánh giá chất lượng CSD-dạng tế bào đơn từ rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) làm thức ăn cho động vật ăn lọc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 91-99.

Ngô Thị Thu Thảo và Nguyễn Thị Ngoan, 2014. Ảnh hưởng của các phương pháp bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia fransiscana Vĩnh Châu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32b: 94-99.

Nguyễn Văn Hòa (chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ, 2007. Artemia – Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 134 trang.

Hoa, N.V., 1993. Effect of environment conditions on the quantitative feed requirements of the brine shrimp Artemia franciscana (Kellogg). University of Ghent. Thesis of Master of Science in Aquaculture.

Tanyaros, S. and S. Chuseingjaw, 2016. A partial substitution of microalgae with single cell detritus produced from seaweed (Porphyra haitanensis) for the nursery culture of tropical oyster (Crassostrea belcheri). Aquaculture Research. 47(7): 2080-2088.

Uchida, M., 1996. Formation of single cell detritus densely covered with bacteria during experimental degradation of Laminaria japonica. Fisheries Science. 62(5): 731–736.

Uchida, M., Numaguchi K., 1996. Formation of protoplasmic detritus with characteristics favorable as food for secondary animals during microbial decomposition of Ulva pertusa (Chlorophyta) frond. Journal of Marine Biotechnology. 4(4): 200–206.