Trần Ngọc Hải * , Phạm Quang Vinh Lê Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

The aims of this study are to determine technical aspects and financial effeciency of mud crab hatcheries in the Mekong Delta. The study was conducted from August to December 2017. Thirty-four mud crab hatcheries were directly interviewed in 3 provinces in the Mekong Delta: Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau. The results showed that the average hatchery area was 516±1,096 m2, total volume of larval rearing tanks was 234±414m3 (average 4±2 m3/tank) and production were averaged at 6 cycles per year. Of 34 mud crab hatcheries interviewed, 32.4% hatcheries cultured broodstock for maturation and spawning, and 67.6% hatcheries bought berried broodstock from other hatcheries. The average stocking density of larvae was 395±141 individuals/L and after 9 days of nursing, larvae were transferred to another tanks for density reduction at average density of 82±31 individuals/L. After 25 days of nursing, average survival rate was 4.6% (ranging from 2.3 to 7.7%), average yield was 5,492±2,500 crablets/m3 and the production was 1.29±2.22 millions crab/cycle/hatchery. There was 91.2% intervied hatcheries gained profit whereas the rest lost their income. For the hatcheries gaining profit, total production cost was averaged of 23.4 milions VND/spawning (228.7±92.9 milions VND/hatchery/cycle) and net profit of 9.5 milions VND/spawning (89.0±167.2 milions VND/hatchery/cycle); the profit margin was 0.41±0.27. For the unsuccessful hatcheries, they lost their investment from 1.9 – 4.2 milions VND/spawning (7.4 – 16.9 milions VND/cycle/ hatchery).
Keywords: Financial efficciency, hatchery, Mud crab, Scylla paramamosain

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp tại 34 trại sản xuất cua giống ở 3 tỉnh khu vực ĐBSCL gồm: Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích trung bình của các trại sản xuất cua giống là 516±1.096 m2, tổng thể tích bể ương là 234±416 m3, thể tích trung bình mỗi bể ương là 4±2 m3 và sản xuất trung bình 6±2 đợt/năm. Trong các trại được khảo sát có 32,4% tự nuôi vỗ cua mẹ và 67,6% mua cua ôm trứng. Mật độ ương ấu trùng trung bình 395±141 con/L, sau 9±2 ngày ương thì tiến hành san thưa với mật độ 82±31con/L. Trung bình sau 25±1 ngày ương, tỉ lệ sống của cua đạt 4,6% (2,3-7,7%), năng suất trung bình 5.492±2.500 con/m3 và sản lượng đạt 1,29±2,22 triệu con/đợt. Trong 34 trại được khảo sát, trại có lợi nhuận chiếm 91,2% và 8,8% còn lại là lỗ vốn. Đối với các trại có lợi nhuận, tổng chi phí trung bình là 23,4 triệu đồng/cua mẹ/đợt (228,7±92,9 triệu đồng/trại/đợt) và lợi nhuận bình quân 9,5 triệu đồng/cua mẹ/đợt (89,0±167,2 triệu đồng/trại/đợt), tương ứng với tỉ suất lợi nhuận là 0,41±0,27. Đối với các trại lỗ vốn thì lỗ từ 1,9 – 4,2 triệu đồng/cua mẹ/đợt (7,4 – 16,9 triệu đồng/trại/đợt).
Từ khóa: Cua biển, hiệu quả tài chính, Scylla paramamosain, trại cua biển

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2016. Đánh giá khả năng thay thế Artemia Vĩnh Châu bằng Artemia Thái Lan trong ương ấu trùng cua biển (Sylla paramamasain). Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 12 (73): 100 – 104.

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình ương cua giống trong bể lót bạt ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Tập 15 số 3/2015: 294-301.

Lý Văn Khánh, Võ Nam Sơn, Châu Tài Tảo Và Trần Ngọc Hải, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỉ lệ biến thái và tỉ lệ sống của ấu trùng cua (Scylla paramanosain). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học. 38: 61-65.

Nguyễn Cơ Thạch, Trương Quốc Thái, Nguyễn Diễu, Nguyễn Văn Thùy, Hà Văn Khô, Đỗ Văn Phiên, 2004. Đặc điểm sinh học sinh sản và quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống loài Scylla serrata var paramamosain Estampado, 1949. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 227-266.

Overton, J.L and Maccintosh, D.J and Thorpe, R.S., 1997. Multivariable analysis of the mud crab (Scylla paramanosain) from four locations in Southeast Asia. Marine Biology 128(1):55-62.

Trần Minh Nhứt, Trần An Xuyên và Trần Ngọc Hải, 2010. Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) theo hai giai đoạn Zoea1–Zoea5 và zoea5 – cua1 với các mật độ và chế độ cho ăn khác nhau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Quyển 14b, 284 – 294.

Tran Ngoc Hai, 1997. Studies on some of reproduction of mud Scylla serrata (Forskal). Master Thesis, University Putra Malaysia. 120p.

Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt, 2017a. Đánh giá khả năng thay thế Artemia bằng thức ăn nhân tạo trong ương ấu trùng cua biển (Sylla paramamosain). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 122-127.

Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt, 2017b. Thực nghiệm ương ấu trùng cua (Scylla paramanosain) biển san thưa ở các giai đoạn khác nhau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 48, phần B: 42-48.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất giống cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học.12: 279-288.

Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa. 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển theo mô hình nước xanh. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành thủy sản. Trang 187 – 192.