Vũ Trọng Đại * , Ngô Văn Mạnh Lại Văn Hùng

* Tác giả liên hệ (daivt@ntu.edu.vn)

Abstract

This research was conducted to determine the effect of feeds (algae, formulated feed, and combination of Spirulina flakes and formulated feed) and salinity (25‰, 30‰, 35‰) on growth rate and survival rate of dog conch at the veliger larval stage. The experiments were carried out from February to May 2017 in Nha Trang, Khanh Hoa province. The results showed that the growth rate of larvae was highest (46.3 ± 4.41 μm/day) in the treatment fed with combination of Spirulina flakes and formulated feed and significant differences were recorded among treatments. The survival rate of larvae in the treatment fed with algae (76.2 ± 2.3%) was significantly higher than those in the other treatments. The growth rate and survival rate of larvae in the treatment of 30‰ was highest (39.1 ± 4.74 μm/day and 70.4 ± 2.52%, respectively) and significantly different from the treatment of 25‰.
Keywords: Dog conch, feed, growth rate, larvae, salinity, Strombus canarium

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn (tảo tươi, thức ăn tổng hợp và tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp) và độ mặn (25‰, 30‰, 35‰) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy giai đoạn trôi nổi (ấu trùng veliger) được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 15 ngày thí nghiệm, nghiệm thức sử dụng thức ăn là tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp cho tốc độ sinh trưởng của ấu trùng tốt nhất (46,3 ± 4,41 µm/ngày) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo tươi là 76,2 ± 2,3% và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức độ mặn 30‰, ấu trùng có tốc độ sinh trưởng (39,1 ± 4,74 µm/ngày) và tỷ lệ sống (70,4 ± 2,52%) cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức độ mặn 25‰.
Từ khóa: ấu trùng, độ mặn, ốc nhảy, sinh trưởng, Strombus canarium, thức ăn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Betutu, S., Yudha, S., Syamsul, A., Manja, M., and Sri A., 2005. Preliminary study on the effect of different salinity on hatching rate of Gonggong (S. canarium) at regional center for Mariculture development (RCMD) Batam. World Aquaculture, 2005 – Meeting Abstract 46-48.

Bùi Hữu Sơn, 2015. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng (Strombus canarium Linnaeus, 1758) ở Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tỉnh. Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh.

Dương Văn Hiệp, 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống ốc nhảy S. canarium (Linnaeus, 1758) ở Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh. Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh.

Lê Thị Ngọc Hòa, 2009. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (Strombus canarium Linnaeus, 1758). Báo cáo tổng kết đề tài, Dự án Hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 75 trang.

Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp tp Hồ Chí Minh, trang 26-29.

Patcharee, S., Pikul, C. and Pritsana, K., 2004. Dog conch nursing with different. Abstract of Proceeding the seminar on fisheries 2004. Department of Fisheries, Thailand, pp. 103-110.

Quayle, D. B and Newkirk, G. F., 1989. Farming Bivalve Molluscs: Methods Study and Development. World Aquaculture Society, Baton Rouge, La., US., pp 120.