Mai Viết Văn * Đặng Thị Phượng

* Tác giả liên hệ (mvvan@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted from January to December 2016. Data was randomly collected by interviewing of 60 fishing households, who was internal living and 60 external living of irrigation works systems by using questionnaire. The objective of this research is to provide information on the income, living cost and consumption needs of the fishing households internal living and external living of the irrigation works systems in the study area. The results showed that fishing activities in sub-area of O Mon-Xa No Irrigation Project is one of the activities aimed at improving household incomes. Households external living of the irrigation works systems have an income of 93.4 million VND/year, which is higher than that of household internal living of 79.2 million VND/year. The average cost of households internal living is 3.43 million VND/month and the households external living is 3.86 million VND/month. The cost of buying fishery products ranges from 44.3 to 45% of total cost of living of the household. Consumer food of fishing households is quite diverse in types. In particular, fishery products are used by households more frequently than meat, poultry and eggs. Households external living of irrigation works systems was consumed more aquatic food than those internal living of irrigation works systems (4.2 kg/person/month compared to 3.5 kg/person/month). The average pork was consumed 1.1 kg/person/month and livestock products was consumed very little. consumption need for self-sufficient food groups of fishing households was predicted unchanging in the future.
Keywords: Consumption, fishing, food, household, O Mon, Xa No

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ ngư dân sống bên trong và 60 hộ bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) Ô Môn - Xà No bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Mục tiêu nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin về tình hình thu nhập, chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản bên trong và bên ngoài HTCTTL ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản của hộ ngư dân sống bên trong và bên ngoài HTCTTL tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No là một trong những hoạt động sản xuất nhằm cải thiện thêm thu nhập cho nông hộ. Hộ sống ở ngoài HTCTTL có thu nhập 93,4 triệu đồng/năm, cao hơn so với thu nhập của hộ sống trong HTCTTL 79,2 triệu đồng/năm. Chi phí sinh hoạt bình quân của hộ sống bên trong HTCTTL là 3,43 triệu đồng/tháng và hộ bên ngoài HTCTTL là 3,86 triệu đồng/tháng. Chi phí mua thực phẩm thủy sản dao động 44,3-45% tổng chi phí của hộ. Thực phẩm tiêu dùng của hộ khai thác thủy sản khá đa dạng về chủng loại. Trong đó, thực phẩm thủy sản được các hộ thường xuyên sử dụng hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm và trứng. Hộ khai thác thủy sản sống bên ngoài HTCTTL có nhu cầu sử dụng thực phẩm thủy sản nhiều hơn so với hộ sống bên trong HTCTTL (4,2 kg/người/tháng so với 3,5 kg/người/tháng). Lượng thịt heo bình quân được sử dụng 1,1 kg/người/tháng và sản lượng các loại thịt gia cầm, gia súc được sử dụng rất ít. Nhu cầu đối với nhóm thực phẩm tự cung tự cấp của nông hộ khai thác thủy sản được dự đoán không thay đổi trong tương lai.
Từ khóa: Khai thác thủy sản, nông hộ, Ô Môn, thực phẩm, tiêu dùng, Xà No

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. Báo cáo điều chỉnh nghiên cứu khả thi tiểu dự án Ô Môn - Xà No. Dự án phát triển thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2003. Trang 3-8.

FAO, 2004. Future prospects for fish and fishery product: medium-term projections to the years 2010 and 2015. FAO Fisheries Circular FIDI/972-1. Rome, Accessed on 20/12/2017. http://www.fao.org/DOCREP/007/y5600e/ y5600e08.htm.

Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Tiêu dùng thủy sản hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Thương mại thủy sản. Nhà xuất bản VASEP. 143:431-439.

Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng và Võ Thành Toàn, 2007. Tác động của hệ thống kiểm soát lũ đối với nguồn lợi thuỷ sản và cộng đồng vùng ngập lũ trung bình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kỷ yếu hội nghị Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, ngày 20 tháng 10 năm 2007. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.Thành phố Cần Thơ, 243-250.

Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Long và Đỗ Minh Chung, 2010. Nghề lưới kéo ven bờ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 4:73-80.

Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Ngô Thụy Diễm Trang, Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2016. Vai trò của nguồn lợi thủy sản và tác động của một số tiểu vùng dự án thủy lợi đến sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản vùng Bán đảo Cà Mau. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước. 123 trang.

Van, M.V., Hien, H.V., Phuong, D.T., Quyen, N.T.K., Nga, D.T.V., and Tuan, L.A., 2016. Impact of irrigation works systems on livelihoods of fishing community in Ca Mau Peninsula, Viet Nam. International Journal of Scientific and Research Publications. 6:460-470.

Nguyễn Kim Thúy, 2002. Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành Kinh tế. http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/13105/1/V_L0_00128.pdf. Ngày truy cập: 22/12/2017.

Trần Thu Hương, Nguyễn Kim Phúc, Hà Văn Thịnh, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Đình Cảng và Nguyễn Thị Bình, 2005. Hướng dẫn ứng dụng điều tra phương pháp chọn mẫu của FAO trong thống kê nghề cá ven bờ và nuôi trồng thủy sản.https://tailieumienphi.vn/doc/ebook-huong-dan-ung-dung-phuong-phap-dieu-tra-chon-mau-cua-fao-trong-thong-ke-ng-b7t9tq.htmlNgày truy cập: 28/12/2017.