Ngày xuất bản: 16-06-2014

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY LỰC HAI CHIỀU MÔ PHỎNG ĐẶC TÍNH THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN BỒI XÓI Ở VÙNG CỬA SÔNG ĐỊNH AN

Nguyễn Phương Tân, Văn Phạm Đăng Trí, Võ Quốc Thành
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây, bồi lắng và xói lở là những vấn đề chính cần được quan tâm ở cửa sông Định An, một trong hai cửa sông của sông Hậu ở Đô?ng bă?ng sông Cư?u Long. Quá trình tự nhiên này được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn và khó có thể dự đoán được trong tương lai do: (i) quá trình xây dựng và vận hành các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, dẫn đến thay đổi của chế độ dòng chảy và vận chuyển bùn cát dọc dòng sông; (ii) các công trình thủy lợi đang được xây dựng và quy hoạch để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên toàn lưu vực sông Mekong, đặc biệt là ở vùng đồng bằng; và, (iii) thay đổi của động thái thủy triều biển Đông. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy lực hai chiều (CCHE2D) được sử dụng để xác định động thái dòng chảy, bồi lắng và xói lở ở cửa sông Định An. Thành phần thủy lực của mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định dựa trên số liệu đo đạc vào tháng 8 năm 2012; thành phần vận chuyển bùn cát của mô hình được tính toán dựa vào các đặc tính thủy lực và số liệu bùn cát tham khảo từ các bài báo (bao gồm: nồng độ bùn cát lơ lửng và vận chuyển bùn cát đáy sông). Kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo để tính toán sự thay đổi địa mạo đáy sông cho các hệ thống cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

MẠCH KHUẾCH ĐẠI STRAIN GAUGE DÙNG VI MẠCH CHUYÊN DỤNG 1B31AN

Võ Minh Trí
Tóm tắt | PDF
Tín hiệu ngõ ra trực tiếp từ các cảm biến biến dạng strain gauge có biên độ rất nhỏ tính bằng micro strain, vì vậy việc khuếch đại và xử lý tín hiệu đo từ các train gauge luôn là vấn đề được quan tâm trong đo lường chính xác. Đề tài này nhằm khảo sát và ứng dụng mạch khuếch đại tín hiệu cho cảm biến biến dạng dùng vi mạch 1B31AN của hãng Analog Device để phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy ở phòng thí nghiệm Đo lường và cảm biến, bộ môn Tự động hóa, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 1B31AN được thiết kế có tính mô đun hóa rất cao, rất phù hợp dùng cho giảng dạy về nguyên lý và kết nối strain gauge, khuếch đại, và xử lý tín hiệu đo. Vi mạch này được thiết kể để tương thích với các loại cấu hình cầu như đơn, hai nữa, hay toàn cầu. Bên cạnh đó, biên độ và chất lượng của tín hiệu ngõ ra có thể thay đổi được tùy theo yêu cầu dựa vào tính năng lọc hạ thông và điều chỉnh hệ số khuếch đại.

Hệ thống quản lý tự động ghi nhận tình trạng sử dụng thiết bị điện qua mạng cục bộ

Lương Vinh Quốc Danh, Võ Duy Tín, Võ Minh Trí, Nguyễn Văn Khanh
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày việc thiết kế một hệ thống quản lý tự động ghi nhận tình trạng sử dụng trang thiết bị điện nhằm mục đích giám sát thời gian sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị, và tính toán điện năng tiêu thụ hướng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị và giảm chi phí điện năng. Hệ thống được thiết kế dựa trên nền tảng board Arduino Mega 2560 và cảm biến dòng điện để đo giá trị dòng điện tiêu thụ của thiết bị. Thông tin về trạng thái của thiết bị được định kỳ gửi về một máy tính làm chức năng server quản lý thông qua mạng cục bộ LAN. Tại đây, người quản lý có thể thu thập, xử lý và phân tích các số liệu liên quan đến tình trạng sử dụng trang thiết bị một cách thuận tiện. Hệ thống đề xuất có thể hữu ích trong việc quản lý hiệu năng sử dụng máy móc, thiết bị tại các cơ quan và doanh nghiệp.

Điều khiển cân bằng con lắc ngược sử dụng bộ điều khiển cuốn chiếu

Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Vĩnh Hảo, Nguyễn Ngô Phong
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày việc thiết kế bộ điều khiển ô?n đi?nh thơ?i gian thư?c đê? cân bằng con lắc ngược dùng phương pháp cuốn chiếu. Kết quả thực nghiệm cu?a phương pha?p đê? xuâ?t được so sánh với bộ điều khiển hồi tiếp trạng thái LQR để đánh giá chất lượng điều khiển. Để chạy thời gian thực bộ điều khiển vi điều khiển TMS320F28335 thuộc dòng DSP của hãng TI đã được chọn. Một chương trình GUI cũng được phát triển để giúp việc thu thập dữ liệu cũng như quan sát đáp ứng được dễ dàng hơn. Kết quả thực nghiệm cho thấy bộ phương pha?p đê? xuâ?t điê?u khiê?n cân bằng con lắc và ổn định vị trí xe tốt hơn phương pha?p LQR ngay cả khi tác động nhiễu từ bên ngoài hay thay đổi khối lượng con lắc.

Một hướng tiếp cận sử dụng mã nguồn mở moodle hỗ trợ giảng dạy và đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ

Trần Minh Tân, Lưu Trùng Dương, Nguyễn Văn Linh, Trần Thanh Điện
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đã được áp dụng rộng rãi trong khắp cả nước. Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong lựa chọn một hệ nền cho giảng dạy và đánh giá. Bài viết này chúng tôi trình bày một hướng tiếp cận sử dụng mã nguồn mở Moodle, giúp giải quyết các vấn đề sau: hỗ trợ tốt cho giảng viên làm công cụ thiết lập linh động các hoạt động như diễn đàn, chat, chia nhóm hoạt động, trao đổi, làm bài tập lớn,? đặc biệt là đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua hình thức trắc nghiệm một cách hiệu quả.

Hệ THốNG THÔNG TIN MộT CửA QUảN Lý CÔNG TáC TIếP SINH VIÊN TạI MộT KHOA ĐàO TạO TRONG MộT TRƯờNG ĐạI HọC

Nguyễn Thị Thủy Chung, Hồ Quang Thái, Cao Hoàng Giang, Trần Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác tiếp sinh viên tại một khoa đào tạo trong một trường đại học trên tinh thần ?một cửa?. Nội dung của nghiên cứu hướng đến việc giảm tải công việc cho cán bộ hành chánh ở các đơn vị đào tạo để đảm bảo hoàn thành tốt công việc, đáp ứng hệ số nhân sự theo quy định về "Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của văn phòng khoa, viện, trung tâm và bộ môn trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ". Qui trình tiếp sinh viên tại một khoa đào tạo được hệ thống hóa và mô hình hóa nhằm mục tiêu có thể tiếp nhận và giải quyết đơn sinh viên một cách trực tuyến. Các kết quả ban đầu của hệ thống đã thể hiện được những bước đi ban đầu khả quan trong quá trình nghiên cứu vấn đề một cửa trong công tác quản lý sinh viên tại một khoa đào tạo trong một trường đại học, thí điểm tại Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ.

Hệ thống gợi Ý sản phẩm trong bán hàng trực tuyến sử dụng kỹ thuật lọc cộng tác

Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Thái Nghe
Tóm tắt | PDF
Hệ thống gợi ý có thể đưa ra những mục thông tin phù hợp cho người dùng bằng cách dựa vào dữ liệu về hành vi trong quá khứ của họ để dự đoán những mục thông tin mới trong tương lai mà người dùng có thể thích. Trong hệ thống gợi ý, lọc cộng tác là một kỹ thuật được dùng để đánh giá độ quan tâm của người dùng trên các sản phẩm mới. Kỹ thuật này được áp dụng thành công trong nhiều ứng dụng. Trong các hệ thống lọc cộng tác, sở thích của người dùng trên các sản phẩm mới được dự đoán dựa trên dữ liệu về sở thích của người dùng ? sản phẩm (hoặc đánh giá của người dùng trên sản phẩm) trong quá khứ. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật lọc cộng tác dựa trên mô hình láng giềng (mô hình lân cận) để gợi ý sản phẩm trong hệ thống bán hàng trực tuyến. Chúng tôi cài đặt kỹ thuật này và so sánh độ tin cậy của nó với các kỹ thuật cơ bản khác. Cuối cùng, chúng tôi xây dựng một hệ thống bán hàng trực tuyến có tích hợp kỹ thuật lọc cộng tác vào hệ thống để nó có thể gợi ý sản phẩm phù hợp cho người dùng.

Động thái dòng chảy trên hệ thống sông chính vùng hạ lưu sông Tiền dưới tác động công trình cống đập Ba Lai

Trần Thị Lệ Hằng, Trần Thành Tựu, Văn Phạm Đăng Trí
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước vùng hạ lưu sông Tiền dưới tác động của công trình cống đập Ba Lai. Mô hình thủy lực một chiều (HEC-RAS) được xây dựng cho hệ thống sông chịu tác động bởi chế độ triều biển Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các kịch bản xây dựng cho mô hình được thiết lập dựa vào công tác vận hành của công trình cống đập Ba Lai: (i) Các cửa cống đập Ba Lai sẽ đóng hoàn toàn; và, (ii) các cửa cống đập Ba Lai sẽ mở hoàn toàn. Mô hình đã được kiểm định và do vậy đủ tin cậy cho việc đánh giá các kịch bản được xây dựng. Đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ công tác đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước trên sông Tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình HEC-RAS có khả năng sử dụng để mô phỏng và đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước ở vùng hạ lưu sông Tiền theo các kịch bản khác nhau (kịch bản về sự thay đổi đổi điều kiện thủy văn ở thượng nguồn và kịch bản nước biển dâng).

Quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất Ở Khu công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thị Thùy Trang, Trần Văn Tỷ, Lê Văn Phát, Lê Văn Tiến, Huỳnh Vương Thu Minh, Lâm Văn Thịnh
Tóm tắt | PDF
Mực nước dưới đất (NDĐ) tại thành phố Cần Thơ (TPCT) gần đây bị sụt giảm rất nhanh. Sự sụt giảm này trở nên nghiêm trọng hơn khi nhu cầu nước gia tăng. Do đó, đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và quản lý NDĐ là rất cấp thiết, nhất là tại khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc TPCT. Nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau: (i) lược khảo tài liệu; (ii) khảo sát thực địa; (iii) phỏng vấn; và (iv) phân tích SWOT. Kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sử dụng kết hợp các nguồn nước. Tổng lượng NDĐ khai thác cho sinh hoạt và sản xuất là 12.290 m3/ngày.đêm (năm 2013). Kết quả khảo sát cho thấy, chế biến thủy, hải sản là chủ yếu, chiếm 90,91% doanh nghiệp phỏng vấn. Đây là ngành sản xuất có nhu cầu về nước rất lớn ở tất cả các công đoạn. Với yêu cầu sản phẩm xuất khẩu sang các nước Châu Âu, sản phẩm đòi hỏi phải đạt chuẩn Châu Âu; và NDĐ là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, công tác quản lý tài nguyên NDĐ chưa thực sự hiệu quả với nhiều bất cập trong quá trình thực thi Luật Tài nguyên nước. Do vậy, đề ra những giải pháp quản lý NDĐ hiệu quả hơn là hết sức cấp thiết.

Đánh giá sự thay đổi hệ thống canh tác trên cơ sở tài nguyên nước mặt vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu cụ thể trong điều kiện huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Mai Thi Hà, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi của hệ thống canh tác ở vùng đồng bằng ven biển thấp, Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên sự thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước mặt trong chuỗi thời gian từ 2005 đến 2013; trường hợp nghiên cứu tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn các nhà quản lí, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương và phỏng vấn nông hộ được thực hiện nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu về sự thay đổi hệ thống canh tác và các nguyên nhân ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước mặt và hệ thống canh tác có nhiều biến động cả về không gian và thời gian. Thay đổi của nguồn tài nguyên nước mặt là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi về hệ thống canh tác. Ngoài ra, các yếu tố về chính sách trong nông nghiệp, năng suất, khả năng tận dụng nguồn tài nguyên đất và lao động cũng ảnh hưởng đến thay đổi hệ thống canh tác ở vùng nghiên cứu.

Ứng dụng phân tích đa tiêu chí hỗ trợ quyết định trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu

Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Nguyễn Tấn Đạt, Vương Tuấn Huy, Lê Thị Nương, Nguyễn Hiếu Trung
Tóm tắt | PDF
Trong phát triển bền vững, việc sử dụng đất thường đòi hỏi sự thỏa hiệp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Với những ý tưởng, giá trị và thái độ khác nhau giữa các bên liên quan tham gia, sử dụng đất chắc chắn phải tạo ra các cuộc xung đột. Các cuộc xung đột trong sử dụng đất thể hiện giữa các loại sử dụng đất và mâu thuẫn giữa các bên liên quan. Theo đó, việc sử dụng đất nhằm mục đích cải thiện các mô hình sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, nghiên cứu được tiến hành. Vùng nghiên cứu được lựa chọn là tỉnh Bạc Liêu, nơi có 03 vùng sinh thái đặc trưng mặn, lợ và ngọt. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), phỏng vấn chuyên sâu 270 nông hộ bằng phiếu điều tra; sử dụng phần mềm hỗ trợ quyết định mDSS để đánh giá và đề xuất mô hình tối ưu. Kết quả cho thấy chuyên tôm là mô hình được ưu tiên chọn lựa cao xét về tính phù hợp điều kiện tự nhiên. Mô hình 2 vụ lúa nghiêng về môi trường, các mô hình còn lại nghiêng về xã hội. Qua phân tích các mô hình và ứng dụng phần mềm hỗ trợ quyết định các mô hình được đề xuất cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất bao gồm: mô hình tôm thủy sản kết hợp, luân canh tôm-lúa, 2 vụ lúa. Tuy nhiên, việc mở rộng các mô hình cũng tùy thuộc vào điều kiện quản lý nước và bối cảnh kinh tế xã hội của người dân.

Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ, Lê Hoàng Tất
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là ước tính khả năng lưu trữ cacbon của hai cấp độ tuổi rừng tràm (nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10) trên nền đất sét tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đường kính ở độ cao 1,3 m, chiều cao, mật độ, sinh khối, tầng cây bụi dưới tán rừng và thành phần vật rụng của tràm được thu thập ở 40 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m). Mật độ của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi (7315 cây /ha) cao hơn mật độ của rừng tràm lớn hơn 10 tuổi (4140 cây/ha). Tuy nhiên rừng tràm ở cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 có giá trị đường kính ngang ngực và chiều cao nhỏ hơn rừng tràm ở cấp độ tuổi lớn hơn 10. Không có sự khác biệt về thành phần vật rụng giữa hai cấp độ tuổi rừng tràm. Sáu loài thực vật được ghi nhận tại rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi và năm loài thực vật ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi, trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk.) và choại (Stenochlaena palustris (Burm) Bedd.) là những loài chủ yếu. Hàm lượng cacbon ước tính của rừng tràm theo hai độ tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 thì có sự khác biệt, với giá trị lần lượt đạt 15,18 tấn C/ha và 31,763 tấn C/ha.

Tính toán phát thải mê-tan từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô Thành phố Cần Thơ

Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Hoàng, Vũ Thành Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung vào xác định lượng phát thải CH4 từ rác thải sinh hoạt của thành phố Cần Thơ. Trước tiên rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình cư ngụ tại hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy thuộc thành phố Cần Thơ được thu gom, phân loại để xác định thành phần rác thải. Dựa vào định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh. Từ đó tính toán lượng phát thải CH4 dựa vào thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong rác thải. Lượng khí CH4 phát sinh từ rác thải sinh hoạt trong năm 2020 ở thành phố Cần Thơ là 3170,75 tấn tương ứng với 79268,68 tấn CO2/năm. Lượng phát thải này gia tăng theo tỷ lệ gia tăng dân số và sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành phố.

Tổng hợp biodiesel từ dầu nhân hạt Điều

Nguyễn Văn Đạt
Tóm tắt | PDF
Quá trình hai giai đoạn gồm ester hóa xúc tác acid và sau đó là transester xúc tác base đã được thực hiện để tổng hợp diesel sinh học từ dầu nhân hạt Điều có chỉ số acid cao (AV=9.78 mg KOH/g). Những thông số cho phản ứng transester hóa như tỉ lệ mol methanol/dầu, hàm lượng xúc tác và nhiệt độ phản ứng đã được tối ưu hóa. Hiệu suất phản ứng điều chế biodiesel dưới những điều kiện tối ưu này là 89.5%. Chất lượng của diesel sinh học tổng hợp được đánh giá thông qua việc xác định những thông số quan trọng như độ nhớt động học ở 40ºC, chỉ số acid, nhiệt lượng tổng và thành phần acid béo. Kết quả cho thấy, diesel sinh học tổng hợp được thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng của các tiêu chuẩn hiện hành và có thể dùng cho động cơ diesel.

Dẫn xuất xanthone mới từ rễ cây Ô môi (Cassia grandis L.f)

Ngô Quốc Luân, Huỳnh Thị Phi Yến, Nguyễn Ngọc Hạnh, NGO KHAC KHONG MINH, Nguyễn Thanh Hoài Nhân
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết buthanol của rễ Ô môi ở thành phố Cần Thơ, một dẫn xuất xanthone mới đã được phân lập và đặt tên là casgrandxanthone A. Cấu trúc hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như  1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, MS và so sánh với tài liệu đã công bố.

HỢP CHẤT FLAVONOIT TỪ LÁ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN (CASSIA FISTULA L.)

Phạm Thị Nhật Trinh, Lê Tiến Nhung, Đặng Thị Cẩm Nhung
Tóm tắt | PDF
Hai hợp chất flavonoit, kaempferol (1) và liquiritigenin (2) đã được phân lập từ dịch chiết etyl axetat lá muồng hoàng  yến. Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa vào phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều, 2 chiều và kết hợp với tài liệu tham khảo.

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ THUỐC KHÁNG LAO RIFAMPICIN TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TÁI ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Dương Thị Loan
Tóm tắt | PDF
Dùng phương pháp sắc ký lỏng để xác định nồng độ thuốc rifampicin trên bệnh nhân lao phổi tái điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thành phố Cần Thơ. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc nồng độ thuốc đạt hay không đạt nồng độ chuẩn trong huyết tương bệnh nhân mắc lao phổi tái điều trị. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 70 mẫu huyết tương được lấy ở 2 thời điểm 2 giờ và 3 giờ sau khi uống thuốc rifampicin (RMP) của 35 bệnh nhân lao phổi tái điều trị đem phân tích bằng sắc ký lỏng (HPLC). Kết quả chỉ rằng nồng độ RMP huyết tương trung bình ở thời điểm 3 giờ (4,23±5,21 mg/ml) cao hơn so với ở thời điểm 2 giờ (2,67±3,32 mg/ml) với p. Chỉ có 8,6% bệnh nhân ở thời điểm 2 giờ và 22,9% bệnh nhân ở thời điểm 3 giờ đạt phạm vi nồng độ điều trị (8?24 mg/ml). Có mối tương quan thuận chiều giữa nồng độ RMP huyết tương với liều điều trị và với tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Khả năng đối kháng nấm Pyricularia oryzae của vi khuẩn sinh chitinase phân lập từ đất vùng rễ lúa

Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Phương Oanh
Tóm tắt | PDF
Hiện tại, nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhằm tìm ra các giải pháp sinh học giúp giảm lượng hóa chất áp dụng trong nông nghiệp. Trong đó, các vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật (Plant Growth ? Promoting Rhizobacteria) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học trên thế giới vì tính tiềm năng của chúng. Trong nghiên cứu này, 18 dòng vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa với khả năng cố định đạm sinh học và tổng hợp Indole-3-acetic acid tốt được khảo sát khả năng tổng hợp enzyme chitinase ? enzyme thủy phân ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đối kháng nấm. Từ kết quả thu được, 6 dòng vi khuẩn CT14, AM3, NT4, PT10, TN4 và TV2B3 được nuôi cấy đối kháng với nấm bệnh Pyricularia oryzae trên thạch đĩa PDA. Kết quả cho thấy cả 6 dòng vi khuẩn đều cho hiệu quả đối kháng nấm tốt, tỉ lệ ức chế nấm dao động từ 45,2-64,4% sau 10 ngày ủ. Hai dòng CT14 và AM3 là 2 dòng có tính đối kháng mạnh nhất. Qua đó, có thể nhận định rằng các dòng vi khuẩn sống trong đất vùng rễ lúa không những có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật tốt mà còn có khả năng đối kháng nấm gây bệnh đạo ôn rất tiềm năng.

Sự di truyền tính thơm Ở đậu nành

Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Kỳ, Tadashi Yoshihashi
Tóm tắt | PDF
Đậu nành thơm là một nhóm đậu nành rau đặc biệt tạo ra mùi thơm ngọt chủ yếu do hợp chất bay hơi 2-Acetyl-1-Pyrroline (2AP). Các nghiên cứu gần đây tìm thấy sự tổng hợp hợp chất thơm 2-AP ở đậu nành rau được kiểm soát bởi một alen lặn của gen GmAMADH2. Cặp mồi KAORI-Normal và KAORI-Chamame được thiết kế dựa trên gen thơm của giống đậu nành thơm Chamame đã được sử dụng trong việc nhận diện và thanh lọc tính thơm ở đậu nành. Trong nghiên cứu này, 3 giống đậu nành rau thơm, 2 giống đậu nành rau không thơm và 4 giống đậu nành thường đã được sử dụng để thực hiện 8 tổ hợp lai để phân tích sự di truyền tính thơm ở đậu nành. Quần thể phân ly F2 với 355 cá thể qua phương pháp SNPs đã chứng tỏ tính thơm do một gen đơn lặn kiểm soát với biểu hiện đồng trội. Kết quả này khẳng định việc sử dụng chỉ thị phân tử DNA bằng cặp mồi KAORI-Normal/KAORI-Chamame trong chương trình chọn giống phân tử MAS (marker-assisted selection) đối với đậu nành thơm có hiệu quả cao. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc đa dạng hóa nguồn thực phẩm từ đậu nành và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ đậu nành.

Ảnh hưởng của Áp suất và thời gian cô đặc chân không, chất chống oxy hóa và chế độ thanh trùng đến chất lượng nước khóm cô đặc

Nguyễn Minh Thủy, Đinh Công Dinh, Nguyễn Ái Thạch, Trần Thị Thanh Thúy, NGUYE?N THI? MY? TUYE?N
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của các yếu tố (i) điều kiện chế biến chân không (áp suất chân không 500á600 mmHg trong thời gian từ 13á15 phút, nhiệt độ 60ữ62oC); (ii) oxy hóa như acid ascorbic và ascorbyl palmitate (nồng độ 0,05ữ0,15%), (iii) thể tích nước chanh dây bổ sung 4á8% và (iv) chế độ thanh trùng sản phẩm trong khoảng 80ữ95oC và thời gian giữ nhiệt 5ữ12,5 phút đến đặc tính lý hóa học, giá trị cảm quan, tính an toàn và khả năng bảo quản sản phẩm nước khóm cô đặc được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hiện cô đặc nước khóm ở điều kiện chân không tối ưu (áp suất 600 mmHg, nhiệt độ hơi bốc 60ữ62oC và thời gian giữ nhiệt 14 phút) làm tăng hàm lượng chất khô hòa tan đến khoảng 58oBrix (tiêu chuẩn của nước trái cây cô đặc), độ nhớt (hạn chế tình trạng lắng) và giảm thiểu sự biến màu của sản phẩm nước khóm cô đặc. Bổ sung acid ascorbic (nồng độ 0,1%) và nước chanh dây (tỷ lệ 6%) cho sản phẩm có khả năng duy trì tốt màu sắc. Nước khóm cô đặc (trong chai thủy tinh kín) được bảo quản an toàn ở nhiệt độ môi trường (khoảng 30±2oC) khi được thanh trùng ở 85oC và thời gian giữ nhiệt 5 phút (giá trị thanh trùng PU 9,69).

Đánh giá tiềm năng probiotic và nhận diện vi khuẩn acid lactic phân lập từ sữa người và chế phẩm men tiêu hóa

Nguyễn Phước Hiền, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Hai mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường MRS, trong đó 23 dòng được phân lập từ sữa người và 3 dòng có nguồn gốc từ chế phẩm men tiêu hóa đông khô. Phần lớn các dòng vi khuẩn được phân lập có dạng khuẩn lạc tròn, màu sắc trắng đục đến trắng sữa, độ nổi dạng mô hay lài, bìa nguyên hay chia thùy. Kết quả khảo sát các đặc tính sinh học cho thấy có 10 dòng có dạng hình que (chiếm tỷ lệ 38,5%) và 16 dòng có dạng hình cầu (chiếm tỷ lệ 61,5%) tồn tại ở trạng thái đơn hay kết đôi. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập đều Gram dương, không di động và có thử nghiệm oxidase âm tính. Kết quả thử nghiệm catalase có 18 dòng biểu hiện âm tính. Từ kết quả khảo sát các đặc tính sinh học, tuyển chọn được 14 dòng thuộc nhóm vi khuẩn lactic (chiếm tỷ lệ 53,8%). Kết quả đánh giá khả năng chống chịu môi trường pH thấp cho thấy có 14 dòng chống chịu được môi trường pH 3 trong 3 giờ. Hai dòng H1.4 và H9.2 có khả năng tồn tại trong điều kiện môi trường pH 2 trong 3 giờ với mật số lần lượt là 8,93 log(CFU/ml) và 8,71 log(CFU/ml). Trong 14 dòng được khảo sát, có 2 dòng vi khuẩn H1.4 và H3.4 có khả năng kháng 4 loại kháng sinh Streptomycin, Cephalexin và Penicillin V ở nồng độ 256 mg/l và  Ampicillin ở nồng độ 128 mg/l. Dòng H9.2 có khả năng kháng 3 loại kháng sinh Streptomycin, Cephalexin và Tetracycline ở nồng độ 256 mg/l. Sử dụng phương pháp giải trình tự DNA, kết quả cho thấy dòng H1.4, H3.4 và H9.2 lần lượt đồng hình loài Enterococcus durans (tỷ lệ 99%), Enterococcus faecium (tỷ lệ 99%) và  Enterococcus faecalis (tỷ lệ 98%).

Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Lê Thanh Phong, Châu Hoàng Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đa dạng thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái. Để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương theo hướng bền vững kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu ?Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và Rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang? được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật và đánh giá mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và đa dạng sinh học thực vật trong các hệ thống canh tác như Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm và Rừng tràm (đối chứng). Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, khảo sát theo ô tiêu chuẩn để lập danh lục thực vật trên vùng nghiên cứu và tính toán các chỉ số đa dạng sinh học. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ được áp dụng để điều tra hiệu quả kinh tế của từng hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 57 loài thực vật thuộc 33 họ của 2 ngành thực vật được ghi nhận trong các hệ thống canh tác và Rừng tràm. Rừng tràm có tính đa dạng sinh học thực vật cao nhất so với canh tác Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm. Khi đa dạng loài gia tăng thì sự bình đẳng giữa các loài tăng theo, tuy nhiên, đa dạng quần xã bị giảm. Đa dạng loài có thể được sử dụng để dự đoán lợi nhuận của các hệ thống canh tác và Rừng tràm. Về hiệu quả kinh tế, Vuông tôm cho lợi nhuận cao nhất.

HIỆU QUẢ CỦA BENZYL ADENINE (BA) VÀ NAPHTHALENE ACETIC ACID (NAA) TRÊN SỰ TẠO MÔ SẸO VÀ TÁI SINH CHỒI Ở CÂY CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM L.)

Lê Hồng Giang, Đặng Thị Thúy Vân
Tóm tắt | PDF
Cà chua (Lycopersicon esculentum L.) là loại cây trồng quan trọng được trồng khắp nơi trên thế giới vì có rất nhiều dinh dưỡng và giá trị cao. Mục đích của nghiên cứu này là xác định nồng độ của benzyl adenin và naphthalene acetic acid thích hợp cho sự tạo mô sẹo và tái sinh chồi từ chồi đỉnh và lá non của cây cà chua. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở mẫu cấy chồi đỉnh, môi trường MS bổ sung BA 0,5 và 1 mg/l đơn hay kết hợp với NAA 0,25 mg/l cho sự tạo mô sẹo với tỷ lệ tối đa 100%. Mô sẹo có khả năng tái sinh chồi cao với 95% ở 7 tuần sau khi cấy trên môi trường chỉ sử dụng BA nồng độ 1 mg/l. Môi trường này cũng cho số chồi, chiều cao và số lá cao nhất, tương ứng là 5 chồi, 4,7 cm và 2,6 lá. Đối với mẫu cấy lá non, sử dụng BA 0,5 hoặc 1 mg/l kết hợp với NAA 0,25 mg/l hoặc BA 2 mg/l đơn cho tỷ lệ tạo mô sẹo 100%. Môi trường BA 1 mg/l đơn cho sự tái sinh chồi từ mô sẹo với tỷ lệ 88,9%. Số chồi, chiều cao chồi và số lá cũng đạt các giá trị cao ở nồng độ này.

Đánh giá tác động môi trường trong canh tác bưởi (Citrus maxima Merr.) và xoài (Mangifera indica L.) Ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Thanh Phong, Phạm Thành Lợi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện qua số liệu điều tra về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhiên liệu của 180 hộ canh tác bưởi (bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh) và xoài (xoài Cát Hòa Lộc) tại các huyện Bình Minh (Vĩnh Long), Chợ Lách (Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang) và Cao Lãnh (Đồng Tháp). Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) được sử dụng để đánh giá tác động môi trường, được thực hiện bằng phần mềm SimaPro 7.1. Kết quả cho thấy, tác động môi trường trong sản xuất một kg trái cây (bưởi, xoài) đã được lượng hóa: Tác động ấm lên toàn cầu khi sản xuất 1 kg trái bưởi là 535,51-1.009,44 g CO2-tương đương và 1 kg trái xoài là 728,69-748,70 g CO2-tương đương; tác động chua hóa khi sản xuất 1 kg trái bưởi là 6,93-13,23 g SO2-tương đương và 1 kg trái xoài là 9,31-9,60 g SO2-tương đương; tác động phú dưỡng hóa khi sản xuất 1 kg trái bưởi là 20,02-36,12 g NO3-tương đương và 1 kg trái xoài là 26,88-32,07 g NO3-tương đương. Lượng phân đạm sử dụng trong canh tác bưởi và xoài đã đóng góp nhiều nhất trong tác động ấm lên toàn cầu (83,5-89,1%), tác động chua hóa (87,3-94,7%) và tác động phú dưỡng hóa (82,8-84,9%). Ngoài ra, việc sử dụng đất canh tác cũng gây tác động phú dưỡng hóa (13,0-16,1%).

NHÂN GIỐNG CÂY BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (LAGERSTROEMIA FLORIBUNDA JACK) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ

Nguyễn Văn Ây, Trần Duy Bình, Lê Văn Hòa, Mai Văn Trầm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ˝Nhân giống cây bằng lăng nhiều hoa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô” đã được tiến hành tại Phòng nuôi cấy mô của Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hoá, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 05/2013 đến tháng 02/2011. Kết quả đã đạt được như sau: (i) - Môi trường MS bổ sung BA 0,5 mg/L là thích hợp nhất trong giai đoạn nhân chồi cây Bằng lăng nhiều hoa; (ii) Môi trường MS bổ sung than hoạt tính 2 g/l và NAA 4 mg/L cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ ra rễ (100% sau 40 ngày nuôi cấy); (iii) Sử dụng giá thể phối trộn: mụn xơ dừa + tro trấu (1:1), mụn xơ dừa + tro trấu + phân rơm (1:1:1) hoặc mụn xơ dừa + tro trấu + đất (1:1:1) kết hợp trùm bọc nylon để thuần dưỡng cây Bằng lăng nhiều hoa, cây con có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH HOA (ANGUILLA MARMORATA) Ở TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Thanh Long, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nuôi cá chình hoa (Anguilla marmorata) hiện là mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng nước lợ nhạt tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 - 12 năm 2012 thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá chình nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi cá chình trung bình là 1,34 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,7 0,18 ha/ao. Cá chình giống có kích cỡ lớn (117,33 ± 45,4 g/con) có nguồn gốc từ tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và được thả nuôi với mật độ 0,32 ± 0,09 con/m2. Cá được cho ăn chủ yếu bằng cá tạp. Sau thời gian nuôi 591 ngày, cá được thu hoạch với tỉ lệ sống đạt 82 ± 21% và năng suất trung bình đạt 4.186 ± 1.379 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 930 ± 436 triệu đồng/ha/vụ, người nuôi có thu nhập 2.150 ± 789 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân là 1.220 ± 743 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn, nhất là cần vốn đầu tư lớn và nguồn cá giống hạn chế do lệ thuộc vào giống tự nhiên và giá cao.

Hiện trạng khai thác cá lóc đen (Channa striata) Ở tỉnh An Giang

Đỗ Thị Tuyết Nhung, Trương Hoàng Minh
Tóm tắt | PDF
Hiện trạng khai thác cá lóc đen (Channa striata) ở tỉnh An Giang đã được thực hiện từ tháng 6-12/2013, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 110 hộ dân khai thác thủy sản ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, An Phú và Tịnh Biên. Kết quả cho thấy trong mùa mưa, cá lóc đen phân bố chủ yếu ở ruộng (70%) và trong mùa khô là ở kênh/rạch (43,3%) và sông nhỏ (40,6%). Có 14 loại ngư cụ (5 ngư cụ cấm sử dụng) được sử dụng để khai thác cá lóc đen, nhưng hầu hết được sử dụng để khai thác vào mùa mưa. Kích cỡ cá khai thác được khá đa dạng, nhưng chủ yếu từ 200-300 g/con (51,5% mùa mưa và 55,6% mùa khô). Tỷ lệ cá lóc đen khai thác được trong mùa mưa chiếm 9,53 %/tổng sản lượng khai thác, cao hơn so với mùa khô là 1,44%. Các ngư cụ khai thác được nhiều cá lóc trong mùa mưa là lợp cá lóc, kéo côn và giăng câu với sản lượng lần lượt là 688; 261 và 232 kg/hộ/vụ. Phần lớn người dân sống ở vùng lũ phụ thuộc vào nghề khai thác, trong đó số hộ phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác chiếm 16%, và 47% số hộ sống bằng nghề khai thác kết hợp làm thuê. Lợi nhuận thu được là 11,6 triệu đồng/hộ/năm và tỷ suất lợi nhuận là 1,77 lần.

Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) sinh thái Ở tỉnh Cà Mau

Trương Hoàng Minh, Tô Phâm Thị Hà Vân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ 07-11/2013 tại tỉnh Cà Mau thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 62 mẫu bao gồm 56 mẫu các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm-rừng sinh thái (ST) và 6 cán bộ quản lý rừng và phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Kết quả có 5 kênh phân phối sản lượng tôm ST, trong đó có 3 kênh chính là ?Người nuôi - Thu gom - Nhà máy chế biến (NMCB); ?Người nuôi - Thu gom - Vựa - NMCB? và ?Người nuôi - Vựa - NMCB?. Sự phân phối giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi là không đồng đều. Giá thành sản xuất của người nuôi tôm ST là 104,9 ngàn đ/kg và bán cho người thu gom với giá là 197,1 ngàn đ/kg, chiếm 53,3% tổng GTGT. Người thu gom bán tôm nguyên liệu lại cho vựa với giá chênh lệch là 24,9 ngàn đ/kg, chiếm 14,4% GTGT. Vựa bán hầu hết tôm nguyên liệu (98,5%) cho NMCB với giá là 244,5 ngàn đ/kg, chiếm 13,0% GTGT. Sau đó, NMCB toàn bộ sản phẩm với lợi nhuận là 12,4 ngàn đ/kg, chiếm 19,4% GTGT toàn chuỗi. Phân tích chi phí-lợi nhuận cho thấy có sự khác biệt trong tổng thu nhâp trong năm giữa các tác nhân, tập trung chủ yếu vào NMCB.

Hiện trạng thành phần loài và mật độ trứng cá - cá con Ở vùng biển Việt Nam

Phạm Quốc Huy, Vũ Thị Hậu, Đào Thị Liên, Nguyễn Viết Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nguồn số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng trứng cá - cá con (TCCC) được thu thập từ 02 chuyến điều tra bằng tàu M.V SEAFDEC 2 đại diện cho hai mùa gió Tây Nam (tháng 5-7) và Đông Bắc (tháng 10-12) năm 2012. Loại lưới sử dụng thu mẫu là lưới kéo tầng mặt và lưới kéo thẳng đứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng biển ven bờ và xung quanh các đảo lớn là những khu tập trung của nhiều loại cá, có điều kiện môi trường thuận lợi cho con non sinh sống và phát triển. Thành phần loài TCCC ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng: mùa gió Đông Bắc bắt gặp 79 giống, 64 loài/nhóm thuộc 61 họ; mùa gió Tây Nam xuất hiện 87 loài/nhóm thuộc 69 giống và 55 họ. Khu vực vịnh Bắc Bộ, ở xung quanh các đảo Long Châu, cửa Ba Lạt, hòn Mê... mật độ TCCC đạt ở mức độ cao trong mùa gió Tây Nam. Mùa gió Đông Bắc TCCC ở một số trạm có mật độ đạt >5.000 TCCC/1000 m3 nước biển, xuất hiện ở vùng biển Tây Nam Bộ, vịnh Bắc Bộ và vùng nước trồi Bình Thuận. Mật độ TCCC tập trung cao nhất ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, tiếp theo là vùng biển Đông Nam Bộ và thấp nhất là vùng biển Trung Bộ.

Thành phần loài và phân bố tôm con Ở vùng biển ven bờ phía Nam Việt Nam

Từ Hoàng Nhân
Tóm tắt | PDF
Trong hai năm 2007-2008, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện 07 chuyến thu mẫu điều tra về Trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con (ATT-TC) ở vùng biển ven bờ Đông và Tây Nam Bộ. Các chuyến điều tra được thực hiện ở các tháng 2, 11 đại diện cho mùa Đông Bắc và tháng 5, 8 đại diện cho mùa gió Tây Nam với tổng số 2.100 mẫu ấu trùng tôm-tôm con, trong đó có 700 mẫu thu thập bằng lưới thu mẫu tầng đáy. Kết quả bước đầu đã xác định được 60 loài tôm thuộc 22 họ khác nhau. Khu vực có mật độ phân bố cao xuất hiện tương đối tập trung ở vùng cửa sông ven biển và quanh các đảo, quần đảo. Trong mùa gió Đông Bắc, khu vực phân bố tập trung của tôm con chủ yếu ở ven bờ Vũng Tàu, Bến Tre nơi có các cửa sông của hệ thống sông Cửu Long đổ ra và quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Du, Bà Lụa. Mật độ cao nhất có nơi đạt tới 13.011 cá thể/1000 m3 nước. Trong mùa gió Tây Nam, khu vực phân bố tập trung của tôm con ở vùng ven bờ Bình Thuận, vùng ven bờ Bến Tre đến Cà Mau, quanh quần đảo Nam Du và Hòn Chuối. Mật độ cao nhất có nơi đạt tới 9.521 cá thể/1000 m3 nước. Những khu vực này có thể được xem xét làm cơ sở cho việc xây dựng các khu vực cấm hoặc hạn chế khai thác trong mùa sinh sản, giúp cho việc xây dựng các định hướng bảo vệ nguồn lợi ở vùng nước ven bờ.

Ảnh hưởng của các hàm lượng glucose đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu (Meretrix lyrata) giống

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Quang Nhã
Tóm tắt | PDF
Nghêu giống (Meretrix lyrata) có chiều dài vỏ 7-8 mm được nuôi trong các bể có thể tích 500 lít (chứa 250 lít nước) với mật độ 50 con/bể. Nghêu được cho ăn tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh - cá rô phi kết hợp với bổ sung chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtillis và Lactobacillus acidophilus đồng thời với các hàm lượng glucose khác nhau là 0, 35 và 70 ?g/L. Tỷ lệ sống của nghêu sau 70 ngày thí nghiệm đạt cao ở nghiệm thức bổ sung 35 ?g/L glucose (100%) tuy nhiên không khác biệt (P>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (98,8%). Khối lượng (0,36g) và chiều dài nghêu (4,18 mm) tăng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 70 ?g/L và khác biệt so với không bổ sung (P

Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae)

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Đinh Thị Kim Nhung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu khả năng giảm thức ăn trong nuôi thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoracea) được thực hiện gồm 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Trong nghiệm thức đối chứng, tôm nuôi đơn và được cho ăn thức ăn thương mại thỏa mãn, 6 nghiệm thức còn lại tôm được nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền cho ăn ở các mức 75%, 50% và 25% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Tôm postlarvae (PL) có khối lượng trung bình là 0,036g được nuôi trong bể nhựa 100-L với mật độ 20 PL/bể (200 PL/m3) ở độ mặn 10 ppt. Rong bún hoặc rong mền được bố trí 100 g/bể đối với nghiệm thức nuôi kết hợp và rong được duy trì suốt thời gian nuôi 72 ngày. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi sự giảm thức ăn. Tăng trưởng và năng suất của tôm nuôi ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% hoặc 75% nhu cầu tương đương hoặc cao hơn có ý nghĩa (p

Phân tích hiệu quả liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) Ở Thành phố Cần Thơ

Từ Trọng Tân, Trương Hoàng Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 4-10/2013 thông qua việc phỏng vấn 33 hộ nuôi cá tra riêng lẻ (ND) và 55 hộ nuôi liên kết với công ty chế biến (công ty cung cấp thức ăn, bao tiêu sản phẩm và trả chi phí gia công)(ND-DN) ở quận Ô Môn và Thốt Nốt (Tp.Cần Thơ). Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về diện tích mặt nước, mật độ, cùng sử dụng thức ăn công nghiệp, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch, năng suất và chi phí thức ăn chiếm cao nhất ở cả hai hình thức. Tuy nhiên, độ sâu mức nước (3,55 m), kích cỡ cá giống (1,72 cm), FCR (1,62) và thời gian nuôi (7,6 tháng/vụ) của hình thức ND có sự khác biệt so với hình thức ND-DN lần lượt là: 3,92 m; 2,5 cm; 1,57 và 6,96 tháng/vụ. Tỷ lệ vốn đầu tư 100% ở hình thức ND và 42% ở hình thức ND-DN. Lợi nhuận, hiệu quả vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của hình thức ND-DN cao hơn so với hình thức ND và tỷ lệ hộ lỗ ở hình thức ND (54%) cao gần gấp 5 lần hình thức ND-DN. Hiệu quả tài chính tốt nhất ở mật độ 45-55 con/m2 và sử dụng 650-750 tấn thức ăn/ha. Nhìn chung, ở hình thức ND-DN có ưu điểm được cung cấp thức ăn, bao tiêu sản phẩm, giá bán ổn định và giảm mức đầu tư, vì thế đây là hình thức sản xuất ít rủi ro hơn so với ND nuôi riêng lẻ.

Ảnh hưởng của fructooligosaccharide trong thức ăn lên tăng trưởng và các enzyme tiêu hóa cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)

Lê Thị Mai Anh, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện để tìm ra những ảnh hưởng của fructooligosaccharides (FOS) lên tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần. FOS được trộn vào thức ăn với các mức như sau: đối chứng (không bổ sung), 0,5%, 1,0%, 1,5% và 2,0%. Tăng trưởng của cá gia tăng đáng kể khi bổ sung 0,5% và 1,0% FOS (p

Những tư tưởng lớn về đường lối cách mạng trong tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Trần Văn Hiếu
Tóm tắt | PDF
“Nhật ký trong tù” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ngày ra đời đến nay, “Nhật ký trong tù” đã được đông đảo nhân dân trong cả nước đón chào nồng nhiệt và được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học phổ thông và đại học ở nước ta, đồng thời đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Hơn 70 năm ra đời, tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà phê bình văn học phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Bài viết của tác giả muốn đi sâu phân tích “Những tư tưởng lớn về đường lối cách mạng” được thể hiện qua tập thơ “Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh để một lần nữa chúng ta học tập, khắc sâu thêm tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản, một nhà thơ lớn của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ra đời “Nhật ký trong tù”.

Động lực tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo Thành phố Cần Thơ

Mã Bình Phú, Lê Trần Thiên Ý
Tóm tắt | PDF
Nhu cầu là động lực thúc đẩy hành vi con người nhưng việc ứng dụng lý thuyết động lực để giải thích việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ nghèo còn nhiều hạn chế. Dựa trên lý thuyết về thang bậc nhu cầu của Maslow và lý thuyết ERG của Alderfer, mục đích của nghiên cứu này là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố động lực đến việc tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo Thành phố Cần Thơ (TPCT). Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 125 phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và vừa thoát nghèo tại địa bàn TPCT. Các phương pháp kiểm định t với mẫu độc lập, kiểm định Cronbach?s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định và phân tích hồi quy nhị phân được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có nhân tố nhu cầu tồn tại có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo TPCT, trong khi nhu cầu kết nối và nhu cầu phát triển không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ thỏa mãn các nhu cầu của nhóm phụ nữ có tham gia phát triển kinh tế luôn cao hơn nhóm phụ nữ không tham gia phát triển kinh tế.

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

Ngô Xuân Toản, Đỗ Thị Thanh Vinh
Tóm tắt | PDF
Phát triển mô hình kinh tế trang trại là một trong những định hướng chiến lược của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh nghệ An trong thời gian qua, từ đó nhận diện các yếu tố hạn chế trong việc phát triển mô hình kinh tế trang trại huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ An, góp phần định hướng, xây dựng các giải pháp phát triển các mô hình hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ An. 

Các yếu tố Ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa Ở Cần Thơ

Nguyễn Tấn Dũng, Bùi Văn Trịnh, Phan Thuận
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 190 hộ gia đình trồng lúa thuộc các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ để phân tích mức độ ảnh hưởng của ngành trồng lúa đến thu nhập của nông hộ. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy, thu nhập của người trồng lúa vẫn còn thấp. Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ.

Phân tích các yếu tố Ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản Ở tỉnh Kiên Giang

Trần Ái Kết, Nguyễn Thành Tích
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mô hình hồi qui Logit nhị phân được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại và mô hình hồi qui Tobit được vận dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng thương mại của trang trại. Kết quả Phân tích hồi qui mô hình logit cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, chào hàng, quan hệ quen biết, thói quen mua chịu, có tiết kiệm và tuổi chủ trang trại. Phân tích hồi qui mô hình Tobit cho biết một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng thương mại của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, có tiết kiệm, có lợi nhuận và chi phí nuôi trồng thủy sản của trang trại.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề phát triển doanh nghiệp xã hội qua trường đại học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình đào tạo và kỹ năng giảng dạy là yếu tố cốt lõi. Chương trình đào tạo đóng góp đáng kể qua giới thiệu cho sinh viên những mô hình kinh doanh độc đáo hướng về phát triển doanh nghiệp xã hội. Chúng tôi đề nghị rằng việc phát triển các khóa học nên bao gồm các kỹ năng viết kế hoạch kinh doanh xã hội cho một doanh nghiệp xã hội, tư vấn chiến lược tạo ra thu nhập cho tổ chức xã hội và viết đề cương nghiên cứu xin tài trợ dự án về phát triển doanh nghiệp xã hội.

Đánh giá giá trị thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật Syngenta huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Nguyễn Minh Nhựt, Lê Thị Thu Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mối quan hệ của các thành phần đo lường giá trị thương hiệu với toàn bộ giá trị thương hiệu, thành phần đo lường bao gồm: sự nhận biết thương hiệu, cảm nhận chất lượng, sự liên tưởng từ thương hiệu và lòng trung thành đối với thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Syngenta. Bài viết đã lượng hóa được sự tác động của các thành phần cấu thành nên giá trị thương hiệu đến toàn bộ giá trị thương hiệu cũng như lượng hóa được mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 trong số 4 thành phần đo lường có tác động trực tiếp đến toàn bộ giá trị thương hiệu, riêng thành phần lòng trung thành đối với thương hiệu chưa thật sự tác động đến toàn bộ giá trị thương hiệu.

CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH DÒNG VỐN FDI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Minh Tiến
Tóm tắt | PDF
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển lẫn phát triển. FDI là một hình thức đầu tư cố định của hoạt động kinh doanh quốc tế xuyên biên giới được thực hiện hầu như bởi các tập đoàn đa quốc gia. Tác động tích cực của dòng vốn FDI ở nước tiếp nhận được kỳ vọng thông qua tích lũy vốn, chuyển giao kỹ thuật, nắm được các bí quyết công nghệ, năng lực sáng tạo và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Thông qua phương pháp hồi qui GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond và phương pháp ước lượng PMG, bài nghiên cứu này phân tích tác động của quy mô thị trường, lao động, thâm hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và lạm phát lên FDI ở 11 quốc gia Châu á trong giai đoạn 1990 ? 2011. Kết quả cho thấy ngoại trừ thâm hụt ngân sách tác động có ý nghĩa âm lên FDI trong trường hợp ước lượng PMG, trong cả hai phương pháp ước lượng thì quy mô thị trường, lao động và độ mở thương mại là những nhân tố quyết định của FDI.

Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa-mè đen-lúa tại quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ - sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số

Quan Minh Nhựt, Trần Thị Thu Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất của hộ sản xuất theo mô hình luân canh lúa ? mè đen ? lúa tại huyện Ô Môn thành phố Cần Thơ. Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc ước lượng và so sánh hiệu quả giữa các vụ sản xuất. Với dữ liệu thu thập được từ các mô hình sản xuất ở khu nghiên cứu, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu được sử dụng để ước lượng các loại hiệu quả. Kết quả phân tích cho thấy rằng hộ sản xuất với mô hình luân canh lúa - mè đen - lúa đạt hiệu quả khá cao và ổn định. Trong đó hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực, sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất của vụ Đông Xuân là cao nhất.

Yếu tố Ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng lũ tỉnh An Giang

Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Thị Ngọc Dung
Tóm tắt | PDF
Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản là nguyên nhân gây tổn thương đến sinh kế người dân nghèo vùng lũ tỉnh An Giang. Có 5 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản: sức ép dân số, dụng cụ đánh bắt hủy diệt, đê bao chống lũ, ảnh hưởng thuốc BVTV và sự suy giảm lưu lượng sông Mekong. Sinh kế người dân dần thay đổi và có sự khác biệt giữa nhóm trong đê và ngoài đê: nhóm trong đê thay đổi nhanh và đa dạng hơn trong khi nhóm ngoài đê chuyển đổi chậm và vẫn phụ thuộc nhiều vào đánh bắt thủy sản. Cần tận dụng những cơ hội để phát triển thế mạnh sẵn có và giảm rủi ro cũng như các mặt bất lợi để định hướng sinh kế bền vững cho người dân, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân để cân bằng lợi ích giữa các nhóm cộng đồng trong vùng lũ đầu nguồn.

Thực trạng và nhân tố Ảnh hưởng đến mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tại Cần Thơ

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng đầu tư sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng máy móc và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại ? dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá thấp (dưới 12%). Ngoài ra, nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm. Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động là: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số năm hoạt động của doanh nghiệp.

MốI QUAN Hệ GIữA NHậN THứC CủA NHà ĐàM PHáN XUấT KHẩU Về VăN HóA QUốC GIA ĐốI TáC Và KếT QUả ĐàM PHáN

Đinh Thị Lệ Trinh, Phan Anh Tú, Nguyễn Duy Anh, Tạ Hồng Ngọc, Huỳnh Thị Đan Xuân, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Đặng Thị Minh Phương
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa nhận thức của nhà đàm phán xuất khẩu về văn hóa quốc gia đối tác và kết quả đàm phán. Dựa trên bộ số liệu sơ cấp được thu thập với 60 nhà đàm phán xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và bằng phương pháp ước lượng PLS, chúng tôi đã tìm thấy nhận thức của các nhà đàm phán về văn hóa quốc gia đối tác có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả đàm phán thông qua nhận thức của nhà đàm phán về phương pháp giải quyết vấn đề (PSA) của đối tác và PSA của nhà đàm phán. Cụ thể, nhận thức của nhà đàm phán đối với giá trị văn hóa chủ nghĩa cá nhân/tập thể (IDV) của Hofetede (1980) và hệ thống giá trị thời gian (TIME) trong nghiên cứu của Hall (1983) có ảnh hưởng thuận chiều đến nhận thức của nhà đàm phán về PSA của đối tác. Kế tiếp, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức của nhà đàm phán về chiến lược đàm phán của đối tác có ảnh hưởng thuận chiều đến PSA của nhà đàm phán. Cuối cùng là PSA của nhà đàm phán có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả đàm phán xuất khẩu.

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi Ở Thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận

Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Thị Huỳnh Phượng
Tóm tắt | PDF
Đánh giá sự hài lòng của du khách đã trở thành chủ đề nóng đối với nghiên cứu du lịch trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao sự hài lòng của du khách không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành và sức mua của họ mà còn kích thích sự quảng cáo bằng truyền miệng và làm dịu sự nhạy cảm về giá cả. Nhận thức được tính ưu việt từ sự hài lòng của du khách đối với việc phát triển du lịch; nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ hài lòng, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận; qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của họ về loại hình du lịch này.

Các nhân tố Ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Công Toàn
Tóm tắt | PDF
Nội dung của bài viết này trình bày kết quả khảo sát thực trạng người lao động đi làm ngoài tỉnh và qua đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc. Thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, nghiên cứu tiến hành khảo sát 103 lao động tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc là (i) bản thân gia đình của người lao động, họ cho rằng về quê làm việc để thuận tiện hơn cho con đi học và có điều kiện chăm sóc người thân trong gia đình; (ii) cơ hội làm việc tại địa phương là lực hút góp phần quan trọng trong quyết định người lao động trở về, họ kỳ vọng rằng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm mới tốt hơn và từ đó, giúp họ có điều kiện tốt để phát huy năng lực bản thân khi về quê làm việc; (iii) môi trường làm việc ngoài tỉnh là lực đẩy góp phần tạo nên luồng di cư ngược lại của người lao động về địa phương có xu hướng ngày càng nhiều do mức sống và chi phí sinh hoạt khi đi làm ngoài tỉnh cao và (iv) công việc làm ngoài tỉnh bị áp lực, cạnh tranh cao, công việc không phù hợp dẫn đến thu nhập của người lao động bấp bênh.

Khả năng thích Ứng của nông dân đối với biến đổi khí hậu Ở Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Văn Tuấn, Võ Văn Hà, Đặng Kiều Nhân, Lê Cảnh Dũng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với tác động của biến đổi khí hậu. Khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa được đánh giá tại 4 tỉnh phía Nam Sông Hậu thuộc các đặc thù sinh thái khác nhau tùy theo chế độ thủy văn và đặc tính đất đai, bao gồm An Giang (lũ), Cần Thơ (phù sa), Hậu Giang (đất phèn) và Bạc Liêu (nước mặn). Nghiên cứu được thực hiện thông qua tiếp cận định tính, chủ yếu là thảo luận nhóm. Có 23 nhóm nông dân được thảo luận, các nhóm này được phân chia theo quy mô sở hữu đất nông nghiệp (nhỏ và lớn hơn 1 ha) và hệ thống canh tác chính dựa trên nền lúa tại các điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy rằng các hiểm họa chính được nông dân chỉ ra là nhiệt độ cao bất thường, ngập úng do lũ và mưa, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch hại trên lúa. Nông dân đã và đang ứng phó lại các tác động này; tuy vậy, bên cạnh các yếu tố thúc đẩy, họ đang đối mặt với nhiều yếu tố gây cản trở quá trình thích ứng. Các yếu tố thúc đẩy gồm có diện tích đất lúa và hiệu quả sử dụng tài nguyên, phương tiện tiếp cận thông tin và các tổ chức không chính thức tại cộng đồng (CLB giống và khuyến nông). Các yếu tố cản trở đa dạng hơn, chẳng hạn như thiếu lao động, đất canh tác hạn chế, ô nhiễm nước mặt, thiếu vốn cục bộ và tham gia đoàn thể địa phương.

Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Lý Kim Ngân, Lê Thị Thu Trang
Tóm tắt | PDF
Chất lượng dịch vụ đã không còn là một khái niệm mới cho những ai đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì nó chính là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của các bệnh viện. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Sau khi tiến hành khảo sát 100 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện thì nghiên cứu đã thông qua phương pháp kiểm định Cronbach?s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để biết được có 4 nhân tố liên quan đến mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện đó là ?Đáp ứng?, ?Chất lượng chăm sóc?, ?Chất lượng khám/điều trị? và ?Hữu hình?. Nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những bệnh nhân có trình độ học vấn và tình trạng sức khỏe khi ra viện với mức độ hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thông qua phương pháp kiểm định Chi Bình phương.

Các yếu tố Ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân Ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khổng Tiến Dũng, Phạm Lê Thông
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư 2010 (Vietnam Living Households Standard Survey) được sử dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho giáo dục hiện tại của người dân còn khá thấp so với các khoản mục chi tiêu thông thường khác. Ngoài ra, có sự khác biệt giữa mức chi tiêu giữa các hộ dân ở thành thị và nông thôn, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các hộ dân ở các tỉnh, thành có mức thu nhập trung bình khác nhau ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit chỉ ra rằng, các yếu tố quan trọng tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của người dân bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, tổng thu nhập trong gia đình. Các yếu tố như: học thêm, số người nam và người nữ đi học trong gia đình cũng góp phần làm tăng khoản chi tiêu này.