Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae)
Abstract
Tóm tắt
Nghiên cứu khả năng giảm thức ăn trong nuôi thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoracea) được thực hiện gồm 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Trong nghiệm thức đối chứng, tôm nuôi đơn và được cho ăn thức ăn thương mại thỏa mãn, 6 nghiệm thức còn lại tôm được nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền cho ăn ở các mức 75%, 50% và 25% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Tôm postlarvae (PL) có khối lượng trung bình là 0,036g được nuôi trong bể nhựa 100-L với mật độ 20 PL/bể (200 PL/m3) ở độ mặn 10 ppt. Rong bún hoặc rong mền được bố trí 100 g/bể đối với nghiệm thức nuôi kết hợp và rong được duy trì suốt thời gian nuôi 72 ngày. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi sự giảm thức ăn. Tăng trưởng và năng suất của tôm nuôi ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% hoặc 75% nhu cầu tương đương hoặc cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. áp dụng nuôi kết hợp, chi phí thức ăn giảm đáng kể, từ 45,5 đến 64,9% cũng như hàm lượng TAN và NO2- thấp hơn nhiều so với nghiệm thức nuôi đơn (p<0,05). Hơn nữa, màu sắc của tôm sau khi luộc chín ở nhóm tôm nuôi kết hợp với rong bún và rong mền có màu đỏ đậm hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún và rong mền có thể giảm được lượng thức ăn đến 50% đồng thời duy trì chất lượng nước tốt hơn.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Banerjee, K., Ghosh, S., Homechaudhuri and A. Mitra. 2009. Biochemical Composition of Marine Macroalgae from Gangetic Delta at the Apex of Bay of Bengal. African Journal of Basic & Applied Sciences 1, 96-104.
Baruah, K., Norouzitallab, P. and Sorgeloos, P. 2006. Seaweeds: an ideal component for waste water treatment for use in aquaculture. Aquaculture Europe, 15 pp.
Crab, R., Avnimelech, Y. Defoirdt, T., Bossier, P. and Verstraete, W. 2007. Nitrogen removal techniques in aquaculture for a sustainable production. Aquaculture 270, 1–14.
Cruz-Suarez, L.M. 2006. Enteromorpha green seaweed tested as shrimp feed ingredient. Global Aquaculture Advocate, 54-55.
Cruz-Suarez, L.E., Tapia-Salazar, M., Nieto-Lopez, M.G., Guajardo-Barbosa, C., Marie Ricque, D. 2008. Comparation of Ulva clathrata and the kelps Macrocystis pyrifera and Ascophyllum nodosum as ingredients in shrimp feeds. Aquaculture Nutrition 99, 21 pp.
EURO FISH Magazine, February/2007. Big black tiger prawns producer goes “organic”.
FAO, 2003. A guide to the seaweed industry, Fisheries Technical paper 441.
ITB-Vietnam. 2011. Study on distribution and culture of seaweeds and aquatic plants in the Mekong delta, Vietnam. Phase 2. Dự án hợp tác quốc tế. Algen sustainable & center novem, Netherland, 118 trang.
Jackson, C., Preston, N., Thompson, P.J. and Burford, M. 2003. Nitrogen budget and effluent nitrogen components at an intensive shrimp farm. Aquaculture 218, 397-411.
Khuantrairong, T. and Traichaiyaporn, S. 2009. Production of biomass, carotenoid and nutritional values of Cladophora sp. (Kai) by cultivation in mass culture. Phycologia 48, 60-66.
Lartigue, J. and Sherman, T.D. 2006. A field study of nitrogen storage and nitrate reductase activity in the estuarine macroalgae Enteromorpha lingulata (Chlorophyceae) and Gelidium pusillum (Rhodophyceae). Estuaries and Coasts 29, 699-708.
Lê Thanh Hùng, Ong Mộc Quý. 2010. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
Liao, I.C. and Yew-Hu Chien, Y.H. 2011. The Pacific White Shrimp, Litopenaeus vannamei, in Asia: The World’s Most Widely Cultured Alien Crustacean. B.S. Galil et al. (eds.), In the Wrong Place - Alien Marine Crustaceans: Distribution, Biology and Impacts, Invading Nature - Springer Series in Invasion Ecology 6, 489- 519.
Liu, D., Keesing, J.K., Xing, Q. and Shi, P. 2009. World’s largest macroalgal bloom caused by expansion of seaweed aquaculture in China. Marine Pollution Bulletin 58, 888-895.
Neori, A., Choplin, T., Troell, M., Buschmann, A.H., Kraemer, G.P., Halling, C., Shpigel, M., Yarish, C. 2004. Integrated aquaculture: rationale, evolution and state of the art emphasizing seaweed biofiltration in modern mariculture. Aquaculture 231, 361-391.
Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Ngô Thị Thu Thảo, Lý Văn Khánh Trần Nguyễn Hải Nam. 2013. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của rong bún (Enteromorpha intestinalis) và sử dụng chúng làm thức ăn cho các loài thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 105 trang.
Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Trung tâm Khuyến nông TP HCM, 30 trang.
Vu Nam Son, NT Phuong, TN Hai and A. Yakupitiyage. 2011. Production and economic efficiencies of intensive black tiger prawn (Penaeus monodon) culture during different cropping seasons in the Mekong delta, Vietnam. Aquaculture International 19, 555-566.
Yu, C.S., Huang M.Y. and Liu, WY. 2003. The effect of dietary astaxanthin on pigmentation of white-leg shrimp (Litopenaeus vannamei). Journal of Taiwan Fisheries Research 11, 57-65.