Nguyen Cong Toan *

* Corresponding author (ncongtoan@ctu.edu.vn)

Abstract

This article presents the results of a survey on the situation of labor migrants who have left their home provinces, and on the factors that attract these laborers back to their local areas for work. The study was based on a randomized survey of 103 laborers in 4 hamlets in the town of Tran De, Tran De district, Soc Trang province and use of factor analysis rotation in an EFA (Exploratory Factor Analysis) model. The results showed that four groups of factors affecting the attraction for returning laborers include: (1) their families situations - returning home creates more convenient chances for their children going to school and childcare at home; (2) local work opportunities - strong attraction playing a major role in their decision to return home - socio-economic development conditions in the local area are expected to generate many new opportunities for their own capacity development; (3) the working environment and high costs of living outside their home provinces - pushing force to migration back local areas; and (4) high competition and pressures, and unsuitable work outside home provinces - leading to their unstable incomes.
Keywords: Factor analysis, migration, return of laborers to local areas

Tóm tắt

Nội dung của bài viết này trình bày kết quả khảo sát thực trạng người lao động đi làm ngoài tỉnh và qua đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc. Thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, nghiên cứu tiến hành khảo sát 103 lao động tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc là (i) bản thân gia đình của người lao động, họ cho rằng về quê làm việc để thuận tiện hơn cho con đi học và có điều kiện chăm sóc người thân trong gia đình; (ii) cơ hội làm việc tại địa phương là lực hút góp phần quan trọng trong quyết định người lao động trở về, họ kỳ vọng rằng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm mới tốt hơn và từ đó, giúp họ có điều kiện tốt để phát huy năng lực bản thân khi về quê làm việc; (iii) môi trường làm việc ngoài tỉnh là lực đẩy góp phần tạo nên luồng di cư ngược lại của người lao động về địa phương có xu hướng ngày càng nhiều do mức sống và chi phí sinh hoạt khi đi làm ngoài tỉnh cao và (iv) công việc làm ngoài tỉnh bị áp lực, cạnh tranh cao, công việc không phù hợp dẫn đến thu nhập của người lao động bấp bênh.

Từ khóa: Phân tích nhân tố, di cư, lao động trở về địa phương làm việc

Article Details

References

Cronbach’s, L.J. 1951. Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika. 16: 297-334.

Đinh Phi Hổ. 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông: TP.HCM

Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung. 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ: Tạp chí Khoa học 2011: 17b 130-139.

Jennifer, C.Ng and L.Peter. 2009. Should I stay or should I go? Examining the career choiecs of alternatively licensed teachers in urban schools. Urban Review. DOI 10.1007/s11256-009-0120-7.

Kolter, P, D.H, Haider and I, Rein. 1993. Attracting Investment, Industry and Tourism to Cities, States and Nations. Marketing places. The Free Press, New York.

Lee, S.E. 1966. A theory of migration. Demography. 3 (1): 47-57.

Lewis. W.Arthur. 1954. Development with Unlimited Supplies of Labor. The Manchester School, Volume 22, Issue 2, pages 139-191.

Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú. 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 25 (2013): 30-36.

Niên giám thống kê Sóc Trăng. 2013. Nhà xuất bản Thống kê: Sóc Trăng.

Sở Lao động Thương binh – Xã hội Sóc Trăng. Báo cáo tình hình lao động việc làm ngoài tỉnh năm 2012.

Thảo, B.T.P. 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở Cần Thơ hay địa phương của sinh viên ngành Khoa học xã hội. Đề tài tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Cần Thơ.

Torado, P.M. 1969. A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries. The American Economic Review. 59 (1): 138-148.

Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung. 2010. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm của sinh viên tốt nghiệp. Đại học Kinh tế TP.HCM: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR). Báo cáo nghiên cứu. Trích dẫn từ http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=11839