Khả năng đối kháng nấm Pyricularia oryzae của vi khuẩn sinh chitinase phân lập từ đất vùng rễ lúa
Abstract
In present time, many studies have been carrying out in order to find out biological solutions for environmental issues caused by agrochemicals applied commonly in agriculture. Among promoted solvings, Plant Growth – Promoting Rhizobacteria have been put in special interest due to their potential applications. In this research, 18 bacterial isolates isolated from rhizospheric soil of rice plant with effective nitrogen fixation, Indole-3-acetic acid synthesis and phosphate solubilizing activity were investigated the ability to synthesize extracellular chitinase. Since that result, 6 isolates namely CT14, AM3, NT4, PT10, TN4 and TV2B3 were tested antagonistic property against Pyricularia oryzae fungus in dual culture plates. After 10 days of incubation, all 6 isolates performed good antagonistic effect with the percentage of radial inhibition ranging from 45.2-64.4%. In which, the highest antagonistic effect was found in CT14 and AM3 isolates. From that result, it can be proposed that bacteria that colonize rice rhizosphere possess not only plant growth stimulation but also rice blast disease biocontrol capacity.
Tóm tắt
Hiện tại, nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhằm tìm ra các giải pháp sinh học giúp giảm lượng hóa chất áp dụng trong nông nghiệp. Trong đó, các vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật (Plant Growth ? Promoting Rhizobacteria) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học trên thế giới vì tính tiềm năng của chúng. Trong nghiên cứu này, 18 dòng vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa với khả năng cố định đạm sinh học và tổng hợp Indole-3-acetic acid tốt được khảo sát khả năng tổng hợp enzyme chitinase ? enzyme thủy phân ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đối kháng nấm. Từ kết quả thu được, 6 dòng vi khuẩn CT14, AM3, NT4, PT10, TN4 và TV2B3 được nuôi cấy đối kháng với nấm bệnh Pyricularia oryzae trên thạch đĩa PDA. Kết quả cho thấy cả 6 dòng vi khuẩn đều cho hiệu quả đối kháng nấm tốt, tỉ lệ ức chế nấm dao động từ 45,2-64,4% sau 10 ngày ủ. Hai dòng CT14 và AM3 là 2 dòng có tính đối kháng mạnh nhất. Qua đó, có thể nhận định rằng các dòng vi khuẩn sống trong đất vùng rễ lúa không những có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật tốt mà còn có khả năng đối kháng nấm gây bệnh đạo ôn rất tiềm năng.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Đặng Thị Thùy Vân. 2013. Phân lập và nhận diện vi khuẩn Bacillus sp. đối kháng nấm Pyricularia oryzae L. từ đất và cây lúa cao sản trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
Herrera-Estrella', A. and I. Chet. 1999. Chitinases in biological control. In P. loll and R.A.A. Muuarelli (Editors). Chitin and Chitinases. Birkhauser Verlag Base. Switzerland.
Lim, H.S., Y.S. Kim and S.D. Kim. 1991. Pseudomonas stutzeri YPL-1 genetic transformation and antifungal mechanism against Fusarium solani, an agent of plant root rot. Appl Environ Microbiol, 57:510-516.
Nguyễn Trần Minh Đức. 2013. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn vùng rễ lúa thuộc đất nhiễm mặn có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
Noori, M.S.S. and H.M. Saud. 2012. Potential plant growth-promoting activity of Pseudomonas sp. isolated from paddy soil in Malaysia as biocontrol agent. Plants Pathology & Microbiology, 3(2).
Shyamala, L. and P.K.Sivakumaar. 2012. Antifungal activity of rhizobacteria isolated from rice rhizosphere soil against rice blast fungus Pyricularia oryzae. International Journal of Pharmaceutical & Biological Archives, 3(3):692- 696.