Nguyễn Thanh Long * Trần Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

Eel (Anguilla marmorata) farming is one of important aquaculture systems at the low salinity area of Ca Mau province. This study was conducted from August to December 2012 through interviewing 30 households in order to evaluate technical and financial aspects of the farming systems and to identify potential and challenges of the farming system. Results of the survey showed that total farming area for each household was 1.34 ha, and pond area with average of 0.7 0.18 ha. Eel seeds with large size of 117.33 ±  45.4 g in body weight sourced from wild caught in the central provinces were stocked at density of 0.32 ± 0.09 fish/m2. The fish were fed with trash fish. After 591 days of culture, fish were harvested with very high survival rate (82 ± 21%) and average yield (4,186 ± 1,379 kg/ha/crop). Results showed that with production cost of 930 ± 436 million VND/ha/crop, the farmers could get the gross income of 2,150 ± 789 million VND/ha/crop and net income of 1,220 ± 743 VND/ha/crop. However, there were several challenges for the culture, especially high production cost and shortage of eel seed due to relying on the wild caught and also high price.

Keywords: Eel, Anguilla marmorata, technical and financial aspects

Tóm tắt

Nuôi cá chình hoa (Anguilla marmorata) hiện là mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng nước lợ nhạt tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 - 12 năm 2012 thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá chình nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi cá chình trung bình là 1,34 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,7 0,18 ha/ao. Cá chình giống có kích cỡ lớn (117,33 ± 45,4 g/con) có nguồn gốc từ tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và được thả nuôi với mật độ 0,32 ± 0,09 con/m2. Cá được cho ăn chủ yếu bằng cá tạp. Sau thời gian nuôi 591 ngày, cá được thu hoạch với tỉ lệ sống đạt 82 ± 21% và năng suất trung bình đạt 4.186 ± 1.379 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 930 ± 436 triệu đồng/ha/vụ, người nuôi có thu nhập 2.150 ± 789 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân là 1.220 ± 743 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn, nhất là cần vốn đầu tư lớn và nguồn cá giống hạn chế do lệ thuộc vào giống tự nhiên và giá cao.

Từ khóa: Cá chình, Anguilla marmorata, hiệu quả tài chính và kỹ thuật

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thuỷ sản, 1999. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010.

Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kỉnh, Trương Hoàng Minh và Trần Ngọc Hải, 2012. Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ. 24ª 78-87.

Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2008. Một số khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi cá chình (Anguilla sp.) ở Cà Mau. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ. 2008(2):198-204.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ. 2010:14 222-232.

Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo và Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. 14 119-127.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, 2011. Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Cà Mau năm 2012, 17 trang.

Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám Thống kê 2011. NXB Thống kê Hà Nội.

Trần Hữu Lễ và Nguyễn Văn Hòa, 2013. Hiệu quả của cám gạo ủ men và thức ăn tôm sú trong ao nuôi Artemia thâm canh. Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần Thơ. 25(2013):132-141.

Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 2012. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 19 trang.