Đỗ Thị Tuyết Nhung * Trương Hoàng Minh

* Tác giả liên hệ (nhungm001221@student.ctu.edu.vn)

Abstract

This research was conducted from June to December 2013 in An Giang province to evaluate the current status of snakehead capture fishery (Channa striata). Based on prepared questionnaire; direct interviews were carried out with 110 fishermen in Cho Moi, Chau Thanh, An Phu and Tinh Bien districts. The result showed that snakehead distributed mainly in rice fields (70%) in rainy season and in ditches/canals (43.3%) and rivers (40.6%) in dry season. There were 14 types of fishing gears (5 types were prohibited) being used in fishing, but most of them were employed in rainy season. Sizes of caught fish were diversely, but basically ranging from 200 to 300 g/ind. (51.5% in the rainy season and 55.6% in dry season). The proportion of caught snakehead in rainy season accounted for 9.53% of total capture production, which was higher than that in dry season (1.44%). Common fishing gears for catching snakehead in rainy season were bamboo fish trap, hook line on bamboo pole, and long line hook with two-fixed pole, with the production being 688, 261 and 232 kg/household/crop respectively. Majority of people living in flood area are depended on fish capture, in which percentage of total people under completely relying on capture and surveyed relying on capture together hired labor were 16% and 47%, respectively. Profit was 11.6 million VND/household/year and cost benefit ratio was 1.77.

Keywords: Fishing gear, snakehead, production, rainy seasons, dry season

Tóm tắt

Hiện trạng khai thác cá lóc đen (Channa striata) ở tỉnh An Giang đã được thực hiện từ tháng 6-12/2013, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 110 hộ dân khai thác thủy sản ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, An Phú và Tịnh Biên. Kết quả cho thấy trong mùa mưa, cá lóc đen phân bố chủ yếu ở ruộng (70%) và trong mùa khô là ở kênh/rạch (43,3%) và sông nhỏ (40,6%). Có 14 loại ngư cụ (5 ngư cụ cấm sử dụng) được sử dụng để khai thác cá lóc đen, nhưng hầu hết được sử dụng để khai thác vào mùa mưa. Kích cỡ cá khai thác được khá đa dạng, nhưng chủ yếu từ 200-300 g/con (51,5% mùa mưa và 55,6% mùa khô). Tỷ lệ cá lóc đen khai thác được trong mùa mưa chiếm 9,53 %/tổng sản lượng khai thác, cao hơn so với mùa khô là 1,44%. Các ngư cụ khai thác được nhiều cá lóc trong mùa mưa là lợp cá lóc, kéo côn và giăng câu với sản lượng lần lượt là 688; 261 và 232 kg/hộ/vụ. Phần lớn người dân sống ở vùng lũ phụ thuộc vào nghề khai thác, trong đó số hộ phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác chiếm 16%, và 47% số hộ sống bằng nghề khai thác kết hợp làm thuê. Lợi nhuận thu được là 11,6 triệu đồng/hộ/năm và tỷ suất lợi nhuận là 1,77 lần.

Từ khóa: Cá lóc đen, ngư cụ khai thác, sản lượng, mùa mưa, mùa khô

Article Details

Tài liệu tham khảo

Amilhat, E.and Lorenzen, K., 2005. Habitat use, migration pattern and population dynamics of chevron snackehead Channa striata in a rainfed rice farming landscape. Journal of Fish Biology (2005) 67 (Supplement B), 23-24.

Amilhat, E., Lorenzen, K. E.J. Morales, A. Yakupitiyage and D.C. Little, 2009. Fisheries production in Southeast Asian farmer managed aquatic sustems (FMAS) II. Diversity of aquatic resources and management impacts on catch rates. Journal of Aquaculture, No.298, p 57-63.

Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, 2013. Báo cáo tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản của tỉnh An Giang.

Đặng Thị Phượng và Lê Xuân Sinh, 2011. Ảnh hưởng của lũ lên xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản của nông hộ vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Thủy sản lần IV. Trường Đại học Cần Thơ, trang 499 – 511.

http://nongnghiep.vn, 2103. Nuôi cá lóc nghề mới phát (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/45/77979/Nuoi-ca-loc-nghe-moi-phat.aspx), truy cập ngày 06/01/2014.

Huỳnh Văn Hiền, 2010a. Phân tích sinh kế của nông hộ khai thác thủy sản mùa lũ ở Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu cấp trường T2010-04. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Huỳnh Văn Hiền, Lê Xuân Sinh và Nguyễn Duy Cần, 2010b. Vai trò của các hoạt động khai thác thủy sản đối với hộ dân vùng lũ của Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ, số 14b. Trang 382-393.

Nguyễn Văn Thường, 2004. Tổng quan về thành phần loài và phân bố của họ cá lóc Channidae.Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ, chuyên đề Thủy sản, trang 14-24.

Tổng Cục Thống kê, 2013. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong khu vực nhà nước theo giá hiện hành phân theo ngành. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=14210.

Trương Thị Nga, Nguyễn Công Thuận và Nguyễn Minh Thư, 2007. Hiện trạng khai thác thủy sản và nhận thức của người dân về chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở ấp Bình An – Thạnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ, số 7, trang 112-120.

Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang và Lê Văn An, 2012. Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ, số 22b, trang 294-303.