Lê Thanh Phong * Châu Hoàng Hải

* Tác giả liên hệ (ltphong@ctu.edu.vn)

Abstract

To make a scientific basis for the development of local agriculture in a sustainable way associated with biodiversity conservation, the study was conducted for objectives of surveying the plant biodiversity and assessing the relationship between economic efficiency and plant biodiversity in farming systems such as traditional rice, high-yielding rice, shrimp pond, and Melaleuca forest (control). The methods of line survey and standard plots were applied to establish plant catalogues in the study area and calculate the biodiversity index. The structure interview method was applied to farmers to investigate the economic efficiency of each system. The research results showed that, there were 57 plant species of 33 families in 2 plant phyla recorded in the farming systems and Melaleuca forest. The Melaleuca forest was high in plant biodiversity than other farming systems such as the traditional rice, high-yielding rice, and shrimp pond. The increase of species diversity led to increase the equality between species, but reduced species community diversity, however. The species diversity can be used to predict the income of farming systems and Melaleuca forest. Regarding economic efficiency, the shrimp farming gave the highest income.

Keywords: Plant biodiversity, farming systems, traditional rice, high-yielding rice, shrimp pond, Melaleuca forest

Tóm tắt

Nghiên cứu đa dạng thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái. Để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương theo hướng bền vững kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu ?Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và Rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang? được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật và đánh giá mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và đa dạng sinh học thực vật trong các hệ thống canh tác như Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm và Rừng tràm (đối chứng). Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, khảo sát theo ô tiêu chuẩn để lập danh lục thực vật trên vùng nghiên cứu và tính toán các chỉ số đa dạng sinh học. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ được áp dụng để điều tra hiệu quả kinh tế của từng hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 57 loài thực vật thuộc 33 họ của 2 ngành thực vật được ghi nhận trong các hệ thống canh tác và Rừng tràm. Rừng tràm có tính đa dạng sinh học thực vật cao nhất so với canh tác Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm. Khi đa dạng loài gia tăng thì sự bình đẳng giữa các loài tăng theo, tuy nhiên, đa dạng quần xã bị giảm. Đa dạng loài có thể được sử dụng để dự đoán lợi nhuận của các hệ thống canh tác và Rừng tràm. Về hiệu quả kinh tế, Vuông tôm cho lợi nhuận cao nhất.

Từ khóa: Đa dạng sinh học thực vật, hệ thống canh tác, Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm, Rừng tràm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Brummitt R. K. 1992. Families and genera of vascular plants. Royal Botanic Gardens. Kew.

Hoàng Văn Thơi, 2003. Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng và mối liên hệ giữa sự phân bố thực vật với độ mặn đất, độ ngập triều tại khu đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau. Luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Hồ Thanh Thiên, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác tại Gò Quao Kiên Giang và Tri Tôn - An Giang. Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 1999. Nông nghiệp & Môi trường. NXB Giáo dục.

Nguyễn Văn Hỷ, 1998. Điều tra và đánh giá mô hình canh tác trên các vùng sinh thái khác nhau của huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Hồng Sơn, 2000. Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở Đồng bằng Sông Hồng. Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Bân, 2003; 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập II, Tập III). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn. 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Quyển I-III. NXB Trẻ, TPHCM.

Phan Hoàng Giẻo, 2011. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của núi Hàm Rồng thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc ở độ cao dưới 150 m. Luận văn thạc sĩ Sinh thái học. Trường Đại học Cần Thơ.

Phòng NN&PTNT An Minh, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2012. Sở NN& PTNT Kiên Giang.

Shannon, C. E. and W. Wiener, 1963. The mathematical theory of communities. Illinois: rbana University, Illinois Press.

Sharma, P. D., 2003. Ecology and environment. New Delhi, Rastogi Publication.

Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity. London: Nature 163:688.

Trần Kim Tính và Lê Văn Khoa, 2002. Giáo trình thổ nhưỡng học. Trường Đại học Cần Thơ.

Viên Ngọc Nam, 2010. Đánh giá đa dạng sinh học thực vật ven biển nhằm xác định các loài thích hợp tên những điều kiện môi trường cụ thể và đề xuất các giải pháp sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên ven biển này ở tỉnh Bạc Liêu. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Văn Bé, 1998. Điều tra thành phần loài thực vật có hoa sống hoang dại trong tỉnh Cần Thơ: Luận án thạc sĩ Khoa học sinh vật học và môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Võ Hoàng Khải, 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh tế các mô hình canh tác của nông hộ tại Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ Phát triển nông thôn. Trường Đại học Cần Thơ.