Ngày xuất bản: 06-05-2014

ĐÁNH GIÁ LƯỢNG CACBON TÍCH LŨY CỦA SINH KHỐI RỪNG TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ, Quách Trường Xuân
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?Đánh giá hàm lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng? được thực hiện nhằm ước tính lượng cacbon tích lũy của rừng tràm ở hai độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười. Các thông số khảo sát bao gồm đường kính thân ở độ cao 1,3 m, chiều cao thân, mật độ, sinh khối, thành phần vật rụng của tràm và tầng cây bụi được thu thập ở 40 ô tiêu chuẩn (10m x 10m). Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng tràm dưới 10 tuổi có mật độ 5940 (cây/ha) cao hơn mật độ rừng tràm lớn hơn mười tuổi (4440 cây/ha). Ngược lại, đường kính ngang ngực và chiều cao của rừng tràm dưới 10 tuổi thấp hơn đường kính ngang ngực và chiều cao của rừng tràm có độ tuổi lớn hơn mười, với giá trị tương ứng lần lượt là 4,99 cm và 5,21 m so với 6,16 cmvà 6,24 m. Không có sự khác biệt về thành phần vật rụng ở rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười, với giá trị dao động từ 1,57 (tấn/ha) đến 1,61 (tấn/ha). Tương tự thành phần vật rụng, hàm lượng cacbon ước tính của rừng tràm theo hai độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười không khác nhau có giá trị lần lượt đạt 26,92 (tấn C/ha) và 26,05 (tấn C/ha). Chín loài thực vật ở rừng tràm nhỏ hơn mười tuổi và mười loài thực vật ở rừng tràm lớn hơn mười tuổi được tìm thấy trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.)Veldk.)và choại ((Stenochlaena palustris (Burm) Bedd.) là những loài chủ yếu.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS QUẢN LÝ DỮ LIỆU THỦY LỢI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Văn Thạnh, Trần Lê, Võ Quang Minh, Trương Chí Quang
Tóm tắt | PDF
Mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt của thành phố Cần Thơ giữ vai trò quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố. Do đó, việc quản lý các dữ liệu của mạng lưới này rất cần thiết có một hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay công tác này được thực hiện một cách thủ công, một lượng lớn dữ liệu và bản đồ đang được lưu giữ trên hồ sơ giấy dẫn đến công tác quản lý dữ liệu thủy lợi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác lưu trữ, cập nhật, truy xuất và chia sẻ dữ liệu cả thông tin thuộc tính và không gian. Hệ thống WebGIS được xây dựng trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình ASP.NET, cơ sở dữ liệu không gian được đưa vào hệ quản trị SQL Server 2008 và thư viện lập trình nguồn mở SharpMap, với nhiều tính năng mạnh mẽ hỗ trợ thiết kế giao diện WebGIS, được sử dụng để thiết kế trang web với các bản đồ trực tuyến trực quan và sinh động. Dựa vào giao diện web, người dùng có thể thực hiện các thống kê dữ liệu và tạo các bản đồ chuyên đề về sông ngòi, kênh rạch, đê bao và các công trình cống thủy lợi bằng cách thực hiện các điều kiển nhấp chuột lên bản đồ, đánh dấu vào hộp tùy chọn, lựa chọn thông tin trong danh sách, đánh chữ vào hộp văn bản để trình bày các kết quả truy vấn ở mọi lúc và mọi nơi.

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VÙNG ĐỆM XÃ MINH THUẬN, HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

Lê Tấn Lợi, Đồng Ngọc Phượng
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của nông hộ và  hiệu quả kinh tế các xuất kiểu sử dụng đất trên vùng đất phèn xã Minh Thuận thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn được áp dụng để thu thập số liệu.Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng còn kém phát triển. Đa phần người dân là nông dân nghèo, ít tư liệu sản xuất, trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật còn thấp. Trong vùng có 7 kiểu sử dụng đất: Lúa (KSD 1); Lúa + Mía + Khóm (KSD 2); Lúa + Gừng (KSD 3); Lúa + Mía + Gừng (KSD 4); Mía + khóm (KSD 5); Mía + Gừng (KSD 6) và Chuyên màu (KSD 7). Theo tính toán từ số liệu điều tra, cây màu cho lợi nhuận cao nhất (TB đạt 59,000 triệu đồng/ha) rồi đến cây khóm (TB đạt 33,062) triệu đồng/ha) sau đó là cây mía (TB đạt 18,541 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, cây khóm là cây trồng cho B/C cao nhất là 2,09), rồi đến cây màu là 1,36 và sau đó là cây mía là 0,58. Riêng cây lúa thì cho lợi nhuận thấp nhất đạt từ 4,221 đến 4,347 triệu đồng/ha, và B/C cũng thấp nhất từ 0,33 đến 0,47.

KHẢ NĂNG OXY HÓA CO Ở NHIỆT ĐỘ THẤP CỦA XÚC TÁC NANO AU TRÊN CÁC CHẤT MANG KHÁC NHAU

Đoàn Kim Hồng, Nguyễn Quang Long, Trần Khắc Chương, Ngô Thanh An, Đoàn Văn Hồng Thiện
Tóm tắt | PDF
Chất xúc tác nano Au trên chất mang MgO, ZrO2 và hỗn hợp MgO với HZSM-5 và với ZrO2 được tổng hợp bằng phương pháp Sol vàng với chất ổn định cấu trúc là polyvinyl alcohol (PVA). Tính chất acid của chất mang được xác định bằng phương pháp giải hấp NH3 theo chương trình nhiệt độ (NH3-TPD). Hoạt tính xúc tác cho phản ứng oxy hóa CO ở điều kiện nhiệt độ thấp được khảo sát trên các chất xúc tác. Kết quả cho thấy loại tâm acid của chất mang có ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác đối với phản ứng oxy hóa CO ở nhiệt độ thấp và chất mang MgO cho kết quả tốt nhất về khả năng oxy hóa của CO ngay ở nhiệt độ phòng.

THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 SỬ DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS

Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phạm Quang Quyết, Phan Kiều Diễm, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nuôi trô?ng thu?y sa?n là một trong các nga?nh mang la?i lơ?i nhuâ?n cao cho ti?nh An Giang, đê? go?p phâ?n qua?n ly? chă?t che? hơn vê? diê?n ti?ch nuôi trô?ng thu?y sa?n câ?n co? sự quản lý và dư? ba?o ki?p thơ?i tình hình biến động cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh.  Đê? ta?i thư?c hiê?n nhă?m mu?c tiêu sử dụng chuô?i a?nh LANDSAT ETM+ xây dư?ng ba?n đô? hiê?n tra?ng nuôi trô?ng thu?y sa?n ca?c năm tư? 2008 đê?n 2012 và đánh giá ti?nh hi?nh biê?n đô?ng trong giai đoạn này. Kê?t qua? cho thâ?y đa? theo dõi được biê?n đô?ng hiện trạng nuôi trô?ng thu?y sa?n với diê?n ti?ch nuôi thu?y sa?n gia tăng tư? 1.937 ha (2008) đê?n 2.173 ha (2010) va? gia?m xuống 2.038 ha (2012). Đô? tin cậy phân loa?i ảnh qua các năm được xác định từ 70% đến 83.33% từ năm 2008 đến 2012. Đồng thời kết hợp với số liệu thực tế để so sánh và đánh giá khả năng ứng dụng và phân loại ảnh viễn thám trong việc xây dựng bản đồ phân bố không gian hiện trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang.

MÔ PHỎNG TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG DÂY NANO KẼM OXIT

Nguyễn Thành Tiên, Trần Hồng Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi báo cáo các kết quả mô phỏng transistor hiệu ứng trường với nhiều cấu trúc cổng khác nhau nhằm tìm ra FET có đặc tính điện tốt nhất. Chúng tôi thay đổi "hệ cực cổng" với các cách sắp xếp cực cổng khác nhau (một cổng, hai cổng, ba cổng thường, cổng dạng p, cổng dạng W và cổng bao vòng quanh). Dựa vào kết quả mô phỏng là bộ dữ liệu số, chúng tôi vẽ các đường đặc tuyến Vôn-Ampe (I-V). Sau đó, chúng tôi tính các thông số vật lý ảnh hưởng đến hoạt động của FET gồm: điện áp ngưỡng, độ dốc dưới ngưỡng, dòng điện bão hòa, tỷ lệ dòng điện ở trạng thái mở và trạng thái đóng, độ dẫn truyền. Chúng tôi ghi nhận được rằng, cấu trúc cổng bao vòng quanh có nhiều tính chất tối ưu hơn các cấu trúc cổng khác, đặc biệt là nó hạn chế được hiệu ứng kênh ngắn.

QUảN Lý TàI NGUYÊN NƯớC DƯớI ĐấT TạI VĩNH CHÂU, SóC TRăNG: HIệN TRạNG Và THáCH THứC

Nguyễn Thị Thanh Duyên, Hồ Bảo Hiểu, Lý Thị Ngọc Phượng, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, Lâm Văn Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý nước dưới đất (NDĐ); từ đó phân tích những thách thức về quản lý NDĐ trong tương lai. Số liệu được thu thập từ các cơ quan chức năng và phỏng vấn trực tiếp hộ dùng nước và cán bộ quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng tiềm năng NDĐ tại Vĩnh Châu thấp hơn giá trị trung bình toàn tỉnh; và hiện trạng khai thác NDĐ phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản và các mục đích khác với tỷ lệ lần lượt là 94,5%, 33,6%, 14,5% và 3,6%. Vĩnh Châu có lượng khai thác khoảng 20% trữ lượng - gần ngưỡng khai thác bền vững. Năm 2009, khoảng 66% diện tích và 65% dân số tỉnh trong tình trạng thiếu nước, trong đó có Vĩnh Châu. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy công tác quản lý NDĐ tại địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân cũng như thông tin về khai thác NDĐ an toàn, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước còn rất hạn chế (chỉ khoảng 0,1% người được phỏng vấn có hiểu biết về vấn đề này). Do đó, áp lực trong quản lý tài nguyên NDĐ ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

TíNH TOáN THIếT Kế SILO TồN TRữ CáM VIÊN NăNG SUấT 500 TấN

Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Hoài Tân
Tóm tắt | PDF
Silo tồn trữ được xem là một thiết bị hữu hiệu cho việc tồn trữ nguyên liệu, sản phẩm ở các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo, dầu cám ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các silo tồn trữ hiện có ở các nhà máy đều nhập từ nước ngoài, chi phí đầu tư cao, có nhược điểm trong việc thông thoáng gió bên trong silo tồn trữ, đặc biệt đối với silo tồn trữ cám viên trong các nhà máy chế biến dầu cám. Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế silo chứa cám viên với năng suất chứa 500 tấn nhằm tồn trữ, bảo quản phục vụ cho quá trình trích ly dầu cám. Thiết kế này dựa theo tiêu chuẩn Eurocode, với khả năng chịu được sức gió 160 km/giờ và độ động đất 6 á 7 độ richte. Thiết kế có bộ phận thông gió trong silo nhằm khả năng chống hút ẩm trở lại của sản phẩm, hạn chế khả năng vón cục, tắt nghẽn silo trong quá trình tồn trữ của cám viên. Kết cấu silo đạt được có kích thước đường kính 8,09 m; tổng chiều cao 27,73 m; bề dày thành silo lần lượt là 10 mm, 8 mm và 6 mm tương ứng với từng độ cao khác nhau, với vật liệu chế tạo là thép tấm CT3. Chi phí đầu tư giảm nhiều so với với thiết bị nhập từ nước ngoài.

THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Trương Quang Hiển, Lưu Thị Ngọc Diệu, Lê Ngọc Vũ, Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phạm Ngọc Quí
Tóm tắt | PDF
Mục đích của đề tài là thành lập lưới khống chế độ cao cho khu du lịch Ghềnh Ráng thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ địa hình. Đề tài được thực hiện với việc kết hợp phương pháp đo cao thủy chuẩn với phương pháp toàn đạc điện tử để đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, sau đó sử dụng các phần mềm chuyên ngành như DPSurvey 2.8 và MicroStation để xử lý số liệu và biên tập lưới khống chế độ cao. Đề tài đã khái quát quy trình và phương pháp thành lập lưới khống chế độ cao cho một khu vực, kết quả nghiên cứu cho ta sơ đồ lưới khống chế độ cao tỷ lệ 1:500, sơ đồ lưới thuộc dạng đồ hình lưới đường chuyền khép kín với 8 điểm, trong đó có 2 điểm Địa chính cơ sở là DCI ? 86 và DCII ? 534, tọa độ và độ cao của các điểm khống chế được tính chuyền từ 2 điểm Địa chính đã biết. Với việc tính toán một cách chính xác kết hợp với việc đánh giá một cách khoa học, cụ thể về kết quả đo, lưới khống chế độ cao khu du lịch Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đo đạc thành lập bản đồ địa hình cho khu vực này.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG

Huỳnh Vương Thu Minh, Trịnh Trung Trí Đăng, Lê Thị Yến Nhi, Trần Văn Tỷ, Lâm Văn Thịnh, Nguyễn Thị Thanh Duyên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các số liệu được thu thập bằng: (i) Khảo sát thực địa; (ii) phỏng vấn hộ gia đình, chuyên gia và nhà quản lý. Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường suất khai thác NDĐ ở Vĩnh Châu là cao nhất so với các huyện trong tỉnh (77,12 m3/ngày/km2). NDĐ được khai thác và sử dụng rất phổ biến cho, (i) sinh hoạt trong mùa khô và mùa mưa chiếm lần lượt 99,1% và 95,5% số hộ được phỏng vấn; (ii) Đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản, vào mùa khô 40,0% số hộ khai thác NDĐ phục vụ mô hình màu và lúa ? màu, nhưng chỉ 6,4% sử dụng cho mô hình tôm và tôm - màu vào mùa mưa.. Do khai thác NDĐ khá lớn phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản trong mùa khô nên mực NDĐ đã hạ thấp gây nhiều khó khăn trong việc lấy nước. Hiện nay Vĩnh Châu vẫn chưa có quy hoạch phân vùng khai thác NDĐ. Do đó, việc khai thác tràn lan khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc quản lý nguồn tài nguyên NDĐ cũng như làm cho mực nước ngày càng sụt giảm nghiêm trọng.

Sử DụNG GLUTARALDEHYDE Để CảI THIệN CƠ TíNH Và GIảM Độ HúT NƯớC CủA POLYMER PHÂN HủY SINH HọC Từ POLY VINYL ALCOHOL Và TINH BộT SắN

Cao Lưu Ngọc Hạnh, Lê Hoài Phúc, Trần Thùy Gương
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất khâu mạng và chất hóa dẻo lên cơ tính kéo và tính hút nước của vật liệu polymer phân hủy sinh học. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm Poly Vinyl Alcohol (PVA), tinh bột sắn (TB), glutaraldehyde (glu) và  glycerol (gly), chúng được trộn lẫn vào nhau bằng phương pháp nóng chảy với hai thiết bị chính được sử dụng là máy trộn kín Haake và máy ép thủy lực Panstone. Kết quả khảo sát cho thấy rõ hiệu quả sử dụng chất khâu mạng glu và chất hóa dẻo gly trong việc cải thiện cơ tính kéo và giảm độ hút nước của vật liệu nhựa nghiên cứu. Ngoài ra, tính phân hủy sinh học của vật liệu cũng được khảo sát và kết quả được đánh giá là vật liệu phân hủy trong môi trường bùn tốt hơn so với môi trường đất. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của các liên kết ngang nên quá trình phân hủy của mẫu khâu mạng tương đối chậm hơn so với mẫu không khâu mạng. Cấu trúc bề mặt và bên trong vật liệu trước và sau khi phân hủy trong hai môi trường được phân tích bằng ảnh SEM.

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI KẾT HỢP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN TỐI ƯU LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Hữu Kiệt, Ba?ng Thanh Bi?nh, Lê Quang Trí, Thiều Quang Thiện
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc ra tám kiểu sử dụng có triển vọng ở vùng nghiên cư?u. Phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên của huyện đã phân được 3 vùng thích nghi cho 8 kiểu sử dụng đất đai. ứng dụng phương pháp toán tối ưu đã chỉ ra được các kiểu sử dụng với diện tích hợp lý trong điều kiện tự nhiên, các ràng buộc va? lư?a cho?n hầu hê?t đâ?t nông nghiê?p của huyện Cờ Đỏ. Trên kết quả đó, đã đánh giá hiệu quả của các mô hình được chọn so với hiện trạng cho thấy về mặt kinh tế tăng tổng thu nhập, gia tăng lợi nhuận của các kiểu sử dụng đất đai. Hiệu quả về mặt xã hội cho thấy thu nhập bình quân trên 1 lao động nông nghiệp tăng. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng quy trình kết hợp giữa đánh thích nghi đất đai tự nhiên với phương pháp toán tối ưu trên địa bàn huyện, từ đó các kiểu sử dụng đất nông nghiệp với lợi nhuận tối ưu nhưng vẫn đáp ứng trên các ràng buộc nguồn tài nguyên được chọn ra để đáp ứng cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

BA HỢP CHẤT TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA TRÁI Ô MÔI (CASSIA GRANDIS L.F)

Ngô Quốc Luân, Đỗ Hoàng Vinh, Ngô Khắc Không Minh, Lê Văn Ril,
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết ethyl acetate của trái Ô môi ở Tỉnh An Giang, ba hợp chất đã được cô lập và nhận danh là apigenin-7-O-b-D-glucopyranoside, cinnamic acid và beta-sitosterol. Cấu trúc các chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như  1H-NMR, 13C-NMR, HSQC,HMBC,MS và so sánh với tài liệu đã công bố.

PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP DỰA TRÊN ĐẶC TÍNH TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phạm Lê Mỹ Duyên, Mai Thi Hà, Nguyễn Văn Bé, Văn Phạm Đăng Trí
Tóm tắt | PDF
Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên đặc tính tài nguyên nước mặt là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ công tác qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), phỏng vấn nhóm chuyên gia (KIP) và điều tra thực tế kết hợp với việc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng để đánh giá sự thay đổi của các hệ thống canh tác từ năm 2009 đến năm 2012 dưới tác động của sự biến động của nguồn tài nguyên nước mặt và đặc tính thủy văn trong vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong điều kiện hiện tại, bao gồm: vùng ngọt quanh năm, vùng mặn quanh năm và vùng mặn theo mùa. Ngoài ra, 3 vùng sinh thái nông nghiệp chính này cũng đã được chia thành 36 tiểu phân vùng với qui mô không gian nhỏ hơn và đặc tính tự nhiên chi tiết hơn - đây là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ công tác qui hoạch sử dụng nguồn tài nguyên được hiệu quả hơn.

TổNG HợP Và ĐáNH GIá MộT Số ĐặC TíNH HóA - Lý CủA DầU DIESEL SINH HọC Từ DầU DừA SáP

Ông Thị Mỹ Hiền, Nguyễn Văn Đạt
Tóm tắt | PDF
Việc sử dụng dừa sáp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để tổng hợp dầu diesel sinh học, một loại nhiên liệu thân thiện với môi trường đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, dầu diesel sinh học từ dầu dừa sáp được tổng hợp thông qua phản ứng transester hóa 100 gam dầu dừa sáp, 20% methanol (so với khối lượng dầu), 1% potassium hydroxide (so với khối lượng  dầu), trong 2 giờ thực hiện phản ứng với tốc độ khuấy trộn 500 rpm tại nhiệt độ 60ºC. Thí nghiệm được thực hiện ba lần và lấy kết quả trung bình. Hiệu suất phản ứng transester hóa đạt được khá cao khoảng 86.5%. Bên cạnh đó, những tính chất hóa lý của dầu dừa sáp cũng như MBDF đã được đánh giá thông qua việc xác định độ nhớt động học tại 40ºC và chỉ số acid. Hai đại lượng này đều đạt được yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành ASTM, EN, JIS. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy, methyl laurate (C12:0) và methyl myristrate (C14:0) là hai thành phần chính của dầu diesel sinh học tổng hợp từ dầu dừa sáp. Từ kết quả này cho thấy, dừa sáp tại vùng ĐBSCL cũng là nguồn nguyên liệu thích hợp có thể xem xét để sản xuất dầu diesel sinh học.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LÚA OM4900 VÀ MTL612

Nguyễn Thành Hối, Lê Thị Đông Nhi, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?ảnh hưởng của các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa OM4900 và MTL612 trồng trong chậu vụ Hè Thu năm 2012? được thực hiện với mục tiêu tìm ra nguồn đạm thích hợp đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, 4 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (OM4900 và MTL612), nhân tố thứ hai là năm nguồn đạm: (Đối chứng) không bón đạm; 0,2 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+; 0,1 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + phân vi sinh Dasvila (chứa hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri); 0,2 g N/chậu đạm urea; 0,1 g N/chậu đạm urea + phân vi sinh Dasvila. Kết quả cho thấy khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu urea (tương đương 40 kg N/ha) + phân vi sinh Dasvila giúp tăng chiều cao, số chồi, năng suất lúa (23,28 g/chậu) và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các nguồn đạm còn lại.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIOFLOC TRONG AO BÓN PHÂN

Nguyễn Văn Hòa, Trương Chí Linh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Đặng Kim Thanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định độ mặn thích hợp cho sự phát triển và hình thành biofloc trong ao bón phân. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức độ mặn (35, 60, 80 và 100 ppt) và được lặp lại 3 lần, thời gian thí nghiệm là 21 ngày. Ao thí nghiệm có diện tích 150 m2 với mực nước 30 cm và sử dụng phân gà + bột khoai mì để duy trì tỉ lệ C:N ?10. Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, oxy hòa tan, pH) nằm trong khoảng thích hợp cho sự hình thành và phát triển của biofloc. Tỷ lệ C:N dao động từ 5-9. Hàm lượng TOC thấp nhất ở 35 ppt (20,21-50,5 mg/L) và ở các độ mặn cao từ 40-74,89 mg/L. Hàm lượng TSS và VSS từ 20-670 mg/L và 7-126,6 mg/L và không có sự khác biệt giữa các độ mặn ở ngày 18 và 21 (P>0,05). Mật độ vi khuẩn tổng đạt cao nhất vào ngày 15 (4,1 log CFU/ml)), thể tích biofloc cao nhất là 0,4-0,5 ml và không có sự khác biệt giữa các độ mặn (P>0,05). Có 4 nhóm vi khuẩn được phát hiện là Vibrio, Baccillus, Nitrosomonas và Nitrobacter, trong đó nhóm Bacillus luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các độ mặn. Tỉ lệ vi khuẩn chưa định danh ở độ mặn ?60 ppt chiếm rất cao (63-100%). ở độ mặn cao (80-100 ppt) kích thuớc hạt biofloc nhỏ hơn (rộng: 32,5-61,5 àm và dài: 61,3-97,9 àm) so với ở độ mặn thấp (rộng: 52,3-71,0 àm và dài: 76,7-105,3 àm). Phân tích thành phần dinh dưỡng của biofloc cho thấy tỷ lệ của protein (8,5-17,4%) và lipid (0,65-1,08%) đều thấp, trong khi đó, hàm lượng tro rất cao (67,1-86,4%).

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH (PROBIOTIC) LÊN NĂNG SUẤT CỦA HEO NÁI NUÔI CON VÀ HEO CON THEO MẸ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Thị Mến, Trương Chí Sơn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại chăn nuôi thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ (Hòa An) nhằm đánh giá hiệu quả bổ sung của men vi sinh (probiotic: Sotizyme) lên năng suất của 24 heo nái ở lứa đẻ thứ 2 và 3, giống Landrace x Yorkshire ở giai đoạn nuôi con (cai sữa heo con lúc 28 này tuổi). Thí nghiệm bao gồm 2 nhóm heo là đối chứng (không bổ sung men vi sinh vật) và thí nghiệm (bổ sung Sotizyme). Kết quả cho thấy khối lượng và tăng trọng (kg/con) của heo con ở nhóm Sotizyme cao hơn (p

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA MỘT SỐ NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN CHO CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS)

Trần Thị Bé, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành để xác định khả năng tiêu hóa protein và năng lượng của cá kèo (6.67 ± 0.01g) với một số nguồn nguyên liệu phổ biến. Các nguồn nguyên liệu gồm: bột cá Kiên Giang (BC), bột đậu nành ly trích dầu (BĐN), bột thịt xương (BTX), bột canola (BCa), cám sấy (CS), cám ly trích dầu (CLT), cám mì (CM) và bột mì (BM). Các nguyên liệu trên được bố trí ở hai thí nghiệm với nhiệt độ nước là 29oC và độ mặn là 10?. Thí nghiệm thứ nhất xác định độ tiêu hóa (ADC) protein và năng lượng của cá kèo với các nguồn nguyên liệu là BC, BĐN, BTX và BCa. Tương tự, thí nghiệm thứ 2 xác định độ tiêu hóa với 4 nguồn nguyên liệu là CS, CLT, CM và BM. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy BC được cá kèo tiêu hóa tốt hơn so với các nguồn nguyên liệu còn lại. ADC protein cao nhất ở BC (94,5%); BCa (91,2%); đến BĐN (88,6%), và thấp nhất ở BTX (81,5%). ADC năng lượng cao nhất cũng ở BC (91,8%);  kế đến BCa (86,2%); thấp ở BĐN (79,4%) và BTX (78,4%). Trong thí nghiệm 2, cả 2 nguồn nguyên liệu CS và CLT đều có độ tiêu hóa thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với CM và BM (p

TốI ƯU HóA Và ỨNG DụNG VI KHUẩN TạO CHấT KếT Tụ SINH HọC TRÊN MÔI TRƯờNG PROTEIN VàO Xử Lý NƯớC AO NUÔI Cá TRA Ở QUY MÔ PHòNG THí NGHIệM

Đặng Thị Huỳnh Mai, Cao Ngọc Điệp, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
Trong số các dòng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học trên môi trường protein phân lập từ bùn đáy ao nuôi cá tra ở 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 3 dòng vi khuẩn có tỷ lệ kết tụ cao hơn 70% được chọn để khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ kết tụ. Tỷ lệ kết tụ sinh học cao nhất được ghi nhận ở pH tối ưu là 6 với sự hiện diện của NaCl. Tinh bột, acid glutamic, KCl được sử dụng như nguồn carbon, nitrogen và khoáng vô cơ tốt nhất cho các dòng vi khuẩn này. Ngoài ra, liều lượng sử dụng để cho tỷ lệ kết tụ cao nhất đối với các dòng khảo sát đều thấp, chỉ từ 0,08% - 0,10%. Sau khi được tối ưu hóa, tỷ lệ kết tụ cao nhất của các dòng vi khuẩn Bacillus megaterium AGT08P, Bacillus megaterium DTT07P và tổ hợp của DTT07P-AGT08P đạt được trong huyền phù kaolin là 80,23% - 83,17% và 50,77% - 52,75% trong nước ao nuôi cá tra. Khi ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí nghiệm, các dòng và tổ hợp vi khuẩn này đã làm giảm lượng TSS và COD trong nước ao lần lượt là 48,19% - 68,60% và 31,81% - 63,27% so với đối chứng.

THỜI ĐIỂM TÁC ĐỘNG CHO BUỒNG HOA DỪA NƯỚC (NYPA FRUTICANS WURMB) TIẾT NHỰA Ở VÙNG NƯỚC LỢ HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH

Lê Thị Thanh Thủy, Trần Văn Hâu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tuổi buồng hoa dừa nước thích hợp để tác động thu nhựa buồng hoa ở vùng nước lợ huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh từ 02/2011 đến 08/2011. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức là 5 độ tuổi buồng hoa khi bă?t đâ?u ta?c đô?ng cho buô?ng hoa tiê?t như?a: 1,5; 3,0; 4,5; 6,0 tháng sau khi hoa nở và đối chứng 4,5 tháng tuổi (không ta?c đô?ng ki?ch thi?ch ra như?a) với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng 3 buồng hoa. Buô?ng hoa đươ?c ta?c đô?ng bă?ng ca?ch uốn cong cuống buồng hoa về một hướng 12 lần, tiếp tục dùng chày gỗ vỗ nhẹ tay dọc theo chiều dài cuống buồng hoa ở cả hai mặt 64 lần và đánh 4 lần vào gốc cuống buồng hoa ở cùng một vị trí. Buồng hoa được tác động với chu kỳ 2 ngày/lần, thời gian tác động là 5 tuần. Kết quả cho thấy, buồng hoa không thực hiện biện pháp tác động thì không cho ra nhựa buồng hoa. Tác động khi buồng hoa đạt từ 4,5 và 6 tháng tuổi cho năng suất nhựa buồng hoa cao nhất, trung bình là 1.086 ml/ngày và 959 ml/ngày; thời gian thu nhựa 30,3 và 26,8 ngày; độ Brix đạt trung bình từ 11,3-13,1%. Tác động ki?ch thi?ch tiê?t nhựa buồng hoa ở những độ tuổi khác nhau không làm ảnh hưởng đến độ Brix, pH và TDS cu?a như?a buô?ng hoa.

SO SÁNH TRÌNH TỰ MỘT SỐ GENE MÃ VẠCH CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CÁ RÔ ĐỒNG TỰ NHIÊN (ANABAS TESTUDINEUS BLOCH, 1792)

Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Một nghiên cứu trước đây của tác giả về hình thái của các dòng cá rô đồng (Anabas testudineus) cho thấy sự khác biệt về hình thái giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên có thể là sự đa dạng trong cùng một loài. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra giả thiết trên dựa vào sự so sánh trình tự 3 gene mã vạch trong ti thể (Gene Cytochrom C oxidase subunit 1, COI, và Cytochrome b, Cyt b) và trong nhân (Gene Rhodopsin, Rho) giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên thu ở các tỉnh khác nhau. Kết quả tìm thấy 3 dạng trình tự của gene COI (trong 15 mẫu), 3 dạng của gene Cyt b (21 mẫu) và 1 dạng gene Rho (7 mẫu) trong các mẫu nghiên cứu. So sánh trình tự các gene cho thấy mức độ tương đồng của các mẫu cá rô đạt rất cao, 99 -100%. Trình tự gene COI và Cty b của cá rô trong nghiên cứu này tương đồng trên 99% với cá rô Anabas testudineus có sẵn ở cơ sở dữ liệu của Genbank và hệ thống BOLD (www.boldsystem.org). Kết quả này chứng tỏ cá rô đầu vuông cùng loài với cá rô đồng thường.

DINH DƯỠNG KHOÁNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI CỦA CÂY ĐẬU XANH TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT (ARENOSOLS), ĐẤT NÂU VÀNG (LIXISOLS) VÀ ĐẤT NÂU ĐỎ (FERRALSOLS) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Nguyễn Quốc Khương, Trần Bá Linh, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hấp thu NPK và đánh giá đáp ứng năng suất hạt đậu xanh ba loại đất dựa trên kỹ thuật lô khuyết. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK) trên ba loại đất (đất cát, đất nâu vàng và đất nâu đỏ) được thực hiện ở nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ? Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng dưỡng chất trong hạt đậu xanh khi bón đủ NPK trên ba loại đất được sắp xếp theo thứ tự là đất nâu vàng (3,50; 0,17; 0,31%), đất cát (3,88; 0,18; 0,36%) và đất nâu đỏ (3,35; 0,16; 0,35%). Năng suất hạt đậu xanh ở nghiệm thức bón đủ NPK trên đất cát, đất nâu vàng và đất nâu đỏ được xếp theo thứ tự là 7,24; 8,43 và 5,97 g/chậu. Cùng với năng suất hạt đạt được trên ba loại đất này, hấp thu dưỡng chất trên chậu của cây đậu xanh theo thứ tự NPK là: 302 - 495 mgN, 15 - 27 mgP2O5 và 50 ? 90 mgK2O. Dựa trên sự đáp ứng năng suất của đậu xanh trên các nghiệm thức bón khuyết dưỡng chất cho thấy không bón đạm, lân đưa đến năng suất thấp trên cả ba loại đất, nhưng không bón kali chỉ đưa đến năng suất thấp trên đất cát và đất nâu đỏ. Đáp ứng năng suất của phân NPK là 2,60 ? 3,40 g/chậu, 0,93 ? 1,55 g/chậu, 0,50 ? 1,99 g/chậu, theo thứ tự.

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN QUÁ TRÌNH NỞ TRỨNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (PILA POLITA)

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình, Đặng Ánh Thi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm theo dõi sự phát triển phôi và đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau lên tỷ lệ nở và thời gian nở của trứng ốc bươu đồng (Pila polita). Quá trình phát triển phôi và nở của trứng ốc bươu đồng diễn ra trong 12-13 ngày. Các loại giá thể khác nhau được sử dụng để ấp trứng ốc bươu đồng là: 1). Thân cây chuối; 2). Rễ lục bình; 3). Xơ dừa; 4). Chùm dây nylon. Bọc trứng ốc được đặt trên giá thể trong rổ nhựa, sau đó ấp trong 12 bể composite (3 bọc trứng/bể). Khi ấp trứng trên giá thể xơ dừa thì tỷ lệ nở (82,1%) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p

ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN ĐỘC TÍNH CỦA TỔNG ĐẠM AMÔN TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỠ GIỐNG

Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Độc tính của TAN đối với giai đoạn giống (8,1±0,15g) của cá Tra (Pangasianodon phypophthalmus) ở pH 6, 7 và 8 được thực hiện theo phương pháp nước tĩnh, không thay nước vơ?i 3 lần lặp lại trong 96 giờ ở điều kiện nhiệt độ 26,6-28,9oC. Giá trị pH được khống chế bằng hệ thống điều chỉnh tự động với dung dịch NaOH 0,1M và H2SO4 0,1M. TAN được pha từ NH4Cl. Kết quả cho thấy LC50-96giờ ở pH 6, 7 và 8 lần lượt là 1.263,2; 257,7 và 52 mg/L. pH có ảnh hưởng rõ rệt lên độc tính của TAN, khi pH tăng sẽ làm tăng độc tính của TAN. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cá tra là loài có khả năng chịu đựng TAN rất cao.

NHẬN DIỆN SẢN PHẨM CHUYỂN GEN TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẰNG KỸ THUẬT PCR

Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Thanh Tùng, Huỳnh Thị Ngọc Ánh, Huỳnh Kỳ
Tóm tắt | PDF
Xuất phát từ thực tế những mối lo ngại về các tác hại tiềm tàng của sản phẩm chuyển gen lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, việc tìm ra phương pháp nhận diện các sản phẩm chuyển gen đang được lưu hành trên thị trường là cần thiết. Nhằm mục đích khảo sát khả năng nhận diện các sản phẩm chuyển gen trong các mẫu thư?c ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường ở miền Đông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mười mẫu thức ăn chăn nuôi được thu thập ngẫu nhiên trên thị trường Bình Dương và Cần Thơ, và mười mẫu thức ăn tự phối trộn có chứa sản phẩm chuyển gen với hàm lượng từ 1% đến 100% đã được phân tích. Sản phẩm chuyển gen được nhận diện bằng phương pháp PCR với 4 cặp mồi nhận diện là gen Lectin, 35S promoter, gen Bt và Nos terminator. Kết quả cho thấy các cặp mồi có thể phát hiện sản phẩm chuyển gen ở tỉ lệ 1% (cặp mồi nhận diện 35S promoter) và 5% (cặp mồi nhận diện gen Bt) trên các mẫu thức ăn tự phối trộn. ở các mẫu thức ăn chăn nuôi thương phẩm phát hiện được 8/10 mẫu có mang chuyển gen với sự hiện diện của 35S promoter và 7/10 mẫu với sự hiện diện của Nos terminator. Nghiên cứu cho phép giả định rằng các sản phẩm chuyển gen có trong thức ăn chăn nuôi chủ yếu đến từ nguồn nguyên liệu đậu nành.

THàNH PHầN LOàI Và CấU TRúC QUầN Xã THựC VậT TRONG KIểU RừNG NGUYÊN SINH Ở VƯờN QUốC GIA PHú QUốC

Đặng Minh Quân, , Phạm Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành ở 18 ô tiêu chuẩn thuộc 3 khu vực là khu vực suối Kỳ Đà, sườn dãy núi Hàm Ninh và sườn núi Hòn Chảo trong kiểu rừng nguyên sinh của Vườn Quốc gia Phú Quốc. Kết quả đã thu mẫu và phân loại được 331 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 197 chi của 80 họ trong 4 ngành. Bổ sung vào danh lục thực vật của Vườn Quốc gia Phú Quốc 47 loài. Nguồn tài nguyên cây có ích và cây nguy cấp cũng đã được thống kê với 247 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 74,62% số loài được khảo sát và 13 loài cây có tên trong ?Sách đỏ Việt Nam? (2007) chiếm 3,93% số loài được khảo sát. Cấu trúc quần xã thực vật trong kiểu rừng nguyên sinh này cũng đã được nghiên cứu với 4 ưu hợp thực vật rừng.

SỬ DỤNG NƯỚC ÉP CHANH TỔNG HỢP NANO VÀNG

Đoàn Văn Hồng Thiện, Nguyễn Quang Long, Hứa Hoàng Thái, Lý Cẩm Nhung, Huỳnh Thu Hạnh, Nguyễn Việt Bách
Tóm tắt | PDF
Tổng hợp nano vàng bằng phương pháp oxi hóa khử, chất khử được sử dụng là dịch chiết chanh, chất oxi hóa là muối vàng chlorua (HAuCl4), chất ổn định là polyvinylpyrrolidone (PVP). Tỉ lệ Au+ và dịch chiết chanh 1:1, nhiệt độ phản ứng ở 65oC, và thời gian phản ứng là 45 phút là điều kiện tối ưu. Quang phổ hấp thụ UV-Vis được sử dụng để xác định sự hiện diện của nano vàng trong dung dịch sau phản ứng. Đỉnh hấp thụ cực đại nằm trong khoảng từ 538 - 570 nm. Mẫu nano vàng được tổng hợp dựa theo những điều kiện tối ưu. Sau đó, mẫu được tiến hành phân tích một số tính chất đặc trưng như: hình dáng nano vàng được xác định thông qua kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kích thước trung bình hạt là 13,6 ± 5,48 nm được xác định bởi ảnh TEM và phần mềm Image J.

ĐÁNH GIÁ 17 DÒNG/GIỐNG ĐẬU NÀNH (GLYCINE MAX) TẠI CẦN THƠ

Nguyễn Phước Đằng, Phan Thị Thanh Thủy, Thái Kim Tuyến
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng năng suất của 17 dòng/giống đậu nành (MTĐ 176, MTĐ 720, MTĐ 748-1, MTĐ 751, MTĐ 760-4, MTĐ 767-2, MTĐ 775-2, MTĐ 860-1, MTĐ 865-3, MTĐ 868-1, MTĐ 878-2, MTĐ 878-8, MTĐ 878-10, MTĐ 878-11, MTĐ 878-15, MTĐ 878-22 và MTĐ 885-1) dưới điều kiện đất đai tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, trong vụ Thu Đông 2013. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy giữa các dòng/giống có sự khác biệt ý nghĩa (p

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI HẢI SẢN TỈNH BẠC LIÊU

Hồng Văn Thưởng, Hà Phước Hùng, Hồng Thị Hải Yến
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013, nhằm phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật nghề khai thác lưới rê, lưới kéo dưới 90 CV và trên 90 CV. Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 120 hộ khai thác bằng nghề lưới rê, lưới kéo. Kết quả cho thấy, nghề lưới kéo chiếm 36,4% (442 chiếc) và nghề lưới rê chiếm 59,6% (723 chiếc). Số lượng tàu hàng năm biến động ở mức 4,00% và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 48 chiếc. Tổng công suất tàu hàng năm biến động ở mức 3,51%, tăng từ 106.000 CV lên 154.000 CV, bình quân hàng năm tổng công suất tăng thêm 5.330 CV. Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo trên 90 CV là 96.540 kg/tàu/năm, lợi nhuận là 143 triệu đồng/năm; dưới 90 CV là 33.933 kg/tàu/năm và lợi nhuận 87 triệu đồng/tàu/năm. Sản lượng tàu lưới rê trên 90 CV là 81.318 kg/tàu/năm, lợi nhuận 831 triệu đồng/năm; dưới 90 CV là 10.294 kg/tàu/năm và 203 triệu đồng/năm.

DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH LỚP 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA

Lê Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả dạy học khái niệm và bài tập trong Giải tích 11 theo mô hình dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra. Nghiên cứu được tiến hành ở 2 lớp tương đương, trường phổ thông Phan Văn Hùng, Sóc Trăng, năm học 2012 - 2013. Thông qua việc quan sát, phân tích tiết dạy thực nghiệm, phỏng vấn giáo viên về hiệu quả dạy học khi dạy học với sự hỗ trợ của GeoGebra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc dạy học một số yếu tố Giải tích với sự hỗ trợ phần mềm GeoGebra theo mô hình là rất khả thi. Ngoài ra phần mềm GeoGebra giúp học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức được trình bày, từ đó khám phá nội dung khái niệm và có thể dự đoán được kết quả của một số bài tập.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN, HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ THỰC TRẠNG TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lâm Thị Hương Duyên, La Hoàng Kim Yến Phượng, Trần Thụy Vân Anh, Nguyễn Lê Ánh Tuyết
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên 800 mẫu khảo sát về thói quen, khả năng sử dụng và nhu cầu về tài liệu tiếng Anh của sinh viên, học viên cao học tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy hai nhóm đối tượng được khảo sát không có sự chênh lệch quá lớn về thói quen cũng như khả năng đọc tài liệu tiếng Anh. Hai nhóm đối tượng này đều nhận định gặp nhiều khó khăn trong quá trình đọc tài liệu ngoại văn bao gồm: chưa có phương pháp đọc hiệu quả, kỹ năng đọc còn nhiều hạn chế, phụ thuộc nhiều vào từ điển, thiếu bổ sung kiến thức tổng hợp... Dựa vào các kết quả phân tích trên, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ xây dựng chính sách bổ sung tài liệu ngoại văn phù hợp để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập và nghiên cứu của hai nhóm đối tượng độc giả này.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2000

Phạm Đức Thuận
Tóm tắt | PDF
Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ sau khi đất nước Đổi mới, nhất là trong giai đoạn 1995 ? 2000, giáo dục mầm non vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những bước chuyển biến quan trọng và đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung giai đoạn 1995 ? 2000 đã chứng kiến một sự thay đổi rõ nét, vượt bậc của giáo dục mầm non ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH KIÊN GIANG

Nguyễn Trọng Nhân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển Kiên Giang. Qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, công ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các yếu tố cấu thành của du lịch biển để thu hút du khách đến với Kiên Giang nhiều hơn và tăng khả năng quay lại du lịch ở những lần tiếp theo của du khách.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH-TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quan Minh Nhựt, Phạm Phúc Vinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ Anh ngữ của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh-Trường Đại học Cần Thơ thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố trên bộ dữ liệu thu thập từ 160 sinh viên theo thang đo Likert 5 cấp độ. Ngoài ra, bài viết đã cố gắng ước lượng và phân nhóm sinh viên có sự khác nhau về việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố liên quan đến việc học ? thi chứng chỉ ngoại ngữ bằng kiểm định ANOVA. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau ở 3/6 nhóm nhân tố đưa vào khảo sát. Cụ thể, có sự khác nhau giữa hai nhóm sinh viên trong việc thể hiện mức độ quan tâm đối với các nhóm nhân tố ứng dụng thực tiễn, sở thích và giải trí, và khó khăn trong quá trình học, thi ở mức ý nghĩa 5%.

TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC NHẰM GIÚP HỌC SINH THPT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRI THỨC PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN HÌNH HỌC 12

Chu Trọng Thanh,
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các phương thức hình thành và phát triển tri thức phương pháp cho học sinh lớp 12 và kết quả áp dụng vào giảng dạy chủ đề "Phương pháp toạ độ trong không gian". Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đề xuất tổ chức một số hoạt động trong giảng dạy hướng dẫn học sinh nhận thức, khám phá, kiến tạo và chiếm lĩnh kiến thức phương pháp toạ độ trong không gian - hình học lớp 12 nói riêng và nội dung môn toán nói chung. Các phương pháp mới cũng giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành và phát triển tri thức phương pháp trong quá trình giải quyết các vấn đề Toán học và thực tiễn liên quan.

VậN DụNG MộT Số BIệN PHáP RèN LUYệN TƯ DUY SáNG TạO CHO HọC SINH TRUNG HọC PHổ THÔNG QUA VIệC DạY HọC PHƯƠNG TRìNH LƯợNG GIáC

Nguyễn Thị Thúy An
Tóm tắt | PDF
Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học, tư duy sáng tạo về cấu trúc có năm đặc trưng cơ bản, đó là: tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo, tính hoàn thiện và tính nhạy cảm vấn đề... Bài viết này trình bày một thực nghiệm vận dụng một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 11. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Trung học phổ thông Bình Thủy, Cần Thơ, năm học 2012-2013. Kết quả thực nghiệm cho thấy mỗi biện pháp rất quen thuộc nhưng giáo viên cần có sự vận dụng hợp lý các biện pháp vào từng nội dung, từng tiết học và lớp học khác nhau. Học sinh học tập tích cực, năng động hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

CẢM NHẬN VỀ ĐOẢN THIÊN TIỂU THUYẾT CỦA SƠN VƯƠNG

Huỳnh Thị Lan Phương
Tóm tắt | PDF
Sơn Vương là một nhà vănNambộ, sáng tác vào những năm thuộc thập niên thứ ba của thế kỉ XX. Trong buổi bình minh của văn học Quốc ngữ, Sơn Vương xuất hiện có phần muộn màng và ngắn ngủi hơn các nhà văn Nam bộ khác nhưng sáng tác của ông đã góp phần khẳng định đặc trưng văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam bộ. Những đoản thiên tiểu thuyết của Sơn Vương thể hiện rõ cảm hứng thế sự, đã bao quát được chuyện nhân tình thế thái trong buổi giao thời. Bức tranh thành thị Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX được ông tái hiện một cách sinh động, chân thật. Sơn Vương luôn vững một niềm tin: thiện thắng ác. Vì thế, tác phẩm của ông thường khuyến thiện, trừng ác. Tuy còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, nhưng tác phẩm của Sơn Vương vẫn có những nét tiêu biểu để có thể hòa vào dòng chảy chung của văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam bộ, góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Nam bộ trong buổi đầu hiện đại hóa.

TíCH CựC HóA PHƯƠNG PHáP THUYếT TRìNH TRONG DạY HọC MÔN ĐƯờNG LốI CáCH MạNG CủA ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM Ở TRƯờNG ĐạI HọC ĐồNG THáP

Lê Thị Lệ Hoa
Tóm tắt | PDF
Hiện tại, để khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNamở Trường Đại học Đồng Tháp, xét thấy cần phải tích cực hóa phương pháp dạy học này. Đó là kết hợp phương pháp thuyết trình với các hoạt động nhận thức, với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Qua đó, sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình đồng thời trong giảng dạy, vẫn có thể đảm bảo tính đặc thù của môn học và vẫn có thể phát huy tính tích cực của người học.

CHÂN DUNG NỮ SĨ ANH THƠ QUA HỒI KÝ

Lê Thị Nhiên
Tóm tắt | PDF
Anh Thơ là một nữ thi sĩ tài hoa trên thi đàn ViệtNamtừ những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Thông qua hồi ký của bà, chúng ta gặp một Anh Thơ vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những nét tính cách rất hiện đại. Hồi ký của Anh Thơ đã tái hiện chân thực về nhiều phương diện trong suốt cuộc đời của bà. Đối với thầy cô, trường lớp, Anh Thơ đã có nhiều kỉ niệm tuổi thơ và gắn bó thân thiết với cô giáo nhất khi học tập ở ngôi trường Kinh Môn. Trong sáng tác văn chương, Anh Thơ không chỉ là một nhà thơ tài năng mà bà còn sáng tác một số thể loại khác như kịch thơ, tiểu thuyết... Đối với tình yêu, bà khát khao theo đuổi tình yêu lý tưởng, đề cao sự chân thành, bao dung và vị tha trong tình yêu. Bà mong muốn người yêu cũng là người bạn tri âm trong nghệ thuật hoặc là người cùng chí hướng trên con đường cách mạng. Gia đình là một phần quan trọng trong cuộc đời thi sĩ Anh Thơ. Bà luôn quan tâm, yêu thương, tự nhận lấy trách nhiệm chăm lo cho cha mẹ và các em kể cả khi bà đã có gia đình nhỏ của mình. Được giác ngộ cách mạng, Anh Thơ hăng hái tham gia các hoạt động đoàn thể và chấp nhận xông pha vào những nơi nguy hiểm để cống hiến và để viết. Thông qua những dòng hồi ký, chúng ta cảm nhận được cuộc đời Anh Thơ là một cuộc hành trình nhiều sóng gió. Điều đáng quý là bà đã sống hết mình vì văn chương và vì mọi người.

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Phan Huy Hùng, Phạm Lê Thông
Tóm tắt | PDF
Việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) từ năm học 2007-2008. Sau 5 năm thực hiện, hệ thống đào tạo theo tín chỉ đã tạo ra môi trường học tích cực và chủ động cho sinh viên (SV) của Trường. Dựa vào số liệu điều tra từ 550 SV thuộc một số chương trình đào tạo (CTĐT) của các Khoa, bài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với các mặt tổ chức và hoạt động đào tạo theo HTTC của Trường ĐHCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SV hài lòng với các nội dung thực hiện cụ thể hay tiêu chí về tổ chức và quản lý quá trình đào tạo; về giảng dạy, học tập và đánh giá học phần tương đối cao. Tuy nhiên, những tiêu chí cụ thể về CTĐT, về điều kiện và hoạt động hỗ trợ đào tạo cũng có tỉ lệ không hài lòng tương đối cao. Phần lớn SV ủng hộ kế hoạch tăng số tín chỉ về các học phần chuyên ngành, tăng thời gian đăng ký học phần, chọn giảng viên, tổ chức thi kết thúc học phần tập trung, và phát triển kỹ năng mềm cho SV.

NăNG LựC LIÊN VăN HóA TRONG GIảNG DạY Và HọC NGOạI NGữ: NHìN Từ LớP HọC

Trần Thị Phương Thảo
Tóm tắt | PDF
Năng lực giao tiếp liên văn hóa (NLGTLVH) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển khả năng sử dụng vốn ngoại ngữ đã học, khả năng giao tiếp xã hội và khả năng điều chỉnh thái độ, thích nghi của người học trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp đa văn hóa khác nhau trong thực tế (Burwitz-Melzer, 2001). Các nghiên cứu đã cho thấy thực trạng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam chưa chú trọng đủ đến phát triển NLGTLVH cho người học dẫn đến người sử dụng tiếng Anh không đạt mức thấu hiểu đối tác, không được đối tác hiểu khi giao tiếp bằng tiếng Anh bất kể họ có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt. Điều này sẽ hạn chế hiệu quả công việc của cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập.  Bài viết này tìm hiểu khái niệm năng lực giao tiếp liên văn hoá trong quá trình học và dạy ngoại ngữ đồng thời góp phần phản ánh thực trạng đào tạo năng liên văn hóa trong lớp học tiếng Anh, đưa ra một vài kinh nghiệm và đề xuất giúp cải thiện vấn đề nêu trên.

VẬN DỤNG TIẾP CẬN PHÁT HIỆN TRONG DẠY HỌC ĐỊNH LÝ VÀ DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 10

Trần Nguyễn Tố Huyên
Tóm tắt | PDF
Tiếp cận phát hiện đang là xu hướng dạy học mới được nhiều nhà sư phạm trên thế giới đặc biệt quan tâm. Các bài toán ở trường phổ thông là phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy. Trong dạy học toán, giáo viên gợi ý và hướng dẫn như thế nào để giúp học sinh phát hiện vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp luyện tập cho học sinh hoạt động theo hướng tiếp cận phát hiện trong dạy học định lý và dạy học giải bài tập hình học 10.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Đinh Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Tình hình nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên (SV) của Khoa Sư phạm (KSP) được tiến hành khảo sát trên 110 SV nam và nữ thuộc 02 khối ngành Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH) trực thuộc KSP. Phương pháp phân tích phương sai phi tham số được áp dụng để đánh giá bậc trung bình sự nhận xét của SV về phong trào NCKH trong SV cũng như là những nhân tố ảnh hưởng đến phong trào NCKH trong SV của KSP. 77,3% SV cho rằng số lượng đề tài NCKH trong SV của KSP trong 05 năm gần đây chưa xứng với tiềm năng của KSP dù rằng Đảng ủy và Ban chủ nhiệm KSP rất quan tâm và khuyến khích SV trong NCKH. Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt về bậc trung bình nhận xét của SV nam và nữ cũng như là SV thuộc 02 khối ngành đào tạo KHTN và KHXH về vấn đề này. SV cho rằng ý tưởng để có một đề tài NCKH là yếu tố quan trọng nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến phong trào NCKH trong SV của KSP. Bậc trung bình kết quả nhận xét của SV nam và nữ ở 02 khối ngành đào tạo của KSP có sự khác nhau về vai trò của 05 yếu tố ảnh hưởng đến phong trào NCKH trong SV của KSP. Hơn 2/3 SV cho rằng ý tưởng về NCKH có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày, bậc trung bình kết quả nhận xét của SV thuộc khối ngành KHTN lớn hơn rất nhiều so với SV ở KHXH. SV cho rằng học lực và sự nhiệt tình có vai trò như nhau trong việc tác động đến phong trào NCKH.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Nguyễn Xuân Đào
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 130 người tiêu dùng (100 người có mua sắm trực tuyến và 30 người không có mua sắm trực tuyến). Phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi qui đa biến và phân tích phân biệt được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố rủi ro về tài chính và sản phẩm, đa dạng về lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web, rủi ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu) mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Trong đó, nhân tố sự thoải mái tác động lớn nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến.

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Thị Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng vấn đề đói nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer của vùng. Kết quả điều tra một số tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống và từ một số báo cáo cho thấy vấn đề đói nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn cao và công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer của vùng chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Hoàng Tuấn
Tóm tắt | PDF
Trong vòng đời của dự án, giai đoạn thi công chiếm một tỷ trọng khá lớn về khối lượng công việc thực hiện. Các giá trị đạt được của giai đoạn này thể hiện qua mức chi phí đầu tư và thời gian thực hiện, chúng gần như quyết định đến sự thành công của cả dự án. Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian của dự án nhằm giúp cho người làm công tác quản lý chủ động hơn trong công việc điều hành dự án. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố cùng với các phép kiểm nghị trị số thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến chí phí và 3 nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công.

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CÁC ĐỊA BÀN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH LONG

Nguyễn Tri Nam Khang, Trần Thị Mộng Tuyền, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Dương Quế Nhu
Tóm tắt | PDF
Tìm hiểu tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống của dân địa phương là rất quan trọng và cấp thiết, bởi vì chính những người dân địa phương là linh hồn, là nhân tố quan trọng, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Long được cấu thành bởi 5 nhóm nhân tố: (i) Nguồn thu nhập, (ii) ý thức bảo vệ, (iii) Chất lượng môi trường sống, (iv) Tiêu chuẩn cuộc sống, và (v) Đời sống cá nhân. Dưới tác động của du lịch, nguồn thu nhập, ý thức bảo vệ. Tiêu chuẩn cuộc sống có ảnh hưởng tích cực. Nhân tố đời sống cá nhân nhìn chung không bị ảnh hưởng bởi dụ lịch. Còn nhân tố chất lượng môi trường sống thì bị ảnh hưởng tiêu cực bởi du lịch. Trong khi đó, nhân tố này (chất lượng môi trường sống) lại là nhân tố cấu thành quan trọng nhất của chất lượng cuộc sống. Vì vậy, để phát triển bền vững, chúng ta cần có những biện pháp nâng cao môi trường sống cho người dân.

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM NÔNG THÔN VIỆT NAM

Dương Ngọc Thành, Nguyễn Minh Hiếu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và sự vận dụng có hiệu quả những vấn đề lao đô?ng va? viê?c la?m nông thôn. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu được ứng dụng trong nghiên cứu này, nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở các nguồn số liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (1) lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn, bao gồm lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn; (2) việc làm là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật nghiêm cấm; (3) Năm 2012, số lao động trong độ tuổi lao động chiếm 61,5%, đã qua đào tạo nghề là 16,7% và thiếu việc làm là 1,5%; (4) các nhân tố ảnh hưởng đến lao động việc làm bao gồm: dân số và cơ cấu dân số, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn tài nguyên nhiên nhiên, đào tạo nghề, chính sách giải quyết việc làm.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, SÓC TRĂNG

Quan Minh Nhựt, Huỳnh Yến Oanh
Tóm tắt | PDF
Đề tài đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) ViệtNamThương Tín (Vietbank) chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng. Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 323 khách hàng. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS, sau khi phân tích chỉ số Cronbach?s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), các nhân tố liên quan được đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với Vietbank. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của khách hàng phần lớn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, năng lực phục vụ, tin cậy, đáp ứng và giá cả. Thông qua kết quả phân tích và tổng hợp các ý kiến đóng góp của khách hàng trong cuộc khảo sát, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NGHÈO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Mã Bình Phú, Lê Trần Thiên Ý
Tóm tắt | PDF
Mặc dù phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhưng ở một số nơi việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là đối tượng phụ nữ nghèo còn gặp nhiều hạn chế. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân, gia đình, kinh tế và xã hội đến việc tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo Thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 125 phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và vừa thoát nghèo tại địa bàn Thành phố Cần Thơ. Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t với mẫu độc lập, kiểm định chi bình phương, kiểm định Cronbach?s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy nhị phân được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ nghèo: (1) Nhận thức vai trò giới, (2) Trình độ học vấn, (3) Kiểu gia đình, (4) Số con từ 7-22 tuổi, (5) Tổng thu nhập gia đình. Nhóm phụ nữ làm kinh tế có vốn xã hội cao hơn nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ. Mặc dù có mối quan hệ thống kê giữa thành viên hội phụ nữ và việc tham gia phát triển kinh tế nhưng biến độc lập này không có ý nghĩa dự báo trong mô hình.

PHÂN TÍCH HÀNH VI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lưu Thanh Đức Hải, Vũ Lê Duy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn nơi mua sắm đối với loại hình chợ truyền thống và siêu thị của người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 198 người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ. Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình phân tích phân biệt được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm khách hàng lựa chọn đi chợ và đi siêu thị và có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này, xếp theo thứ tự ảnh hưởng: (1) Tuổi tác, (2) Uy tín và phong cách phục vụ, (3) Không gian mua sắm, (4) Thu nhập trung bình hàng tháng, (5) Giá cả và các chính sách chăm sóc khách hàng, (6) An toàn, (7) Chất lượng và sự phong phú hàng hóa.

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẠC LIÊU

Nguyễn Thanh Sang
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Qua phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tổng kết lý thuyết và đúc kết thực tế, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc điều tra và đánh giá một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và đã tìm ra các tuyến điểm du lịch có khả năng thu hút khách. Trên cơ sở đó, để các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, quy hoạch đầu tư phát triển thành những tuyến du lịch sinh thái bền vững, nhằm khai thác tiềm năng các tuyến điểm du lịch này trở nên sôi động, hấp dẫn thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đồng thời phát triển các tuyến du lịch sinh thái Bạc Liêu góp phần phục hồi tôn tạo cảnh quan, nhằm tạo nên một sinh cảnh đẹp mắt và làm phong phú thêm hệ sinh thái cho địa phương. Điều này rất quan trọng cho du lịch sinh thái phát triển một cách bền vững và lâu dài, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch tỉnh Bạc Liêu.

ỨNG DỤNG AHP VÀ GIS TRONG PHÂN LOẠI VÀ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN CANH TÁC LÚA Ở TỈNH AN GIANG

Nguyễn Hồng Tín
Tóm tắt | PDF
Tiến trình phân tích thứ bậc (AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như giáo dục, qui hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và nông nghiệp. Bài viết này phân tích ứng dụng của AHP và GIS trong việc phân loại kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ tham gia canh tác lúa giảm khí phát thải ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố quan trọng đóng góp đến kinh tế hộ nông dân canh tác lúa theo thứ tự trọng số như sau: năng suất lúa (0.336), chi phí phân bón (0.209), chi phí thuốc BVTV (0.157), giá lúa bán (0.115), lao động thuê (0.081), lao động gia đình (0.055) và chi phí giống (0.046). Trong đó, năng suất và giá bán là yếu tố tác động dương với tiềm năng kinh tế hộ. Các mức độ tác động khác nhau của mỗi yếu tố lên kinh tế hộ được trình bày sinh động bằng công cụ GIS. Hơn nữa, số liệu thuộc tính của nông hộ được lưu trữ và quản lý trong nền GIS, điều này cho phép sự truy xuất và phân tích số liệu với nhiều mục đích khác nhau. Công cụ AHP chỉ ra những giới hạn của các yếu tố đóng góp đến kinh tế hộ, từ đó các giải pháp được đề xuất để nâng cấp chỉ số tiềm năng kinh tế hộ trong tương lai. AHP và GIS là hai công cụ hiệu quả trong phân nhóm kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ phục vụ cho các nghiên cứu với sự tôn trọng các điều kiện và bối cảnh thực tế tại địa phương.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Cẩm Lý, Lê Thị Thu Trang
Tóm tắt | PDF
Mu?c đi?ch cu?a nghiên cư?u na?y la? kiê?m tra ca?c yê?u tô? ta?c đô?ng đê?n sư? gă?n kê?t tô? chư?c cu?a nhân viên khô?i văn pho?ng ơ? Tha?nh phô? Câ?n Thơ (nhân viên khối văn phòng là lực lượng lao động tri thức, làm việc trong khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước). Dựa vào dữ liệu được thu thập từ 160 quan sát nhân viên khối văn phòng ở Cần Thơ, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbach?s alpha, phân ti?ch nhân tô? khám phá và phân tích tương quan. Kê?t qua? nghiên cư?u đa? chi? ra co? 5 nhân tô? ta?c đô?ng đê?n sư? gă?n kê?t tô? cư?c cu?a nhân viên la? văn ho?a tô? chư?c, chia se? tri thư?c, đă?c điê?m ca? nhân, quan hê? nhân viên va? cơ câ?u tô? chư?c. Đô?ng thơ?i, nghiên cư?u se? cung câ?p nê?n ta?ng cho ca?c nghiên cư?u tiê?p theo.

DỰ BÁO LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 8/2013-7/2014

Vương Quốc Duy, Huỳnh Hải Âu
Tóm tắt | PDF
Tình hình biến động kinh tế của thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Sự biến động của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động rất lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế của một quốc gia. Lạm phát, một trong những nhân tố của nền kinh tế vĩ mô, rất được quan tâm và cần thiết dự báo. Nhận thức được tầm quan trọng của lạm phát, bài viết này sử dụng phương pháp Box-Jenkins (1976) để lập mô hình và dự báo tỷ lệ lạm phát Việt Nam. Kết quả cho thấy mô hình phù hợp nhất là ARIMA(1,0,1)(2,0,3)12 và dự báo trong 12 tháng tới lạm phát ở Việt Nam sẽ biến động không đáng kể, ngoài tháng đầu năm 2014. Dù vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phần nào cung cấp thông tin thiết thực cho các nhà đầu tư cũng như các nhà làm chính sách trong việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp để phòng ngừa và tối thiểu hóa thiệt hại do lạm phát gây ra.

KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG

Phạm Ngọc Nhàn, Sử Kim Anh, Lê Trần Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
ở ViệtNam, phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ những người lao động trong xã hội. Ngoài thiên chức làm mẹ, phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kết quả đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp ? tỉnh Hậu Giang, trong công tác quản lý tài sản và điều hành sản xuất, phụ nữ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với nam giới (25,3%). Thời gian phụ nữ góp phần sức lao động của họ để tạo thu nhập cho gia đình là rất cao (27,1%/tổng thời gian trong một ngày). Kết quả nghiên cứu còn thấy phụ nữ ít được tham gia quyết định áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên chính mảnh ruộng của họ. Tuy nhiên, trong kiểm soát nguồn lực tài chính tại nông hộ, nữ giới luôn được đánh giá cao hơn nam giới; trong hầu hết trường hợp, người vợ hoặc cả hai vợ chồng quyết định sử dụng nguồn tài chính của gia đình trong việc cùng nhau đưa ra quyết định về việc sử dụng tài chính của gia đình. Nghiên cứu cũng gợi mở một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu.

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM QUA ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ

Dương Quế Nhu, Nguyễn Thị Thảo Ly, Nguyễn Tri Nam Khang
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây, ẩm thực đã trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Nghiên cứu này nhằm tìm ra những nét độc đáo của ẩm thực ViệtNamđể hỗ trợ cho hoạt động quảng bá có hiệu quả cho du lịch ViệtNam. Do đây là mảng đề tài khá mới, nên có khá ít các nghiên cứu về mảng đề tài này, và vì vậy, phương pháp nghiên cứu định tính đã được áp dụng bằng cách phỏng vấn chuyên sâu du khách bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc, và sau đó dùng cả phương pháp phân tích số liệu định tính và định lượng để đạt được mục tiêu. Kết quả cho thấy hương vị thức ăn ngon và sự đa dạng về cách kết hợp nguyên liệu được du khách nhận xét là nét độc đáo nhất của ẩm thực ViệtNam. Đặc biệt ?có lợi cho sức khỏe? được đánh giá là yếu tố độc nhất của ẩm thực ViệtNam, vì thế, trong việc quảng bá ẩm thực ViệtNamra thế giới, chúng ta nên nhấn mạnh các yếu tố này.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG SEN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp. Năng suất trung bình của vụ 1 là 4.183 kg/ha và vụ 2 là 3.683 kg/ha. Mức thu nhập bình quân vụ 1 là 20.540 ngàn đồng/ha và vụ 2 là 54.088 ngàn đồng/ha. Sự chênh lệch lớn này chủ yếu do chênh lệch giá đầu ra giữa 2 vụ. Tỷ số doanh thu trên chi phí của vụ 1 là 3,34 và của vụ 2 là 7,35. Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến năng suất sen của hai vụ là lượng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình. Mức hiệu quả kỹ thuật đạt được ở vụ 1 là 86,81% và ở vụ 2 là 85,33%. Mức kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát trong vụ 1 khoảng 1.280 kg/ha và trong vụ 2 khoảng 1.027 kg/ha. Mức hiệu quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99%. Mức kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả kinh tế gây thất thoát trong vụ 1 là 5.665 ngàn đồng/ha còn trong vụ 2 là 13.891 ngàn đồng/ha. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ gồm vốn vay, trình độ học vấn và diện tích gieo trồng sen của nông hộ.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CẤP HUYỆN Ở HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với các chi nhánh ngân hàng cấp huyện ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ cuộc khảo sát trực tiếp 198 nông hộ là khách hàng của các chi nhánh ngân hàng cấp huyện ở huyện Tiểu Cần. Kết hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi qui tuyến tính đa biến, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với các chi nhánh ngân hàng cấp huyện là sự tin cậy và đảm bảo, sự đáp ứng, sự cảm thông, phương tiện hữu hình. Trong đó, nhân tố sự tin cậy và đảm bảo có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với các chi nhánh ngân hàng cấp huyện.