Nguyễn Phước Đằng * , Phan Thị Thanh Thủy Thái Kim Tuyến

* Tác giả liên hệ (npdang@ctu.edu.vn)

Abstract

A field experiment was conducted to evaluate the performance of 17 soybean lines/cultivars (MTD 176, MTD 720, MTD 748-1, MTD 751, MTD 760-4, MTD 767-2, MTD 775-2, MTD 860-1, MTD 865-3, MTD 868-1, MTD 878-2, MTD 878-8, MTD 878-10, MTD 878-11, MTD 878-15, MTD 878-22 and MTD 885-1) on yield components in the autumn-winter crop season of 2013 under the soil condition of Hung Thanh precinct, Cai Rang district, Cantho city. The experiment was arranged in a randomized complete block design with three replications. The results showed that there were the significant differences (P<0.05) among tested soybean lines/cultivars for the plant height, the number of internodes per main stem, number of branches, pods and seeds per plant, hundred seed weight and seed yield. MTD 751, MTD 748-1, MTD 720, MTD 775-2, MTD 767-2, MTD 878-2 and MTD 878-15 were consistently higher for most of all the traits when compared to other lines/cultivars tested, and their seed yields obtained from 3.711 t/ha to 4.483 t/ha. Therefore, these lines have great potential of producing the highest pod numbers and grain yield, and they were recommended for test planting in some soybean production areas of Mekong Delta. However, except MTD 878-2 and MTD 878-15  harvested at 81-82 days after planting (DAP), the remaining lines were late in the  maturity (86-89 DAP). Particularly, MTD 860-1 and MTD 865-3 had some advantages such as the largest seed size, high percentage of three-seed pods, earlier maturity (78-79 DAP) and lowest height (38 cm), but other traits were consistently lowest in values;therefore, their grain yield should be improveded by increasing the  plant density.
Keywords: Soybean lines/cultivars, grain yield

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng năng suất của 17 dòng/giống đậu nành (MTĐ 176, MTĐ 720, MTĐ 748-1, MTĐ 751, MTĐ 760-4, MTĐ 767-2, MTĐ 775-2, MTĐ 860-1, MTĐ 865-3, MTĐ 868-1, MTĐ 878-2, MTĐ 878-8, MTĐ 878-10, MTĐ 878-11, MTĐ 878-15, MTĐ 878-22 và MTĐ 885-1) dưới điều kiện đất đai tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, trong vụ Thu Đông 2013. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy giữa các dòng/giống có sự khác biệt ý nghĩa (p<0.05) về chiều cao cây, số lóng trên thân chính, số cành, số trái, số hạt trên cây, trọng lượng 100 hạt và năng suất hạt. Các dòng MTĐ 751, MTĐ 767-2, MTĐ 748-1, MTĐ 720, MTĐ 878-2 và MTĐ 878-15 hầu như có tất cả các đặc tính đều cao hơn các dòng/giống khác và năng suất đạt trung bình 3,711-4,483 t/ha. Do đó, chúng có nhiều triển vọng và có thể được khuyến cáo trồng thử nghiệm tại một số vùng sản xuất đậu nành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trừ MTĐ 878-2 và MTĐ 878-15 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (81-82 ngày), các dòng còn lại đều chín muộn hơn (86-89 ngày). Riêng dòng MTĐ 860-1 và MTĐ 865-3, ngoài cỡ hạt to nhất và có nhiều trái ba hạt, các đặc tính khác đều đạt thấp nhất; song chúng có ưu điểm là chín sớm (78-79 ngày) và thấp cây (38cm) nên có thể cải thiện năng suất hạt khi được trồng dày hơn.
Từ khóa: Dòng/Giống đậu nành, Năng suất hạt

Article Details

Tài liệu tham khảo

International Institute of Tropical Agriculture (11TA). 1993. Crop Improvement Division, Grain Legume Improvement Program Part III. Soybean Biological Nitrogen Fixation. pp: 10.

http://worldvegetableoil

Lâm Đại Thế. 2009. So sánh 24 dòng lai đậu nành triển vọng tại Trường Đại học Cần Thơ vụ Hè Thu 2009. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Mai Quang Vinh. 1996. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đậu nành ở Việt Nam. Trích trong Soja'96. NXB Nông nghiệp Tp. HCM.

Nguyễn Phước Đằng. 2009. Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài trọng điểm cấp Bộ.

Nguyễn Thị Phương Quyên. 2010. So sánh 9 giống đậu nành tại Trường Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2009-2010. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Nguyễn Văn Giúp. 2010. Đánh giá phản ứng đối với sâu đục trái (Etiella zinckenella) và khảo sát một số tính trạng của 14 giống/dòng đậu nành lai trong vụ Xuân Hè 2010. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Triệu Văn Trọng Hữu. 2009. Trắc nghiệm sơ khởi 26 dòng đậu nành triển vọng tại trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ, vụ Xuân Hè 2009. Luận văn tốt nghiệp đại học.