Huỳnh Thị Lan Phương *

* Tác giả liên hệ (htlphuong@ctu.edu.vn)

Abstract

Son Vuong was a writer in the southern part ofVietnamin the1930s. In the dawn of National Language Literature, despite his late and ephemeral appearance compared to others, he really made his important contributions to the definition of narrative prose in this literary tradition. Son Vuong?s short novels reflected a strong inspiration about contemporary life. He also managed to generalize people?s life and behaviours (often in a negative sense) in the transitional epoch. In addition, Southern cities in the beginning of the twentieth century were depicted in his works in an authentic and interesting way. Influenced by a belief that the good would defeat the bad, his literary compositions used to encourage people to live benevolently and avoid evil acts. Despite many problems towards the artistic features, Son Vuong?s works still possessed some typical artistic features which could make them blend with the flow of South Vietnam?s narrative proses and contribute to shaping the unique characteristics of the regional literature in the embryo of modernization.
Keywords: short story, a writer in the southern part of Vietnam, art, literary language, narrative

Tóm tắt

Sơn Vương là một nhà vănNambộ, sáng tác vào những năm thuộc thập niên thứ ba của thế kỉ XX. Trong buổi bình minh của văn học Quốc ngữ, Sơn Vương xuất hiện có phần muộn màng và ngắn ngủi hơn các nhà văn Nam bộ khác nhưng sáng tác của ông đã góp phần khẳng định đặc trưng văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam bộ. Những đoản thiên tiểu thuyết của Sơn Vương thể hiện rõ cảm hứng thế sự, đã bao quát được chuyện nhân tình thế thái trong buổi giao thời. Bức tranh thành thị Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX được ông tái hiện một cách sinh động, chân thật. Sơn Vương luôn vững một niềm tin: thiện thắng ác. Vì thế, tác phẩm của ông thường khuyến thiện, trừng ác. Tuy còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, nhưng tác phẩm của Sơn Vương vẫn có những nét tiêu biểu để có thể hòa vào dòng chảy chung của văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam bộ, góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Nam bộ trong buổi đầu hiện đại hóa.
Từ khóa: truyện ngắn, nhà văn Nam bộ, nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, tự sự

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đào Ngọc Chương, 2006. Sơn Vương- Khảo luận tác phẩm, Hội nghị Khoa học Văn xuôi Quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỉ XIX – 1945. Trường ĐH KHXHNV TP. HCM: trang 91 – 97.

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên), 2004. Từ điển Văn học. NXB Thế Giới. 2181 trang.

Hà Minh Đức, 2000. Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Tạp chí Văn học, Viện Văn học. Số 12: trang 3 – 6.

Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, 1988. Văn học Nam bộ từ đầu đến giữa thế kỉ XX (1900- 1954). NXB Thành phố HCM. TP Hồ Chí Minh. 403 trang.

Nguyễn Q. Thắng, 2007. Sơn Vương, Nhà văn, người tù thế kỉ, tập 1 (sưu tầm, nghiên cứu). Nxb Văn học. 777 trang.

Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2000. Văn học hiện đại Việt Nam – Bước khởi đầu quan trọng ở Sài Gòn- Nam bộ. Tạp chí Văn học, Viện Văn học. Số 3: trang 33 – 38.

Phong Lê, 2001. Phác thảo buổi đầu văn xuôi Quốc ngữ. Tạp chí Văn học, Viện Văn học. Số 11: trang 15 – 24.