Trương Hoàng Đan * , Bùi Trường Thọ Quách Trường Xuân

* Tác giả liên hệ (thdan@ctu.edu.vn)

Abstract

The study ?the assessment of carbon accumulation of Malaleuca forest on peat soil at U Minh Thuong National Park? was carried out in order to estimate carbon accumulation of two age levels (under ten and over ten years) of forests. The analyzedparameters including diameter of breast height (DBH1.3m); height, density, biomass, litterfall of Melaleuca and shrubs were collected in 40 standard quadrats (10m x 10m). results showed that under10-year-olds forest had higher density (5,940 individual per ha) than that of over 10-year-olds (4,440). In contrast, the DBH1.3m and height of 10-year-olds forest were lower than that of the other age, with 4.99 cm and 5.21 m compared with 6.16 cm and 6.24m, respectively. There was insignificantly different litterfall between the two age of forests ranging from 1.57 to 1.61 ton per ha. Similar to litterfall, carbon accumulation of two age of Melaleuca forests was insignificant discrepancy with figures fluctuated between 26.05 and 26.92 ton C per ha. Nine plant species in under 10-year-olds forest and ten species in over 10-year-olds forest were found, with (Phragmites vallatoria (L.) Veldk.) and (Stenochlaena palustris (Burm) Bedd.) were common species.
Keywords: Carbon accumulation, Malaleuca forest, peat soil, U Minh Thuong National Park

Tóm tắt

Đề tài ?Đánh giá hàm lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng? được thực hiện nhằm ước tính lượng cacbon tích lũy của rừng tràm ở hai độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười. Các thông số khảo sát bao gồm đường kính thân ở độ cao 1,3 m, chiều cao thân, mật độ, sinh khối, thành phần vật rụng của tràm và tầng cây bụi được thu thập ở 40 ô tiêu chuẩn (10m x 10m). Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng tràm dưới 10 tuổi có mật độ 5940 (cây/ha) cao hơn mật độ rừng tràm lớn hơn mười tuổi (4440 cây/ha). Ngược lại, đường kính ngang ngực và chiều cao của rừng tràm dưới 10 tuổi thấp hơn đường kính ngang ngực và chiều cao của rừng tràm có độ tuổi lớn hơn mười, với giá trị tương ứng lần lượt là 4,99 cm và 5,21 m so với 6,16 cmvà 6,24 m. Không có sự khác biệt về thành phần vật rụng ở rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười, với giá trị dao động từ 1,57 (tấn/ha) đến 1,61 (tấn/ha). Tương tự thành phần vật rụng, hàm lượng cacbon ước tính của rừng tràm theo hai độ tuổi nhỏ hơn mười và lớn hơn mười không khác nhau có giá trị lần lượt đạt 26,92 (tấn C/ha) và 26,05 (tấn C/ha). Chín loài thực vật ở rừng tràm nhỏ hơn mười tuổi và mười loài thực vật ở rừng tràm lớn hơn mười tuổi được tìm thấy trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.)Veldk.)và choại ((Stenochlaena palustris (Burm) Bedd.) là những loài chủ yếu.
Từ khóa: Tích lũy cacbon, rừng tràm, đất than bùn, Vườn quốc gia U Minh Thượng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bảo Huy, 2009. Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng cacbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam.

Đặng Quốc Cường, 2009. Khảo sát năng suất vật rụng và sự phân hủy lá tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Đặng Thịnh Triều, 2008. Khả năng hấp thụ cacbon của rừng thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc Việt Nam Nam.

Hoàng Chương, 2004. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng tràm, Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản “Khôi phục rừng sau cháy tại Cà Mau”.

Lê Minh Lộc, 2005. Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.

Mai Sỹ Tuấn và Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009. Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tràm (Kandelia obovata Sheue) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Meine van Noordwijk, 2007. Rapid Carbon Stock Appraisal (RaCSA). ICRAF, Bogor, Indonesia.

Nguyễn Xuân Đặng, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Minh Tâm, Lê Xuân Huệ, Đặng Thị Đáp, Trần Triết, 2003. Đa dạng sinh học Vườn quốc gia U Minh Thượng-Việt Nam.

Trần Đình Đà và Lê Quốc Doanh, 2009. Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của một số phương thức nông lâm kết hợp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu trữ lượng cacbon, thảm tươi và cây bụi – cơ sở để xác định đường cacbon cơ sở trong các dự án trồng rừng, tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.