Lê Tấn Lợi * Đồng Ngọc Phượng

* Tác giả liên hệ (ltloi@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of the study is to evaluate socio-economic status of households and benefit-cost ratio of land use types on the acid sulphate soils at Minh Thuan commune in buffer zone of U Minh Thuong National Park, Kien Giang province. The standardized questionnaire was applied to collect the data. Results of study showed that the society and economy of study area developed slowly. Most of local people were poor and characterized by less favorite condition for farming (in terms of farming infrastructure) and low education and science technology. Seven land use types were selected in study region such as: traditional rice crop (LUT 1), rice + sugarcane + pineapple crops (LUT 2), rice + ginger (LUT 3), rice + sugarcane + ginger (LUT 4), sugarcane + pineapple crops (LUT 5), sugarcane + Ginger (LUT 6), and upland crop (LUT 7). The results of household interviews showed that upland crops had greatest profit with average at 59.000 million VND/ha and the second was pineapple crops with average profit at 33.062 million VND/ha, which was followed by sugarcane crop with average profit at 18.541 million/ha. However, the pineapple has the greatest capital efficiency with B/C ratio at 2.09, which is followed by the upland crops with B/C ratio at 1.36 and the sugarcane crop with B/C ratio at 0.58. Benefit of rice was very low, ranging from 4.221 to 4.347 million VND/ha, and rice was also characterised as the lowest capital efficiency with B/C at 0.33 to 0.47.
Keywords: Land use types, economic situation, buffer zone, Minh Thuan, U Minh Thuong

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của nông hộ và  hiệu quả kinh tế các xuất kiểu sử dụng đất trên vùng đất phèn xã Minh Thuận thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn được áp dụng để thu thập số liệu.Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng còn kém phát triển. Đa phần người dân là nông dân nghèo, ít tư liệu sản xuất, trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật còn thấp. Trong vùng có 7 kiểu sử dụng đất: Lúa (KSD 1); Lúa + Mía + Khóm (KSD 2); Lúa + Gừng (KSD 3); Lúa + Mía + Gừng (KSD 4); Mía + khóm (KSD 5); Mía + Gừng (KSD 6) và Chuyên màu (KSD 7). Theo tính toán từ số liệu điều tra, cây màu cho lợi nhuận cao nhất (TB đạt 59,000 triệu đồng/ha) rồi đến cây khóm (TB đạt 33,062) triệu đồng/ha) sau đó là cây mía (TB đạt 18,541 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, cây khóm là cây trồng cho B/C cao nhất là 2,09), rồi đến cây màu là 1,36 và sau đó là cây mía là 0,58. Riêng cây lúa thì cho lợi nhuận thấp nhất đạt từ 4,221 đến 4,347 triệu đồng/ha, và B/C cũng thấp nhất từ 0,33 đến 0,47.
Từ khóa: Kiểu sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, vùng đệm, Minh Thuận, U Minh Thượng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lương Thanh Hải (1998). Điều tra và đánh giá hệ thống canh tác trên vùng đệm U Minh thượng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

Lương Văn Thanh (2010). Biên hội, đánh giá tổng quan sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn. Báo cáo tóm tắt, viện Kỹ thuật biển, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam. NXB Thành phố HCM, 2010.

Nguyễn Văn Cấp (2009). Đánh giá hiệu qủa kinh tế của 3 mô hình canh tác ở vùng đệm vườn quốc Gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Duy Cần, 1991. Nghiên cứu hệ thống canh tác trên vùng đất phèn nông huyện An Biên, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu Hệ Thống Canh Tác, Trường ĐHCT.

Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng và quản lý đất phèn ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP HCM. Trang 65 – 100.

Võ Thị Gương và Lê Tấn Lợi (2013). Xây dựng các mô hình canh tác có hiệu quả trên đất phèn khu vực tái định cư Khí Điện Đạm xã Khán An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh.