Nguyễn Thành Hối * , Lê Thị Đông Nhi , Mai Vũ Duy Lê Vĩnh Thúc

* Tác giả liên hệ (nthhoi@ctu.edu.vn)

Abstract

The study ?The effect of nitrogen sources on the growth and yield of two OM4900 and MTL612 rice varieties? was conducted to determine the favorable source of nitrogen for the growth and yield of these varieties. The experiment was carried out by using the two- factorial completely randomized design with four replications per treatment. The first factor included two rice varieties (OM4900 and MTL612) and the second factor included five nitrogen sources [(1) No nitrogen (for control), (2) 0.2 g N/pot of Dau Trau Golden N 46A+, (3) 0.1g N/pot of Dau Trau Golden N 46A+ combined with Dasvila biofertilizer (containing the nitrogen-fixing Azospirillum lipoferum and phosphate-solubilizing Pseudomonas stutzeri), (4) 0.2 g N/pot of urea, and (5) 0.1 g N/pot of urea combined Dasvila biofertilizer]. Results showed that the application of 0.1 g N/pot (equivalent to 40 kg N/ha) of urea combined with Dasvila biofertilizer gave the plant height, number of shoots, yield (23.28 g/pot) and economic efficiency higher than application of other nitrogpen sources.
Keywords: OM900, MTL612, Dau Trau Golden N 46A+, Dasvila biofertilizer

Tóm tắt

Đề tài ?ảnh hưởng của các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa OM4900 và MTL612 trồng trong chậu vụ Hè Thu năm 2012? được thực hiện với mục tiêu tìm ra nguồn đạm thích hợp đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, 4 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (OM4900 và MTL612), nhân tố thứ hai là năm nguồn đạm: (Đối chứng) không bón đạm; 0,2 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+; 0,1 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + phân vi sinh Dasvila (chứa hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri); 0,2 g N/chậu đạm urea; 0,1 g N/chậu đạm urea + phân vi sinh Dasvila. Kết quả cho thấy khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu urea (tương đương 40 kg N/ha) + phân vi sinh Dasvila giúp tăng chiều cao, số chồi, năng suất lúa (23,28 g/chậu) và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các nguồn đạm còn lại.
Từ khóa: OM4900, MTL612, đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, phân vi sinh Dasvila

Article Details

Tài liệu tham khảo

Biswas, J. C., J. K. Ladha and F. B. Dazzo, 2000. Rhizobial Inoculation Improves Nutrient Uptake and Growth of Lowland Rice. Soil Sci. Soc. Am. J. 64: 1644-1650.

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Măng và Lê Thị Diễm Ái, 2009. Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên cây lúa cao sản và độ phì của đất phù sa tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 329: 84-88.

Hà Ngọc Bằng, 2010. Hiệu quả của phân hữu cơ - vi sinh trên lúa cao sản ở vùng đất phù sa huyện Gò Quao, Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành sinh thái học. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, Việt Nam.

Hà Đăng Khoa, 2010. Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân lên năng suất lúa (Oryza satival L.) trồng trên đất phèn tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành sinh thái học. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, Việt Nam.

Hassell J. A., 2013. Bảo vệ chất đạm trong một thế giới thiếu thốn Protein. Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Thị Thu Hà, 2009. Khoa học phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội.

Lê Thị Diễm Ái, 2010. Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm (Azospirillum lipoferum) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas stutzeri) trên giống lúa cao sản OM4059 trồng trên đất phù sa tại huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, Việt Nam.

Lê Xuân Thái, Huỳnh Nguyệt Ánh và Phạm Thị Phấn, 2011. Kết quả chọn lọc giống lúa mới kháng rầy nâu vụ Đông Xuân 2009-2010 và Hè Thu 2010. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 19a: 222-232.

Nguyễn Ngọc Nga, 2008. Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân lên năng suất cây lúa ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành sinh thái học. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, Việt Nam.

Shenoy, V. I., G. M. Kalagudi and B. V. Gurudatta, 2001. Towards topics in biological control. Annual Review of Microbiol, 35: 451-457.