Ngày xuất bản: 24-09-2014

NGHIÊN CỨU TRÍCH LY ENZYME PROTEASE TỪ THỊT ĐẦU TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Trần Thanh Trúc, Hà Thị Thụy Vy, Nguyễn Văn Mười, Phan Thị Bích Ngọc, Trần Bạch Long
Tóm tắt | PDF
Chế biến phụ phẩm của ngành thủy sản thành những sản phẩm có giá trị gia tăng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất và tận dụng triệt để lượng phụ phẩm từ quá trình chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của thời gian trữ đông của thịt đầu tôm sú đến quá trình trích ly enzyme protease từ thịt đầu tôm sú (Penaeus monodon) và các điều kiện tối ưu trích ly enzyme protease. Kết quả khảo sát cho thấy, việc trữ đông nguyên liệu đến 8 tuần vẫn giúp duy trì ổn định hoạt tính enzyme protease có trong thịt đầu tôm. Dịch chiết protease kiềm thu được từ thịt đầu tôm sú có tổng hoạt tính cao nhất là 13,48 U/g CKNL (chất khô nguyên liệu) với tỷ lệ mẫu: dung môi là 1: 4 (w/v); pH 9,0; nhiệt độ 50°C; thời gian trích ly 40 phút.

MộT Số ĐặC ĐIểM SINH HọC SINH SảN CủA Cá BốNG TRứNG (ELEOTRIS MELANOSOMA) PHÂN Bố DọC THEO SÔNG HậU

Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) được thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013. Kết quả đã cho thấy hệ số thành thục (gonadosomatic index-GSI) của chúng khá nhỏ (từ 0,0,23-8,89%) và ít biến động hơn so với chỉ số tích luỹ năng lượng (hepatosomatic index-HSI) (từ 0,89-7,56%); nhân tố điều kiện (conditional factor-CF) của cá bống trứng ít biến động và đặc biệt là ở cá thể đực và giá trị CF đạt cao nhất ở tháng 4 và 11. Sức sinh sản của cá bống trứng là khá cao (trung bình là 433±357 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (49-981 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 7,0±0,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là 4,8±2,2 g. Kết quả cũng cho thấy trong suốt 12 tháng tuyến sinh dục của cá bống trứng đều có xuất hiện đến giai đoạn IV trong 6 giai đoạn phát triển của thang thành thục sinh dục của cá, điều này cho thấy mùa vụ sinh sản của cá bống trứng là quanh năm và tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN THÀNH PHẦN ACID BÉO CỦA ARTEMIA FRANCISCANA DÒNG GỐC SFB VÀ DÒNG VĨNH CHÂU

Nguyễn Thị Hồng Vân
Tóm tắt | PDF
Hai dòng Artemia cùng có nguồn gốc từ Artemia franciscana SFB (San Francisco Bay) và Vĩnh Châu được thả nuôi trong cùng điều kiện thí nghiệm ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau 25, 30 và 320C để theo dõi về sự biến đổi về thành phần acid béo của chúng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình nuôi từ nauplii lên sinh khối. Sau hai tuần nuôi kết quả cho thấy, thành phần của các FA ở hai quần thể là khá tương đồng và biến đổi không theo quy luật ngoại trừ acid béo bảo hòa 18:0. Thức ăn, nhiệt độ tác động đến thành phần các FA hơn là tính đặc trưng dòng, ở nhiệt độ cao thành phần các acid béo bảo hòa (SFA) cao hơn (>25%) so với ở nhiệt độ thấp hơn (24%, p

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN THỦY PHÂN VÀ PHƯƠNG THỨC BỔ SUNG BỘT GẠO LÊN NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên với 2 nhân tố là thời gian thủy phân (12, 24, 48 giờ) và phương thức bổ sung bột gạo theo thức ăn (TA) và theo tổng ammonia (TAN) với tỷ lệ C:N=15:1. Nhằm tìm ra phương thức bổ sung bột gạo hiệu quả lên năng suất tôm thẻ chân trắng. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung bột gạo theo TAN làm cho các yếu tố TSS, TAN, NO2-, kích cỡ, lượng biofloc (FVI), tổng vi khuẩn tăng cao và làm giảm độ kiềm trong nước so với phương thức bổ sung theo TA. Thời gian thủy phân bột gạo có ảnh hưởng không rõ rệt đến môi trường, theo xu hướng chung là thời gian thủy phân càng dài môi trường càng được cải thiện và kích thước hạt biofloc càng lớn nhưng lượng biofloc càng nhỏ. Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống hay năng suất ở nghiệm thức bổ sung bột  gạo theo TA cao hơn so với các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TAN. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc với bột gạo được thủy phân trong thời gian 48 giờ và bổ sung theo thức ăn là tốt nhất.

ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP BACILLUS SP. CHỌN LỌC LÊN TĂNG TRƯỞNG ARTEMIA FRANCISCANA

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Sương Ngọc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp vi khuẩn Bacillus sp chọn lọc lên tăng trưởng Artemia fanciscana nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sinh khối thức ăn tự nhiên đã được thực hiện. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại; trong đó (1) đối chứng (ĐC): không bổ sung vi khuẩn), (2) bổ sung hỗn hợp vi khuẩn B37+41, (3) bổ sung chế phẩm vi sinh Pro-W và (4): bổ sung chế phẩm vi sinh Inter-pro.  Mật độ vi khuẩn Bacillus sp bổ sung như nhau ở tất cả các nghiệm thức (106 CFU/mL). Artemia được nuôi trong chai 1L với mật 100 con/500 mL. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của Artemia ở nghiệm thức bổ sung B37+41 cao nhất (88%) và khác biệt (p

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA COPEPODA SCHMACKERIA DUBIA

Vũ Ngọc Út, Huỳnh Phước Vinh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm (1) xác định tốc độ lọc và tốc độ ăn đối với ba loài tảo Chaetoceros calcitrans, Isochrysis galbana và Dunaliella tertiolecta; (2) xác định kích thước và thời gian phát triển qua các giai đoạn; và (3) xác định một số đặc điểm về sinh sản của loài S. dubia. Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm với 1 cá thể nuôi trong cốc thủy tinh 3 mL chứa nước biển đã xử lý (15?) và lặp lại 10 lần. Kết quả cho thấy, tảo Isochrysis galbana được lọc và ăn với tốc độ cao nhất, thấp nhất là tảo Chaetoceros calcitrans. Cũng đã xác định được kích thước từng giai đoạn của S. dubia là nauplius có chiều dài từ 100 - 370 àm, copepodite là 400 - 1010 àm và giai đoạn trưởng thành là 1010 - 1200 àm. Vòng đời của S. dubia  là 26,79 ?31,75 ngày, thời gian thành thục trung bình là 15,4±1,7 giờ, thời gian phát triển phôi trung bình là 24,2±2,32 giờ, nhịp sinh sản trung bình 36,22±8,31 giờ và sức sinh sản trung bình là 106±6  trứng.

BƯỚC ĐẦU THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐẾM TÔM GIỐNG BẰNG CẢM BIẾN QUANG

Võ Minh Trí
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, ngành nuôi tôm ở nước ta ngày càng phát triển, theo đó hằng năm việc mua bán tôm giống đạt số lượng hàng chục tỷ con. Tuy nhiên, việc kiểm đếm tôm giống tại các cơ sởđược thực hiện bằng phương pháp thủ công, tốn nhiều thời gian và độ chính xác không cao. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm một thiết bịđếm tôm giống để giúp cho việc mua bán, giao dịch tôm giống được nhanh chóng và chính xác hơn. Máy dựa trên phương pháp đếm quang học, cụ thể là dùng cảm biến quang đểđếm tôm. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy thiết bịđếm tôm đạt năng suất 6000 con/giờ và độ chính xác khoảng 95%.

ĐáNH GIá KHả NăNG SINH TRƯởNG Và GIA TăNG MậT Độ CủA QUầN THể TRùN CHỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) TRÊN CáC NGUồN THứC ĂN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM

Trương Thị Bích Hồng, Nguyễn Tấn Sỹ, Lê Hoài Nam
Tóm tắt | PDF
Trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri) là một trong những loài giun ít tơ phân bố với mật độ cao ở nền đáy các thủy vực nước ngọt, sử dụng các chất hữu cơ lắng đọng làm thức ăn. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy hợp chất hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trùn chỉ được xem là một trong những sinh vật chỉ thị môi trường. Trong nuôi trồng thủy sản, trùn chỉ được sử dụng làm thức ăn đầu tiên của nhiều loài cá, giáp xác. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra nguồn thức ăn thích hợp nhất cho trùn chỉ để áp dụng vào nuôi sinh khối chúng. Sau 42 ngày thí nghiệm, sinh khối cũng như mật độ cá thể trùn chỉ tăng cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cám gạo (sinh khối tăng 4,53±0,10 lần, mật độ gia tăng 9,12 ± 0,62 lần), thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn phân gà (sinh khối tăng 1,13±0,25 lần, mật độ gia tăng 1,42±0,31 lần) và cho ăn phân bò (sinh khối tăng 1,21±0,28 lần, mật độ tăng 1,02 ± 0,15 lần). Như vậy, sử dụng thức ăn là cám gạo khả năng sinh trưởng và gia tăng mật độ của quần thể trùn chỉ tốt nhất.  

PHáT HIệN VI KHUẩN Vibrio harveyi Và Streptococcus agalactiae BằNG PHƯƠNG PHáP PCR KHUẩN LạC

Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thử nghiệm hai qui trình: (i) qui trình PCR khuẩn lạc cho phép phát hiện vi khuẩn gây bệnh phát sáng trên tôm sú (V. harveyi) trực tiếp từ khuẩn lạc không qua giai đoạn tách chiết ADN. Qui trình sử dụng đoạn mồi F6, R4 trong đoạn gen vhh, đoạn gen này được xem là đặc hiệu cho V. harveyi. Kết quả điện di cho vạch 159 bp, vạch dương tính với V. harveyi; (ii) qui trình PCR khuẩn lạc phát hiện vi khuẩn gây bệnh phù mắt xuất huyết trên cá điêu hồng (S. agalactiae) trực tiếp từ khuẩn lạc không qua giai đoạn tách chiết ADN. Qui trình sử dụng đoạn mồi F1, IMOD thiết kế từ trình tự gen 16S rRNA đặc hiệu cho S. agalactiae. Kết quả điện di cho vạch 220 bp, vạch dương tính với S. agalactiae. Qui trình có tổng thời gian khuếch đại khoảng 3 giờ.

ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CÁ TRA XUẤT KHẨU

Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Minh Luân, Võ Thanh Tuấn, Dương Thị Mai Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích lựa chọn phương pháp phù hợp để dự báo sản lượng cá tra xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014 dựa vào số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 ? 2013 tại một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo này tập trung vào dự báo định lượng bằng ba phương pháp: mô hình phân ly, phương pháp san bằng số mũ Winters và mô hình kết hợp. Phương pháp Holdout Period được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Các phương pháp dự báo được đánh giá thông qua chỉ số trung bình sai số tuyệt đối và tín hiệu theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình kết hợp là thích hợp với đặc tính của dữ liệu.

THàNH PHầN ĐộNG VậT ĐáY (ZOOBENTHOS) TRÊN SÔNG HậU

Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Ngọc Út, Huỳnh Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thành phần động vật đáy trên sông Hậu được tiến hành vào mùa mưa với 2 đợt thu mẫu (06/2013 và 09/2013) tại 22 vị trí bao gồm 7 điểm trên sông Hậu và 15 điểm trên sông nhánh của sông Hậu. Kết quả cho thấy tổng cộng có 61 loài động vật đáy được phát hiện thuộc 6 lớp, trong đó lớp Gastropoda có thành phần loài phong phú nhất với 26 loài (43%), các lớp còn lại có số loài biến động từ 3-16 loài (5-28%). Thành phần loài động vật đáy ghi nhận được trên sông chính và sông nhánh không có sự khác biệt lớn qua 2 đợt khảo sát. Mật độ động vật đáy biến động từ 67 đến 3.450 cá thể/m2 trên sông Hậu và từ 67 đến 13.187 cá thẻ/m2 trên sông nhánh. Chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (H?) và Margalef (d) biến động lần lượt từ 0,4-2,8 và từ 0,3-3,2. Có sự tương đồng rất cao về thành phần loài động vật đáy giữa sông chính và sông nhánh. Do đó, kết quả của nghiên cứu cho thấy các vị trí thu mẫu đều bị ô nhiễm từ mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trên sông Hậu.

XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẤY THÍCH HỢP CHO CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN BỘT THỊT ĐẦU TÔM SÚ

Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tóm tắt | PDF
Nguồn phụ phẩm quan trọng nhất trong ngành công nghiệp chế biến tôm là đầu tôm, chiếm khoảng 30ữ35% toàn bộ khối lượng tôm và chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein và khoáng chất. Tận dụng nguồn protein này trong chế biến sản phẩm bột thịt đầu tôm đã mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị thương phẩm của tôm sú đồng thời làm giảm thiểu tác động môi trường. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là tìm ra điều kiện sấy thích hợp để tạo ra sản phẩm bột thịt đầu tôm có độ hoạt động của nước thấp, màu sắc đẹp đồng thời lựa chọn loại bao bì thích hợp cho quá trình bảo quản.  Kết quả thí nghiệm đã khẳng định, thịt đầu tôm được tiền xử lý nhiệt ở 90ºC trong thời gian 20 phút trước khi tiến hành sấy ở nhiệt độ thiết bị sấy 65ºC đến độ ẩm sản phẩm đạt 6% là giá trị tốt nhất giúp quá trình nghiền mịn của bột dễ dàng, hiệu suất bột qua rây (kích thước lỗ rây 1 x 1, mm2) đạt trên 90%, màu sắc đẹp và độ hoạt động của nước thấp (0,48), hàm lượng đạm hòa tan cao ? khoảng 15% (cbk). Ngoài ra, qua 4 tuần bảo quản bột thịt đầu tôm sú, việc sử dụng bao bì PA với độ chân không 85% để bảo quản giúp bột thịt đầu tôm ít bị biến đổi nhất.

NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) SINH SẢN BẰNG HORMON KHÁC NHAU

Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu kích thích sinh sản cá bóp bằng hormon HCG và LHRHa với các liều lượng khác nhau đã được thực hiện. Nguồn cá bố mẹ được dùng trong nghiên cứu là từ nguồn cá được nuôi vỗ và khối lượng cá dao động từ 10 ? 12 kg/con. Các loại hormone và liều lượng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: (i) Không tiêm (cá đẻ tự nhiên); (ii) HCG được tiêm với 3 liều  250; 500; 750 UI/kg cá cái và (iii) LHRHa cũng được tiêm với 3 liều lượng 20; 30 và 40 mg/kg cá cái. Cá cái và cá đực được tiêm cùng một thời gian và tiêm 1 lần. Với mỗi liều lượng tiêm từ 3 ? 5 cặp cá bố mẹ. Cá đực được tiêm với liều bằng ẵ liều lượng cá cái. Kết quả cho thấy, thời gian hiệu ứng dao động từ 36 ? 62 giờ và tỷ lệ cá đẻ dao động từ 25-80%, với chất kích thích LHRH-a 20 và 30àg/kg thì tỷ lệ đẻ đạt cao nhất (80%). Sức sinh sản thực tế trung bình dao động từ 76.601 ? 91.058 trứng/kg/lần. Tỷ lệ thụ tinh của trứng ở nghiệm thức không tiêm và tiêm 20àg LHRH-a, 30àg LHRH-a cho kết quả tốt hơn (73,17 ? 84,44%) so với các nghiệm thức còn lại và tỷ lệ nở cũng đạt cao nhất (74,24 ? 83,58%). Tóm lại, trong sinh sản nhân tạo cá bóp thì tiêm LHRH-a với liều 20-30 àg/kg được khuyến cáo áp dụng.

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ HEO (BOTIA MODESTA BLEEKER, 1865)

Nguyễn Thanh Hiệu, Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá heo (Botia modesta Bleeker, 1865) được thực hiện. Mẫu cá được thu dọc theo tuyến sông Hậu (An Phú, Châu Đốc và Long Xuyên tỉnh An Giang), sông Tiền (Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp) và thu liên tục trong 12 tháng, từ tháng 9/2012 đến 10/2013. Tổng số mẫu thu 446 con, khối lượng cá thu dao động từ 2,62 ? 32,4 g/con. Kết quả cho thấy, cá heo có cơ thể dẹp bên. Trên thân có phủ một lớp vẩy mịn và cơ thể ngắn. Cuống đuôi lớn so với kích thước của đầu. Cá có dạng đầu dài, dẹp bên. Từ các kết quả phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp khối lượng cho thấy nhuyễn thể chiếm tỷ lệ cao nhất 60,8%, động vật đáy 10,8%, giáp xác chiếm tỷ lệ 5,4%, mùn bã hữu cơ chiếm tỷ lệ 20% và cuối cùng là một số thành phần không xác định với tỷ lệ 3%. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng là rất chặt chẽ với phương trình Y = 0,0048 L3,4871, hệ số R2 = 0,9364. Hệ số thành thục tăng dần từ tháng 5, 6 đến 7 ứng với tỷ lệ 0,27%, 0,33%, 1,17% và đạt giá trị cao nhất vào tháng 8 (2,51%). Sức sinh sản tương đối là 181.205 - 194.744 trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 9.

KHẢ NĂNG NUÔI SINH KHỐI TẢO NANNOCHLOROPSIS OCULATA TRONG CÁC HỆ THỐNG KHÁC NHAU

Trần Sương Ngọc, Phạm Thị Tuyết Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata ngoài trời được thực hiện gồm hai thí nghiệm nhằm mục đích lựa chọn phương pháp nuôi đơn giản nhưng đạt năng suất cao. Thí nghiệm một tiến hành nuôi cấy tảo trong hai dụng cụ khác nhau là túi nylon và bể composite với thể tích 50 L. Thí nghiệm 2 nuôi cấy tảo trong bể composite với thể tích 50 L, 500 L và 1.000 L. Tảo N. oculata được nuôi cấy với mật độ ban đầu 2 ì 106 tb/mL, có sục khí, độ mặn 25 ppt, môi trường dinh dưỡng Walne. Kết quả cho thấy tảo được nuôi trong túi nylon có thể kéo dài thời gian lên đến 17 ngày và đạt mật độ tối đa là 38,85±1,28 ì106  tb/mL trong khi nuôi cấy tảo trong bể composite nhanh chóng suy tàn hơn và đạt mật độ 20,70±1,01 ì 106 tb/mL vào ngày thứ 9 của chu kỳ nuôi. Nuôi cấy tảo trong bể composite có thể tích từ 50 L đến 1.000 L, quần thể tảo N. oculata phát triển không khác biệt và đạt giá trị cực đại dao động từ 27-28 ì 106 tb/mL.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ KÍCH CỠ TÔM ĐẤT (METAPENAEUS ENSIS, DE HAAN, 1844) TRÊN SÔNG MỸ THANH TỈNH SÓC TRĂNG

Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Tôm đất (Metapenaeus ensis) đã được nghiên cứu trên sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng năm 2010 nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và kích cỡ tôm. Ngư cụ dùng trong nghiên cứu này là đáy sông, có 6 điểm thu mẫu dọc trên sông từ cửa sông hướng về thượng nguồn 36 km, khoảng cách giữa các điểm là 6 km và có 6 đợt thu mẫu tôm và các yếu tố môi trường, kèm với điều tra ngư dân về tình hình khai thác. Kết quả thấy rằng tôm đất xuất hiện quanh năm, nhưng có 2 đỉnh điểm là tháng 6 và tháng 8, năng suất tôm khai thác các tháng mùa mưa là 45-85 kg/đáy/tháng trong khi các tháng mùa khô là 15-30 kg/đáy/tháng. Ngoài ra, năng suất khác nhau trong cùng một tháng, năng suất cũng không có sự khác biệt giữa các điểm khác nhau trên các điểm khảo sát (p>0,01). Ngoài ra, kích cỡ tôm không bị ảnh hưởng bởi môi trường như độ mặn, độ đục, độ sâu và khoảng cách khác nhau tính từ cửa sông.

ƯƠNG CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) GIỐNG VỚI THỨC ĂN KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ương giống cá bóp trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 3 ? 5/2012 tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản ? Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tìm ra thức ăn thích hợp trong giai đoạn ương giống. Thí nghiệm gồm: (i) Thức ăn công nghiệp; (ii) Cá tạp và (iii) TĂCN kết hợp với cá tạp; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kích cỡ trung bình của cá ban đầu là 5,41 cm (0,35g) và được ương với mật độ 40 con/m3. Sau 30 ngày ương: nhiệt độ, pH, hàm lượng nitrite, nitrate và TAN trong các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Chiều dài của cá đạt từ 11,42 ? 13,42 cm (0,20 ? 0,27 cm/ngày; 2,49 ? 3,03 %/ngày) và khối lượng cá từ 4,6 ? 11,54 g (0,14 ? 0,38 g/ngày; 8,53 ? 11,62 %/ngày). ở nghiệm thức cho cá ăn bằng TĂCN, cá tăng trưởng tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tương tự, tỷ lệ sống của cá cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức cho cá ăn TĂCN (86,7%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức cho cá ăn bằng cá tạp. Kết quả nghiên cứu này góp phần quan trọng trong xây dựng qui trình ương cá bóp giống để phục vụ vùng nghề nuôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG AGP, MẬT ĐỘ BAN ĐẦU, ĐỘ MẶN, CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI TẢO THALASSIOSIRA WEISSFLOGII VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI

Nguyễn Văn Công, Nguyễn Kim Đường
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng AGP, mật độ ban đầu, độ mặn, cường độ ánh sáng thích hợp lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira weissflogii và thử nghiệm nuôi thu sinh khối. Nghiên cứu đã thu được các kết quả: (i) Vi tảo T.weissflogii phát triển tốt nhất ở môi trường dinh dưỡng AGP 10% đạt mật độ cao nhất là 306 x 104 tế bào/ml vào ngày thứ 10 của chu kỳ nuôi; (ii) Sau 12 ngày nuôi cấy, vi tảo T.weissflogii ở mâ?t đô? cấy ban đầu là 200 x 104 tế bào/ml đã đạt mật độ cực đại cao nhất, sai khác ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p

XáC ĐịNH ẤU TRùNG SáN Lá SONG CHủ (METACERCARIAE) Ký SINH TRÊN MộT Số LOàI Cá DựA VàO ĐặC ĐIểM HìNH THáI Và DI TRUYềN

Đặng Thúy Bình, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Đắc Kiên, Lê Thị Thu Hà, Vũ Đặng Hạ Quyên
Tóm tắt | PDF
Các loài metacercariae được phát hiện trên các loài cá tra (Pangasianodon hypophthamus), cá rô đồng (Anabas testudineus) và cá đối (Mugil cephalus) dựa vào đặc điểm hình thái và di truyền (sử dụng đoạn gen 28S của hệ gen ribosom). Nghiên cứu thu được 474 metacercariae trên 3 loài cá, trong đó trên cá tra thu được 159 metacercariae bao gồm 3 loài (Clonorchis sinensis, Centrocestus formosanus, Haplorchis taichui), trên cá rô đồng thu được 181 metacercariae bao gồm 3 loài chưa xác định thuộc 3 giống (Centrocestus, Haplorchis, Metagonimoides) và trên cá đối thu được 134 metacercariae bao gồm 3 loài chưa định danh thuộc 3 giống (Procerovum, Stellantchasmus, Clonorchis). Tỉ lệ cảm nhiễm dao động tùy theo loài metacercariae và loài cá nghiên cứu, thấp nhất là 2,13% đối với Centrocestus formosanus trên cá tra và cao nhất là 83,33% đối với Procerovum sp. trên cá đối. Metacercariae được kiểm chứng phân loại và xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên gen 28S rDNA. Cây phát sinh loài cho thấy sự đồng dạng (monophyly) của các giống nghiên cứu, ngoại trừ giống Haplorchis và Procerovum. Các loài thuộc 2 họ Heterophyidae và Opisthorchiidae được sắp xếp chung 1 nhánh. Sự khác biệt di truyền của các loài dao động từ 2% đến 9%. Cần tiến hành định danh các loài nghiên cứu dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI THỜI TIẾT ĐẾN NUÔI CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) TRONG AO Ở TỈNH AN GIANG VÀ TRÀ VINH

Trần Hoàng Tuân, Nguyễn Tuấn Lộc, Trần Ngọc Hải, Trương Hoàng Minh, Robert S. Pomeroy, Huỳnh Văn Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua phỏng vấn 64 hộ nuôi cá lóc trong ao ở An Giang và Trà Vinh từ tháng 02-04/2014. Kết quả cho thấy quy mô nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang nhỏ hơn so với tỉnh Trà Vinh, nguồn giống chủ yếu từ các cơ sở sản xuất ở An Giang. Thức ăn viên công nghiệp được sử dụng chủ yếu với FCR từ 1,32-1,33. Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi ở 2 tỉnh khác biệt không đáng kể nhưng cỡ cá thu hoạch ở Trà Vinh lớn hơn An Giang. Tổng chi phí đầu tư trong mô hình là khá cao (4,9-5,8 tỷ đồng/ha/vụ), tỷ lệ hộ có lời ở Trà Vinh chỉ 15,6% và An Giang 37,5% là do giá bán thấp. Những thay đổi thời tiết có ảnh hưởng đến nuôi cá lóc như: (1) hạn hán kéo dài; (2) nóng hơn trong mùa khô; (3) nhiệt độ biến động lớn giữa ngày và đêm; (4) lạnh hơn trong mùa lạnh (5) mưa nắng bất thường và (6) xâm nhập mặn làm tỷ lệ xuất hiện bệnh nhiều hơn, chất lượng nước kém hơn, tỷ lệ sống và năng suất nuôi giảm. Giải pháp thích ứng của người nuôi hiện nay là tăng chi phí bơm nước và sử dụng thuốc & hóa chất từ 24,2-29,2 tr.đ/ha/năm.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ RÔ BIỂN (PRISTOLEPIS FASCIATA)

Phan Phương Loan, Bùi Minh Tâm, Phạm Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013 tại trường Đại học An Giang. Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển như tỷ lệ đực cái, các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản và đường kính trứng. Mẫu cá rô biển được thu mỗi tháng một lần trên tuyến sông Hậu thuộc địa bàn tỉnh An Giang. Có tổng cộng 369 mẫu cá rô biển được thu trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuyến sinh dục của cá phát triển qua 6 giai đoạn (I-VI). Hệ số thành thục trung bình của cá rô biển cao, ở cá cái là 14,68%, ở cá đực là 4,75%. Mùa vụ sinh sản từ tháng 12 năm trước đến tháng 9 năm sau, tập trung vào tháng 5 đến tháng 8. Sức sinh sản tương đối trung bình từ 453.514 trứng/kg cá cái, sức sinh sản tuyệt đối trung bình 41.884 trứng/cá cái. Đường kính trứng của cá dao động từ 0,75 ? 1,05 mm, đo ở cá có tuyến sinh dục giai đoạn IV, trứng tươi.

KHẢO SÁT CÁC DẠNG SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM TỪ CÁ LÓC TẠI TỈNH AN GIANG

Bùi Phương Đại, Trương Thị Mộng Thu, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Đề tài nhằm khảo sát các dạng sản phẩm và quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang với 3 nội dung (i) tình hình sản xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm; (ii) khảo sát các dạng sản phẩm; (ii) tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy (i) quy trình công nghệ tương đối hoàn chỉnh và chất lượng sản phẩm tốt tập trung ở các cơ sở sản xuất có số năm hoạt động trên 20 năm. Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nhưng chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu; (ii) sản phẩm chế biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm cá lóc; (iii) mức tiêu thụ của sản phẩm khô và mắm cá lóc ở mức trung bình do giá sản phẩm cao, khách hàng có độ tuổi trung bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi khách hành có độ tuổi trung bình từ 20-30 thích ăn sản phẩm khô. Khách hàng khi mua sản phẩm quan tâm đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu và giá thành của sản phẩm.

Sự LựA CHọN THứC ĂN CủA Cá NÂU BộT (Scatophagus argus)

Lý Văn Khánh, Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm nhằm khảo sát sự chọn lựa thức ăn của cá nâu bột (Scatophagus argus) với các loại thức ăn tự nhiên trong điều kiện nuôi giữ. Khảo sát được thực hiện trên cơ sở phân tích ruột cá trong suốt giai đoạn cá bột từ lúc cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài cho đến ngày tuổi thứ 30. Thành phần thức ăn trong ruột cá được so sánh với thành phần thức ăn tự nhiên trong môi trường nuôi và tính toán hệ số lựa chọn thức ăn của cá. Cá bột bắt đầu lấy thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 3 và chúng thể hiện sự lựa chọn thức ăn chủ yếu trên các loài động vật phù du như luân trùng Branchionus plicatilis và ấu trùng của giáp xác chân chèo. Thực vật phù du và động vật nguyên sinh được cá lựa chọn chủ yếu ở ngày tuổi thức 7 và thứ 8, trong khi từ ngày tuổi thứ 10 trở về sau giáp xác chân chèo là thức ăn ưu thế xuất hiện trong ruột cá với một số loài tiêu biểu như Paracalanus parvus, Enterpe acutifrons, Corycaeus sp, Paracalanus aculeatus, Acartia negligenus, Acartia tonas  và Oithoina rigida. Ngoài ra, mùn bã hữu cơ cũng được cá lựa chọn vào giai đoạn sau với hệ số lựa chọn dao động từ 0,25 đến 0,29. Sự lựa chọn thức ăn của cá có thể do kích cỡ miệng và sự di chuyển của cá bột. Cá nâu bột từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 15 cá nâu bột lựa chọn phiêu sinh động vật làm thức ăn, từ ngày tuổi thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30 cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn.

ĐáNH GIá Sự SINH TRƯởNG Ở NHIệT Độ THấP CủA SERRATIA PLYMUTHICA RVH1 Và DòNG ĐộT BIếN

Nguyễn Thị Như Hạ, Chris Michiels, Nurlinawati
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đánh giá về sự tăng trưởng của Serratia plymuthica RVH1 (dòng vi khuẩn góp phần gây hư hỏng thực phẩm tươi sống) và dòng đột biến (không có khả năng thích nghi trong môi trường lạnh) ở nhiệt độ thấp được thực hiện. Các thông số tăng trưởng được xác định cho dòng hoang dại và đột biến bằng chương trình MicroFit phiên bản 1.0. Kết quả thu nhận cho thấy, Luria Bertani(LB) là môi trường nuôi cấy thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của Serratia plymuthica RVH1 budAB- ở nhiệt độ thấp so với TSB. Phương pháp đỗ đĩa và đo mật độ quang (OD) đều có thể được áp dụng cho quá trình thu thập số liệu đánh giá sự tăng trưởng của Serratia plymuthica RVH1 budAB-. Kết quả cũng cho thấy có quan hệ tuyến tính giữa log(OD) và log(cfu/ml) cho sự tăng trưởng của Serratia plymuthica RVH1 budAB- trong cả môi trường nuôi cấy LB và TSB ở nhiệt độ khác nhau. Mặc dù, có sự tăng trưởng ở 30oC (àmax=0,15 giờ-1), dòng đột biến TM1-S18 thể hiện không có khả năng sinh trưởng, thích nghi ở điều kiện lạnh (không xác định được àmax). Vì vậy, theo nghiên cứu trên, gen plsC bị bất hoạt trong dòng đột biến là một trong những gen cần thiết cho sự thích nghi điều kiện lạnh của Serratia plymuthica. Tuy nhiên, không thể thiết lập mô hình tuyến tính giữa log(OD)và log(cfu/ml) cho dòng đột biến này.

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) TRONG MƯƠNG VƯỜN DỪA TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

Phan Hải Đăng, Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long
Tóm tắt | PDF
Khảo sát hiện trạng và thí nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) trong mương vườn dừa được thực hiện với ba nghiệm thức mật độ khác nhau (5, 7 và 9 PL15/m2) tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013. Diện tích mương 3.000 m2/mương, sử dụng thức ăn viên kết hợp thức ăn tươi sống. Tôm được thu hoạch sau 6 tháng nuôi. Trong thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở các mật độ các yếu tố về chất lượng nước (nhiệt độ, DO, pH nước, N-NH4 và chlorophyll-a) đều nằm trong giới hạn thích hợp cho tôm càng xanh phát triển. Tốc độ tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức I (5 PL15/m2) là 0,05 ? 0,42 g/ngày, nghiệm thức II (7 PL15/m2) là 0,04 ? 0,33 g/ngày và nghiệm thức III (9 PL15/m2) là 0,04 - 0,30 g/ngày. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi trong nghiệm thức I, II và III lần lượt là 18,7 % và 42,6 kg/1.000 m2; 15,1 % và 45,8 kg/1.000 m2; 16,5 % và 60,1 kg/1.000 m2. Lợi nhuận ở nghiệm thức III (5,32 triệu đồng/1.000 m2) là cao nhất. Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở mật độ 9 con/m2đạt hiệu quả cao và có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất.

ĐáNH GIá Sự BIếN ĐộNG QUầN THể Cá LƯỡI TRÂU (CYNOGLOSSUS MICROLEPIS) TRÊN SÔNG HậU

Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Ngọc Út, Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Cá lưỡi trâu (Cynoglossus microlepis) được nghiên cứu trên sông Hậu từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 bằng lưới cào, có 12 đợt thu mẫu trên 3 vùng chính trên sông Hậu là  An Giang (thượng nguồn), Cần Thơ (giữa nguồn) và Sóc Trăng (hạ nguồn) nhằm theo dõi các thông số về biến động quần thể của loài này. FISAT được dùng dựa trên tầng suất chiều dài để phân tích các tham số tăng trưởng và mức chết. Kết quả cho thấy loài này xuất hiện quanh năm nhưng bị khai thác ở giai đoạn còn nhỏ, cỡ cá chủ yếu từ 0,5-22,5 cm, chiều dài tối đa mà cá có thể đạt được là L? = 44,33 cm, hệ số tăng trưởng K = 1,02/năm, tuổi cá tại thời điểm chiều dài cá bằng 0 là  t0 = 0,01 năm. Cá kích cỡ lớn hơn 25 cm phân bố ở vùng cửa sông ven biển trong khi cá có kích cỡ nhỏ hơn thì tập trung chủ yếu ở vùng thượng nguồn (An Giang) và giữa nguồn (Cần Thơ), cá kích cỡ lớn hơn 24,5 cm chỉ chiếm 1%, trong khi cá kích cỡ từ 0,5-12,5 cm chiếm 81% về số lượng, mỗi năm có 2 đợt bổ sung quần đàn nhưng thời điểm bổ sung lại không giống nhau giữa các vùng ở lần bổ sung thứ nhất, trong khi ở lần bổ sung thứ hai thì không có sự khác biệt giữa các vùng.  

ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ KÍCH CỠ CÁ BỐ MẸ CHỌN LỌC LÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

Dương Thúy Yên, Dương Nhựt Long, Trần Thúy Phượng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc theo khối lượng (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus). Cá bột của 2 nhóm cá bố mẹ G1 chọn lọc (G2-CL1 và G2-CL2) và của cá bố mẹ ban đầu (G1-0) được so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống với đàn con của cá G1 ngẫu nhiên (G2-NN) ở 2 giai đoạn ương. ở giai đoạn cá bột, cá được ương trong bể 1-m3 (3000 con/bể, 4 lần lặp lại). Thức ăn cho cá gồm loại tươi sống (luân trùng, moina, trùn chỉ) kết hợp với thức ăn viên (42% đạm). Sau 21 ngày, chiều dài cá hương ở 2 nhóm chọn lọc (2,51±0,06 cm và 2,42±0,09 cm) cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với nhóm G2-NN và G1-0 (tương ứng là 2,41±0,02cm và 2,37±0,06 cm). Tuy nhiên, khối lượng của cá G2-CL1 (0,43±0,37g) đạt cao nhất có ý nghĩa. ở giai đoạn hương lên giống, cá được ương trong giai 2 m2 (200 con/giai, 3 lần lặp lại) và cho ăn thức ăn viên. Sau 30 ngày, cá G2-CL1 tăng trưởng nhanh nhất (6,50±1,57cm và 6,29±4,77g). Tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), từ 79,8?84,9%. Vì vậy, chọn lọc cá bố mẹ vượt đàn 5% góp phần nâng cao tăng trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn bột lên giống.

XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ KẾT (MICRONEMA BLEEKERI GUNTHER, 1864) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long, Trần Ngọc Tuyền, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Trại thực nghiệm cá nước ngọt ? Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 07 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Cá kết (269 mg) được ương trong bể composite 12 lít với mật độ 2,5 con/L (30 con/bể) trong thời gian 06 tuần. Bảy nghiệm thức thức ăn có mức đạm là: 24%, 29%, 34%, 39%, 44%, 49% và 54% với cùng mức năng lượng (4,36 Kcal/g) và chất béo (10%). Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng (SGR) của cá kết tăng và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giảm khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng từ 24% đến 49%. Tuy nhiên, ở hàm lượng đạm 54% thì SGR của cá giảm và FCR tăng. Tỷ lệ sống của cá kết không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn. Nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết cỡ 269 mg là 43,2%.

ĐặC ĐIểM MÔ BệNH HọC Cá THáT LáT CòM Chitala chitala NHIễM VI KHUẩN Aeromonas hydrophila

Đặng Thụy Mai Thy, Từ Thanh Dung, Phạm Thị Kim Phượng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu biến đổi mô bệnh học ở cá thát lát còm (Chitala chitala) nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Tổng số 22 mẫu cá bệnh được thu và phân tích vi khuẩn và mô học. Kết quả phân lập được vi khuẩn Aeromonas hydrophila từ gan và thận. Mô bệnh học ở mang, gan, thận, tỳ tạng và cơ cho thấy có sự xung huyết, xuất huyết và hoại tử ở nhiều vùng mô. Mất cấu trúc và hoại tử ở các ống thận. Nhiều cụm vi khuẩn được tìm thấy trong mô mang, gan, thận và tỳ tạng. Mô da cơ bị xuất huyết và cấu trúc giữa các sợi cơ rời rạc. Mô mang có hiện tượng trương phồng dính lại của các sợi mang thứ cấp, vi khuẩn trong sợi mang sơ cấp và có hiện tượng xung huyết. Phương pháp nhuộm Giemsa cho thấy tế bào vi khuẩn rõ ràng trong các cấu trúc mô.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỨC KHỎE TÔM VÀ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ PHYTOPLANKTON TRONG CÁC AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) THÂM CANH

Dương Thị Hoàng Oanh, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Liên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu biến động quần thể phytoplankton trong các ao tôm thẻ chân trắng nhằm xác định mối tương quan giữa chúng và sức khỏe tôm nuôi. Kết quả của nghiên cứu sẽ là dữ liệu cơ bản cho việc quản lý ao nuôi và phòng bệnh cho tôm. Phytoplankton được thu từ 20 ao tôm thẻ Litopenaeus vannamei với mật độ biến động từ 25 đến 140 con/m2 ở các vùng nuôi thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 2 nhóm ao: ao tôm khỏe và ao tôm bệnh. Kết quả đã xác định được 119 loài tảo, trong đó có 87 loài thuộc ngành tảo khuê, 10 loài tảo giáp, 11 loài tảo mắt, 6 loài tảo lục và 5 loài thuộc ngành tảo lam. Tảo khuê là ngành tảo chiếm ưu thế ở tất cả các ao nuôi tôm. Mật độ tảo lam và tảo mắt cao cho thấy ao nuôi có nồng độ muối thấp và môi trường giàu dinh dưỡng. Thành phần loài tảo ở ao tôm bệnh thấp và ngược lại mật độ tảo lại cao hơn so với ao tôm khoẻ. ở các ao tôm bệnh, mật độ các ngành tảo giáp, tảo mắt,  tảo lam đều cao hơn so với ao tôm khoẻ và cao nhất là tảo lam. Trong khi đó, ở ao tôm khoẻ mật độ tảo khuê cao gấp 22 lần so với ao tôm bệnh. Không có hiện tượng nở hoa của tảo độc ở các ao tôm trong suốt quá trình nghiên cứu.

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM HỌ SQUILLIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Thường, Phạm Minh Đức
Tóm tắt | PDF
Tôm tít bao gồm các loài giáp xác biển, thuộc bộ tôm chân miệng (Stomatopoda), với đặc điểm có chân hàm 2 phát triển thành dạng chân móc để bắt mồi. Đã phát hiện hơn 450 loài thuộc 7 tổng họ và 17 họ (Ahyong, 2008). Đa số các loài tôm tít sống ở nền đáy mềm, phân bố ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. ở  vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tôm tít hiện được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các dẫn liệu nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của nhóm tôm này còn khá hạn chế. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 4 loài thuộc họ Squillidae, đó là: Erugosquilla woodmasoni (Kemp, 1911), Harpiosquilla harpax (De Haan, 1844), Miyakea nepa (Latreille, 1828) và Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911). Đa số các loài được khai thác ở thủy vực có độ sâu 8-12 m, nền đáy cát bùn. Hai loài Oratosquillina interrupta và Harpiosquilla harpax có kích thước khá lớn (24,0 cm; 19,0 cm), đây là các loài có giá trị kinh tế, triển vọng cho sản xuất giống và nghề nuôi tôm thương phẩm trong tương lai.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÁC SẢN PHẨM THUỶ PHÂN TỪ ĐẦU VÀ XƯƠNG CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER) BẰNG ENZYME LAVOURZYME

Nguyễn Thị Mỹ Hương
Tóm tắt | PDF
Đầu và xương cá chẽm được thủy phân bằng enzyme Flavourzyme. Bột thuỷ phân protein, dầu cá, bột protein không tan và bột xương cá được tạo thành từ sự thủy phân. Khối lượng và thành phần dinh dưỡng của những sản phẩm được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy bột thủy phân protein có hàm lượng protein cao (81,5%), hàm lượng lipit thấp (1,80%) và hàm lượng tro 7,40%. Bột protein không tan có hàm lượng protein 67,3%, hàm lượng lipit 16,5% và hàm lượng tro 6,90%. Bột thủy phân protein và bột protein không tan có giá trị dinh dưỡng cao với các axit amin không thay thế. Dầu cá từ đầu và xương cá chẽm giàu axit béo omega 3 (26,18%), đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Các axit béo có hàm lượng cao trong dầu cá là axit palmitic, axit oleic, axit arachidonic, DHA và EPA. Các sản phẩm được tạo ra từ sự thuỷ phân đầu và xương cá chẽm có thể được ứng dụng trong thực phẩm cho con người hoặc thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT BÉO LÊN SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816)

Trần Thị Bé, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Bùi Đạt Thạnh
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm xác định nhu cầu chất béo của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) giống được thực hiện trên cá có khối lượng trung bình 6,86 g/con. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có hàm lượng chất béo tăng dần 1,5%; 4,5%; 7,5% ; 10,5% và 13,5%; cùng hàm lượng đạm 35% và năng lượng 17,2 KJ/g. Qua 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy hàm lượng chất béo trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) đạt cao nhất ở nghiệm thức 7,5% chất béo (1,41 %/ngày) không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 10,5% chất béo và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức 0% và 25% DĐN (1,41; 1,37 và 1,39%/ ngày) và cao hơn có ý nghĩa (p

XÁC ĐỊNH NHU CẦU PROTEIN CỦA CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816) Ở HAI MỨC NĂNG LƯỢNG KHÁC NHAU

Trần Lê Cẩm Tú, Trang Tuấn Nhi, Dương Kim Loan, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở hai mức năng lượng khác nhau được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá kèo. Thí nghiệm được bố trí gồm 8 nghiệm thức thức ăn với 4 mức protein (30%, 35%, 40%, 45%) và 2 mức năng lượng (20 KJ/g và 18 KJ/g), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 3,55 g được nuôi trong bể 70 L với mật độ 14 con/bể, cùng độ mặn 10?. Sau 45 ngày nuôi, tỉ lệ sống của cá  thí nghiệm dao động từ 85,7% đến 92,9% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có hàm lượng protein và năng lượng khác nhau. Hệ số thức ăn (FCR) của cá thấp nhất (1,00) ở nghiệm thức thức ăn 35% protein - 20KJ/g và 45% - 18KJ/g. Hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 30-35% protein ? 20 KJ/g và 30% protein ? 18 KJ/g. Protein của cơ thể cá (trong khoảng 61,0 ? 64,1%) tăng theo mức tăng của hàm lượng protein của thức ăn thí nghiệm, hiện tượng này ngược lại cho hàm lượng lipid. Hàm lượng ẩm và tro trong cơ thể cá không thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein và năng lượng trong thức ăn. Nhu cầu protein và mức năng lượng thích hợp cho cá kèo giống cỡ 3,55g/con sinh trưởng là 35,4% protein ? 20 KJ/g.

ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NGUỒN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo, Trần Minh Nhứt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và sinh sản của bốn nguồn tôm ở Cà Mau, Cần Thơ, Long An và Đồng Nai làm cơ sở cho việc chọn nguồn tôm gia hóa phục vụ sản xuất giống nhân tạo. Mỗi nguồn tôm được chọn 30 cặp, có khối lượng trung bình từ 6,7 ? 10,3 g/con (tôm đực và tôm cái) và được nuôi vỗ tại Trung tâm giống Thủy sản Đồng Tháp. Mỗi cặp tôm được nuôi riêng trong giai lưới (1 x 1 x 1,5 m) được đặt trong 1 ao ở độ sâu 1 m, diện tích ao 3.000 m2 và thời gian nuôi là 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường trong ao thích hợp cho nuôi vỗ thành thục tôm càng xanh. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của tôm Đồng Nai đạt cao nhất (0,25g/ngày đối với tôm đực và  0,22g/ngày đối với tôm cái), trong đó DWG của tôm cái khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN CHIỀU DÀI TRỌNG LƯỢNG CÁ BỐNG CÁT TỐI, GLOSSOGOBIUS GIURIS, Ở SÓC TRĂNG

Đinh Minh Quang, Lý Văn Trọng
Tóm tắt | PDF
Cá bống cát tối (Glossogobius giuris) là loài cá bống thuộc họ Gobiidae, phân  bố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là khu vực ven biển Sóc Trăng, và là loài có giá trị kinh tế khá cao. Nghiên cứu mối tương quan chiều dài và trọng lượng và hệ số tăng trưởng (b) của loài này được thực hiện ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014. Kết quả thu được 325 mẫu cá bằng lưới đáy ở sông Cồn Tròn ? Cù Lao Dung. Giới tính của loài này được phân biệt dựa vào hình thái ngoài của gai sinh dục. Chiều dài tổng (cm) và cân trọng lượng cơ thể (g) của cá được xác định để làm cơ sở phân tích tương quan chiều dài, trọng lượng và xác định giá trị của hệ số tăng trưởng. Kết quả cho thấy tỉ lệ giới tính của loài này tương đương 1:1. Sự tăng trưởng của loài Glossogobius giuris ở khu vực nghiên cứu thuộc nhóm trăng trưởng đồng bộ  . Giá trị này không khác nhau ở hai giới, trong khi đó, giá trị này ở mùa mưa lớn hơn mùa khô khá nhiều. 

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ BẰNG ACID ACETIC VÀ NƯỚC NÓNG ĐẾN ESCHERICHIA COLI VÀ VI KHUẨN TỔNG SỐ TRÊN FILET CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS)

Lê Nguyễn Đoan Duy, Nguyễn Công Hà
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của acid acetic kết hợp hoặc không kết hợp nước nóng để làm sạch filet cá tra (Pangasius hypophthalamus). Xử lý nước nóng ở 75oC trong 15 giây kết hợp acid acetic ở nồng độ 2% trong thời gian 120 giây cho thấy có hiệu quả nhất dùng để diệt E. coli được gây nhiễm vào filet cá tra cũng như vi khuẩn tổng số của filet cá tra. Sự kết hợp giữa hai phương pháp xử lý cho kết quả vượt trội hơn việc xử lý riêng rẽ. Ngay sau khi xử lý kết hợp, mật số E. coli giảm đến 3,05 log cfu/g so với mẫu đối chứng. Đặc biệt sau 7 ngày bảo quản ở 4oC, mật số E. coli giảm đến 3,65 log cfu/g so với mẫu đối chứng. Tương tự, ngay sau khi xử lý kết hợp, mật số vi khuẩn tổng số giảm đến 4,55 log cfu/g và sau 7 ngày bảo quản ở 4oC, mật số vi khuẩn tổng số giảm đến 5,65 log cfu/g so với mẫu đối chứng. Từ kết quả này, có thể đề nghị việc sử dụng ngâm nước nóng kết hợp với acid lactic để giảm hàm lượng vi  khuẩn E. coli và vi khuẩn tổng số nhiễm trên filet cá tra để đảm bảo tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt cho việc xuất khẩu sản phẩm này.

THỬ NGHIỆM ĐỰC HÓA CÁ BẢY MÀU POECILIA RETICULATA BẰNG SPIRONOLACTON VÀ NHẬN BIẾT CÁ ĐỰC XX

Võ Ngô Thị Lưu Ngọc Giàu, Nguyễn Tường Anh
Tóm tắt | PDF
Quần thể cá con của từng cá Bảy màu mẹ (nuôi riêng) được đực hóa bằng cách cho cá mẹ thức ăn trộn spironolacton (SP) 5 ? 14 ngày trước khi đẻ hoặc ngâm chúng ngay sau khi được sinh ra trong nước có pha SP. Hàm lượng SP là 500 và 700 mg/kg thức ăn gồm (1). bột cá hoặc tôm xay nhuyễn, (2) cám gạo hoặc bột mì và 3. lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 5g, 15g và một lòng đỏ. Nồng độ SP ở thí nghiệm ngâm trong 2 giờ là 8 và 10 mg/l. Việc kiểm tra giới tính được thực hiện ở ngày tuổi 90. Những cá có chân sinh dục (gonopodium) và những đặc điểm sinh dục đực thứ cấp khác được coi là cá đực, những cá thiếu các đặc điểm nói trên được tính là cá cái. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống là 81,58 ± 3,60 ữ 88,78 ± 2,68% , sự khác biệt so với đối chứng và những cá được xử lý bằng methyltestosteron (MT) trong các nghiệm thức cho ăn, hàm lượng MT bằng 325 và 350 mg/kg, còn trong các thí nghiệm ngâm, nồng độ MT bằng 8 và 10 mg/l là không có ý nghĩa. Tỷ lệ đực hóa bằng 64,25 ữ 71,00 %. Hiệu suất đực hóa bằng 66,55 ữ 73,27 %. Vấn đề nhận biết những cá đực mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XX được thảo luận.

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO TUYẾN NỌC ĐỘC VÀ MÔ HÌNH HÓA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN 3D BẬC 3 CỦA PROTEIN ĐỘC TỐ LOÀI ỐC CỐI CONUS TESSULATUS

Nguyễn Thị Anh Thư, Phan Dũng, Đặng Thúy Bình
Tóm tắt | PDF
Đặc điểm hình thái, giải phâ?u tuyến độc tố, cấu trúc răng kitin, trình tự amino acid (a.a) và cấu trúc không gian bậc 3 của protein độc tố ốc cối Conus tessulatus (loài ăn giun biển) thu tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa được tiến hành trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy loài C. tessulatus có túi độc màu trắng sữa hình lưỡi liềm, ống dẫn độc màu vàng nhạt, túi răng kitin màu cam hơi đỏ, răng kitin có cấu trúc mềm và kích thước nhỏ, có đường răng cưa, có 1 ngạnh. Kết quả giải trình tự gen độc tố ?-conotoxin được dùng để xây dựng trình tự a.a suy diễn của protein độc tố loài C. tessulatus. Dựa trên trình tự a.a thu được, khung cystenin (CC-C-C) đặc trưng cho ?-conotoxin được xác định và cấu trúc không gian 3D bậc 3 của protein độc tố được mô hình hóa nhằm tìm hiểu chức năng của ?-conotoxin C. tessulatus dựa trên các protein tương đồng đã biết trong cơ sở dữ liệu. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu protein phục vụ cho ứng dụng trong quá trình sản xuất thuốc điều trị bệnh liên quan đến thần kinh.

NGHIÊN CỨU NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH BIOFLOC VỚI MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng- Trường Đại học Tây Đô, từ tháng 3-4/2013, nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc. Thí nghiệm được thực trên 36 bể nhựa có thể tích 60L/bể với mức nước nuôi là 50L, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo 2 nhân tố với 3 nghiệm thức mật độ (100 con/m3, 300 con/m3, 500 con/m3), 4 nghiệm thức độ mặn (5?, 10?, 15?, 20?) với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi mật độ nuôi tăng lên thì vật chất trong môi trường tăng theo như TSS, TAN, NO2-, lượng biofloc và năng suất tôm nuôi, nhưng làm pH, kích cỡ hạt biofloc tỷ lệ sống giảm. Khi độ mặn tăng làm gia tăng hàm lượng TSS và giảm sự đa dạng phong phú vi sinh vật. Qua phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc ở độ mặn 15? với mật độ từ 100-300 con/m3 cho kết quả tốt nhất, với tỷ lệ sống đạt 79,1-100%.

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ MẦM BỆNH TRÊN CÁ CHÌNH BÔNG (ANGUILLA MARMORATA) NUÔI TRONG BỂ

Từ Thanh Dung, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh
Tóm tắt | PDF
Xác định một số mầm bệnh trên cá chình bông (Anguilla marmorata) nuôi trong bể được thực hiện nhằm kiểm tra nguyên nhân gây ra bệnh trên cá chình bông nuôi trong bể, tạo cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe cá chình tốt hơn. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách thu ngẫu nhiên cá chình bệnh và cá chình khỏe với số lượng mẫu từ 4-5 con/bể và thu mẫu nước trong 12 bể. Mẫu nước được thu để xác định vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước bể nuôi. Mẫu cá chình được thu để xác định mầm bệnh, định danh vi khuẩn, ký sinh trùng trên cá chình nuôi trong bể và thực hiện kháng sinh đồ các chủng vi khuẩn phân lập được. Kết quả mật độ vi khuẩn tổng cộng trong bể nuôi cá chình dao động trong khoảng 0,024-0,391x106 CFU/ml. Định danh 20 chủng còn lại thuộc giống vi khuẩn Aeromonas spp, các chủng vi khuẩn kháng hoàn toàn 4 loại thuốc kháng sinh: ampicillin và amoxycillin/clavulanic acid, cephalexin, flumequine; nhạy tương đối cao với florfenicol (75%), ciprofloxacin (70%), cefotaxime (70%), tetracycline (65%). Có 2 nhóm ký sinh trùng là Trichodina và Dactylogyrus xuất hiện trên cá chình nuôi.

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN SÔNG HẬU - ĐOẠN THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ

Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Ngọc Út, Diệp Ngọc Gái, Huỳnh Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu xác định tính đa dạng thành phần loài động vật nổi phân bố trên sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình quan trắc sinh học trên sông Hậu. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2013 đến 5/2014 với 2 đợt thu mẫu bao gồm 4 điểm trên sông chính và 5 điểm trên sông nhánh. Tổng cộng đã xác định được 97 loài động vật nổi, trong đó Rotifera có số loài phong phú nhất 45 loài (47%), kế đến là Cladocera với 16 loài (17%), Copepoda và Protozoa có 14 loài (14%), các nhóm động vật nổi còn lại có 8 loài (8%). Mật độ động vật nổi ở sông chính và sông nhánh biến động lần lượt từ 8.071-36.289 cá thể/m3 và 4.687-33.067 cá thể/m3. Chỉ số tương đồng ghi nhận được khá cao và biến động từ 0,63-0,71. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H?) biến động từ 1,83-3,0 cho thấy chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu ở mức từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm trung bình.

ĐỰC HÓA CÁ RÔ PHI OREOCHROMIS NILOTICUS BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM TRONG NƯỚC PHA SPIRONOLACTON

Nguyễn Tường Anh
Tóm tắt | PDF
Để kiểm tra hiệu ứng đực hóa nghịch lý ở cá (Howell et al., 1994) của spironolacton (SP) thí nghiệm ngâm cá Rô phi 7 ngày tuổi sau khi nở trong nước pha SP ở các nồng độ 2,5, 5,0 và 12,5 mg/l trong 2 giờ trong túi có bơm oxy. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống ở 28 ngày tuổi bằng 94,7 ± 2,05 ữ 97,7 ± 1,50% sự khác biệt so với đối chứng và phương pháp tương tự với 17?-methyltestosteron (MT) là không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đực và hiệu suất đực hóa của các quần thể cá thí nghiệm bằng lần lượt là 63,30 ± 3,30 ữ 82,20 ± 1,90 % và 59,60 ± 4,10 ữ 80,30 ± 3,10 % . SP, một chất đối kháng của aldosteron, trên người là thuốc điều trị cao huyết áp có tác dụng phụ (kể cả trên động vật có vú) là kháng androgen hay cái hóa, nhưng trên cá rô phi có hiệu ứng đực hóa rõ ràng.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ CHÀNH DỤC (CHANNA GACHUA) PHÂN BỐ Ở TỈNH HẬU GIANG

Hồ Mỹ Hạnh, Bùi Minh Tâm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá chành dục (Channa gachua) được thực hiện phân tích trên 117 mẫu cá chành dục thu từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2013. Các kết quả cho thấy, quá trình phát triển của tuyến sinh dục cá chành dục trải qua 6 giai đoạn với các đặc điểm cấu trúc mô học khác nhau. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chành dục trung bình là 1.709,52±886,01 trứng/cá thể. Mức độ tương quan giữa sức sinh sản với khối lượng và chiều dài thân cá khá cao theo tỷ lệ thuận, giá trị của hệ số tương quan R2 lần lượt là 0,8771 và 0,8484. Độ béo Fulton biến động trong khoảng từ 1,65- 1,96%; độ béo Clark trong khoảng 1,49-1,87%, nhân tố điều kiện (CF) cũng biến động từ 0,009-0,012. Giá trị độ béo Fulton và Clark gia tăng cao nhất từ tháng 2-5, đến tháng 8 thì bắt đầu giảm thấp nhất (1,65% và 1,49%). Nhân tố điều kiện đạt cao nhất từ tháng 2-9, tháng 10 giảm thấp nhất (0,009). Kết quả cho thấy, hệ số thành thục (GSI) tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 (2,22-2,61%) và đạt giá trị cao nhất ở tháng 7 (2,61%) và thấp nhất là tháng 3 (0,53%). Như vậy, trong khoảng thời gian khảo sát của đề tài, cho thấy ở các thủy vực tự nhiên cá chành dục thành thục sinh dục cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6-10.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LEO (WALLAGO ATTU)

Lam Mỹ Lan, Từ Ngọc Thảo, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định độ mặn thích hợp cho tăng trưởng của cá leo (Wallago attu). Cá leo giống 30 ngày tuổi (5.35 ± 0.93 g; 11.03 ± 0.25 cm) được xác định ngưỡng độ mặn bằng cách nâng dần độ mặn lên 1? sau 30 phút. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu của cá được tiến hành với 6 nghiệm thức: đối chứng, 3?, 6?, 9?, 12?, 15? trong thời gian 14 ngày. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn (0?, 3?, 6?, 9?, 12?) lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá leo được thực hiện trong 6 tuần. Kết quả ngưỡng độ mặn của cá leo 30 ngày tuổi là 18?. áp suất thẩm thấu, nồng độ ion Na+ và ion K+ trong huyết tương cá leo tương đối ổn định ở môi trường nước có độ mặn từ 0 - 9?.  Điểm đẳng áp của cá leo là ở độ mặn 9? (286,5 ± 21,4 mOsm/kg) tương đương áp suất thẩm thấu môi trường nước 262,3 mOsm/kg. Tăng trưởng của cá leo cao nhất ở nghiệm thức 0? (7,17 g/con) và tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 3? thấp nhất ở nghiệm thức 9? . Có thể nuôi cá leo ở các thủy vực nước có độ mặn thấp (3 - 6?) và ở nước có nồng độ muối 3? cá tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao.

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÁNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 ? 3 năm 2012 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 93 hộ nuôi tôm sú ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt về tổng diện tích trang trại ở 3 tỉnh. Tuy nhiên có sự khác biệt về diện tích trung bình ao nuôi ở 3 tỉnh, thấp nhất ở Bạc Liêu với 0,30 ha/ao và cao nhất ở Sóc Trăng 0,41 ha/ao. Độ sâu mực nước ao nuôi ở Sóc Trăng là thấp nhất chỉ 1,30 m, sâu nhất với 1,54 m ở Cà Mau, ở Bạc Liêu là 1,40 m. Mật độ thả nuôi cao nhất ở Cà Mau với 24,87 con/m2, Sóc Trăng là 23,33 con/m2, và thấp nhất là Bạc Liêu chỉ 17,68 con/m2. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở các hộ nuôi tôm ở Cà Mau là thấp nhất với FCR là 1,45, không khác biệt ở Sóc Trăng là 1,51 nhưng khác biệt so với Bạc Liêu là 1,62 (p < 0,05). Năng suất tôm nuôi thấp nhất ở Sóc Trăng với 2,43 tấn/ha/vụ, ở Bạc Liêu là 4,12 tấn/ha/vụ, cao nhất ở Cà Mau với 4,87 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí và lợi nhuận bình quân thấp nhất ở Sóc Trăng với 206,01 triệu đ/ha/vụ và 134,98 triệu đ/ha/vụ, Bạc Liêu với 334,27 triệu đ/ha/vụ và 289,06 triệu đ/ha/vu và Cà Mau là 340,58 triệu đ/ha/vụ và 392,89 triệu đ/ha/vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và lợi nhuận mô hình cũng được đề cập trong nghiên cứu này.

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG QUẦN ĐÀN CỦA CÁ LAU KÍNH (PTERYGOPLICHTHYS SPP.) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Vàng, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 ở Thành phố Cần Thơ nhằm xác định thành phần loài và biến động quần đàn cá lau kính trong khu vực nghiên cứu. Các tham số quần đàn được xác định dựa vào việc phân tích số liệu tần suất chiều dài với sự hỗ trợ của phần mềm FiSAT II. Kết quả đã định danh được 2 loài cá lau kính là Pterygoplichthys disjunctivus và Pterygoplichthys pardalis. Các tham số quần đàn của cá lau kính P. disjunctivus cũng được xác định dựa vào số liệu tần suất chiều dài là L? = 45 (cm), K = 0.89/ năm, t0 = 0.20/ năm; hệ số chết tổng Z = 1.86/năm, hệ số chết tự nhiên M= 1.49/năm, hệ số chết do khai thác F = 0.37/năm; cá bổ sung vào quần đàn 2 lần trong năm và các lần bổ sung cách nhau 5 tháng. Kết quả cho thấy đàn cá ít bị khai thác và hệ số chết tự nhiên cao.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THƯƠNG PHẨM Ở CÁC KHU VỰC NUÔI KHÁC NHAU

Trần Minh Phú, Nguyễn Lê Anh Đào, Trần Thủy Tiên, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Đề tài đánh giá chất lượng cá tra thương phẩm ở các khu vực nuôi khác nhau được thực hiện bằng cách thu mẫu cá tra (0,8-1 kg, 10 con) tại 9 ao nuôi ở Cần Thơ chia làm ba khu vực nuôi: 3 ao nuôi có vị trí tại cồn giữa sông thuận tiện nguồn nước cấp (khu vực I), 3 ao nuôi có vị trí tại sông kênh nhỏ (khu vực II) và 3 ao nuôi có vị trí trong kênh nội đồng, xa nguồn nước sông lớn (khu vực III). Cá sau khi được bắt lên từ ao nuôi sẽ bị giết, cắt tiết, phi lê và đánh giá màu sắc miếng phi lê, tỷ lệ phi lê. Tất cả các miếng phi lê của cá sau đó được chuyển lạnh về phòng thí nghiệm xay nhuyễn, sấy lạnh và trữ lạnh nhằm phân tích thành phần sinh hóa cá như chất đạm, béo, tro, độ ẩm và acid amin. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ tại khu vực I là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khu vực nuôi II và khu vực nuôi III. Khu vực nuôi II có tỷ lệ màu trắng của thịt cá phi lê là cao nhất (93,3%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khu vực nuôi III (53,3%). Tỷ lệ phi lê ở các khu vực nuôi khác nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê và dao động từ 2,14 đến 2,17. Kết quả phân tích hồi quy tương quan cho thấy không có sự tương quan giữa tính chất đất và màu sắc thịt cá nuôi (R2=0,074; p=0,479). Thành phần hóa học như đạm, béo, khoáng và độ ẩm của phi lê cá tra ở các khu vực nuôi khác nhau thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

DNA BARCODING MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vũ Đặng Hạ Quyên, Đặng Thúy Bình, Trương Thị Oanh, Thái Thị Lan Phương
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là một vùng đất trù phú nhờ phù sa bồi đắp từ dòng chảy của sông Mekong, đồng thời rất đa dạng về các loài cá. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào phân loại một số loài cá nước ngọt ở khu vực này. Dựa vào đặc điểm hình thái, nghiên cứu phát hiện được 22 loài cá thuộc 17 giống, 15 họ, 8 bộ. Sử dụng trình tự gen 16S rRNA của DNA ty thể để kiểm chứng phân loại dựa vào hình thái và xây dựng mối quan hệ phát sinh chủng loại của các loài cá nghiên cứu. Cây phân loại cho thấy sự đồng dạng của các giống cá nghiên cứu, tuy nhiên, có sự khác biệt trình tự gen 16S giữa các loài trong nghiên cứu hiện tại và loài tương tự trên Genbank. Dữ liệu này có thể được sử dụng như nguồn dữ liệu đầu vào cho các nghiên cứu đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ LÊN KẾT QUẢ ẤP TRỨNG ỐC ĐĨA (NERITA BALTEATA REEVE, 1855)

Phùng Thế Trung, Vũ Trọng Đại, Ngô Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
ốc đĩa (Nerita balteata) là đối tượng nuôi thủy sản tiềm năng nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất giống đại trà. Nghiên cứu về quá trình phát triển phôi của ốc đĩa được tiến hành nhằm xác định điều kiện ấp trứng và ương nuôi ấu trùng hiệu quả hơn. Ngoài việc theo dõi quá trình phát triển phôi và ấu trùng, đã có 2 thí nghiệm được tiến hành, với 3 nghiệm thức và 6 lần lặp lại cho mỗi thí nghiệm. Kết quả cho thấy, quá trình phát triển phôi của ốc đĩa tương đối dài. Trứng sau khi thụ tinh trải qua các giai đoạn phân chia đến ấu trùng trochophora mất từ 25-40 ngày, veliger mất 50-70 ngày, spat 70-90 ngày và đạt giai đoạn ốc con sau 100-120 ngày. Độ mặn 25? phù hợp nhất với quá trình ấp trứng, cho tỷ lệ nở đạt 80,6 ± 2,30% và tỷ lệ ấu trùng dị hình thấp nhất (3,6 ± 0,25%). Mật độ ấp thích hợp nhất là 5 bọc trứng/lít cho tỷ lệ nở đạt 75,1 ± 0,53% và tỷ lệ dị hình thấp nhất(3,4 ± 0,25%).

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG GIỮA AO NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Võ Nam Sơn, Nguyễn Thanh Phương, Trương Tấn Nguyên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước ở hai mô hình nuôi tôm sú (3 ao) và tôm thẻ chân trắng (TTCT) 3 ao. Nhật ký ao nuôi của tôm được chọn thu thập số liệu về đặc điểm kỹ thuật của nuôi tôm sú và TTCT. Mẫu nước, bùn, tôm thu hoạch và thức ăn trong mô hình nuôi tôm sú và TTCT được thu và phân tích đặc điểm chất lượng nước, bùn đáy ao và tổng đạm, tổng lân trong mẫu thức ăn và mẫu tôm thu hoạch. Kết quả điều tra cho thấy, mật độ thả giống và năng suất của ao tôm sú (26,47 con/m2, 6,63 tấn/ha/vụ) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ao nuôi TTCT (80,67 con/m2, 12,90 tấn/ha/vụ; p0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của mô hình nuôi TTCT thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình nuôi tôm sú (p0,05) so với mô hình nuôi tôm sú (11,15±1,01%).

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CÁ BỐNG DỪA (OXYELEOTRIS UROPHTHALMUS) PHÂN BỐ DỌC THEO SÔNG HẬU

Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định, Nguyễn Thị Kim Liên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013. Mẫu cá bống dừa được thu thập tại 2 khu vực ven sông Hậu (Cần Thơ và Sóc Trăng). Kết quả đã cho thấy cá bống dừa (O. urophthalmus) là loài cá có miệng cận trên, to và co duỗi được; răng hàm mịn và nhọn; thực quản ngắn; dạ dày và ruột ngắn, có dạng hình chữ Y, có vách dày và nhiều nếp gấp ở mặt trong. Cá bống dừa là loại cá ăn tạp thiên về động vật (RLG

NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ THÀNH THỤC & KÍCH THÍCH CÁ HEO (BOTIA MODESTA BLEEKER, 1865) SINH SẢN

Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Sử, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Hiệu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu cho thấy, trong quá trình nuôi vỗ, việc sử dụng thức ăn là tép; cá tạp hay cá tạp kết hợp với thức ăn viên cho ăn, cá hoàn toàn thành thục sinh dục và tốt nhất là tép, đạt tỉ lệ 38,9 % ở tháng 4 và 67,8 % vào tháng 5. Sức sinh sản tuyệt đối của cá đạt 3.773 ± 426 trứng/cá. Hệ số thành thục sinh dục của cá heo thấp, cao nhất đạt 3,26 ± 1,40. Trong sinh sản, sử dụng đơn thuần não thùy hay HCG với một liều kích thích ở mức 3, 5, 7 mg não thùy/kg cá cái và HCG với 1.500, 2.000, 2.500 UI/kg cá cái, cá không rụng trứng. Kích thích cá heo sinh sản bằng LHRH-a + Dom ở liều 150 àg/kg + 5 mg Dom cho cá rụng trứng đạt tỷ lệ 100%. Thời gian hiệu ứng là 6 giờ 15 phút, tỷ lệ nở dao động từ 73 - 83%. Sử dụng kết hợp giữa não thùy ở mức 2 mg não thùy + 100 ?g LHRH-a + 5 mg DOM/kg cá cái, kích thích cá rụng trứng. Thời gian hiệu ứng 8 ± 0,8 giờ, tỷ lệ rụng trứng đạt 80 %, tỷ lệ thụ tinh đạt 64,3 ± 22,8%, tỷ lệ nở đạt 75,9 ± 12,7%. Điều kiện nhiệt độ nước từ 26 ? 27 0C, trứng cá heo nở sau 17 giờ 50 phút. Trong hoạt động sản xuất con giống cá heo cung cấp cho người dân ương nuôi, sử dụng LHRH-a + Dom ở liều 150 àg + 5 mg Dom/kg cá cái, mang lại hiệu quả.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ TRÁO MẮT TO SELAR CRUMENOPHTHAMUS PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU

Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Võ Thành Toàn
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu ?Đặc điểm sinh học sinh sản của cá tráo mắt to (Selar crumenophthamus) phân bố ở vùng biển Sóc Trăng, Bạc Liêu? đã được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao động từ 0,00979- 0,01082. CF cao nhất vào tháng 5 và tháng 11, CF thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 và tháng 8. Hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 05 (cá cái 3,81496%; đực 2,86073%) và tháng 11 (cá cái 3,33559%; đực 2,70522%), GSI thấp nhất vào tháng 02, tháng 03 (cái: 2,12915%, đực: 1,88825%). Tỷ lệ thành thục của cá cái và cá đực tăng cao nhất tháng 5 và tháng 11. Điều đó cho thấy mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá tráo mắt to phân bố vùng biển Sóc Trăng, Bạc Liêu tập trung chủ yếu vào tháng 05 và tháng 11 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tráo mắt to dao động từ 14.571 đến 128.278 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá là 310 trứng/g cá cái với khối lượng thân 69,01-296,91 g/cá thể. Quan hệ giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối của cá rất chặt chẽ theo phương trình hồi quy: F=33,44W1,4378(R2=0,9844) với khối lượng thân dao động 69,01-296,91 g/cá thể.

HIỆN TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH TRÊN HAI LOÀI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ AEROMONAS HYDROPHILA GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quách Văn Cao Thi, Từ Thanh Dung, Đặng Phạm Hòa Hiệp
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng kháng thuốc của 60 dòng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila. Tất cả các dòng vi khuẩn trong nghiên cứu này được phân lập từ cá tra bệnh từ ao nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1/2013 đến 3/2014. Nghiên cứu thực hiện kháng sinh đồ với 15 loại kháng sinh bằng phương pháp đĩa khuếch tán. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy đa số các dòng vi khuẩn E. ictaluri nhạy cao với kháng sinh ampicillin và amoxicillin; kháng cao với các kháng sinh tetracyclin, enrofloxacin, streptomycin và kháng sinh nhóm fenicol; kháng hoàn toàn với trimethoprim/sunfamethoxazol. Trái lại, vi khuẩn A. hydrophila nhạy cao với các kháng sinh doxycyclin, cefotaxim và ciprofloxacin; kháng cao với các kháng sinh tetracyclin, florfenicol và kháng hoàn toàn với kháng sinh nhóm penicillin, cefalexin và trimethoprim/sunfamethoxazol. Đặc biệt, toàn bộ 60 dòng vi khuẩn nghiên cứu đều thể hiện sự đa kháng thuốc. Ngoài ra, tetracyclin và florfenicol cũng được xác định nồng độ ức chế tối thiểu bằng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng.

GIẢI PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA

Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, yêu cầu ngày càng cao về an toàn vệ sinh  thực phẩm (ATVSTP) đối với các sản phẩm thủy sản và việc tăng cường truy xuất nguồn gốc đang đặt ra nhiều thách thức đối với hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra. Để có thể thâm nhập thị trường và phát triển một cách bền vững cho việc nuôi cá tra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm phát huy tối đa lợi thế của vùng đối với loài cá có giá trị xuất khẩu này, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và kim ngạch xuất khẩu, việc tìm ra những giải pháp cho phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững trong thời gian sắp tới là vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ ở khu vực ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu đã tìm hiểu được những vấn đề khó khăn liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra và đề xuất các giải pháp cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững.

KHả NăNG HấP THụ TAN (TOTAL AMMONIA NITROGEN) CủA YUCCA TRONG MÔI TRƯờNG NƯớC NGọT

Hứa Thị Chúc, Trương Quốc Phú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ?Khả năng hấp thụ ammonia của yucca trong môi trường nước ngọt? nhằm xác định  khả năng hấp thụ TAN ( Total Ammonia Nitrogen ) của yucca ở các nồng độ xử lý 0 mg/L, 0,25 mg/L, 0,5 mg/L và 1 mg/L trong môi trường nước ngọt. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 được thực hiện trong bể 60 lít, không thả cá trong 12 giờ. Thí nghiệm 2 được tiến hành trong bể 500 lít trong 60 ngày. Cá rô phi (Oreochromis niloticus) cỡ 3-5 g được thả với mật độ 100 con/bể. Yucca được xử lý định kỳ 14 ngày/lần. Hàm lượng TAN được đo trước và sau 6, 9 và 12 giờ xử lý yucca. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy yucca có hiệu quả hấp thụ TAN trong môi trường nước ngọt, mỗi gam yucca có khả năng hấp thụ lần lượt 0,415, 0,545 và 0,527 g TAN tại các thời gian xử lý 6, 9 và 12 giờ.

ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN CHIẾT KHÁC NHAU ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI PROTEIN TỪ CƠ THỊT ĐỎ CÁ NGỪ

Phạm Thị Hiền, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo
Tóm tắt | PDF
Protein có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống của con người và sinh vật. Cơ thịt đỏ cá ngừ chứa lượng lớn protein có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cơ thịt đỏ cá ngừ này còn chứa histamin, lipid... mà một vài quá trình công nghệ sản xuất surimi, chả cá không loại bỏ được. Bài báo nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chiết protein từ cơ thịt đỏ cá ngừ bằng phương pháp điều chỉnh pH và chỉ ra điều kiện hữu ích để tách chiết protein từ cơ thịt đỏ cá ngừ. Kết quả cho thấy, dung môi chiết có pH = 12; 13, thời gian hòa tan là 1h, với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết là 1/10 và nhiệt độ 30oC, lượng protein thu được là lớn nhất. Tuy nhiên, dung môi chiết có pH =13, thời gian hòa tan là 60 phút, nhiệt độ 30oC, với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết là 1/10 được chọn để chiết protein từ cơ thịt đỏ cá ngừ.

SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI GIỮA HAI DÒNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS, BLOCH, 1792), GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

Hà Huy Tùng, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô lai giữa hai dòng cá bố mẹ: dòng cá tự nhiên thu ở Cà Mau (CM) và cá rô đầu vuông (ĐV) thu ở Hậu Giang. Bốn nhóm cá bột gồm 2 con lai (CMxĐV và ĐVxCM), và 2 dòng cá bố mẹ (CM và ĐV) được ương trong hai thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong thí nghiệm 1, ương từ cá bột đến 14 ngày, cá được bố trí trong 12 bể (200 L) với mât độ 425 cá thể/bể và được cho ăn thức ăn tươi sống (luân trùng, trứng nước và trùn chỉ) kết hợp với thức ăn công nghiệp (bắt đầu từ ngày thứ 10 sau khi bố trí). ở thí nghiệm 2, tương ứng với giai đoạn ương từ 15 đến 55 ngày, cá được bố trí 140 cá thể/bể 200L với 4 lần lặp lại. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 42% đạm. Sau 14 ngày, chiều dài của cá CM và con lai CMxĐV (tương ứng 19,5 và 19,3 mm ) lớn hơn và tỉ lệ sống (tương ứng 64,7 và 81,9%) cao hơn nhưng không có ý nghĩa (p>0,05)so với cá ĐV và con lai ĐVxCM (chiều dài:17,2 và 17,9 mm; tỉ lệ sống:52,1 và 52,9%). Sau 55 ngày, sinh trưởng và tỉ lệ sống của hai con lai tương đương với 2 dòng cá bố mẹ (p>0,05). Khối lượng và chiều dài của 4 nhóm cá dao động từ 1,51 ? 1,94 g và 40,2 ? 45,4 mm. Tỉ lệ sống của cá đạt từ 40,8 ? 61,9%. Như vậy, ở giai đoạn cá bột lên giống, tăng trưởng và tỉ lệ sống của hai con lai cá rô tương đương với hai dòng cá bố mẹ.

ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Bùi Văn Mướp, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
ở Việt Nam, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long mà nhiều nhất là nuôi trong ao, ruộng lúa, mương vườn kể cả ở vùng bị nhiễm phèn nhẹ; và là đối tượng tiềm năng của nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra khả năng chịu đựng pH cao và pH thấp của tôm, sự thay đổi áp suất thẩm thấu (ASTT) và hàm lượng glucose trong máu, chu kỳ lột xác, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở giá trị pH khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chịu đựng pH cao của tôm là 11 và pH thấp là 3. Các chỉ tiêu sinh lý như ASTT trong khoảng 373 mOsm/kg đến 430 mOsm/kg; hàm lượng glucose trong máu tăng cao nhất ở nghiệm thức pH=5,5 (12,1-31,6 mg/100 mL) và pH=6,0 (8,43-29,1 mg/100 mL). Tăng trưởng khối lượng sau 70 ngày nuôi cao nhất ở pH=8,0 là 15,2±0,05 g/con, tăng trưởng theo ngày (DWG) là 0,08±0,00 mg/ngày. Chu kỳ lột xác của tôm sau 70 ngày nuôi ổn định ở pH=7,0 và 8,0 là 12 ngày. Tỷ lệ sống của tôm ở pH=8,0 là 100%. Kết quả nghiên cứu khẳng định khoảng pH thích hợp trong nuôi tôm càng xanh là từ 7,0?9,0 và tối ưu nhất là pH=8,0. Các giá trị pH nằm ngoài giới hạn này có ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm càng xanh.

ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC, SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) NUÔI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

Cao Văn Thích, Trương Quốc Phú, Phạm Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng mật độ nuôi đến chất lượng nước, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Lóc (Channa striata) được thực hiện trong hệ thống lọc tuần hoàn. Cá thí nghiệm (6,80 0,02 g/con) được thả nuôi ở 5 mật độ khác nhau là 10, 20, 30, 40, 50 con/100L. Thức ăn dùng trong thí nghiệm ở giai đoạn 3 tuần đầu là thức ăn viên chứa 45% protein, những tuần kế tiếp là thức ăn 40% protein. Thí nghiệm được thực hiện trong 11 tuần. Kết quả trong thời gian thí nghiệm, pH của các nghiệm thức dao động từ 6,4 ? 7,35 và có khuynh hướng giảm dần theo thời gian nuôi. Các chỉ tiêu TAN, NO3-, NO2- có khuynh hướng tăng dần theo thời gian nuôi. ở thời điểm thu hoạch, TAN của nghiệm thức 40 và 50 con/100L đạt mức cao nhất (5,74 và 5,72 mg/L), khác biệt này có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (p0,05). Chênh lệch hàm lượng NO2- giữa các nghiệm thức ở thời điểm thu hoạch không đáng kể, dao động từ 0,05 ? 0,07 mg/L. Nghiệm thức nuôi mật độ 40 con/100L cho kết quả tăng trưởng tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá nuôi ở mật độ 40 con/100L cho kết quả thấp nhất (1,05) so với các nghiệm thức còn lại và sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG MÔ HÌNH TÔM SÚ-LÚA LUÂN CANH Ở HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Nguyễn Minh Nhựt Quang, Vũ Ngọc Út, Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Chất lượng nước trong mô hình tôm lúa luân canh ở Tân Phú Đông, Tiền Giang đã được nghiên cứu từ tháng 12/2012 đến tháng 10/2013 tại xã Phú Tân. Việc thu mẫu đã được thực hiện tại 3 ruộng thí nghiệm và 3 vị trí trên kênh cấp, với 3 đợt thu mẫu trong vụ trồng lúa và 5 đợt thu mẫu trong vụ nuôi tôm. Diện tích các ruộng này dao động từ 0,4-3 ha. Kết quả thấy rằng COD, TP trong nước, TN và TP trong bùn ở kênh có hàm lượng khá cao, vượt mức giới hạn cho phép. Chất lượng nước giữa kênh và ruộng giữa mùa khô và mùa mưa khác biệt không đáng kể trong khu vực tôm - lúa.

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (PILA POLITA) GIỐNG

Lê Văn Bình, Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và với các mật độ: 300, 600, 900, 1200 con/m2. ốc được cho ăn thức ăn công nghiệp (18% đạm), khối lượng và chiều cao ban đầu của ốc giống là 0,03 g và 4,25 mm. Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống ở mật độ 300 con/m2 (97,1%) cao hơn so với mật độ 600 con/m2 (90,1%), mật độ 900 con/m2 (85,4%) và mật độ 1200 con/m2 (83,4%) khác biệt có ý nghĩa (p

PHÂN LẬP VI TẢO DUNALIELLA SALINA NT6 TẠI KHÁNH HÒA VÀ NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG VÀ TỔNG HỢP ?-CAROTEN CỦA TẢO

Nguyễn Thị Hải Thanh, Ngô Đăng Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Vi tảo biển Dunaliella salina có giá trị kinh tế lớn bởi nó có chứa các hợp chất có ứng dụng quan trọng trong dược phẩm như ?-carotene, glycerol và các chất màu khác. Trong nghiên cứu này, chủng  Dunaliella salina NT6 được phân lập từ 30 mẫu nước thu tại các ruộng muối dọc bờ biển Khánh Hòa và được đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, ánh sáng và độ mặn tới sự sinh trưởng và tích lũy ?-carotene của chủng vi tảo này. Kết quả chỉ ra, sau 7 ngày được làm giàu trong môi trường J/l 8.8% chủng Dunaliella salina NT6 được phân lập bằng phương pháp cấy trên đĩa thạch, pha loãng mẫu và quan sát hình thái trên kính hiển vi quang học. Môi trường J/l hỗ trợ sinh trưởng của D.salina NT6 so với môi trường F/2 và Walne. Hơn nữa, D.salina NT6 sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối NaCl 2M, ánh sáng 14.000 lux và nhiệt độ 28oC. Trong điều kiện nồng độ muối cao (2M) và chiếu sáng mạnh (14.000lux) chủng NT6 có thể tích lũy hàm lượng ?-carotene lớn hơn 2.94 pg/tế bào. Những kết quả này góp phần nghiên cứu tính đa dạng của các loài Dunaliella trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và những ứng dụng xa hơn của vi tảo này làm thực phẩm chức năng và trong nuôi trồng thủy sản.

PHÁT TRIỂN QUI TRÌNH PCR ĐA MỒI PHÁT HIỆN WHITE SPOT SYNDROME VIRUS (WSSV) VÀ VIBRIO HARVEYI NHIỄM TRÊN TÔM NUÔI

Hồng Mộng Huyền, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Thâm canh hóa nghề nuôi tôm cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do vi-rút và nhóm vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Tôm nuôi nhiễm bệnh thường chết hàng loạt với tốc độ nhanh trong vòng vài ngày. Do đó, cần có những phương pháp chẩn đoán nhanh, tính đặc hiệu cao nhằm phát hiện sớm và đúng tác nhân gây bệnh. Qui trình PCR đa mồi cho phép phát hiện đồng thời vi khuẩn gây bệnh phát sáng (Vibrio harveyi) và vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm nuôi. Qui trình PCR đa mồi được thiết kế dựa trên các qui trình PCR đơn sử dụng: đoạn mồi F6, R4 thiết kế từ gen vhh, gen đặc trưng cho Vibrio harveyi (Sun et al., 2009) và đoạn mồi P1, P2, P3, P4 của WSSV (Kimura et al., 1996). Kết quả cho thấy tổng thời gian khuếch đại khoảng 3 giờ, với qui trình này có thể ứng dụng để phát hiện đồng thời vi-rút gây bệnh đốm trắng và vi khuẩn gây bệnh phát sáng trên tôm trong thời gian ngắn.

ĐáNH GIá Sự PHáT TRIểN Và GIá TRị DINH DƯỡNG CủA BIO-FLOC Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN THí NGHIệM

Nguyễn Văn Hòa, Đinh Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phát triển của bio-floc ở các độ mặn khác nhau ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 21 ngày. Bốn nghiệm thức độ mặn gồm 35, 60, 80 và 100 ppt được bố trí trong keo thủy tinh 10-L được sục khí liên tục. Bột khoai mì và phân gà được sử dụng kết hợp làm nguồn carbon (C:N là 10:1) để kích thích sự hình thành bio-floc. Kết quả cho thấy hàm lượng các hợp chất đạm (NH4, NO2, NO3 và TN) tăng cao sau 7 ngày thí nghiệm sau đó có khuynh hướng giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm vào ngày 21. Hàm lượng TSS và VSS tăng theo sự tăng độ mặn và tất cả có khuynh hướng tăng theo thời gian thí nghiệm. Thể tích bio-floc và mật độ tổng vi khuẩn tăng theo thời gian thí nghiệm trong đó tổng vi khuẩn ở độ mặn 35 và 60 ppt cao gấp 5-10 lần so với độ mặn 80 và 100 ppt. Thành phần sinh hóa của bio-flocs không khác nhau giữa các nghiệm thức độ mặn, trong đó hàm lượng protein đạt giá trị cao nhất vào ngày 14. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bio-flocs có thể gây tạo ở độ mặn cao để phục vụ nuôi các loài thủy sản chịu mặn cao.

ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ PHÈN VÀNG (POLYNEMUS PARADISEUS) PHÂN BỐ TRÊN SÔNG HẬU, VIỆT NAM

Nguyễn Bạch Loan, Hồ Hoàng Vinh, Trần Trung Hiếu
Tóm tắt | PDF
Cá phèn vàng (Polynemus paradiseus) là loài cá tự nhiên thuộc họ cá phèn (Polynemidae), bộ cá vược (Perciformes). Loài cá này có giá trị thương phẩm cao và có thể trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 7, 2012 đến tháng 6, 2013. Mẫu cá được thu mua từ ngư dân và các chợ địa phương ở 4 điểm trên sông Hậu (Thốt Nốt, Ninh Kiều (Cần Thơ), Đại Ngãi và Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy P. paradiseus là cá ăn động vật với chiều dài tương đối của ruột RLG (Relative length of gut) là 0, 56 ± 0, 11. Cá phèn vàng con (Wt = 0, 014 ? 1, 431 g) ăn chủ yếu là các loại động vật thủy sinh kích thước nhỏ gồm có: động vật phiêu sinh (100%), thân mềm (92,81 %), giáp xác (2,69 %) và giun (0,9%). Thành phần thức ăn của nhóm cá phèn vàng kích thước lớn hơn (Wt = 2 g - ?20 g) là: giáp xác (54,89%), động vật phiêu sinh (40,43%), giun (2,34%) và cá (0,43%). Phổ dinh dưỡng của cá phèn vàng lớn (Wt > 20g ? 175,1 g) gồm có giáp xác, động vật phiêu sinh, cá và giun; trong đó giáp xác có tỉ lệ cao nhất (> 80%).

Sử DụNG DịCH CHIếT Tự NHIÊN Từ THựC VậT TRONG CHế BIếN SảN PHẩM TÔM NOBASHI TẩM BộT Từ TÔM THứ PHẩM

Trương Thị Mộng Thu, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của việc sử dụng phụ gia cải thiện cấu trúc bao gồm (gelatin: bột bắp; gluten: bột bắp; gelatin: gluten) đến đặc tính cấu trúc của paste tôm cũng như ảnh hưởng của các loại và tỷ lệ dịch chiết tự nhiên từ thực vật như (lá dứa, lá sả và tỏi), tỷ lệ tôm Nobashi: dịch bột đến chất lượng sản phẩm tôm Nobashi tẩm bột đã được nghiên cứu. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, paste tôm có cấu trúc tốt nhất được thể hiện qua lực cắt và độ bền gel nhờ vào tác động của việc bổ sung 1,2% gelatin: 6% bột bắp. Bổ sung dịch chiết lá dứa với tỷ lệ 20% vào dung dịch bột và tẩm bột với tỷ lệ tôm Nobashi: dịch bột là 1:1,5 cho sản phẩm tôm Nobashi tẩm bột đạt giá trị cảm quan tốt nhất và chiều dày lớp áo bột thích hợp nhất.

THAY THẾ PROTEIN ĐẬU NÀNH BẰNG PROTEIN RONG BÚN (ENTEROMORPHA SP.) VÀ RONG MỀN (CHLADOPHORACEAE) TRONG THỨC ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) GIỐNG

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Đinh Thị Kim Nhung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá việc sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae) làm nguồn protein thay thế protein bột đậu nành trong khẩu phần ăn cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thức ăn đối chứng không chứa bột rong biển, được so sánh với 6 thức ăn thí nghiệm, protein bột đậu nành được thay thế bằng protein bột rong bún hoặc protein bột rong mền với các mức tăng dần (20%, 40% và 60%) trong khẩu phần ăn (35% protein và 7% lipid). Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa 100 L ở độ mặn 10?, khối lượng tôm ban đầu là 0,012g với mật độ nuôi là 30 con/bể trong thời gian 45 ngày. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi các nghiệm thức thức ăn, dao động 81,1 đến 87,8%. Tốc độ tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức thay thế 20% và 40% protein đậu nành bằng protein rong bún hoặc rong mền trong thức ăn, tốt hơn hoặc tương đương so với nhóm tôm ăn thức ăn đối chứng. Tôm được cho ăn thức ăn thay thế 60% có sự sinh trưởng kém hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác. Thêm vào đó, hệ số tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sử dụng protein biểu thị khuynh hướng tương tự với tốc độ tăng trưởng. Kết quả cho thấy protein bột rong bún và protein bột rong mền có thể thay thế protein bột đậu nành đến 40% trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ giống.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA GIỐNG (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Phan Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có khối lượng 25-27 g/con cho hai thí nghiệm sinh lý và tăng trưởng với các mức nhiệt độ 24°C, 30°C, 32°C, 34°C, 36°C và đối chứng; và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm một nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hàm lượng cortisol, glucose và IGF-I trong huyết tương cá, được bố trí trong các bể 300 L suốt 14 ngày với các nhịp thu mẫu: 0 giờ, 24 giờ, 96 giờ, 7 ngày và 14 ngày. Mỗi lần thu ngẫu nhiên 3 cá/bể để lấy khoảng 0,3-0,5 mL máu cá. Thí nghiệm hai theo dõi nhiệt độ ảnh hưởng lên tăng trưởng cá trong thời gian 56 ngày nuôi trong bể 300 L. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở 24°C và 36°C cá bị stress và ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của cá. Các mức nhiệt độ từ 30°C đến 34°C, thời gian đầu cá bị ảnh hưởng nên hàm lượng cortisol, glucose và IGF-I tăng cao so với đối chứng. Sau 14 ngày, các chỉ số này giảm dần về mức bình thường. Tăng trưởng của cá đạt tốt nhất ở 34°C (p0,05). Như vậy, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và tăng trưởng cá tra giống. Nhiệt độ thấp, cá tăng trưởng kém còn nhiệt độ cao kích thích cá tăng trưởng cao. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao cũng gây stress cho cá vì làm ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cá.

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI TÔM CÀNG XANH ĐỰC TRONG RUỘNG LÚA LUÂN CANH

Trần Văn Hận, Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tuyển chọn tôm càng xanh đực nuôi luân canh trong ruộng lúa được thực hiện tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Tôm được thả nuôi trong ao ương liền kề với ruộng với mật độ 50 con/m2. Sau 2,5 tháng ương nuôi trong ao tôm càng xanh đực được tuyển chọn và thả nuôi trong ruộng (nghiệm thức I) và nghiệm thức đối chứng tôm càng xanh được nuôi trong ruộng không tuyển chọn tôm đực (nghiệm thức II). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong 6 ruộng có diện tích 1 ha. Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng trung bình của tôm ở mô hình I và II lần lượt là: 69,4 g/con và 54,4 g/con. Tỷ lệ sống của tôm càng xanh ở cả hai mô hình khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh ở mô hình tuyển chọn tôm đực đạt cao hơn không có ý nghĩa thống kê ở mô hình đối chứng (p>0,05).

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC ỐC ĐĨA (NERITA BALTEATA REEVE, 1855) TẠI QUẢNG NINH

Vũ Trọng Đại, Ngô Anh Tuấn, Phùng Thế Trung
Tóm tắt | PDF
ốc đĩa (Nerita balteata) là đối tượng hải sản có thịt thơm ngọt, giá trị kinh tế cao nên đang được khai thác quá mức, vì vậy chúng đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn lợi. Bằng phương pháp điều tra cho thấy, tại Quảng Ninh ốc đĩa phân bố chủ yếu ở ven các đảo xa bờ hoặc trong các rừng ngập mặn ở vùng triều. ốc đĩa có trữ lượng cao nhất ở huyện Vân Đồn với sản lượng khai thác trung bình là 2842 ± 125 kg/năm, mật độ trung bình 10,5 con/m2 và sinh lượng 25 g/m2. Mùa vụ khai thác của ốc đĩa là từ tháng 4 tới tháng 11 hằng năm, người dân đi khai thác ốc đĩa theo con nước hằng tháng với phương tiện và kỹ thuật khai thác thủ công. ốc đĩa (Nerita balteata) là đối tượng hải sản có thịt thơm ngọt, giá trị kinh tế cao nên đang được khai thác quá mức, vì vậy chúng đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn lợi. Bằng phương pháp điều tra cho thấy, tại Quảng Ninh ốc đĩa phân bố chủ yếu ở ven các đảo xa bờ hoặc trong các rừng ngập mặn ở vùng triều. ốc đĩa có trữ lượng cao nhất ở huyện Vân Đồn với sản lượng khai thác trung bình là 2842 ± 125 kg/năm, mật độ trung bình 10,5 con/m2 và sinh lượng 25 g/m2. Mùa vụ khai thác của ốc đĩa là từ tháng 4 tới tháng 11 hằng năm, người dân đi khai thác ốc đĩa theo con nước hằng tháng với phương tiện và kỹ thuật khai thác thủ công.

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS, BLOCH 1972) BẰNG CÁC CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD VÀ ISSR

Phạm Thị Trang Nhung, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Sự đa dạng di truyền của các quần thể cá nước ngọt tự nhiên có thể bị ảnh hưởng xấu bởi việc khai thác quá mức và các hoạt động trong nuôi trồng thủy sản, trong khi đó các quần thể cá nuôi lại có thể bị giảm sút do các quá trình thay đổi di truyền trong điều kiện nuôi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của loài cá rô đồng (Anabas testudineus), 1 loài cá rất quan trọng trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, ở 1 quần thể cá nuôi (được gọi là cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang) và 3 quần thể cá tự nhiên (được thu tại Cà Mau, Đồng Tháp và Hậu Giang) sử dụng các kỹ thuật RAPD (Random amplified polymorphic DNA) và ISSR (Inter-simple sequence repeat). Tổng cộng 83 mẫu đã được khuyếch đại với 7 loại mồi (1 mồi RAPD và 6 mồi ISSR). Bốn quần thể cá đều cho thấy mức độ đa dạng di truyền trung bình, thể hiện qua các thông số: tỉ lệ gene đa hình (từ 78,9% - 85,9%) và tỉ lệ dị hợp (trung bình từ 0,192 ? 0,258). Quần thể cá tự nhiên ở Cà Mau có sự đa dạng di truyền cao nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn trong tổng số biến dị di truyền tồn tại trong cùng 1 quần thể (92%), trong khi đó sự khác biệt di truyền giữa các quần thể lại thấp (giá trị Gst = 0,0648), chứng tỏ mức độ trao đổi gene cao (Nm=7,2) giữa các quần thể. Sự khác biệt di truyền thấp có thể do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đặc điểm địa lí như hệ thống sông ngòi kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN BỔ SUNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG HÀU CRASSOSTREA SP

Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Kiều Diễm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này gồm có 2 thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc cho ăn các chất bổ sung khác nhau trong quá trình ương ấu trùng hàu Crassostrea sp. Trong thí nghiệm 1, ấu trùng chữ D được ương với mật độ 5.000 con/L, thức ăn là hỗn hợp tảo Nannochloropsis oculata + Chaetoceros muelleri và thức ăn bổ sung là Lansy và DHA. Sau 10 ngày thí nghiệm, ấu trùng được cho ăn bổ sung DHA đạt kết quả cao nhất về chiều dài (85,87 àm), tỉ lệ sống (8,67%), tỉ lệ biến thái (84,72%) và khác biệt so với các nghiệm thức khác (p

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ THÂM CANH Ở TỈNH NINH THUẬN

Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi như tôm thẻ chân trắng bổ sung carbon hữu cơ (S1), thẻ chân trắng truyền thống ??(S2) và tôm sú truyền thống (S3). Các số liệu thứ cấp thu tại các ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở tỉnh Ninh Thuận. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 114 hộ về kích cỡ ao, mật độ nuôi, tỷ lệ sống, sản lượng, FCR, chi phí lợi nhuận và tỷ lệ hộ lỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với mô hình nuôi tôm S1 có diện tích ao trung bình là 0,25±0,07 ha, S2 là 0,29±0,09 ha và S3 là  0,32±0,07 ha, mật độ thả mô hình S1 là 152 con/m2 cao hơn mô hình nuôi S2 là 87 con/m2 và S3 là 23 con/m2. Năng suất trung bình mô hình S1 là 15,97 tấn/ha/vụ cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mô hình nuôi S2 là 9,14 tấn/ha/vụ và S3 là 4,22 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm S1 là 689 triệu đồng/ha/vụ, mô hình nuôi tôm S2 là 225 triệu đồng/ha/vụ và nuôi S3 là 112 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ lệ LN/TC mô hình S1 là 0,57 và khác biệt có ý nghĩa so với mô hình S2 là 0,32 và S3 là 0,27. Tỷ lệ lỗ của mô hình nuôi tôm S1 là 22% thấp hơn mô hình nuôi tôm S2 là 53% và S3 là 64%.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG CÁT (GLOSSOGOBIUS AUREUS AKIHITO & MEGURO, 1975) PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE

Nguyễn Minh Tuấn, Trần Đắc Định, Huỳnh Thị Ngọc Lành, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát(Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975)được tiến hành ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013. ít nhất 30 mẫu cá được thu hằng tháng để phân tích một số đặc điểm sinh học sinh sản. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ số điều kiện CF thấp nhất vào tháng 10 và cao vào tháng 1. Tương tự, hệ số thành thục sinh dục(GSI)của cá cái và cá đực đạt cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 1. Ngược lại thì hệ số tích lũy năng lượng(HSI)của cá cái và cá đực thấp nhất vào tháng 10 và cao nhất vào tháng 1. Kết quả phân tích hệ số điều kiện CF, hệ số thành thục sinh dục GSI, hệ số tích lũy năng lượng và tỉ lệ thành thục qua các tháng cho thấy cá bống cát có mùa vụ sinh sản từ tháng 9 đến tháng 12. Nghiên cứu đã xác định được sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát là khá cao dao động từ 30.848-276.457 trứng/cá cái. Trứng cá bống cát có hình bầu dục, kích thước trứng nhỏ nhưng có thể quan sát bằng mắt thường khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, trung bình đường kính trứng theo chiều dài là 0,77±0,07 mm và đường kính trứng trung bình theo chiều rộng là 0,20±0,02 mm. Chiều dài thành thục đầu tiên của loài cá này là 13,02 cm.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HÓA CHẤT TRONG MÔ HÌNH LÚA - CÁ KẾT HỢP, CÁ TRA AO ĐẤT VÀ CÁ ĐIÊU HỒNG TRONG LỒNG BÈ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Thịnh, Huỳnh Sô Ni, Trần Minh Phú, Marie Louise Scippo, Sebastien Quennery, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương, Patrick Kestemont
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2013 nhằm đánh giá về tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong quá trình canh tác mô hình lúa ? cá kết hợp, nuôi cá tra ao đất và nuôi cá điêu hồng trong lồng bè. Khảo sát được thực hiện ở 30 mô hình cá lúa ở huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, 15 ao nuôi cá tra ở Châu Phú và 22 bè nuôi cá điêu hồng ở Long Xuyên, An Giang và Cao Lãnh, Đồng Tháp. Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ nuôi cá sử dụng hoá chất trong quá trình nuôi. Có 37 loại thuốc hóa chất được nông hộ sử dụng trong mô hình lúa -cá, đa phần được sử dụng cho lúa. Mô hình cá Nuôi cá tra có 19 loại thuốc hóa chất được sử dụng trong đó có 10 loại thuộc nhóm xử lý nước, cải tạo ao và diệt ký sinh trùng, 7 loại thuộc nhóm thuốc kháng sinh dùng để phòng và trị bệnh cho cá và 2 loại dùng để bổ sung thức ăn. Có 18 loại thuốc hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi cá điêu hồng thuộc nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc hóa chất dùng xử lý môi trường và trị ký sinh trùng. Nhìn chung các loại kháng sinh sử dụng trong các mô hình nuôi không khác nhau nhiều, không có các loại thuốc nằm trong danh mục cấm của Bộ Thuỷ sản, tuy nhiên đa phần các loại thuốc đều nằm trong danh mục hạn chế sử dụng. Điều này có thể dẫn tới khả năng tồn lưu của các loại thuốc này cao hơn giới hạn cho phép (MRL) ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm.

NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ MÈ HÔI (OSTEOCHILUS MELANOPLEURA)

Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Văn Trường
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu ?Biện pháp nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo cá mè hôi (O. melanopleura)? được tiến hành tại Trung tâm giống quốc gia Thủy sản nước ngọt Nam Bộ đã ghi nhận: cá mè hôi đã thành thục sau 5 tháng nuôi vỗ (kiện mật độ nuôi vỗ 17 kg/m2 :trong đó cá mè hôi 12 kg, cá linh 5 kg), với thức ăn là cám 70%, và bột cá lạt 30%. Một số yếu tố môi trường của ao nuôi hoàn toàn phù hợp với sự thành thục của cá bố mẹ: oxy hoà tandao động trong khoảng 4,2-7,5, nhiệt độ trong khoảng 28 ? 32oC và pH: 6,9 ? 8. Tỷ lệ thành thục của cá cái cao nhất là 59,6%, cá đực là 73,33%. Trong cùng điều kiện ao nuôi, cá đực thành thục sau cá cái khoảng 30 ngày. Khi cá đã thành thục thì có thể sử dụng 2 mg não + 2000UI HCG/kg, 150àg LRHa +10mg DOM/kg chỉ có 33,33% cá mè hôi rụng trứng nhưng nếu kết hợp 2 mg não thùy + 80 àg LRHa +10mg DOM, đã có tác dụng kích thích cá mè hôi đẻ trứng với tỷ lệ là 66,67 %. Thời gian phát triển phôi là 12 -13 giờ ở nhiệt độ 28-300C.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ VẬN CHUYỂN ĐẾN STRESS CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

Nguyễn Thị Kim Hà, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Hàm lượng cortisol trong huyết tương thường được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng stress của nhiều loài cá nuôi. ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá tra được vận chuyển từ ao ương đến ao nuôi thương phẩm bằng ghe, cá bị stress tùy theo thời gian vận chuyển. Trong nghiên cứu này các chỉ số huyết học, hàm lượng cortisol và glucose của cá được đo ở thời gian vận chuyển 2, 4 và 6 giờ trong điều kiện thực tế và mô phỏng trong phòng thí nghiệm. Máu cá được thu tại thời điểm cá được giữ trong lưới tại ao, trong sọt, 1, 3 và 5 giờ trong ghe và trong sọt (trước khi thả xuống ao nuôi). Kết quả cho thấy, trong điều kiện thực tế hàm lượng cortisol và glucose của cá biến động từ 170 ng/ml to 249 ng/ml and 60mg/100 mL to 110 mg/100mL theo thứ tự. Hàm lượng cortisol của cá tăng có ý nghĩa khi cá ở trong sọt khi vận chuyển 4 giờ và 6 giờ (p3cao hơn có ý nghĩa (p3. Sau 1 ngày, chỉ tiêu này vẫn còn cao cho thấy khi vận chuyển mật độ cao thì cá bị stress nhiều hơn và phục hồi chậm hơn.

THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG MỘT SỐ NGUỒN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)

Trần Thị Thanh Hiền, Phạm Minh Đức, Trần Lê Cẩm Tú, Trần Minh Phú, Bengston David, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Bảo Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trên cá lóc (Channa striata) được tiến hành nhằm xác định khả năng thay thế thích hợp đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành từ các nguồn đậu nành khác nhau. Bốn nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức đạm (45%) và năng lượng (4,61 Kcal/g). Nghiệm thức thức ăn đối chứng sử dụng đạm bột cá 100%. Các nghiệm thức còn lại có mức đạm bột cá được thay thế 40% bởi đạm bột đậu nành (SB), bột đậu nành lên men (FSB) và bột đậu nành đậm đặc (SPC). Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức thức ăn khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tăng trưởng của cá ở nghiệm thức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành SPC và nghiệm thức đối chứng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức thay thế bột đậu nành SB và FSB. Lượng thức ăn ăn vào của nghiệm thức thay thế SPC không khác biệt có nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tất cả các nghiệm thức về hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và các chỉ tiêu sinh lý cá. Chỉ số HSI ở nghiệm thức đối chứng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể thay thế protein của bột cá bằng bột đậu nành đậm đặc SPC ở mức 40% trong khẩu phần ăn cho cá lóc (Channa striata).

THử NGHIệM Sử DụNG DịCH TRùN QUế PROMIN TRONG ƯƠNG ẤU TRùNG TÔM CàNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)

Nguyễn Lê Hoàng Yến, Nguyễn Bảo Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dịch trùn quế Promin trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước trong kín. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với 2 nhân tố: liều lượng dịch trùn bổ sung vào thức ăn (0, 1, 2, 3 ml/kg thức ăn) và chu kì cho ấu trùng ăn thức ăn có bổ sung dịch trùn (không cho ăn, mỗi ngày, cách 1 ngày, cách 2 ngày). Kết quả thí nghiệm cho thấy, dịch trùn quế khi được sử dụng đã góp phần làm cho các yếu tố môi trường ổn định và tốt hơn. Hàm lượng TAN và N-NO2- có khuynh hướng giảm và thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng, hàm lượng N-NO3- tăng nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Sự lột xác của ấu trùng diễn ra đồng loạt hơn khi được sử dụng thức ăn có bổ sung dịch trùn quế Promin với liều lượng 3ml/kg thức ăn mỗi ngày, góp phần nâng cao tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng ở nghiệm thức này là cao nhất (90,0 ± 0,48%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p

NGHIÊN CỨU PHỔ THỨC ĂN CỦA CÁ LAU KÍNH PTERYGOPLICHTHYS DISJUNCTIVUS (WEBER, 1992) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Võ Thanh Điền, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phổ thức ăn của cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus được tiến hành từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 trong các thủy vực tự nhiên ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả quan sát cho thấy cá lau kính có kiểu miệng dưới, miệng dạng giác bám, có van miệng. Răng hàm mềm và mãnh. Lược mang dầy để lọc thức ăn nhỏ; thực quản dài, thành dầy, dạ dày hình túi có thành mỏng, chứa nhiều không khí. Ruột dài và cuộn tròn nhiều vòng. Chỉ số RLG là 16,60 2,82 cho thấy cá lau kính thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá lau kính có phổ thức ăn khá rộng bao gồm động vật nổi (luân trùng, giáp xác chân chèo và giáp xác râu ngành), thực vật nổi (tảo khuê, tảo lam, tảo lục và tảo mắt) và mùn bã hữu cơ; trong đó mùn bã hữu cơ (88,36%), thực vật nổi (chiếm 11.2%) và động vật nổi (0,44%).