Trần Lê Cẩm Tú * , Trang Tuấn Nhi , Dương Kim Loan Trần Thị Thanh Hiền

* Tác giả liên hệ (tlctu@ctu.edu.vn)

Abstract

Study on determination of dietary protein requirement of goby fingerling (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) at two different energy levels was conducted. This can provide the basis information on manufacture of industrial feed for goby. Experiment was set up consisting of 8 feeding treatments with 4 levels of dietary protein (30%, 35%, 40% and 45%) and combined with 2 levels of energy (20 kJ/g and 18 kJ/g). Each treatment had 3 replications and complete random design. Experimental fish with average weight of 3.55 g were stocked in the 70-L tank with density of 14 fish/tank at salinity of 10 ppt. After 45 days of culture, survival rate of experimental fish ranged from 85.7% and 92.9%, and was not affected by the experimental feeds containing different protein and energy levels. The lowest FCR (1.00) in the treatment of 35% protein - 20KJ/g and 45% - 18KJ/g. The most effective protein efficiency (PER) was in treatments 30-35% protein feed - 20 kJ/g and 30% protein - 18 kJ/g. The crude protein content in the fish carcass (from 61.0 to 64.1%) increased with the increasing of dietary protein content, and it was in conversed for lipid content in fish carcass. The moisture and crude ash content in fish carcass didn?t show the interaction with dietary protein and energy content. The requirement of protein and energy levels for the goby 3-4g growth was 35.4% - 20 kJ/g.
Keywords: Determination protein requirement of goby fingerling (Pseudapocryptes elongatus

Tóm tắt

Nghiên cứu xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở hai mức năng lượng khác nhau được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá kèo. Thí nghiệm được bố trí gồm 8 nghiệm thức thức ăn với 4 mức protein (30%, 35%, 40%, 45%) và 2 mức năng lượng (20 KJ/g và 18 KJ/g), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 3,55 g được nuôi trong bể 70 L với mật độ 14 con/bể, cùng độ mặn 10?. Sau 45 ngày nuôi, tỉ lệ sống của cá  thí nghiệm dao động từ 85,7% đến 92,9% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có hàm lượng protein và năng lượng khác nhau. Hệ số thức ăn (FCR) của cá thấp nhất (1,00) ở nghiệm thức thức ăn 35% protein - 20KJ/g và 45% - 18KJ/g. Hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 30-35% protein ? 20 KJ/g và 30% protein ? 18 KJ/g. Protein của cơ thể cá (trong khoảng 61,0 ? 64,1%) tăng theo mức tăng của hàm lượng protein của thức ăn thí nghiệm, hiện tượng này ngược lại cho hàm lượng lipid. Hàm lượng ẩm và tro trong cơ thể cá không thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein và năng lượng trong thức ăn. Nhu cầu protein và mức năng lượng thích hợp cho cá kèo giống cỡ 3,55g/con sinh trưởng là 35,4% protein ? 20 KJ/g.
Từ khóa: Cá bống kèo Nhu cầu protein Mức năng lượng khác nhau

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cho, S.H, S.M. Lee, B.H.Parkand S.M.Lee, 2005. Effects of feeding ratio on growth and body composition of juvenile olive flounder paralichthys olivaceus fed extruded pellets during the summer season. Aquaculture, page 78: 84.

Lee, O.K. and S.M Lee 2005. Effects of the dietary protein and lipid levels on growth and body composition of bagrid catfish, Pseudobagrus fulvidraco. Aquaculture. 243: 323-329.

Khan, M.S, 1992. Optimum dietary protein requirement of Malaysia fresh. Water catfish, Mystus. Aquaculture, 112: 32-112.

Kok Leong and S.S. Wang, 1986. Nutritive value of Leucaena leaf meal in pelleted feed for Nile Tilapia. Division of Agriculture and Food Engineering, Asian Institute, G.P.O. Bangkok, Thailand.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Xác định nhu cầu chất đạm của hai cỡ cá basa giống (Pagasius bocourti).Tuyển tập công trình khoa học công nghệ 1993 – 1997.

NRC (Nation Reseach Council), 1993. Nutrient requirements of fishes. National Academic Press, Washington, USA.

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp

Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thúy Yên và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Nghiên cứu nhu cầu đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho ba loại cá trơn nuôi phổ biến: cá basa (Pangaius bocouriti); cá hú (P. kunit)và cá Tra (P.hypophthalmus). Đề tài cấp Bộ, 60 trang.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long.Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 361tr.

Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

William Horwitz, 2000. Official Methods of Analysis of AOAC International. Gaithersburg, MD, USA, Official Methods 999.11. Vol 1.