Phan Hải Đăng * , Lam Mỹ Lan Dương Nhựt Long

* Tác giả liên hệ (phdang@nomail.com)

Abstract

The survey on the current status of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) cultured in coconut garden ditches was conducted and a trial on prawn culture was carried out with three different stocking densities (5, 7 and 9 PL15/m2) in Thanh Phu district, Ben Tre province, from June 2012 to February 2013. The area each ditch was 3,000 m2, kinds of feed were used pellet and live food. Prawns were harvested after 6 months. In the trial on freshwater prawn culture at different stocking densities, water quality parameters (temperature, DO, water pH, N-NH4 and chlorophyll-a) were in suitable ranges for growth of giant freshwater prawn. Daily weight gain of prawn in the treatment I (5 PL15/m2), II (7 PL/m2) and III (9 PL/m2) were 0.05 ? 0.42 g/day, 0.04 ? 0.33 g/day and 0.04 ? 0.30 g/day, respectively. The survival rate and yield of prawns in treatments I, II and III were 18,7% and 42.6 kg/1,000 m2; 15,1% and 45.8 kg/1,000 m2; and 16,5% and 60.1 kg/1,000 m2, respectively. The profit in treatment III (5.32 million VND/1,000 m2) was highest.  In conclusion, stocking 9 PL/m2 obtained high efficiency and could be applied for giant freshwater prawn farming in the coconut garden ditches.
Keywords: Giant freshwater prawn, coconut garden ditches, stocking density, cost benefit ratio

Tóm tắt

Khảo sát hiện trạng và thí nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) trong mương vườn dừa được thực hiện với ba nghiệm thức mật độ khác nhau (5, 7 và 9 PL15/m2) tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013. Diện tích mương 3.000 m2/mương, sử dụng thức ăn viên kết hợp thức ăn tươi sống. Tôm được thu hoạch sau 6 tháng nuôi. Trong thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở các mật độ các yếu tố về chất lượng nước (nhiệt độ, DO, pH nước, N-NH4 và chlorophyll-a) đều nằm trong giới hạn thích hợp cho tôm càng xanh phát triển. Tốc độ tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức I (5 PL15/m2) là 0,05 ? 0,42 g/ngày, nghiệm thức II (7 PL15/m2) là 0,04 ? 0,33 g/ngày và nghiệm thức III (9 PL15/m2) là 0,04 - 0,30 g/ngày. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi trong nghiệm thức I, II và III lần lượt là 18,7 % và 42,6 kg/1.000 m2; 15,1 % và 45,8 kg/1.000 m2; 16,5 % và 60,1 kg/1.000 m2. Lợi nhuận ở nghiệm thức III (5,32 triệu đồng/1.000 m2) là cao nhất. Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở mật độ 9 con/m2đạt hiệu quả cao và có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Từ khóa: Tôm càng xanh, mương vườn dừa, mật độ, tỷ suất lợi nhuận

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, 1990. Water quality in pond for aquaculture. Agriculture Experiment Station, AuburnUniversity.

Boyd, C.E and S. Zimmermann, 2000. Grow-out systems-water Quality and Soil Management. In: New, M.B and W.C Valenti (Eds). Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. Pp. 221-238.

Dương Nhựt Long và Đặng Hữu Tâm, 2006. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mỏ Cày và Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Báo cáo đề tài 52 p.

D’Abramo L.R., J.M. Heinen, H.R. Robinette and J.S. Collins, 1989. Production of freshwater prawn Macrobrachium rosenbergiistocked as juveniles at the differents densities in temperate zone ponds. Journal of the World Aquaculture Society 20, (2): 81-89.

Lam My Lan, 2006. Freshwater prawn – rice culture: the development of a sustainable system in the Mekong delta, Vietnam. PhD disertation. 159p.

Lê Quốc Việt, 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Lý Văn Khánh, 2005. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)trong ruộng lúa luân canh Măng Thít – Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.

New, M. B., and S. Singholka, 1985. Freshwater Prawn Farming: A manual for culture of Macrobrachium rosenbergii. FAO Fisheries Technical Paper (225).

Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999. Bài giảng kỹ thuật nuôi hải sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N, Wilder, 2003. Nguyên lý kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh.

Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Quang Minh và Lâm Quyền, 2002. Một số kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh quy mô hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập Nghề Cá sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. 172 – 186 pp.

Phạm Văn Tình, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 46pp.

Trần Văn Hận, 2010. Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất tôm càng xanh nuôi mật độ khác nhau trong mô hình tôm – lúa luân canh tại huyện Tam Nông – Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy sản – Trường Đại học cần Thơ. 63 trang.