Ngày xuất bản: 30-04-2021

Thiết kế robot điều khiển camera di chuyển trên ray cho trường quay đài truyền hình

Nguyễn Hoàng Vương, Nguyễn Chí Ngôn, Hồ Hữu Trung
Tóm tắt | PDF
Từ khi mới hình thành cho đến nay, truyền thông truyền hình, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì giải trí phục vụ cuộc sống cũng song song đi kèm. Ngoài chất lượng hình ảnh có độ nét ngày càng cao, hình ảnh phản ảnh lên nội dung chuyển tải cũng là một phần quan trọng. Đó là các thiết bị hỗ trợ máy quay giúp tạo nên các góc hình ảnh phản ảnh linh động, bao quát, không bị rung lắc sát thực nội dung mang đến người xem. Thiết bị hỗ trợ đó được đề cập đến trong bài báo này là hệ thống điều khiển camera di chuyển trên đường ray. Hệ thống này trước đây được áp dụng là một hệ thống thô sơ với hai người điều khiển thủ công và chiếm không gian lớn trong phạm vi trường quay và hoạt động rất bị động. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu cải tiến với hệ thống điều khiển giúp camera chuyển động đúng ý mong muốn và đặc biệt là hoạt động ổn định, hình ảnh không bị rung lắc khi các động tác pan, tilt camera. Chức năng điều khiển tự động hoạt động ổn định của hệ thống được ứng dụng bằng bộ điều khiển PID (proportional integral derivative)...

Tổng hợp vật liệu nano Fe3O4@SiO2 chức năng hóa bề mặt với chitosan

Lương Huỳnh Vủ Thanh, Nguyễn Ngọc Yến, Nguyễn Thị Cẩm Tiên, Trần Nguyễn Phương Lan, Cao Lưu Ngọc Hạnh, Ngô Trương Ngọc Mai
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tổng hợp và đánh giá tính chất hóa lý, từ tính của vật liệu nano Fe3O4@SiO2 có cấu trúc (core–shell) được chức năng hóa với chitosan. Hạt nano Fe3O4 trước tiên được tạo thành bằng phương pháp đồng kết và bao phủ bởi lớp SiO2 bằng cách sử dụng các phân tử silane từ tetraethyl othorsilicate (TEOs) làm tác nhân chuyển pha có ưu điểm tương thích sinh học cao của lớp vỏ silica tạo thành. Hạt nano Fe3O4 sau khi bọc silica được chức năng hóa với chitosan là một polymer có tính tương thích sinh học cao được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y sinh. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X, TEM và từ kế mẫu rung cho thấy hạt nano Fe3O4 có độ kết tinh cao và hạt nano sắt từ thu được có hình khối bát giác với kích thước vào khoảng 20 nm kể cả lớp phủ SiO2. Phân tích hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) cho vật liệu Fe3O4@SiO2/CTS thấy được các mũi C-O, N-H, C-H xuất hiện trên phổ minh chứng cho sự tồn tại của chitosan trên bề mặt hạt nano Fe3O4@SiO2 đã chức năng hóa. Kết quả từ kế mẫu rung khẳng định tính siêu thuận từ của vật liệu và độ từ hóa của Fe3O4, Fe3O4@SiO2 và Fe3O4@SiO2/CTS lần lượt là 92,64 emu/g, 56,97 emu/g, 52,43 emu/g.

Ứng dụng công nghệ UAV (drones) theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm dịch hại vùng canh tác lúa tỉnh Sóc Trăng

Võ Quốc Tuấn, Nguyễn Tấn Lợi, Quãng Thị Dal, Trương Chí Quang, Phạm Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng canh tác lúa trọng điểm của cả nước, tuy nhiên việc thâm canh tăng vụ trong nhiều năm đã làm cho tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp. Nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV - unmanned aerial vehicle) để theo dõi và cảnh báo sớm dịch hại.  Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa mức độ nhiễm dịch hại trên lúa dựa trên chỉ số khác biệt thực vật (NDVI - normalized difference vegetation index), chỉ số khác biệt rìa đỏ (NDRE - normalized difference red edge index), và số liệu điều tra thực địa được thu thập tại thời điểm chụp ảnh. Kết quả phân tích đã phân loại được 4 mức độ nhiễm dịch hại trên lúa: nhiễm dịch hại nặng, nhiễm dịch hại trung bình, nhiễm dịch hại nhẹ và không nhiễm dịch hại với tổng diện tích nhiễm là 11,37 ha. Trong đó, nhiễm nặng chiếm 2,1 ha, nhiễm trung bình chiếm 2,76 ha, nhiễm nhẹ chiếm 6,51 ha và không nhiễm là 12,33 ha. Qua đó cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ UAV trong theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm dịch hại trên cây lúa mang lại nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Hiện trạng môi trường nước, trầm tích quần đảo Nam Du, Kiên Giang, Việt Nam

Lưu Ngọc Thiện, Đỗ Anh Duy , Nguyễn Công Thành
Tóm tắt | PDF
Mục đích chính của bài báo nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng nước biển, trầm tích thông qua hai đợt khảo sát năm 2017 - 2018 ở 24 điểm thu mẫu trong quần đảo Nam Du. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tương đối thấp các các thông số dinh dưỡng (NO2-, NO3-, NH4+, PO43-) ghi nhận được tại các trạm quan trắc và chỉ số RQtt được tính bởi các thông số này đang ở ngưỡng an toàn về môi trường. Hàm lượng cyanide (CN-) trong nước biển dao động từ 0,96 đến 2,01µg/L trong khi hàm lượng kim loại nặng (Cd, As, Pb) dao động từ hàm lượng vết đến 0,09 µg/L; từ 2,5 đến 3,8 µg/L; từ 0,28 đến 1,78 µg/L; tương ứng.  Nhìn chung, Các giá trị đo được ở mức dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng nitơ tổng (Nts) trong trầm tích dao động từ 39,2 đến 367,6 mg/kg trong khi hàm lượng photpho tổng (Pts) dao động từ 5,7 đến 39,4 mg/kg. Thành phần carbon hữu cơ dao động từ 0,29 đến 1,05%. Kết quả của nghiên cứu phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi rong biển tại đảo Nam Du.

Mô hình chuột Mus musculus viêm loét dạ dày bởi ethanol, acetic acid và aspirin

Phan Thành Đạt, Lâm Vĩ Nhã, Nguyễn Nguyền Trân, Phùng Thị Hằng, Nguyễn Trọng Hồng Phúc
Tóm tắt | PDF
Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và đã có nhiều nghiên cứu, phát đồ phòng trị bệnh này. Nhiều nghiên cứu được thực hiện cận lâm sàng và lâm sàng nhằm tìm ra các loại thuốc phòng trị nhưng mô hình động vật bị loét dạ dày vẫn chưa được thống nhất. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát 3 mô hình loét dạ dày cấp tính trên chuột nhắt trắng Mus musculus bởi ethanol (60o, 70o và 80o), acetic acid (10%, 15% và 20%) và aspirin (350 mg/kg, 500 mg/kg và 650 mg/kg) với các chỉ tiêu đánh giá về tổng độ acid, chỉ số loét theo độ sâu, chiều dài và diện tích vết loét. Kết quả cho thấy cả 3 tác nhân gây loét đều có thể gây loét cấp dạ dày, trong đó, ethanol 70o, acetic acid 10% và aspirin 500 mg/kg là các tác nhân phù hợp để xây dựng mô hình gây loét dạ dày cấp tính.

Luật số lớn trong mô hình trò chơi không công bằng

Lâm Hoàng Chương
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của bài báo là nghiên cứu mô hình trò chơi không công bằng. Nó được mô tả bởi bước đi ngẫu nhiên trong không gian một chiều. Trong mô hình này tồn tại một luật số lớn và bước đi ngẫu nhiên hội tụ theo xác suất đến một hằng số. Tất cả kết quả ở đây đều được chứng minh bởi phương pháp moment được giới thiệu trong (Billingsley, 1995).

Tổng hợp, tiếp cận dược lý và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase 8 (HDAC8) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat

Nguyễn Cường Quốc, Nguyễn Thị Huỳnh Trang, Huỳnh Thanh Ngân, Đặng Thị Thu Thảo, Nguyễn Trọng Tuân, Bùi Thị Bửu Huê, Trần Quang Đệ
Tóm tắt | PDF
Thuốc điều trị ung thư hiện nay đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và enzyme histone deacetylase (HDAC) được đánh giá là một đích phân tử quan trọng nhất. Năm 2014, belinostat (Beleodaq) được FDA phê duyệt là một chất ức chế mạnh HDAC. Belinostat đã được chứng minh là một phương pháp điều trị các khối u rắn và khối u ác tính huyết học trong các thử nghiệm lâm sàng. Dựa trên hoạt tính mạnh của belinostat, hai dẫn xuất tương tự Belinostat đã được tổng hợp thành công thông qua phản ứng Wittig với mục đích tạo ra các dẫn xuất mới có tiềm năng ức chế chọn lọc HDAC góp phần điều trị ung thư. Bằng cách giữ nguyên phần cầu nối carbon và nhóm chức hydroxamic, thay khung phenyl của belinostat bằng các dẫn xuất amine mang các nhóm thế R khác nhau. Các dẫn xuất được khảo sát khả năng ức chế HDAC8 dựa trên phương pháp in silico.

Định lý giới hạn trung tâm trong mô hình trò chơi công bằng

Lâm Hoàng Chương, Trần Phước Lộc, La Mỹ Kim, Dương Thị Tuyền
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của bài báo là nghiên cứu mô hình trò chơi công bằng được mô tả bởi bước đi ngẫu nhiên trong không gian một chiều. Sử dụng phương pháp moment như trong các bài báo của Depauw and Derrien (2009) và Lam (2014) để chứng minh quá trình đang xét hội tụ theo phân phối đến phân phối chuẩn. Đặc biệt, các moment của bước đi ngẫu nhiên đều được tính một cách chi tiết. Đây là một mở rộng của bài báo của Lâm Hoàng Chương và Dương Thị Bé Ba (2017).

Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của các hợp chất Wells-Dawson polyoxometalate

Lương Thị Kim Nga, Triệu Phú Hậu, Phan Thi Thông, Laurens Vandebroek
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích điều chế 5 hợp chất Wells-Dawson polyoxometalate (WD-POM) bao gồm α-K6P2W18O62·14H2O và b-K6P2W18O62·19H2O (P2W18), K10[α2-P2W17O61]·20H2O (P2W17), α2-K8P2W17O61(Co(II)∙H2O)∙16H2O (CoWD 1:1), α2‐K8P2W17O61(Ni(II)∙H2O)∙17H2O (NiWD 1:1) và α2‐K8P2W17O61(Cu(II)∙H2O)∙16H2O (CuWD 1:1) để khảo sát hoạt tính kháng nấm đối với 3 loài nấm Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae và Colletotrichum species và hoạt tính kháng khuẩn đối với 2 loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Vibrio parahaemolyticus của chúng.   Trong số các WD-POM được khảo sát, P2W18 thể hiện hoạt tính kháng nấm tốt nhất đối với cả 3 loài nấm này. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của P2W18 đối với F. oxysporum, P. oryzae và Colletotrichum sp. lần lượt là 1,0 mM, 3,0 mM và 1,5 mM. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy P2W18 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất đối với cả 2 loài khuẩn A. hydrophila và V. parahaemolyticus với MIC = 0,375 mM.

Mối quan hệ di truyền của các mẫu/giống bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.) ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào đặc điểm hình thái và trình tự vùng ITS

Đỗ Văn Mãi, Thiều Văn Đường, Trương Trọng Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.) là loại rau từ lâu không những dùng làm thuốc trong y học mà chúng còn được dùng như rau ăn lá. Mặc dù bồ ngót được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng việc nghiên cứu về di truyền một cách hệ thống chưa được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được đặc điểm di truyền của một số giống bồ ngót thu thập ở bảy tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào đặc điểm hình thái và dấu single nucleotide polymorphism (SNP) trên vùng trình tự internal transcribed spacer (ITS). Kết quả cho thấy về kiểu hình của các giống có sự khác nhau giữa các vùng trồng do điều kiện môi trường và canh tác. Về kiểu gen hầu hết các giống thuộc loài Sauropus androgynous (L.) Merr. khi so sánh với các trinh tự ITS trên NCBI. Dựa vào cây phả hệ cho thấy bốn nhóm mẫu giống ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, và Kiên Giang khác với 4 mẫu nhóm còn lại. Trong số 4 mẫu nhóm giống này thì nhóm mẫu Vĩnh Long, và Thuận Hưng (Sóc Trăng) có trình tự ITS gần tương đồng với nhau nên xếp chung 1 nhóm, nhóm còn lại abo gồm mẫu nhóm Hậu Giang và nhóm Đồng Tháp gần nhau về mặt di truyền.

Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các cao chiết từ xà lách xoong (Nasturtium microphyllum)

Huỳnh Ngọc Trung Dung, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Phú Lộc
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, các cao chiết (ethanol 70% và 96%) của cây xà lách xoong (Nasturtium microphyllum) được xác định hàm lượng polyphenol (sử dụng thuốc thử Folin-Ciocalteau), flavonoid toàn phần (đo màu aluminium chlorid) và đánh giá khả năng khử gốc tự do DPPH (2,2‐diphenyl‐1‐picryl‐hydrazyl‐hydrat). Hàm lượng polyphenol toàn phần của các cao chiết dao động từ 2,72 ± 0,028 đến 6,01 ± 0,177 mg/g GA trọng lượng tươi, hàm lượng flavonoid toàn phần trong khoảng 1,99 ± 0,307 đến 3,33 ± 0,049 mg/g QE trọng lượng tươi và khả năng khử gốc tự do DPPH (2,2‐diphenyl‐1‐picryl‐hydrazyl‐hydrat) với các IC50 trong khoảng 493,40 - 960,83 μg/mL. Bên cạnh đó, bằng phương pháp Sulforhodamin B, ở nồng độ 500 μg/mL các cao thử nghiệm thể hiện khả năng gây độc tế bào ung thư vú dòng MCF-7 tương đối thấp (cao chiết xà lách xoong tươi ethanol 96% có khả năng gây độc tế bào tốt nhất với phần trăm gây độc là 32,44%). Ở nồng độ 2.000 μg/mL cao chiết xà lách xoong khô ethanol 96% ức chế được 17,52% α-glucosidase in vitro.

Phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn từ lá thực vật có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng

Ung Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Nguyễn Khởi Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện nhằm phân lập vi khuẩn kích thích sinh trưởng cây trồng từ lá thực vật. Môi trường nuôi cấy ammonium mineral salt (AMS) được sử dụng để phân lập vi khuẩn. Kết quả đã phân lập được 28 dòng vi khuẩn từ lá của 6 loài thực vật khác nhau gồm mồng tơi (Basella rubra L.), hoa hồng (Rosa chinensis Jacq.), chiều tím (Ruellia brittoniana), cỏ đậu (Arachis pintoi), cơm nguội (Ardisia quinquegona Blume) và bình bát dây (Coccinia grandis (L) Voigt) dựa trên hình thái và màu sắc của khuẩn lạc. Các chỉ tiêu về tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ, chiều cao chồi và số rễ của hạt bắp được khảo sát để đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng của các dòng vi khuẩn phân lập. Các dòng vi khuẩn phân lập có hình thái khuẩn lạc và tế bào rất đa dạng. Hai dòng vi khuẩn ký hiệu HH5 và MT6 làm gia tăng tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng của hạt bắp tốt nhất trong các dòng vi khuẩn phân lập. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy ở mật số 106 CFU.mL-1 cả hai dòng vi khuẩn giúp gia tăng tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây bắp tốt hơn so với mật số 107, 108 và 109 CFU.mL-1. Kết giải mã trình tự đoạn gene 16S rRNA cho thấy hai dòng vi khuẩn HH5 và MT6 lần lượt có mối quan hệ gần...

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nuôi cấy in-vitro đến quá trình tạo rễ cây dừa sáp (Makapuno coconut) cấy phôi

Võ Minh Hải, Phạm Thị Phương Thúy, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Nhằm tạo được cây con có hệ thống rễ phát triển hoàn thiện trong phương pháp nhân giống dừa sáp từ phôi, đề tài đã tiến hành 5 thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tạo rễ của cây dừa sáp cấy phôi. Kết quả nghiên cứu đã xác định ở giai đoạn tạo rễ, môi trường Y3 cải tiến kết hợp với 40 g/L đường và sử dụng 5g agar/L là thích hợp cho cây dừa sáp cấy phôi phát triển. Đối với các cây phôi sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ nhỏ hơn 5 cm thì sử dụng môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L IAA là thích hợp nhất. Đối với các cây phôi không ngập trong môi trường, áp dụng 2 phương pháp: bổ sung thêm môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA hoặc cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA, cả hai thí nghiệm cho kết quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp cắt rễ phải tốn nhiều thời gian hơn để cây đủ tiêu chuẩn chuyển sang giai đoạn vườn ươm. Khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào trong quy trình sản xuất cây giống dừa sáp cấy phôi tại Việt Nam.

Giảm thiểu tác hại môi trường và tăng thu nhập thông qua áp dụng mô hình canh tác lúa-cá-cây ăn trái kết hợp ở an giang

Cao Quốc Nam, Phạm Văn Trọng Tính, Nguyễn Thành Trực, Châu Quốc Mộng, Nguyễn Hữu An Khương, Nguyễn Duy Cần
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình lúa-cá-cây ăn trái, sự giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, sự tăng thu nhập và tạo sản phẩn lúa-cá VietGAP. Thí nghiệm được bố trí trên 3 ruộng nông dân và so sánh với mô hình của nông dân lúa độc canh tại tỉnh An Giang. Bằng hình thức xen canh 2 vụ lúa - 1 vụ cá, sản phẩm lúa và cá đạt chứng nhận VietGAP. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho lúa có độ độc cao (nhóm độc II) ở mô hình lúa-cá-cây ăn trái là 28% thấp hơn so với ở mô hình lúa độc canh (39%). Do có nguồn thu thêm từ cây ăn trái và lợi nhuận từ lúa cao hơn nên tổng thu và lợi nhuận của mô hình lúa-cá-cây ăn trái cao hơn lần lượt 53% và 209% so với ở mô hình lúa độc canh. Cá nuôi trong nghiên cứu này chưa mang lại lợi nhuận do tỷ lệ sống của một số loài thấp và giá bán cá tra giảm thấp. Cần tiếp tục nghiên cứu nâng giá bán lúa và cá đã đạt chứng nhận VietGAP và cải tiến năng suất cá để nâng cao hơn nữa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình lúa-cá-cây ăn trái.

Ảnh hưởng của nồng độ naphthalene acetic acid đến sinh trưởng, năng suất và hấp thu N, P, K của mè đen (Sesamum indicum L.) trên đất phù sa không được bồi tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Nguyễn Quốc Khương, Nguyễn Đoàn Quốc Duy, Tran Ngoc Huu, Lê Vĩnh Thúc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ naphthalene acetic acid (NAA) phù hợp cho sinh trưởng và năng suất mè cao nhất. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với sáu nghiệm thức, năm lặp lại, mỗi lặp lại 25 m2 tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Các nghiệm thức thí nghiệm bao gồm (i) không phun NAA (đối chứng, phun nước), (ii) phun NAA với nồng độ 25 ppm, (iii) phun NAA với nồng độ 50 ppm, (iv) phun NAA với nồng độ 75 ppm, (v) phun NAA với nồng độ 100 ppm và (vi) phun NAA với nồng độ 150 ppm. Kết quả cho thấy phun bổ sung naphthalene acetic acid với nồng độ 50 ppm đã góp phần tăng số lá/cây, chlorophyll a, chlorophyll tổng, tỉ lệ đậu trái mè, hàm lượng dinh dưỡng N, P trong lá, số trái/cây, sinh khối khô và năng suất hạt mè.

Nghiên cứu in vitro các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nầm Alternaria alternata gây bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long (Hylocereus spp.)

Đỗ Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Bích Ngọc, Đinh Mai Vân, Trần Thị Hằng, Lưu Thế Anh
Tóm tắt | PDF
Biết được môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh có thể được sử dụng làm thông tin cơ bản để xây dựng các chiến lược thích hợp để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh trên thanh long. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, độ pH và độ mặn, cũng như yếu tố sinh học bao gồm các loài vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây thanh long đối kháng với nấm gây bệnh, Alternaria alternata. Sự phát triển của sợi nấm A. alternata bị ức chế ở nhiệt độ 35°C, trong khi nhiệt độ 25°C khá thích hợp cho sự phát triển của chúng. Nhiệt độ 30°C là thuận lợi cho sự phát triển của A. alternata. Trong điều kiện pH khác nhau, sự phát triển của nấm A. alternata hầu hết bị ức chế cực đại ở pH 4. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm độ mặn cho thấy A. alternata không bị ảnh hưởng nhiều bởi các nồng độ muối được thử nghiệm. Trong khi đó, việc kiểm tra vi khuẩn đối kháng trong ống nghiệm cho kết quả là cả EC120 và EC121 đều có hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của loại nấm được khảo sát. Các kết quả thí nghiệm cho thấy sự kết hợp thích hợp của việc điều chỉnh môi trường và chế độ chăm sóc có thể rất hữu ích cho...

Ảnh hưởng thay thế tảo Chlorella sp. bằng men bánh mì Saccharomyces cerevisiae lên tăng trưởng quần thể luân trùng Brachionus calyciflorus

Huỳnh Thanh Tới, Huỳnh Thị Ngọc Hiền, Vũ Hùng Hải, Âu Văn Hóa, Trần Trung Giang, Nguyễn Thị Hồng Vân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng tảo Chlorealla sp. và ảnh hưởng của thay thế tảo với men bánh mì lên sự tăng trưởng của luân trùng Brachionus calyciflorus như sau: thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức, luân trùng được cho ăn bằng tảo tăng lũy tuyến 20.000 tế bào/luân trùng/ngày cho mỗi nghiệm thức xuất phát từ 60.000 tế bào/luân trùng/ngày. Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, mật độ tảo cho kết quả tốt về tăng trưởng quần thể được chọn để tiến hành bố trí thí nghiệm tiếp theo, thí nghiệm 2 được bố trí với số lượng tảo được thay thế bằng men bánh mì, số lượng thay thế tăng 25% từ nghiệm thức thứ 2 đến nghiệm thức cuối tương ứng với lượng tảo giảm, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Luân trùng được thả nuôi với mật độ ban đầu là 200 luân trùng/mL. Kết quả cho thấy, mật độ luân trùng đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 80.000 tế bào/luân trùng/ngày vào ngày thứ 4 là 688 luân trùng/mL và đạt 898 luân trùng/mL ở nghiệm thức cho ăn 75% tảo + 25% men bánh mì sau 5 ngày nuôi. Từ kết quả thí nghiệm khẳng định rằng thay thế 25% tảo bằng men bánh mì có cải thiện tăng trưởng quần thể của B. calyciflorus.

Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang

Nguyễn Văn Huy, Lê Minh Tuệ, Trần Thị Thu Sương, Nguyễn Phi Nam, Lê Thị Thu An, Nguyễn Tử Minh
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn tự nhiên, tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá nâu phân bố ở đầm phá Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm theo chiều dài toàn thân lần lượt là 14 cm. Kết quả phân tích chỉ ra rằng thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá nâu thay đổi theo nhóm kích thước. Cá ăn tạp ở giai đoạn chiều dài 8,5 cm. Bậc độ no ở nhóm cá có chiều dài 8,5 – 14 cm là cao nhất đến nhóm cá 14 cm. Phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy cá nâu là loài ăn tạp với 6 nhóm thức ăn chính gồm: tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ, động vật nổi, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, trong đó, ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá nâu cho kết quả hệ số a là 0,062 và số mũ b của phương trình 2,75, với hệ số tương quan R2 = 0,9686...

Nghiên cứu bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

Phạm Minh Truyền, Châu Tài Tảo, Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ và kích cỡ ban đầu đến tăng trưởng của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giống

Dương Thúy Yên, La Nghĩa Lê Thanh, Huỳnh Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Ngọc Trân
Tóm tắt | PDF
Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ và kích cỡ cá con ban đầu đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng giai đoạn ương từ hương lên giống để làm cơ sở cho chọn giống cá trê vàng.  Ba nguồn cá con được sinh sản từ ba nguồn cá bố mẹ cá tự nhiên ở Cà Mau, Hậu Giang và cá nuôi ở Cần Thơ. Cá được nuôi trong bể 500 L được thiết kế hệ thống tuần hoàn và được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (chứa 40% đạm). Mỗi nguồn cá được bố trí với kích cỡ ban đầu khác nhau trong tổng số 4 lần lặp lại, riêng nguồn cá Cần Thơ được lặp lại 3 lần. Sau 2 tháng nuôi, khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức dao động từ 5,70-10,20 g và tốc độ tăng trưởng đặc thù (SGR) đạt 4,94-5,28%/ngày. Cá Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên, sự khác biệt về các chỉ tiêu tăng trưởng giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hệ số thức ăn (FCR) dao động từ 0,85 (Cần Thơ) đến 1,57 (Hậu Giang). Tỉ lệ sống cao nhất ở cá Cần Thơ (57,3%) và thấp nhất ở cá Hậu Giang (25,5%). Song, nguồn cá và kích cỡ ban đầu không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với FCR và tỉ lệ...

Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Lê Thị Phương Mai, Nguyễn Văn Nay, Lưu Tiến Thuận
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và những lợi ích khi tham gia hợp tác xã (HTX) thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 thành viên nuôi tôm thuộc HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Các thông tin thu thập gồm hiện trạng kỹ thuật và những lợi ích của người nuôi tôm khi tham gia HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình đạt 3,97 tấn/1.000 m2/vụ và lợi nhuận trung bình là 137 triệu đồng/1.000 m2/vụ. Tỷ suất lợi nhuận là 0,42 và 23,3% hộ nuôi thua lỗ. Khi tham gia HTX, thành viên có được lợi ích về kinh tế và hiệp hội. Lợi ích kinh tế bao gồm việc tăng doanh thu và lợi nhuận do tăng sản lượng, giảm chi phí đầu vào và giá bán ổn đinh. Lợi ích về khía cạnh hiệp hội bao gồm các yếu tố: được ưu đãi giá vật tư và các dịch vụ đầu vào, được hỗ trợ về kỹ thuật, chất lượng đầu ra sản phẩm tốt hơn, xây dựng mối liên kết và tạo môi trường hợp tác, được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Các khó khăn của HTX là thiếu vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, năng lực điều hành của lãnh đạo HTX còn hạn chế, thành viên HTX chưa tích cực và còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ,...

Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các quy trình khác nhau

Nguyễn Việt Bắc, Vũ Ngọc Út
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định quy trình ương thích hợp cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: (1) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng hóa chất; (2) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng ozone; (3) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng kháng sinh. Ấu trùng được bố trí trong bể 1,6 m3 với mật độ 200 con/L và độ mặn 30 ‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ vi khuẩn tổng, Vibrio spp và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng ozone lần lượt là 0,86 x 104 cfu/mL, 0,16 x 104 cfu/mL và 6,40% khác biệt có ý nghĩa (p

Công tác cố vấn học tập các ngành kỹ thuật tại Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Văn Cương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng của công tác cố vấn học tập trong các chương trình kỹ thuật của Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa trên ý kiến phản hồi của 66 giảng viên đang thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập trong 119 lớp chuyên ngành thuộc các chương trình đào tạo của khối ngành kỹ thuật. Nội dung phân tích tập trung vào chất lượng và tiêu chuẩn của cố vấn học tập, thực trạng của hoạt động cố vấn học tập, những thuận lợi và khó khăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động cố vấn học tập. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện và tăng cường công tác cố vấn học tập trong những năm tiếp theo.

Thực trạng nghiên cứu bài học và nghiên cứu khoa học của giáo viên trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Huỳnh Thị Thúy Diễm, Nguyễn Kỳ Tuấn Sơn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu cung cấp thông tin về thực trạng, nguyên nhân, và giải pháp của việc áp dụng nghiên cứu bài học (NCBH) vào sinh hoạt tổ chuyên môn (SHTCM) và nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKH) của giáo viên trung học phổ thông (GVTHPT) đang công tác tại một số trường ở thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát và phân tích định tính cùng định lượng 431 GVTHPT cho thấy việc áp dụng NCBH đã được thực hiện đại trà hơn 6 năm, nhưng NCBH vẫn chưa được GVTHPT hiểu đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa khi thực hiện. Việc áp dụng NCBH vào SHTCM vẫn chưa được GVTHPT thực hiện theo đúng quy trình và đúng nguyên tắc của NCBH từ khâu tập huấn, chuẩn bị giáo án cho đến khâu dự giờ, quan sát và phản hồi. Một số GVTHPT chưa hài lòng với việc tập huấn về hình thức và nội dung của lí thuyết NCBH và họ muốn được tập huấn về NCBH chuyên sâu, thực hành nhiều hơn với và có được những trải nghiệm thực tế và hoạt động thực tế. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát hoạt động NCKH đặc biệt là NCKHGD của GVTHPT rất yếu.  Khoảng 62.41% GVTHPT chưa từng thực hiện NCKHGD hoặc nếu có thì cũng chỉ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Chính vì thế NCBH sẽ phải được tập huấn bài bản và trực tiếp từ những chuyên gia...

Thơ Đường Xa của Nguyễn Duy - Đi xa và nhìn về

Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tóm tắt | PDF
Thơ Đường xa là một phần của Tuyển tập Thơ Nguyễn Duy, tập hợp những bài thơ được sáng tác khi nhà thơ Nguyễn Duy xuất ngoại, chủ yếu vào thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX. Những bài thơ ấy đã ghi nhận những điều mới lạ mà nhà thơ quan sát, khám phá trên những miền đất mới, đồng thời lưu dấu những ấn tượng khó phai, tạo nên những liên tưởng bất ngờ, thú vị và thúc đẩy những suy nghiệm sâu sắc. Thơ Đường xa của Nguyễn Duy, do đó, vừa thể hiện một tâm hồn cởi mở, một tinh thần hội nhập quốc tế vừa thể hiện một tâm hồn hướng nội sâu sắc, một tinh thần đầy trách nhiệm với dân tộc.

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Thành Danh, Ngô Thị Thanh Trúc, Phạm Thị Gấm Nhung, Nguyễn Hữu Đặng, Trương Thị Thuý Hằng
Tóm tắt | PDF
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về sản xuất nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể tập trung vào phân tích hiệu quả sản xuất (bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế). Có 115 hộ trồng nấm rơm được lựa chọn khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả, và  phân tích hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả tính cho thấy rằng lợi nhuận bình quân tính cho 1 cuộn rơm là 16,6 ngàn đồng/cuộn (lợi nhuận bình quân tính cho 1 kg nấm tươi là 14,7 ngàn đồng/kg). Đối với trường hợp tính trên 1 hộ trồng nấm, về hiệu quả tài chính, lợi nhuận bình quân đạt gần 23 triệu đồng/vụ/hộ tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 37,5%; về hiệu quả kinh tế, tỷ lệ lãi gộp là 34,4% và tỷ suất lợi nhuận là 17%. Kết quả phân tích cho thấy về phương diện thống kê, các yếu tố về giới tính của đáp viên, số vụ trồng nấm trong năm, loại rơm, số lượng rơm, số lao động nhà (tưới nước), diện tích trồng nấm là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất kinh tế.