Phạm Minh Truyền , Châu Tài Tảo , Nguyễn Văn Hòa Trần Ngọc Hải *

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

The study is aimed to evaluate the effect of supplementation of sugar at different stages on growth and survival of giant freshwater prawn of larvae and postlarvae applied biofloc technology. The experiment included four treatments of sugar supplement from different stages of larvae (2nd, 4th, 6th, 8th), each treatment was triplicated, stocking density was 60 ind/liter and water salinity was 12‰, the experimental tank was 0.5 m3 in volume. The results showed that the metamorphism index of the larvae after 21 days of incubation (10.70±0.10), the length of the postlarvae 15 (11.4±0.1 mm) of the treatment with sugar supplement at stage 4 were significantly different (p<0.05) from those of other treatments. The survival rate (55.3±1.9%) and yield (33,160±1,153 ind/m3) of postlarvae 15, in which the treatment of adding sugar from stage 4 was not significant (p>0.05) compared with the treatment of adding sugar from stage 6, but the difference was statistically significant (p<0.05) compared to the other treatments. It can be concluded that supplement of sugar at stage 4 is the best among the treatments studied in rearing rearing giant freshwater prawn larvae using biofloc technology.

Keywords: Biofloc, larval of giant freshwater prawn, supplementation of sugar

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (55,3±1,9%) và năng suất (33.160±1.153 con/m3) của postlarvae 15 ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 là tốt nhất.

Từ khóa: Ấu trùng tôm càng xanh, Biofloc, bổ sung đường cát

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ang K. J. (1985). The evolution of an enviromentally friendly hatchery technology for Udang Galah, the king of freshwater prawn and a limpse into future of aquaculture in 21st century. University Pertanian Malaysia.

APHA, AWWA and WEF. (1995). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 19th Edition. APHA, AWWA VÀ WEF, FRANSON, M.A.H., (Ed.)

Avnimelech Y. (2012). Biofloc technology – a practical guide book. Second edition, The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United States, 272 pp

Avnimelech, Y. (2015). Biofloc Technology - A Practical Guide Book, 3rd Edition. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United States.182 pp

Boyd, C., & Zimmermann, S. (2000). Grow-out systems-water quality and soil management. Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science, Oxford, UK, 221-238.

Châu Tài Tảo & Trần Minh Phú. 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (3+4): 93-99.

De Schryver, P., Crab, R., Defoirdt, T., Boon, N., & Verstraete, W. (2008). The basics of bio-flocs technology: the added value for aquaculture. Aquaculture277(3-4), 125-137.

Đỗ Thị Thanh Hương & Nguyễn Văn Tư. (2010). Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.

Huys, G. (2002). Preservation of bacteria using commercial cryopreservation systems. Standard Operating Procedure. ASIARESISTPRES 20-11-2002. Laboratory of Microbiology, Universiteit Gent, Belgium.

Lê Thanh Nghị, Phạm Minh Truyền, Châu Tài Tảo, Nguyễn Văn Hòa & Trần Ngọc Hải. (2020). Ảnh hưởng của các nguồn cacbon lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 5(114): 117-123.

Margarete, M., & Wagner, C.V. (2006). Effect of nitrite on larval development of giant river prawn Macrobrachium rosenbergii. Original Research Article Aquaculture, 261(4): 1292-1298.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền & Marcy N. W. (2003). Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Phạm Minh Truyền, Lê Thanh Nghị, Châu Tài Tảo, Nguyễn Văn Hòa & Trần Ngọc Hải. (2020). Nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc với các tỉ lệ C/N khác nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 1(110), 102-108.

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang & Trương Quốc Phú. (2008). Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số chuyên đề Thủy sản quyển 1, 187-194.

Sandifer, P.A & Smith T.I.J. (1995). Freshwater Prawns. In Hunner, J. and E.E. Brow (Eds.), Crustacean and Mollusk Aquaculture in the United State (pp. 63-125). Van Nostrand Rienhold, New York.  

Tổng cục Thủy sản. (2018-3-02). Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành tôm năm 2018. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/-tin-vắn/doc-tin/009975/2018-03-02/hoi-nghi-trien-khai-ke-hoanh-phat-trien-nganh-tom-nam-2018

Trần Ngọc Hải, Phạm Văn Đầy & Châu Tài Tảo. (2018). Nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc với các nguồn cacbon khác nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 95(10), 125-129.