Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
Abstract
The study aimed to assess the status and benefits of farmers participated in Tan Hung agricultural cooperative high yield shrimp production regarding to technical and financial aspects by interviewing 30 cooperative members in Cai Nuoc district, Ca Mau province. Data collected involved technical situation and benefits of farmer being member of the cooperative. The result indicated the average yield and profit of the farm were 3.97 tons/1,000 m2/crop and 137 million VND /1,000 m2/crop respectively. Profit margin of shrimp farming was approximately 0.42 and economic lost household ratio was 23.3%. The farmers participating in the cooperative achieved economic and association benefits significantly. With regard to economic aspect, being member of cooperative result in revenue and profit improving due to increasing productivity, reducing production costs, and stable selling price. The association aspect bring several benefit to members including inputs and services concession, accessing technical support, output’s quality improvement, build up association, and information and experiments sharing. The difficulties of cooperative included capital shortage, product consumption, the limitation of cooperative leaders’ management capacity, small scale production, and lack of belief between stakeholders.
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và những lợi ích khi tham gia hợp tác xã (HTX) thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 thành viên nuôi tôm thuộc HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Các thông tin thu thập gồm hiện trạng kỹ thuật và những lợi ích của người nuôi tôm khi tham gia HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình đạt 3,97 tấn/1.000 m2/vụ và lợi nhuận trung bình là 137 triệu đồng/1.000 m2/vụ. Tỷ suất lợi nhuận là 0,42 và 23,3% hộ nuôi thua lỗ. Khi tham gia HTX, thành viên có được lợi ích về kinh tế và hiệp hội. Lợi ích kinh tế bao gồm việc tăng doanh thu và lợi nhuận do tăng sản lượng, giảm chi phí đầu vào và giá bán ổn đinh. Lợi ích về khía cạnh hiệp hội bao gồm các yếu tố: được ưu đãi giá vật tư và các dịch vụ đầu vào, được hỗ trợ về kỹ thuật, chất lượng đầu ra sản phẩm tốt hơn, xây dựng mối liên kết và tạo môi trường hợp tác, được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Các khó khăn của HTX là thiếu vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, năng lực điều hành của lãnh đạo HTX còn hạn chế, thành viên HTX chưa tích cực và còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ,...
Article Details
Tài liệu tham khảo
Adref, F. (2011). Agricultural Cooperatives for Agricultural Development in Iran. Life Science Journal, 8 (1), 82–83.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2016). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện luật hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp. (Số 2992/BC-BNN-KTHT). http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=36671&idcm=406
Chambo, S. (2009). Agricultural Cooperatives: Role in Food Security and Rural Development. Paper Presented to Expert Group Meeting on Co-operatives, New York (USA). http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.516.7976&rep=rep1&type=pdf.
Châu Tài Tảo, Hồ Ngọc Ngà và Trần Ngọc Hải (2015). Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ương giống theo công nghệ Bio-floc. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 37(1), 65-71.
Đỗ Minh Vạnh, Trần Hoàng Tuân, Trần Ngọc Hải & Trương Hoàng Minh. (2016). Đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 42(2016), 50-57.
Hoàng Tùng, Michael Leger, Trần Quang Đại, Trần Anh Hoàng Sử & Nguyễn Thị Thùy Vân. (2016). Thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên & Từ Thanh Truyền. (2006). Tác động về mặt xã hội của hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề (2), 220-234.
Liên minh hợp tác xã Việt Nam. (2018). Báo cáo thường niên 2018. http://vca.org.vn/upload/file/tv.-ban-tach-trang.pdf.
Mai Văn Nam. (2005). Kinh tế hợp tác và vai trò của kinh tế hợp tác và hợp tác xã đối với phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 3(2005), 128-137.
Nguyễn Thanh Long. (2016). Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 46(1), 87– 94.
Nguyễn Thanh Long & Huỳnh Văn Hiền. (2015). Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 37 (1), 105–111.
Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn & Dương Nhựt Long. (2014). Giáo trình Nuôi trồng Thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Phùng Thị Hồng Gấm. (2014). Phân tích hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản, (2), 37-43.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2018). Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. 32 trang.
Tổ chức Lao động Quốc tế (2011). Kiến thức cơ bản về Hợp tác xã Nông nghiệp. ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_emp/---emp_ent/---coop/documents/instructionalmaterial/wcms_645059.pdf.
Tổng cục Thống kê. (2019). Số liệu thống kê. www.gso.gov.vn.
Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo & Nguyễn Thanh Phương. (2017). Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Trần Quốc Nhân, Lê Duy, Đỗ Văn Hoàng & Nguyễn Duy Cần. (2012). Phân tích lợi ích do hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới mang lại cho người dân: Trường hợp nghiên cứu hợp tác xã Long Tuyền, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 22b, 283-293.
VASEP. (2019). Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.html.
Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên & Nguyễn Thanh Phương. (2014). So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản (2), 70-78.
Võ Nam Sơn, Đào Minh Hải, Nguyễn Thế Diễn, Vũ Văn Thùy, Đinh Xuân Lập, Nguyễn Đỗ Quỳnh & Nguyễn Thanh Phương. (2018). Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh và quảng cảnh cải tiến ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 55(1B), 66-79.