Võ Thành Danh * , Ngô Thị Thanh Trúc , Phạm Thị Gấm Nhung , Nguyễn Hữu Đặng Trương Thị Thuý Hằng

* Tác giả liên hệ (vtdanh@ctu.edu.vn)

Abstract

This paper presented results on the production of mushroom in the Mekong Delta focusing on analysis of production efficiency including economic efficiency and financial efficiency. There were 115 mushroom farmers randomly selected in the survey. Descriptive statistical analysis methods and regression analysis were used in this study. The results indicated that the average profit per roll of straw was 16.6 thousand VND/roll (average profit for 1 kg of fresh mushroom was 14.7 thousand VND /kg). In terms of financial efficiency, the average profit was nearly 23 million VND/crop/ household, equivalent to a profit rate of 37.5%; in terms of economic efficiency, gross margin was 34.4% and profit margin is 17%. The results showed that statistically significantly, the input factors that affected the yield of mushroom were quantity of paddy straw, seeds, cost of pesticides, the amount of hired labor and own labour.  The results showed that, statistically, respondents' gender, number of mushroom crops per year, type of straw, number of straws, number of houseworkers (watering), area of ​​mushroom cultivation were factors influencing economic productivity. 

Keywords: Economic efficiency, economic productivity, economic productivity index, mushroom, financial efficiency

Tóm tắt

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về sản xuất nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể tập trung vào phân tích hiệu quả sản xuất (bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế). Có 115 hộ trồng nấm rơm được lựa chọn khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả, và  phân tích hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả tính cho thấy rằng lợi nhuận bình quân tính cho 1 cuộn rơm là 16,6 ngàn đồng/cuộn (lợi nhuận bình quân tính cho 1 kg nấm tươi là 14,7 ngàn đồng/kg). Đối với trường hợp tính trên 1 hộ trồng nấm, về hiệu quả tài chính, lợi nhuận bình quân đạt gần 23 triệu đồng/vụ/hộ tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 37,5%; về hiệu quả kinh tế, tỷ lệ lãi gộp là 34,4% và tỷ suất lợi nhuận là 17%. Kết quả phân tích cho thấy về phương diện thống kê, các yếu tố về giới tính của đáp viên, số vụ trồng nấm trong năm, loại rơm, số lượng rơm, số lao động nhà (tưới nước), diện tích trồng nấm là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất kinh tế.

Từ khóa: Chỉ số năng suất kinh tế, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, năng suất kinh tế, nấm rơm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Van Hung, N., Maguyon-Detras, M. C., Migo, M. V., Quilloy, R., Balingbing, C., Chivenge, P., & Gummert, M. (2020). Rice straw overview: Availability, properties, and management practices. Sustainable Rice Straw Management, 1.

Lê Vĩnh Thúc & Ngô Thị Thanh Trúc. (2013). Hướng phát triển trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” (Đồng Tháp, ngày 19 tháng 7 năm 2013), trang 117-126.