Ngày xuất bản: 31-12-2014

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN PHẢN ỨNG VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH KIỀM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CHẾ NHỰA PET BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Văn Phạm Đan Thủy, Nguyễn Thanh Việt, Trương Hà Phương Ân, Đoàn Thị Ngọc Dung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày kết quả sơ bộ của quá trình xử lý hoá học polyethylene terephthalate (PET) bởi kiềm trong phạm vi phòng thí nghiệm. Các thông số quan trọng như nhiệt độ, thời gian và nồng độ kiềm lần lượt được khảo sát. Nhiệt độ và thời gian tối ưu của phản ứng đạt được ở 75°Cvà 30 phút. Hàm lượng tro của mẫu được xác định khi nung ở nhiệt độ 800oC. Kết quả cho thấy, tạp chất vô cơ còn lại trong mẫu sau quá trình xử lý là rất thấp và có thể chấp nhận. Hàm lượng tạp chất vô cơ loại ra tỉ lệ thuận với nồng độ kiềm. Qua đó, có thể thấy phương pháp tái chế PET có thể thực hiện được một cách đơn giản và không ảnh hưởng đến môi trường.

SẢN XUẤT CHẤT BÉO TỪ VI TẢO CHLORELLA SP. SỬ DỤNG TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC

Hồ Quốc Phong, Trần Đông Âu, Trần Sương Ngọc, Huỳnh Liên Hương, Huỳnh Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu tiềm năng cho quá trình tổng hợp biodiesel là rất cần thiết hiện nay và vi tảo Chlorella sp. có thể sử dụng để tổng hợp biodiesel do có khả năng tích lũy nhiều chất béo. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tích lũy chất béo của vi tảo Chlorella sp. như cường độ sáng, thời gian, nhiệt độ và độ mặn của nước. Kết quả cho thấy rằng vi tảo Chlorella sp. có thể đạt được nồng độ sinh khối 0,306 g/L với chất béo tích lũy lên đến 35,86% khi được nuôi cấy ở điều kiện cường độ chiếu sáng 1342 lux, nhiệt độ 25ºC, độ mặn của nước 0‰ và thời gian nuôi cấy là 8 ngày. Thêm vào đó, thành phần acid béo của vi tảo Chlorella sp. chủ yếu là C16 - C18, đây là nguyên liệu phù hợp cho tổng hợp biodiesel.

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TÍNH PHÓNG ĐIỆN CỦA BUỒNG PLASMA LẠNH

Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Hồng Nhanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày đặc tính phóng điện của buồng plasma lạnh và khảo sát điện áp tạo plasma ở tần số 50 Hz. Đặc tính phóng điện được khảo sát thông qua các thí nghiệm về phóng điện đánh thủng và phóng điện bề mặt. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng độ bền điện thể tích của không khí chỉ đạt khoảng 1-1,5 kVrms/mm. Nước máy dẫn điện khá tốt và chỉ chịu được điện áp tác dụng khoảng 1,5 kVrms. Độ bền điện thể tích của thủy tinh lớn hơn 18 kVrms/mm. Tuy nhiên, độ bền điện bề mặt khô của thủy tinh chỉ đạt khoảng 0,48 kVrms/mm. Khi bề mặt ống thủy tinh được phun ẩm dạng sương thì độ bền điện bề mặt giảm còn 0,44 kVrms/mm. Khi điện áp tác dụng đạt giá trị khoảng 9 kVrms, quan sát được sự xuất hiện của plasma lạnh. Tuy nhiên, sự phóng điện đánh thủng bề dày của thành ống thủy tinh đã không xảy ra và kết quả là plasma đã được duy trì. Chiều dài cách điện bề mặt của ống thủy tinh đã được tính toán dựa trên các số liệu thí nghiệm.

MỘT GIẢI PHÁP TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIỮ XE THÔNG MINH

Nguyễn Thái Nghe, Nguyễn Văn Đồng, Võ Hùng Vĩ
Tóm tắt | PDF
Bài viết này giới thiệu một giải pháp trong xây dựng “Hệ thống hỗ trợ giữ xe thông minh - IPSS”. Nhằm tăng độ an toàn cho bãi xe, IPSS kết hợp các kỹ thuật nhận dạng gồm: Nhận dạng và rút trích biển số tự động (dùng giải thuật Boosting phân tầng cùng với đặc trưng Haar-like và sau đó là giải thuật máy học SVM), nhận dạng mã vạch, và nhận dạng bán tự động qua các camera quan sát. Thực nghiệm cho thấy kết quả nhận dạng khá tốt ở cả ba giai đoạn: Định vị biển số đạt độ chính xác 99% khi dùng 750 ảnh để huấn luyện và 243 ảnh để kiểm thử. Định vị ký tự chính xác 95.88% khi dùng 11866 ảnh cho huấn luyện và 4755 ảnh để kiểm thử. Phân loại ký tự bằng giải thuật SVM chính xác 98.99% khi sử dụng 2603 phần tử cho huấn luyện và 1550 phần tử cho đánh giá. Hệ thống đã được cài đặt hoàn chỉnh và có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁT HIỆN ĐẠO VĂN CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Trần Cao Đệ, Lê Văn Lâm, Trần Cao Trị, Bùi Võ Quốc Bảo, Nguyễn Gia Hưng
Tóm tắt | PDF
Đạo văn được biết đến như một vấn nạn trong môi trường học thuật. Bên cạnh các chế tài nghiêm ngặt cho người đạo văn, cần có những công cụ hiệu quả để ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng đạo văn trong trường đại học và trong sinh viên. Đã có nhiều ứng dụng được xây dựng để phát hiện đạo văn. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường là khá đắt đỏ và chưa được kiểm chứng có thực sự phù hợp với nguồn tài liệu tiếng Việt hay không. Chúng thường dựa trên các thuật toán phát hiện đạo văn của riêng mình và thường thì không thể bổ sung hay tùy biến nhằm phù hợp với môi trường và ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra, khả năng mở rộng cũng là một tính năng quan trọng đối với một hệ thống phát hiện đạo văn vì số lượng tài liệu trong cơ sở dữ liệu là rất lớn và tăng lên nhanh chóng. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một hệ thống phát hiện sao chép để phát hiện đạo văn với các tính năng quan trọng: làm việc trên một cơ sở dữ liệu riêng, lớn của một tổ chức như trường đại học; linh hoạt, dễ mở rộng; đáp ứng hiệu năng tính toán mong đợi. Chúng tôi đề xuất giải pháp sử dụng hệ thống phân tán, sử dụng công nghệ NoSQL, lập chỉ mục nghịch đảo với công nghệ Hyperdex. Việc tính toán xử lí trong hệ thống là tính toán song song được trên nền tảng công nghệ JPPF.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG CỦA ĐĨA QUAY SINH HỌC VÀ LỒNG QUAY SINH HỌC

Lê Hoàng Việt, Lưu Trọng Tác, Lê Thị Bích Vi, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải giết mổ gia súc tập trung của đĩa quay sinh học và lồng quay sinh học” được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả xử lý của đĩa quay sinh học có giá thể ống nhựa dạng khối đĩa và lồng quay sinh học có giá thể bông tắm. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý của lồng quay sinh học cao hơn đĩa quay sinh học ở thời gian lưu 6 giờ và tất cả các chỉ tiêu theo dõi trong nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Khi xử lý sinh học nước thải giết mổ hai giai đoạn với giai đoạn I là lồng quay sinh học và giai đoạn II là đĩa quay sinh học cho nước thải sau xử lý có nồng độ các chỉ tiêu theo dõi đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VI KHÍ HẬU TRONG VÀ NGOÀI TỔ ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA ONG CHÚA VÀ HÀM LƯỢNG NƯỚC CÓ TRONG MẬT ONG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE VÀ HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Tóm tắt | PDF
Từ tháng 5 đến tháng 11 của năm 2013 mưa bão nhiều. Tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 nhiệt độ xuống thấp(17-180C) tại huyện Kế Sách và huyện Chợ Lách. Vào tháng 4 và tháng 5 của năm 2014 nhiệt độ đạt đỉnh cao (36-370C), cao hơn 1-20C so với tháng 4 và tháng 5 của năm 2013 ở cùng nơi quan sát. Mùa mưa năm 2014 đến muộn hơn mùa mưa năm 2013 khoảng 15 ngày và mùa mưa năm 2013 lại muộn hơn năm 2012 khoảng 10 ngày. Lượng mưa vào tháng 5 năm 2013 đạt 50-80 mm, vào tháng 5 năm 2014 lượng mưa đạt giá trị 40-60 mm. Lượng khí CO2 ở huyện Kế Sách vào mùa mưa nhiều hơn so với mùa nắng. Ở huyện Chợ Lách lượng khí CO2có giá trị ngược lại. Lượng khí CO2 tại trại ong có và trại ong không có sử dụng phân bón hóa học cho cây nhãn được ghi nhận là 3.999 ppm và 397ppm ở độ cao 1,5 m so với mặt đất tại thời điểm 9 giờ sáng. Nơi có nhiều khí CO2 thì ong hung dữ, dễ bị chấn động, chích người rất dữ. Thời tiết biến đổi mạnh, kết hợp với việc gia tăng khí CO2nên làm cho sức đẻ trứng vào năm 2013 cũng có chiều hướng giảm từ 42 – 45% so với những năm về trước. Khả năng nuôi ấu trùng của ong thợ cũng thấp. Hàm lượng nước có trong mật ong vào mùa khô năm 2013 và mùa mưa của hai giống ong A. m ở huyện Kế Sách và A.c ở huyện Chợ Lách có giá trị lần lượt là 23,8 %, 25% và 26%, 28%. Tuy nhiên, các tỷ lệ nước này đều không đạt theo tiêu chuẩn để xuất khẩu mật ong.

XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) VÀ SỬ DỤNG TRONG CANH TÁC RAU

Phạm Quốc Nguyên, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện trên 4 ao nuôi thâm canh cá tra tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, mỗi ao đặt 5 điểm khảo sát để đo sự tích tụ của bùn theo thời gian nuôi (đo 1 lần/tháng). Độ dày lớp bùn trong đáy ao sau 2 tháng nuôi khoảng 7 cm và những tháng tiếp theo bùn đáy tích tụ tăng bình quân khoảng 10 cm/tháng. Với phương pháp bơm bằng cách dùng máy lặn, thể tích bùn bơm lên sau 3 tháng nuôi ước đoán khoảng 1.624 m3/ha và những tháng tiếp theo tốc độ tăng thể tích bùn là 1.000 m3/ha/tháng.  Ẩm độ bùn đáy ao trung bình là 58,56 ± 0,46%; chất hữu cơ trung bình khoảng 3,95 ± 0,12%C. Bùn đáy ao để khô ở nhiệt độ phòng có hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng và lân tổng lần lượt là 3,88 ± 0,2%C, 0,33 ± 0,02%N và 0,79 ± 0,04%P2O5 và các chỉ tiêu này giảm nhiều khi bơm lên liếp lần lượt là 2,58 ± 0,16%C, 0,23 ± 0,02%N và 0,41 ± 0,04%P2O5. Bùn đáy ao sử dụng trồng rau muống cho năng suất đợt I và II lần lượt là 15,32 ± 0,33 tấn/ha và 22,72 ± 1,78 tấn/ha, cao hơn hẳn so với trồng trên đất ở địa phương có và không có bón phân NKP.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THEO CHỈ SỐ NGHÈO NƯỚC (WPI): TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TỈNH SÓC TRĂNG, VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thanh Duyên, Trần Văn Tỷ
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) ở tỉnh Sóc Trăng sử dụng chỉ số nghèo nước (Water Poverty Index – WPI). Trước tiên, các số liệu cần thiết được thu thập từ các cơ quan chức năng và các chỉ số của năm thành phần chính cấu thành WPI được tính toán và đánh giá dựa trên những chuẩn phổ biến. Kết tiếp, năm thành phần chính được tổng hợp thành chỉ số nghèo nước WPI có xét/không xét đến gia trọng (dựa vào mức độ quan trọng của từng thành phần) được xác định bởi các nhà quản lý và chuyên gia tại địa phương. Cuối cùng, WPI và năm thành phần chính của nó được thể hiện trên bản đồ và phân tích ở cấp huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số WPI tại tỉnh Sóc Trăng là 64,1 cho thấy Sóc Trăng đang trong tình trạng nghèo nước ở mức độ trung bình thấp. Từ bản đồ WPI cho thấy WPI phân bố không đều giữa các huyện. Qua đánh giá năm thành phần của WPI, những “điểm nóng” cũng như các yếu tố chính gây nên tình trạng nghèo nước có thể được xác định, và từ đó mỗi huyện có thể đề ra giải pháp cải thiện phù hợp. Kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc ưu tiên đầu tư đối với ngành nước.

QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC MẶT CHO HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Hồng Minh Hoàng
Tóm tắt | PDF
Tác động tiêu cực của xâm nhập mặn đối với hệ thống canh tác lúa ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đang gia tăng nhanh chóng cả về không gian lẫn thời gian. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các giải pháp khả thi để trữ nước ngọt nhằm gia tăng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất lúa trong thời gian thiếu nước do xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện dựa vào cách tiếp cận hệ thống dựa trên cơ sở các đặc tính tự nhiên của vùng nghiên cứu (thời tiết địa phương, hệ thống kênh mương và hệ thống canh tác hiện có) và đặc điểm sinh học của cây trồng (các giai đoạn phát triển và nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển). Các yếu tố trên được tổng hợp và xây dựng thành mô hình toán trong đó mô tả và phân tích các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa nhu cầu và khả năng cung cấp nước trong suốt mùa vụ. Kết quả mô phỏng cho thấy nếu tăng thêm 2.4 ha diện tích mặt nước và 0.5 m chiều sâu kênh so với hiện trạng kết hợp với dự báo xâm nhập mặn thì có thể đảm bảo lượng nước tưới cho120 ha lúa trong thời gian xâm nhập mặn 15 ngày. Ngoài ra, giải pháp thay đổi lịch thời vụ và áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm cho cây lúa cũng có thể giảm thiểu được ảnh hưởng của việc thiếu nước (tạm thời) do xâm nhập mặn gây ra.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU NGẢI SẬY (ZINGIBER MONTANUM)

Trần Thị Thùy Dương, Nguyễn Trọng Đức, Hồ Như Quỳnh, Đặng Kiều Nhung, Tưởng Lê Mỹ Tú, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Ba phương pháp trích ly tinh dầu từ củ Ngải sậy thu hái tại Bảy Núi, tỉnh An Giang đã được nghiên cứu bao gồm phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp (NSC-1), phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp (NSC-2) và phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng (NSC-3). Hiệu suất tinh dầu thu được trong hai phương pháp NSC-2 và NSC-3 là khá giống nhau (lần lượt là 1,439% và 1,423%) và cao hơn so với phương pháp NSC-1 (1,261%). Bên cạnh đó, tinh dầu thân và lá Ngải sậy cũng được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp nhưng hiệu suất không đáng kể (tương ứng là 6x10-3% và 4,33x10-3%). Kết quả phân tích bằng phương pháp GC-MS cho thấy thành phần tinh dầu củ thu được trong cả ba phương pháp chủ yếu bao gồm 4-terpinenol (27 - 35%), sabinene (15 - 26%) và 1,4-bis (methoxy)-triquinacene (7 - 28%). Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy tinh dầu củ Ngải sậy thu được có hoạt tính kháng oxi hóa không đáng kể khi so với vitamin C nhưng tốt hơn tinh dầu Nghệ nhà và Long não; không có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm trên các chủng vi sinh vật thử nghiệm nhưng thể hiện tốt hoạt tính gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư: ung thư vú (MCF-7), ung thư vú đa kháng thuốc (MCF7/ADR), ung thư biểu mô tuyến (MDA-MB-231) và ung thư cổ tử cung (Hela).

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA CÂY Ô RÔ (ACANTHUS ILICIFOLIUS L.)

Đái Thị Xuân Trang, Phan Kim Định, Trương Đình Yến An, Nguyễn Thị Yến Chi
Tóm tắt | PDF
Khả năng kháng oxy hóa của cao methanol các bộ phận của cây Ô rô nước mặn và nước ngọt được khảo sát. Các bộ phận của cây Ô rô đã được ly trích các chất bằng dung môi methanol. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl) và TAS (Total Antioxidant Status) in vitro. Kết quả chứng minh hiệu quả loại bỏ gốc tự do tổng số của cao methanol chiết từ các bộ phận cây Ô rô rất cao (hơn 90%) ở nồng độ cao 1,5 mg/mL, khả năng kháng oxy hóa của cây Ô rô cao hơn chất kháng oxy hóa chuẩn vitamin C khoảng 900 lần. Các bộ phận cây Ô rô đều có hiệu quả loại bỏ gốc tự do hydro ở DPPH khá cao (90%) ở nồng độ cao methanol 400 mg/mL.

TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU NHÂN HẠT ĐIỀU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG

Takeo Matsubara, Trương Chí Thành, Yasuaki Maeda, Nguyễn Văn Đạt, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của công trình này là nghiên cứu quy trình tối ưu cho tổng hợp biodiesel từ dầu nhân hạt điều và đánh giá chất lượng của biodiesel tổng hợp được. Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) kết hợp với mô hình tâm phức hợp (CCD) được sử dụng để tìm điều kiện tối ưu cho giai đoạn transester hóa. Biodiesel tổng hợp được từ các điều kiện tối ưu theo phương pháp RSM có những tính chất hóa – lý như chỉ số acid, độ nhớt động học ở 40oC, chỉ số cetane, hàm lượng methyl ester, điểm chảy, điểm chớp cháy, thành phần cất và khối lượng riêng ở 15oC đạt được yêu cầu về tính chất của nhiên liệu dùng cho động cơ diesel.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐIỆN TRƯỜNG ĐỐI VỚI HIỆU ỨNG QUANG KÍCH THÍCH TRONG BÁN DẪN SIÊU MẠNG HỢP PHẦN

Lương Văn Tùng
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp phương trình động lượng tử cho hàm phân bố mật độ electron dẫn trong bán dẫn siêu mạng hợp phần dưới tác dụng của trường điện từ tần số w, biên độ  và một xung laser cao tần tần số W biên độ  . Giải phương trình này chúng tôi đã thu được biểu thức giải tích của cường độ điện trường không đổi xuất hiện trong vật liệu do hiệu ứng quang kích thích ngang gây ra. Khảo sát tính số bằng phần mềm toán học Matlab đã thu được sự phụ thuộc của điện trường không đổi này vào nhiệt độ cũng như các tham số khác của trường điện từ đặt vào vật liệu.

TẬP BIẾN PHÂN TIỆM CẬN CẤP HAI VÀ ỨNG DỤNG

Lê Thanh Tùng
Tóm tắt | PDF
Kết hợp giữa khái niệm tập biến phân được định nghĩa bởi Khánh và Tuấn năm 2008 và khái niệm đạo hàm tiệm cận xây dựng từ nón tiệm cận, được trình bày bởi Penot năm 1998, chúng tôi đưa ra khái niệm mới là khái niệm tập biến phân tiệm cận, khảo sát một số phép toán của chúng và ứng dụng tập biến phân tiệm cận này để xét điều kiện tối ưu của bài toán tối ưu đa trị.

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC XƠ TRUNG TÍNH (NDF) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, CHẤT LƯỢNG QUẦY THỊT VÀ CÁC CHỈ TIÊU DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ LAI (ĐỊA PHƯƠNG X NEW ZEALAND) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Vĩnh Châu, Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ xơ trung tính (NDF, neutral detergent fiber) trong khẩu phần đến năng suất tăng trưởng, sự tiêu hóa dưỡng chất, chất lượng quầy thịt và các chỉ tiêu dịch manh tràng của thỏ lai (địa phương x New Zealand) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm gồm có 72 thỏ lai bắt đầu từ 8 tuần tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Nghiệm thức là các khẩu phần có mức NDF lần lượt là 33, 36, 39, 42, 45 và 48% tính trên vật chất khô. Thời gian thí nghiệm là 12 tuần. Kết quả chỉ ra rằng khi tăng mức NDF trong khẩu phần từ 33 đến 36% làm tăng lượng dưỡng chất tiêu thụ thức ăn, dưỡng chất tiêu hóa, khả năng tăng trưởng, chất lượng quầy thịt và các chỉ tiêu dịch manh tràng (p

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN VÙNG RỄ KÍCH THÍCH SỰ SINH TRƯỞNG (PGPR) TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Thị Giang, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Quyên
Tóm tắt | PDF
Bảy mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập từ 25 mẫu đất vùng rễ của 13 loài rau ăn lá trồng tại 6 quận-huyện của Cần Thơ. Trong đó, 48 dòng có cả 3 đặc tính tốt như cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA; với 5 dòng (NBT625, NPD721, NPD855, NOM131 và NBT613) có khả năng cố định đạm, hòa tan lân cao (0,80-2,21 mg/L NH4+, 27,82-50,63 mg/L P2O5) và 3 dòng (PBT622, POM112 và POM222) có khả năng tổng hợp IAA cao (7,82-8,25 mg/L). Kết quả khảo sát khả năng sản xuất siderophores, có 7/8 dòng tạo được vòng sáng và làm đổi màu môi trường CAS. Sáu dòng vi khuẩn này được chọn để nhận diện với cặp mồi 27F và 1492R và giải trình tự gen 16S rRNA, so sánh với gen 16S rRNA của vi khuẩn trong GenBank bằng chương trình BLAST N. Kết quả cho thấy dòng NBT613 tương đồng 99% với dòng GQ181060 Agrobacterium tumefaciens BLN4, dòng NPD855 tương đồng 99% với dòng KC934864 Ensifer adhaerens M27 và JQ322555 Sinorhizobium meliloti CHW10B, dòng PBT622 tương đồng 97% với dòng KF358257 Acinetobacter calcoaceticus L14, dòng POM112 tương đồng 97% với dòng JQ923444 Achromobacter xylosoxidans BL6, dòng NBT625 tương đồng 98% với dòng KF870446 Rhizobium sp. LS-079, và dòng NPD721 tương đồng 99% với dòng KC833504 Burkholderia sp. TCP30, và 5 dòng vi khuẩn được chọn đánh giá hiệu quả của chúng trên rau ăn lá trong chậu và ngoài đồng trừ dòng POM112.

TINH SẠCH VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PROTEASE CHỊU KIỀM TỪ BACILLUS SP. SV1

Nguyễn Châu Sang, Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Protease kiềm tính từ Bacillus sp. SV1 đã được tinh sạch bằng phương pháp tủa ammonium sulfate bão hòa ở nồng độ 60%, kết hợp sắc ký trao đổi ion dương SP-streamline và sắc ký trao đổi ion âm Unosphere Q với đệm phosphate pH 7,8. Bằng kỹ thuật SDS-PAGE và điện di nhuộm hoạt tính với cơ chất casein, protease được xác định là một đơn phân và có khối lượng phân tử khoảng 19,2 kDa. Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên hoạt tính cho thấy, protease này hoạt động mạnh ở pH tối ưu 9,0 và nhiệt độ tối ưu 45oC. Trong điều kiện thí nghiệm, sự có mặt của 2,5 mM ion Ca2+ làm tăng hoạt tính protease gấp hai lần, bên cạnh đó protease này có thể bị ức chế hoàn toàn bởi 2,0 mM phenylmethylsulfonyl fluoride (PMSF), có khả năng đây là một serine protease.

PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN SẢN XUẤT PROTEASE KIỀM TÍNH NGOẠI BÀO TỪ ĐẤT

Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Châu Sang
Tóm tắt | PDF
Từ 20 mẫu đất thu tại lò giết mổ gia súc và bãi rác, 23 dòng vi khuẩn hiếu khí đã được phân lập trên môi trường kiềm Horikoshi I (pH 9). Khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn tương đối đa dạng về hình dạng, màu sắc và kích thước. Tất cả các dòng vi khuẩn đều có hình que và di động, kích thước từ 1 µm đến 2,9 µm. Có 11 dòng vi khuẩn biểu hiện hoạt tính protease trên môi trường kiềm Horikoshi I có bổ sung casein 1% với đường kính thủy phân trong khoảng 5,3 - 13,2 mm sau 24 giờ ủ ở 30oC. Theo dõi hoạt tính của protease trong môi trường lỏng cho thấy, ngoại trừ dòng LM10, tất cả các dòng còn lại đều biểu hiện hoạt tính protease ở các mức độ khác nhau trong khoảng 0,12 - 3,16 U/mL. Trong đó, dòng LM6 có nguồn gốc từ đất lò mổ cho hoạt tính cao nhất là 3,16 U/mL. Kết quả định danh dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và trình tự đoạn gen 16S rRNA cho thấy dòng LM4 tương đồng với dòng Bacillus pumilus Bp24 với mức độ tương đồng là 81%; LM6 tương đồng 99% với Bacillus pumilus DBF12 27 và LM7 tương đồng với Bacillus safensis AL-75 ở mức 99%.

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT RANG HẠT, KIỀM HÓA VÀ CHẤT NHŨ HÓA ĐẾN CÁC ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC CỦA BỘT CA CAO

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (105, 120 và 135oC) và thời gian rang hạt ca cao (30 đến 50 phút), loại chất kiềm (Na2CO3 và K2CO3) và nồng độ (0,3 đến 2%) đến chất lượng bột ca cao. Kết quả cho thấy nhiệt độ rang cao và thời gian kéo dài ảnh hưởng không tốt đối với màu sắc và mùi vị hạt ca cao. Carbonate kali được sử dụng với hàm lượng 0,3% cho bột ca cao có màu sắc lý tưởng. Tương quan giữa mức độ phân tán của bột ca cao và độ mịn của hạt, hàm lượng bơ ca cao (trong bột ca cao) cùng với thời gian cũng được thiết lập. Mức độ phân tán tốt thể hiện với bột ca cao chứa 15% bơ ca cao. Ảnh hưởng của bốn loại chất nhũ hóa cũng được nghiên cứu với mức tối ưu cho tất cả các chất nhũ hóa được xác định. Độ bền nhũ tương và độ nhớt của hỗn hợp tăng theo hàm lượng của chất nhũ hoá và bơ ca cao.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT NGANG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA TINH BỘT SẮN

Nguyễn Nhật Minh Phương, Dương Thị Phượng Liên
Tóm tắt | PDF
Tinh bột sắn được biến hình bằng phương pháp tạo liên kết ngang với tác nhân sodium trimetaphosphate (STMP)/sodium tripolyphosphate (STPP) (99/1, w/w). Tính chất lý hóa của tinh bột sắn liên kết ngang được khảo sát dựa vào sự thay đổi mức độ liên kết ngang. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở thay đổi nồng độ tác nhân từ 0 - 12%; thay đổi nhiệt độ từ 40 - 50 oC, thời gian phản ứng từ 1- 3 giờ và môi trường biến hình có pH  từ 5 - 11. Mức độ trùng hợp (Pn), độ hòa tan (%) và độ trong dung dịch hồ tinh bột (%T650) được ghi nhận như là các chỉ tiêu để đánh giá mức độ biến hình của tinh bột sắn. Kết quả cho thấy nồng độ tác nhân, nhiệt độ, thời gian và pH đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng biến hình tinh bột, tạo ra tinh bột có tính chất lý hóa hoàn toàn khác. Mức độ trùng hợp của tinh bột sắn sau khi biến hình gia tăng cùng với sự gia tăng nồng độ tác nhân, nhiệt độ, thời gian và pH. Ngược lại, tính chất về độ hòa tan và độ trong dung dịch hồ tinh bột giảm đáng kể.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG RA HOA RẢI VỤ TRÊN CÂY XOÀI CÁT HÒA LỘC (MANGIFERA INDICA L.) TẠI XÃ HÒA HƯNG, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG, NĂM 2012

Trần Văn Hâu, Nguyễn Chí Linh, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý ra hoa rải vụ xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2013. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức là một vụ, ba lần lặp lại, mỗi lặp lại là một mô hình có 30 cây. Các thời vụ xử lý ra hoa trong năm là vụ thuận (12-1), vụ muộn (3-4), vụ sớm (6-7) và vụ nghịch (9-10). Cây xoài được xử lý ra hoa theo quy trình của Trần Văn Hâu et al. (2011), trong đó xử lý paclobutrazol tạo mầm hoa với liều lượng 1 g a.i./m đường kính tán, 2,5-3 tháng sau kích thích trổ hoa bằng cách phun Thiourê nồng độ 0,3-0,5%, phun lần hai sau bảy ngày với nồng độ giảm 50%. Kết quả cho thấy xử lý ra hoa rải vụ xoài cát Hòa Lộc có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa, tổng số hoa/phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính, tỉ lệ đậu trái, trọng lượng trái, năng suất trái/cây và sâu bệnh gây hại. Vụ nghịch có tỉ lệ ra hoa, đậu trái cao nên đạt năng suất cao mặc dù có tỉ lệ rụng trái cao. Bệnh thán thự gây hại phát hoa và trái nhiều nhất trong vụ muộn và vụ nghịch trong khi bị trĩ gây hại phát hoa giai đoạn đậu trái chủ yếu ở vụ mùa và vụ sớm.

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT Ở KHU VỰC THỦY ĐIỆN HÀ NANG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Lê Thị Thanh, Đinh Thị Phương Anh
Tóm tắt | PDF
Lần đầu tiên xác định 74 loài Lưỡng cư và Bò sát thuộc 50 giống trong 19 họ, 4 bộ ở khu vực thủy điện Hà Nang, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, 3 họ: Colubridae, Dicroglossidae, Rhacophoridae chiếm ưu thế về giống và loài. Theo danh sách đã ghi nhận có 19 loài quý hiếm (chiếm 25,68% tổng số loài), gồm 7 loài trong Nghị định số 32 NĐ/CP/2006, 10 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 10 loài trong Danh lục Đỏ Thế giới; Độ phong phú loài thấp, chỉ có 12 loài thường gặp nhưng có tới 47 loài ít gặp và 15 loài hiếm gặp; Về phân bố, các loài Lưỡng cư và Bò sát phân bố không đều trong 4 sinh cảnh: Rừng phục hồi (77,03%), xung quanh lòng hồ thủy điện (25,68%), khu tái định cư (29,73%), nương rẫy (21,62%); Về giá trị sử dụng, người dân địa phương khai thác, sử dụng các loài Lưỡng cư và Bò sát theo 4 nhóm giá trị: Nhóm làm thực phẩm hàng ngày (chiếm 67%), nhóm bán cho chủ thu mua (18,65%), nhóm ngâm rượu làm thuốc (13%), không sử dụng (1,35%); Về mối đe dọa, số lượng loài ngoài tự nhiên giảm do tình trạng soi bắt từ nhu cầu và thói quen của người dân địa phương gia tăng, tận thu tận diệt. Rừng bị lấn chiếm để canh tác và bị tác động do khai thác gỗ trái phép; tác động từ hoạt động xây dựng thủy điện.

MÔ PHỎNG CÂN BẰNG NƯỚC VÀ MUỐI CHO CÂY BẮP (ZEA MAYS L.) TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE

Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Hồng Giang, Trần Huỳnh Khanh, Nguyễn Minh Cường, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của đề tài nhằm (1) Sử dụng chương trình STELLA để xây dựng mô hình cân bằng nước và muối vùng rễ cây bắp và (2) Dự báo diễn biến ẩm độ đất và độ mặn của đất. Mô hình mô phỏng tốt lượng nước trữ trong đất (R2 = 0,95, RMSE = 2,1 mm, NRMSE = 2,84 % và EF = 0,88). Mô hình mô phỏng tốt giá trị trung bình nồng độ muối trong vùng rễ hơn là từng giá trị ở những thời điểm khác nhau. Kết quả mô phỏng ECe của đất phù hợp với ECe đo thực tế là cao hơn giá trị tối hảo (1,7 mS/cm) cho sự phát triển của cây bắp trong suốt vụ trồng. Do độ mặn đất cao nên tổng lượng nước bốc thoát hơi (228,16 mm) bị giảm so với bốc thoát hơi tối đa (264,92 mm). Kết quả mô phỏng cân bằng nước cho cây bắp có tưới thì tổng lượng nước tưới trong suốt vụ trồng cần thiết khoảng 52,3 mm, phù hợp với lượng nước tưới thực tế trong thí nghiệm. Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện không có mưa cho thấy tổng lượng nước tưới trong suốt vụ trồng là 154,7 mm với tần suất tưới trung bình là 5 ngày tưới một lần.

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT ỚT SỪNG VÀNG CHÂU PHI (CAPSICUM SPP.)

Võ Thị Bích Thủy, Dương Phát Thịnh, Trần Thị Ba
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định gốc ghép thích hợp với ngọn ghép ớt Sừng vàng Châu Phi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 5 nghiệm thức gốc ghép với ngọn ớt Sừng vàng Châu Phi là (1) ớt Hiểm trắng, (2) ớt Hiểm xanh, (3) ớt Đà Lạt, (4) ớt Cà và (5) Đối chứng- không ghép. Kết quả cho thấy ngọn ớt Sừng Vàng Châu Phi ghép lên bốn loại gốc ghép ớt khác nhau đều có tỷ lệ sống cao hơn 90% ở thời điểm 14 ngày sau khi ghép. Năng suất thương phẩm của ớt Sừng vàng Châu Phi ghép lên gốc Hiểm Trắng đạt cao nhất (21,39 tấn/ha) và cao hơn đối chứng không ghép là 8,13%, ghép lên gốc ớt Hiểm xanh 19,20%, ớt Đà Lạt 44,12% và ớt Cà 46,59%. Nhưng chiều cao cây của tổ hợp ớt “Sừng vàng Châu Phi” ghép lên gốc Đà Lạt cao nhất (126,97 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức ghép lên gốc Ớt Cà và Hiểm xanh.

ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP VI KHUẨN BACILLUS CHỌN LỌC LÊN LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ BRACHIONUS PLICATILIS

Phạm Thị Tuyết Ngân, Phan Thái Tuyết Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn Bacillus sp chọn lọc lên tăng trưởng của luân trùng nước lợ Brachinonus plicatilis được nghiên cứu. Thí nghiệm I, khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn Bacillus sp và chế phẩm vi sinh lên quần thể luân trùng, thí nghiệm được bố trí 2 nghiệm thức và một đối chứng: (1) Đối chứng (không bổ sung vi khuẩn); (2) Bổ sung hỗn hợp vi khuẩn Bacillus B7 + B41 (Bacillus amyloliquefaciens); (3) Bổ sung chế phẩm vi sinh Pro W lên tỷ lệ sống tỷ lệ tăng trưởng của vi khuẩn. Thí nghiệm II, sau khi kết thúc thí nghiệm I luân trùng ở từng nghiệm thức sẽ được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi, xác định tỷ lệ sống của luân trùng sau khi gây cảm nhiễm. Kết quả cho thấy mật độ luân trùng và cá thể luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp vi khuẩn B7 + B41 (Bacillus amyloliquefaciens), vi khuẩn Bacillus có khả năng lấn át Vibrio. Năng suất luân trùng đã được cải thiện khi bổ sung vi khuẩn Bacillus cũng như chế phẩm vi sinh vào hệ thống nuôi. Luân trùng ở nghiệm thức bổ sung Bacillus có thể duy trì tỷ lệ sống cao hơn khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG RONG BÚN (ENTEROMORPHA SP.) VÀ RONG MỀN (CLADOPHORACEAE) KHÔ LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TAI TƯỢNG (OSPHRONEMUS GORAMY)

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thiện Toàn, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Đánh giá khả năng sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Chaladophoraceae) khô thay thế thức ăn viên cho cá tai tượng (Osphronemus goramy) được thực hiện. Thí nghiệm gồm tám nghiệm thức với ba lần lặp lại. Trong 3 nghiệm thức đối chứng (khẩu phần đơn), mỗi ngày cá được cho ăn một trong ba loại thức ăn là: thức ăn viên, rong bún hoặc rong mền. Trong năm nghiệm thức còn lại, cá được cho ăn 2 chế độ luân phiên gồm 1 ngày rong bún hoặc rong mền và 1 ngày thức ăn viên; 2 ngày rong bún hoặc rong mền và 1 ngày thức ăn viên, và kết hợp 1 ngày rong bún, 1 ngày rong mền và 1 ngày thức ăn viên. Sau 56 ngày nuôi, tỉ lệ sống của cá tai tượng không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn và dao động từ 93,3 đến 100%. Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn luân phiên rong bún và rong mền với thức ăn viên tương đương với nghiệm thức đối chứng. Áp dụng chế độ cho ăn kết hợp, hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn viên có thể được giảm từ 43,2 đến 62,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún và rong mền khô có thể được sử dụng làm thức ăn thay thế một phần thức ăn viên trong nuôi cá tai tượng.

KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI RÊ, LƯỚI KÉO VÀ LƯỚI VÂY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thanh Long
Tóm tắt | PDF
Nghề lưới rê, lưới kéo và nghề lưới vây là 3 nghề khai thác hải sản chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 tại các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang thông qua phỏng vấn 321 hộ làm nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây. Kết quả cho thấy các nghề khai thác hải sản ở ĐBSCL có thể khai thác quanh năm. Năng suất của nghề lưới kéo đơn (0,35 tấn/CV/năm) và nghề lưới rê (0,22 tấn/CV/năm) ở xa bờ thấp hơn (p

PHÁT TRIỂN QUI TRÌNH PCR PHÁT HIỆN STREPTOCOCCUS AGALACTIAE TRỰC TIẾP TỪ MÔ CÁ ĐIÊU HỒNG

Trần Thị Tuyết Hoa, Đặng Thị Hoàng Oanh, Dương Thành Long
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm phát triển qui trình PCR phát hiện vi khuẩn S. agalactiae trực tiếp trên mô cá. Nghiên cứu bao gồm: (i) tối ưu hóa qui trình chiết tách DNA từ mô cá. DNA được chiết tách từ mô cá theo phương pháp của Taggart et al. (1992) và Buller (2004) cho kết quả tốt hơn phương pháp của Monfared et al. (2011) về hàm lượng và độ tinh sạch của DNA chiết tách. Bên cạnh đó, DNA được chiết tách từ não cho kết quả tốt hơn ở thận; (ii) Qui trình PCR cho kết quả với vạch sản phẩm đặc hiệu của vi khuẩn S. agalactiae là 220 bp. Tính đặc hiệu của qui trình PCR được kiểm tra với một số chủng vi khuẩn phổ biến trong thủy sản gồm Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Streptococcus iniae và Vibrio harveyi. Tính ứng dụng của qui trình cũng được kiểm tra và cho kết quả tốt. Qui trình có thể phát hiện các chủng vi khuẩn S. agalactiae khác nhau và từ các mẫu cá điêu hồng có dấu hiệu bệnh xuất huyết, lồi mắt.

ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐẺ TRỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN PHUN NƯỚC ĐẾN QUÁ TRÌNH NỞ TRỨNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (PILA POLITA)

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình, Nguyễn Thị Bích Tuyến
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phân bố của bọc trứng ốc bươu đồng (Pila polita) trong ao và ảnh hưởng của các thời gian phun nước lên tỷ lệ nở và thời gian nở. Có 4 chu kỳ phun nước khác nhau được áp dụng trong quá trình ấp trứng ốc bươu đồng là 1). 3 giờ; 2). 6 giờ; 3). 9 giờ; 4). 12 giờ. Bọc trứng ốc được đặt trên giá thể xơ dừa trong rổ nhựa, sau đó ấp trong 12 bể composite. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trứng ốc bươu đồng được đẻ sát bờ ao luôn ở mức cao (86,9%) so với những bọc trứng đẻ ở trên thân cây mọc quanh ao (13,1%). Tỷ lệ nở của trứng được phun nước sau mỗi 6h là (90,8%) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Võ Thị Bích Diễm
Tóm tắt | PDF
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành yếu tố cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế của thời kỳ quá độ và là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoà cùng xu thế đó, trong những năm qua Thành phố Cần Thơ đã rất quan tâm đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá thình này cần được chú trọng hơn nữa, góp phần đưa Cần Thơ sớm trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRONG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐẤT LÚA TẠI TỈNH VĨNH LONG

Lê Xuân Thái
Tóm tắt | PDF
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trong ba mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long năm 2013 được thực hiện tại huyện Long Hồ và huyện Bình Tân, là vùng có các mô hình canh tác trên đất lúa khá đa dạng: lúa 3 vụ, lúa 2 vụ+ cây màu, cây màu. Kết quả phân tích cho thấy trình độ học vấn chủ hộ, trình độ học vấn lao động và diện tích đất canh tác của các nông hộ sản xuất lúa 3 vụ và lúa 2 vụ + cây màu lớn hơn nông hộ trồng cây màu. Phân tích hiệu quả tài chính ở ba mô hình cho thấy lợi nhuận/ha của nông hộ trồng lúa 3 vụ, lúa 2 vụ+ cây màu và cây màu là 52,277 triệu đồng; 56,299 triệu đồng và 133,027 triệu đồng. Nông hộ trồng cây màu có lợi nhuận cao hơn nông hộ trồng lúa 2 vụ+cây màu 76,7 triệu đồng. Các yếu tố diện tích canh tác, chi phí sản xuất, tham gia tổ chức địa phương ảnh hưởng tăng thu nhập bình quân người/hộ. Số người/hộ ảnh hưởng giảm thu nhập bình quân người/hộ.

TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP TÀI SẢN ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Võ Văn Dứt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này điều tra sự ảnh hưởng của phương thức gia nhập thị trường của công ty đa quốc gia đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Sử dụng lý thuyết của Hennart - gọi là “Lý thuyết hợp nhất tài sản”, nghiên cứu này giả thuyết rằng các công ty con thuộc công ty đa quốc gia được thành lập theo phương thức sáp nhập và mua lại (M&A) có khả năng thâm nhập tài sản địa phương cao hơn so với thành lập theo phương thức đầu tư mới (Greenfield). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tại 36 công ty con thuộc công ty đa quốc gia đang hoạt động tại ĐBSCL và ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết. Kết quả thực tiễn ủng hộ hoàn toàn giả thuyết nghiên cứu sau khi kiểm soát đặc điểm của công ty mẹ và đặc điểm của nước đầu tư và nước nhận đầu tư.

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TỎI TỈNH NINH THUẬN

Nguyễn Phú Son, Nguyễn Thị Thu An
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu khảo sát 70 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 7 nhà cung cấp cây giống, 7 nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, 20 hộ trồng, 6 thương lái trong tỉnh, 15 chủ vựa và nhà buôn sỉ trong và ngoài tỉnh, 14 nhà bán lẻ trong và ngoài tỉnh và 1 siêu thị ở ngoài tỉnh. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 2 kênh phân phối chính: 70% lượng tỏi được bán cho những người buôn sỉ và chủ vựa trong tỉnh và 20% bán cho những thương lái trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm nghẽn lớn nhất của chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận là khả năng tiếp cận thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi còn hạn chế. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để làm gia tăng lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi. Kết quả nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp chính để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận, bao gồm: mở rộng diện tích trồng tỏi; nâng cao năng lực sản xuất và thị trường cho các hộ sản xuất tỏi; tổ chức lại hệ thống phân phối và phát triển ngành chế biến tỏi.

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Ở TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA)

Bùi Thị Minh Thu, Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
Trong hoạt động kinh doanh ở Lilama có nhiều nhân tố tham gia vào hệ thống quản lý như vật chất, kinh tế, văn hoá, thông tin…nhưng con người vẫn là yếu tố hàng đầu. Sự khủng khoảng kinh tế và cạnh tranh nguồn lao động trực tiếp sản xuất đang diễn ra khắc nghiệt ở ngành lắp máy dẫn đến Lilama cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng trong thu hút và giữ chân người tài cho Lilama. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả thu thập được từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Sau đó phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến thông thường, nghiên cứu đã phát hiện 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất Lilama là: Văn hóa doanh nghiệp, công việc, cơ hội đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, lương và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo. Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất. Kết quả có được từ nghiên cứu là gợi ý quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp phát triển nguồn nhân lực của Lilama.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN ĐẾN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TỈNH SÓC TRĂNG

Trần Ngọc Tùng, Bùi Văn Trịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng, các yếu tố khí tượng và thủy văn ảnh hưởng đến tình hình phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Niêm giám Thống kê từ năm 2010 đến năm 2013. Phương pháp thống kê mô tả và hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để phân tích số liệu trong nghiên cứu. Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội về các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng cho thấy nhiệt độ trung bình/tháng và lượng mưa/tháng tỷ lệ thuận với diện tích thả nuôi/tháng; các yếu tố như số giờ nắng/tháng, độ ẩm trung bình/tháng và mực nước trung bình/tháng tỷ lệ nghịch với diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê, với 67,785% sự biến động của diện tích thả nuôi tôm mặn lợ được giải thích bằng các biến độc lập trên. Các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm bị thiệt hại cũng được phân tích.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM TÔM NUÔI CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Phan Đình Khôi, Quách Vũ Hiệp
Tóm tắt | PDF
Hoạt động nuôi tôm ở thường phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai hay dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động nuôi tôm. Để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro trong hoạt động nuôi tôm, Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/2011/QĐ-TTg để thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi giai đoạn 2011-2013 tại Bạc Liêu và 2 tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đánh giá về chương trình thí điểm sau 2 năm thực hiện cho thấy số hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm lẫn diện tích nuôi tôm được bảo hiểm còn rất thấp so với mục tiêu. Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nuôi tôm của các hộ là đối tượng được tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả chỉ ra rằng có mối tương quan thuận giữa làm việc tại địa phương và tiếp cận thông tin bảo hiểm, và diện tích ao nuôi với quyết định tham gia bảo hiểm của nông hộ. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy yếu tố trình độ học vấn càng cao có xu hướng ít tham gia vào loại hình bảo hiểm này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các đặc điểm của hộ như yếu tố giới tính, tập huấn, kinh nghiệm, vay vốn, và chi phí sản xuất không có ý nghĩa thống kê trong quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU LAPTOP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU

Hồ Lê Thu Trang, Trần Anh Hào
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu quan điểm của khách hàng tại thành phố Cà Mau về tính cách thương hiệu laptop trên thị trường và xác định sự ảnh hưởng của tính cách thương hiệu laptop đến lòng trung thành của khách hàng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 3 nhân tố tính cách thương hiệu ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu laptop. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là Giá trị tự thể hiện, tiếp đến là Sự gắn kết thương hiệu và cuối cùng là Sự lôi cuốn trong tính cách thương hiệu. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nâng cao lòng trung thành của khách hàng tại thành phố Cà Mau thông qua việc xây dựng tính cách cho thương hiệu laptop.

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐẾN HIỆU QUẢ TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thạch Keo Sa Ráte, Lưu Tiến Thuận
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện quản trị tri thức hiệu quả hơn. Số liệu được thu thập từ 216 doanh nghiệp tại bốn tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cà Mau qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy nhân tố chiến lược và đặc điểm của tổ chức, và nhân tố phong cách lãnh đạo và động viên nhân viên có tác động tích cực đến các hoạt động quản trị tri thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị tri thức có tác động mạnh và thuận chiều đến hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức giữa các loại hình doanh nghiệp: hoạt động quản trị tri thức của các doanh nghiệp lớn đem lại hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số giải pháp khả thi đã được đề xuất giúp doanh nghiệp thực hiện quản trị tri thức hiệu quả hơn. Cuối cùng, bài nghiên cứu đóng góp về mặt học thuật mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động quản trị tri thức và hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lưu Tiến Thuận, Trần Thu Vân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá thang đo chất lượng trải nghiệm khách hàng tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Bài viết sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn mức theo tiêu thức giới tính với cỡ mẫu là 173. Phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng trong bài nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng thang đo chất lượng trải nghiệm khách hàng bao gồm sáu thành phần: nhân viên, môi trường xung quanh, những khách hàng khác, người đi cùng khách hàng, giá trị gia tăng và đặc trưng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng; qua đó tác động đến lòng trung thành và sự giới thiệu truyền miệng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng chất lượng trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm và cần có các giải pháp cải thiện thông qua các thành phần hình thành nên trải nghiệm của khách hàng. Về mặt học thuật, bài nghiên cứu đã đóng góp và hoàn thiện thang đo lường chất lượng trải nghiệm khách hàng – một khái niệm vẫn còn khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cung cấp một cách tiếp cận mới để đánh giá sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng thông qua chất lượng trải nghiệm của khách hàng.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN: GIẢI PHÁP CHO SẢN PHẨM LÚA GẠO TÀI NGUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG

Võ Thị Thanh Lộc, Lê Hữu Danh, Huỳnh Hữu Thọ, Nguyễn Phú Son, Nguyễn Thị Kim Thoa, Tat Duyen Thu
Tóm tắt | PDF
Sóc Trăng là tỉnh có diện tích sản xuất lúa Tài Nguyên lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giống “Tài Nguyên Sữa” đã có từ lâu đời tại Sóc Trăng vì đây là giống lúa mùa 6 tháng, bị ảnh hưởng quang kỳ, có chất lượng gạo ngon, hạt gạo nhuyễn, độ đục cao (như sữa), mềm cơm, xốp và có vị ngọt được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, chất lượng gạo Tài Nguyên hiện nay không còn như bản chất vốn có của nó vì hạt to, trong, cứng cơm, khô, không còn thơm và ít vị ngọt. Do chất lượng giảm nên đa số người tiêu dùng đã chuyển sang ăn loại gạo khác, trộn với loại gạo mềm cơm, hoặc trộn với loại gạo Sóc Miên có dạng hạt giống gạo Tài Nguyên có giá rẻ hơn đã làm cho giá trị gạo Tài Nguyên liên tục giảm trong nhiều năm qua. Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm gạo Tài Nguyên được dựa vào cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008); thử cơm và phân tích hàm lượng Amylose. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện sản xuất gạo Tài Nguyên tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh cao giữa các tỉnh; việc suy gảm chất lượng lúa gạo Tài Nguyên xuất hiện ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị. Gạo Tài Nguyên chủ yếu được tiêu thụ nội địa (93,1% sản lượng) và xuất khẩu rất ít (6,9%); Kênh thị trường có càng ít tác nhân trung gian thì lợi ích cho người sản xuất càng cao. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bảy giải pháp chiến lược bao gồm 11 hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng chuỗi giá trị gạo Tài Nguyên tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT HÒA LỘC (MANGIFERA INDICA L.) TỈNH ĐỒNG THÁP

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Dương Ngọc Thành
Tóm tắt | PDF
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhất ĐBSCL với 9.031ha năm 2013. Trong đó, diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc chiếm 30% trong tổng diện tích trồng xoài của tỉnh Đồng Tháp. Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, một nghiên cứu mang tính hệ thống là rất cần thiết để tìm ra các vấn đề tồn tại từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Kaplinsky & Morris (2000),  Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) và Võ Thị Thanh Lộc (2013) để phân tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài Hòa Lộc Đồng Tháp. Kết quả cho thấy qui mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có 1 hợp tác xã (HTX) xoài, chưa có công ty chế biến xoài. Kênh thị trường nội địa chiếm tỷ trọng lớn 88% tổng lượng xoài tiêu thụ (chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh). Việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nông dân sản xuất giúp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia.

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CA CAO TỈNH BẾN TRE

Nguyễn Hữu Tâm, Lưu Thanh Đức Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua cuộc khảo sát 268 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 4 huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ cày Bắc, Mỏ cày Nam của tỉnh Bến Tre và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 3 kênh phân phối sản phẩm ca cao chủ yếu là xuất khẩu hạt (chiếm 85,92%) ra thị trường nước ngoài và 1 kênh tiêu dùng nội địa (14,08%) là kênh phối tiềm năng đối với sản phẩm Bơ socola, socola, bột socola. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng có lợi cho người trồng, cho công ty chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm để cải thiện hiện trạng phân phối thu nhập này giữa các tác nhân theo hướng gia tăng lợi nhuận cho toàn chuỗi. Qua phân tích chuỗi giá trị hiện tại, ma trận SWOT nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm chiến lược, bao gồm 6 nhóm hoạt động cần thực hiện để gia tăng lợi nhuận của toàn chuỗi nói chung và cho người trồng nói riêng.

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI LỚP KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Ong Quốc Cường, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng Quyên, Lê Hoàng Dự, Lê Long Hậu, Vương Quốc Duy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là đánh giá nhu cầu của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đối với kỹ năng giao tiếp. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 sinh viên thuộc các khóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh hiểu biết về kỹ năng giao tiếp nhưng lại chưa ứng dụng nhiều vào thực tiễn. Bên cạnh đó, đa số sinh viên đều chưa hài lòng về kỹ năng giao tiếp của bản thân. Vì vậy, sinh viên thường có nhu cầu tham gia kỹ năng giao tiếp phù hợp và có cấu trúc hợp lý. Ngoài ra, sinh viên cũng có nhu cầu khá đa dạng về hình thức lớp học, hình thức dạy học, hình thức đánh giá, số tín chỉ, và số lượng người tham gia.

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và mức độ tiếp cận thị trường của nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ 236 nông hộ trồng khóm trên địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là hồi qui logistic và hồi qui tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố diện tích sản xuất, tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ học vấn, điện thoại và quen biết có tác động thuận chiều với khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ. Trong khi, nhân tố diện tích sản xuất, trình độ học vấn, tập huấn, điện thoại và quen biết tương quan thuận với mức độ tiếp cận thị trường của nông hộ trồng khóm. Một số kiến nghị được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và mức độ tiếp cận thị trường cho nông hộ trồng khóm.