Võ Thị Thanh Lộc * , Lê Hữu Danh , Huỳnh Hữu Thọ , Nguyễn Phú Son , Nguyễn Thị Kim Thoa Tat Duyen Thu

* Tác giả liên hệ (vttloc@ctu.edu.vn)

Abstract

Soc Trang has the largest area of Tai Nguyen rice in the Mekong Delta. “Milk Tai Nguyen” grown in Soc Trang for a long time is a 6-month local rice variety characterized by photoperiod, small size and milky color, sweet taste and soft cooked rice. Today, Tai Nguyen rice, however, is low quality with white color, bigger size, hard rice and without sweet taste. As a result, most of users consume other rice instead of Tai Nguyen, either other soft-rice mixation or Soc Mien rice with the same Tai Nguyen shape and color that have lead to reduction of Tai Nguyen value in the recent years. Solutions for improvement of Tai Nguyen quality and value-added are based on the value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), the ValueLinks method of GTZ (2007), Marking value chains work better for the poor (M4P, 2008), rice test and amylose analysis. Research results show that conditions for Tai Nguyen production create high competitive and comparative advantages betwwen provinces; reduction of Tai Nguyen quality has happened in the entire chain; Tai Nguyen rice is mainly distributed to domestic market (93.1% of total quantity) and limited volum for export (6.9%); Less agents in a chain market channel, higher benefits to producers. Furthermore, researchers also propose seven strategic solutions including 11 activities for improvement of Tai Nguyen quality and value-added in the coming time.
Keywords: Added value, quality, Tai Nguyen rice

Tóm tắt

Sóc Trăng là tỉnh có diện tích sản xuất lúa Tài Nguyên lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giống “Tài Nguyên Sữa” đã có từ lâu đời tại Sóc Trăng vì đây là giống lúa mùa 6 tháng, bị ảnh hưởng quang kỳ, có chất lượng gạo ngon, hạt gạo nhuyễn, độ đục cao (như sữa), mềm cơm, xốp và có vị ngọt được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, chất lượng gạo Tài Nguyên hiện nay không còn như bản chất vốn có của nó vì hạt to, trong, cứng cơm, khô, không còn thơm và ít vị ngọt. Do chất lượng giảm nên đa số người tiêu dùng đã chuyển sang ăn loại gạo khác, trộn với loại gạo mềm cơm, hoặc trộn với loại gạo Sóc Miên có dạng hạt giống gạo Tài Nguyên có giá rẻ hơn đã làm cho giá trị gạo Tài Nguyên liên tục giảm trong nhiều năm qua. Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm gạo Tài Nguyên được dựa vào cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008); thử cơm và phân tích hàm lượng Amylose. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện sản xuất gạo Tài Nguyên tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh cao giữa các tỉnh; việc suy gảm chất lượng lúa gạo Tài Nguyên xuất hiện ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị. Gạo Tài Nguyên chủ yếu được tiêu thụ nội địa (93,1% sản lượng) và xuất khẩu rất ít (6,9%); Kênh thị trường có càng ít tác nhân trung gian thì lợi ích cho người sản xuất càng cao. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bảy giải pháp chiến lược bao gồm 11 hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng chuỗi giá trị gạo Tài Nguyên tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, chất lượng, giá trị gia tăng và lúa gạo Tài Nguyên

Article Details

Tài liệu tham khảo

Phòng nông nghiệp huyện Thạnh Trị (2013). Báo cáo kết quả phục tráng giống Tài Nguyên sữa huyện Thạnh Trị năm 2010.

Phòng nông nghiệp huyện Thạnh Trị (2013). Báo cáo kết quả phục tráng giống Tài Nguyên sữa huyện Thạnh Trị năm 2010.

Phòng nông nghiệp huyện Thạnh Trị (2014). Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa Tài Nguyên qua 5 năm 2009-2013 của huyện Thạnh Trị.

Sở NN&PTNT tỉnh Long An (2013). Báo cáo tình hình sản xuất lúa qua 3 năm 2011-2013 của tỉnh Long An. Số liệu thống kê sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Tài Nguyên qua 3 năm 2011-2013 của Trung Tâm khuyến nông tỉnh Long An.

Sở Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Sóc Trăng (2012). “Đề án phát triển lúa đặc sản đến 2015”của tỉnh Sóc Trăng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ngày 4/10/2012.

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (2013). Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa Tài Nguyên qua 5 năm 2009-2013 của tỉnh Sóc Trăng.

Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh (2013). Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa Tài Nguyên qua 3 năm 2011-2013 của tỉnh Trà Vinh.

Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Bạc Liêu (2013). Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa Tài Nguyên qua 3 năm 2011-2013 của tỉnh Bạc Liêu.

Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Cà Mau (2013). Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa Tài Nguyên qua 3 năm 2011-2013 của tỉnh Cà Mau.

Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng (2013). Báo cáo kết quả điều tra cơ cấu giống lúa vụ đông xuân và mùa 2013 -2014 về diện tích lúa Tài nguyên của tỉnh Sóc Trăng.