Trần Thị Thùy Dương * , Nguyễn Trọng Đức , Hồ Như Quỳnh , Đặng Kiều Nhung , Tưởng Lê Mỹ Tú Bùi Thị Bửu Huê

* Tác giả liên hệ (duong102439@student.ctu.edu.vn)

Abstract

Three different methods of extraction of essential oil from rhizome of Ngai say collected from Bay Nui, An Giang have been studied including water distillation (NSC-1), steam distillation (NSC-2) and microwave-assisted water distillation (NSC-3). The overall yields of the obtained essential oils were found to be almost the same in the cases of NSC-2 and NSC-3 methods (1.439% and 1.423%, respectively) and higher than that of NSC-1 (1.261%). Negligible amount of essential oil was found for trunks and leaves based on the water distillation method (6.00x10-3 % and 4.33x10-3 %, respectively). GC-MS analysis showed that the essential oil from rhizome obtained under studied methods comprised mainly of 4-terpinenol (27 - 35%), sabinene (15 - 26%) and 1,4-bis(methoxy)-triquinacene (7 - 28%). Evaluation of bioactivity showed that the essential oils of Ngai say’s rhizome had no anti-microbial and anti-fungal properties; negligible anti-oxidation activity compared to that of vitamine C but more significant compared with other essential oils such as Curcuma longa or Cinnamomum camphora Ness; and possessed good cytotoxic acitivites toward MCF-7, MCF7/ADR, MDA-MB-231 and Hela species.
Keywords: Ngai say, water distillation, steam distillation, microwave-assisted water distillation

Tóm tắt

Ba phương pháp trích ly tinh dầu từ củ Ngải sậy thu hái tại Bảy Núi, tỉnh An Giang đã được nghiên cứu bao gồm phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp (NSC-1), phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp (NSC-2) và phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng (NSC-3). Hiệu suất tinh dầu thu được trong hai phương pháp NSC-2 và NSC-3 là khá giống nhau (lần lượt là 1,439% và 1,423%) và cao hơn so với phương pháp NSC-1 (1,261%). Bên cạnh đó, tinh dầu thân và lá Ngải sậy cũng được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp nhưng hiệu suất không đáng kể (tương ứng là 6x10-3% và 4,33x10-3%). Kết quả phân tích bằng phương pháp GC-MS cho thấy thành phần tinh dầu củ thu được trong cả ba phương pháp chủ yếu bao gồm 4-terpinenol (27 - 35%), sabinene (15 - 26%) và 1,4-bis (methoxy)-triquinacene (7 - 28%). Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy tinh dầu củ Ngải sậy thu được có hoạt tính kháng oxi hóa không đáng kể khi so với vitamin C nhưng tốt hơn tinh dầu Nghệ nhà và Long não; không có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm trên các chủng vi sinh vật thử nghiệm nhưng thể hiện tốt hoạt tính gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư: ung thư vú (MCF-7), ung thư vú đa kháng thuốc (MCF7/ADR), ung thư biểu mô tuyến (MDA-MB-231) và ung thư cổ tử cung (Hela).
Từ khóa: Ngải sậy, chưng cất lôi cuốn hơi nước, chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng, độc tính trên tế bào ung thư

Article Details

Tài liệu tham khảo

Sara Albino Antunes, Weber da Silva Robazza, Liziane Schittler, Gilmar de Almeida Gomes, 2012. Synergistic and antimicrobial properties of commercial turmeric (Curcuma longa) essential oil against pathogenic bacteria. Ciência e Tecnologia de Alimentos. 32(3): 525-530.

Md. Nazrul Islam Bhuiyan, Jasim Uddin Chowdhury and Jaripa Begum, 2008. Volatile constituents of essential oils isolated from leaf and rhizome of Zingiber cassumunar Roxb. Journal of the Bangladesh Pharmacological Society. 3: 69-73.

Saowaluck Bua-in and Yingyong Paisooksantivatana, 2009. Essential Oil and Antioxidant Activity of Cassumunar Ginger (Zingiberaceae: Zingiber montanum (Koenig) Link ex Dietr.) Collected from Various Parts of Thailand. Kasetsart Journal: Natural Science. 43: 467 – 475.

Ibrahim bin Jantan , Mohd Salleh Mohd Yassin , Chen Bee Chin , Lau Lee Chen and Ng Lee Sim, 2003. Antifungal activity of the essential oils of nine Zingiberaceae spicies. Research Article of PharmaceuticalBiology.41 (5): 392 – 397.

Nguyễn Thị Kim Huê, 2009, Họ Gừng (Zingibereceae) ở Thất Sơn – An Giang: Hình thái, Giải phẫu, Phân loại và Công dụng. Luận án Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, Việt Nam.

Trần Công Luận, Nguyễn Thị Phương Thảo và Trần Thu Hoa, 2010. Thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của tinh dầu ba loài ngải sậy An Giang. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 14, Số 2, Chuyên đề Y học Cổ truyền, trang 151 – 156.