Nguyễn Phú Son * Nguyễn Thị Thu An

* Tác giả liên hệ (npson@ctu.edu.vn)

Abstract

The study is conducted through surveying 70 actors along garlic marketing channel in Ninh Hai and Ninh Phuoc in Ninh Thuan province, including 7 variety suppliers, 7 agricultural material suppliers, 20 growers, 6 collectors within the province, 15 wholesalers and 14 retailers in and outside the province, and 1 supper market outside the province. The study applies the theories of value chain and competitive advantage analysis. The research results show that there are two main marketing channels in the garlic value chain: 1) product is sold to the wholesalers within the province (70% of total garlic) and 2) product is sold to the retailers within the province, and that the biggest problem is the actors’ market access capacity. However, this is also opportunity for increasing profit of the garlic value chain. Finally, there are four main solutions for upgrading the garlic value chain in Ninh Thuan province, including: enlarging areas for garlic, upgrading marketing and production capacity for garlic growers, reorganizing garlic distribution system and developing garlic processing field.
Keywords: Garlic, value chain, value added, net value added

Tóm tắt

Nghiên cứu khảo sát 70 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 7 nhà cung cấp cây giống, 7 nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, 20 hộ trồng, 6 thương lái trong tỉnh, 15 chủ vựa và nhà buôn sỉ trong và ngoài tỉnh, 14 nhà bán lẻ trong và ngoài tỉnh và 1 siêu thị ở ngoài tỉnh. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 2 kênh phân phối chính: 70% lượng tỏi được bán cho những người buôn sỉ và chủ vựa trong tỉnh và 20% bán cho những thương lái trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm nghẽn lớn nhất của chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận là khả năng tiếp cận thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi còn hạn chế. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để làm gia tăng lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi. Kết quả nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp chính để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận, bao gồm: mở rộng diện tích trồng tỏi; nâng cao năng lực sản xuất và thị trường cho các hộ sản xuất tỏi; tổ chức lại hệ thống phân phối và phát triển ngành chế biến tỏi.
Từ khóa: Tỏi, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2011. Niên giám thống kê năm 2010.

M4P, 2007. Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị.

Michael Porter, 1998. Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, Free Press.

Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Thuận, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2011 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2011. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Võ Thanh Dũng, Nguyễn Công Toàn, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Thị Thu An và Nguyễn Thị Kim Thoa, 2011. Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa đối với việc làm và tăng thu nhập của người nghèo ở ĐBSCL.