Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt * Dương Ngọc Thành

* Tác giả liên hệ (thvtkiet@ctu.edu.vn)

Abstract

Mango area of the Dong Thap province - the largest in the Mekong Delta - is about 9,031ha in the year of 2013. Hoa Loc mango area is about 30% of total mango area in Dong Thap province. Farmers have had many years of experience of mango cultivation. They have successfully applied techniques to handle off-season flowers so mango crops have harvested whole year-round. However, linkages in production and consumption indicated many difficulties. Therefore, a systematic research has needed to find out the problems from production to consumption. Also, integrated value chain approach method from Kaplinsky & Morris (2000), Recklies (2001), GTZ Eschborn (2007), M4P (2007) and Vo Thi Thanh Loc (2013) was used in this research to analyze operations of the Hoa Loc mango value chain in Dong Thap. The result showed that farmers’ land area is small and there is a mango Cooperative but not any mango processing factory in Dong Thap province. Domestic market channel is about 88% of total volume consumption (mainly Ho Chi Minh City market). Shortening market channel and making farmer linkages help reduce costs and increase profit for the value chain actors.
Keywords: Value chain, added value and “Hoa Loc” mango in Dong Thap

Tóm tắt

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhất ĐBSCL với 9.031ha năm 2013. Trong đó, diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc chiếm 30% trong tổng diện tích trồng xoài của tỉnh Đồng Tháp. Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, một nghiên cứu mang tính hệ thống là rất cần thiết để tìm ra các vấn đề tồn tại từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Kaplinsky & Morris (2000),  Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) và Võ Thị Thanh Lộc (2013) để phân tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài Hòa Lộc Đồng Tháp. Kết quả cho thấy qui mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có 1 hợp tác xã (HTX) xoài, chưa có công ty chế biến xoài. Kênh thị trường nội địa chiếm tỷ trọng lớn 88% tổng lượng xoài tiêu thụ (chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh). Việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nông dân sản xuất giúp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia.
Từ khóa: chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, xoài Hòa Lộc Đồng Tháp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục thống kê Đồng Tháp, 2013. Niên giám thống kê các tỉnh Đồng Tháp 2012. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

GTZ Eschborn, 2007. Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks.

Kaplinsky, R., and M. Morris, 2001. A Handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom.

M4P, 2008. Marking value chains work better for the poor: A toolbook for pratitioners of value chain analysis. A publiccation financed by the UK department for international development (DFID).

UBND tỉnh Đồng Tháp, 2013. Báo cáo hội nghị liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, thủy sản.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.