Nguyễn Thanh Long *

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

Gillnet, trawl and purse seine fishing are 3 main capture fishering activities in the Mekong Delta. This study was carried out from January to December 2013 in the coastal provinces of the Mekong Delta as Tien Giang, Tra Vinh, Bac Lieu, Ca Mau and Kien Giang provinces through interviewing 321 households operating on gill nets, trawls and purse seines for evaluating of technical and financial aspects in these fishing activities. The results showed that the exploitation of the above mentioned fishering activities in the Mekong Delta can be exploited whole year. Production of offshore single trawlers (0.35 ton/CV/year) and offshore gillnets (0.22ton/CV/year) were lower (p<0.05) than that in inshore single trawlers (0.53 ton/CV/year) and gillnets (0.39 ton/CV/ year). The average net income of the inshore fishering activities was 3.03-3.86 million VND/CV/year and the offshore fishering activities was 0.77-1.26 million VND/CV/year. The benefit and cost ratios of inshore fishing vessels reached from 0.05 to 0.30 time and offshore fishing vessels reached from 0.08 to 0.26 time. To develop these offshore fishering activities, it needs to reorganize production to reduce fuel costs and to have better raw fish preservation methods to gain higher selling price.
Keywords: Finance, fishing activity, gill nets, trawls, purse seines, technique

Tóm tắt

Nghề lưới rê, lưới kéo và nghề lưới vây là 3 nghề khai thác hải sản chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 tại các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang thông qua phỏng vấn 321 hộ làm nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây. Kết quả cho thấy các nghề khai thác hải sản ở ĐBSCL có thể khai thác quanh năm. Năng suất của nghề lưới kéo đơn (0,35 tấn/CV/năm) và nghề lưới rê (0,22 tấn/CV/năm) ở xa bờ thấp hơn (p<0,05) sản lượng nghề lưới kéo đơn (0,53 tấn/CV/năm) và lưới rê ven bờ (0,39 tấn/CV/năm). Lợi nhuận trung bình của nghề khai thác ven bờ là 3,03-3,86 triệu đồng/CV/năm và xa bờ là 0,77-1,26 triệu đồng/CV/năm. Tỉ suất lợi nhuận các tàu khai thác ven bờ đạt 0,05-0,30 lần và xa bờ đạt 0,08-0,26 lần. Để phát triển nghề khai thác xa bờ cần tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí nhiên liệu và có phương pháp bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản để có giá bán cao.

Từ khóa: Khai thác thủy sản, lưới rê, lưới kéo, lưới vây, kỹ thuật, tài chính

Article Details

Tài liệu tham khảo

Trung tâm Tin học - Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Báo cáo tổng kết quả thực hiện 12 tháng năm 2013. 17 trang.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012. Qui hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Bộ Thủy sản, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2010: số 14b, trang: 354-366.

Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê năm 2012. Nhà xuất bản Thống kê.