Nguyễn Thị Tuyết Nhung *

* Tác giả liên hệ (nttnhung@ctu.edu.vn)

Abstract

There were 15 storms and 4 tropical low pressures in the rainy season in 2013. From December, 2013 to February, 2014 the lowest temperature was about 17-180C at Cho Lach and Ke Sach district. The temperature in April and May, 2014 was about 36 - 370C (i.e. 1-20C higher than that of the same months in 2013). The rainy season in 2014 came later than that in 2013 about 15 days and the rainy season in 2013 came later than that in 2012 about 10 days. The rainfall in May 2013 was about 50-80 mm while it was down to 40-60 mm in the month of the year 2014. The carbon dioxide (CO2) at Ke Sach district in the rainy season was greater than that in the dry season; however, at Cho Lach district, it was opposite. The weather and carbon dioxide interrupted feeding queen and larvae, and honey was of greater water content. The laying eggs of queen bees in 2013 decreased of about 40-45% and the larval rearing ability of worker bees was lower compared to that of 2008. In the dry season in 2013 the water content in honey of A.m species at Ke Sach district was 23.8% and of A.c species at Cho Lach district was 25%. In the rainy season in 2013 the water content in honey of A.m species and of A.c species was 26% and 28%, respectively.
Keywords: Micro-climate changes, Apis mellifera, Apis cerana, air environment, natural feedbee, laying egg of queen bees, larval rearing ability, water content in honey

Tóm tắt

Từ tháng 5 đến tháng 11 của năm 2013 mưa bão nhiều. Tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 nhiệt độ xuống thấp(17-180C) tại huyện Kế Sách và huyện Chợ Lách. Vào tháng 4 và tháng 5 của năm 2014 nhiệt độ đạt đỉnh cao (36-370C), cao hơn 1-20C so với tháng 4 và tháng 5 của năm 2013 ở cùng nơi quan sát. Mùa mưa năm 2014 đến muộn hơn mùa mưa năm 2013 khoảng 15 ngày và mùa mưa năm 2013 lại muộn hơn năm 2012 khoảng 10 ngày. Lượng mưa vào tháng 5 năm 2013 đạt 50-80 mm, vào tháng 5 năm 2014 lượng mưa đạt giá trị 40-60 mm. Lượng khí CO2 ở huyện Kế Sách vào mùa mưa nhiều hơn so với mùa nắng. Ở huyện Chợ Lách lượng khí CO2có giá trị ngược lại. Lượng khí CO2 tại trại ong có và trại ong không có sử dụng phân bón hóa học cho cây nhãn được ghi nhận là 3.999 ppm và 397ppm ở độ cao 1,5 m so với mặt đất tại thời điểm 9 giờ sáng. Nơi có nhiều khí CO2 thì ong hung dữ, dễ bị chấn động, chích người rất dữ. Thời tiết biến đổi mạnh, kết hợp với việc gia tăng khí CO2nên làm cho sức đẻ trứng vào năm 2013 cũng có chiều hướng giảm từ 42 – 45% so với những năm về trước. Khả năng nuôi ấu trùng của ong thợ cũng thấp. Hàm lượng nước có trong mật ong vào mùa khô năm 2013 và mùa mưa của hai giống ong A. m ở huyện Kế Sách và A.c ở huyện Chợ Lách có giá trị lần lượt là 23,8 %, 25% và 26%, 28%. Tuy nhiên, các tỷ lệ nước này đều không đạt theo tiêu chuẩn để xuất khẩu mật ong.
Từ khóa: Thay đổi vi khí hậu, Apis mellifera, Apis cerana, môi trường khí, thức ăn tự nhiên cho ong, sức đẻ trứng của ong chúa, khả năng nuôi ấu trùng, hàm lượng nước có trong mật ong

Article Details

Tài liệu tham khảo

Burenin N.L, Kotova G.N., 1985. Sổ tay nuôi ong. Người dịch Nguyễn Phẩm Hạnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 326 trang.

Belmenhev V.K.,1985. Cây thức ăn cho mật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Maskva.143 trang.

Đinh Xuân Thắng, 2003. Ô nhiễm không khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 399 trang.

Eskov E.K., 1983. Vi khí hậu trong tổ ong. Nhà xuất bản Nông nghiệp Maskva. 189 trang.

Hà Văn Quê, 2002. Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đàn ong mật nuôi tại các hộ gia đình tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Kiilion C.E., 1975. Producing various from of comb honey. pp 307.

Minh Huyền, 2012. Kỹ thuật nuôi ong lấy mật. Nhà xuất bản Hồng Đức. 160 trang.

Nheyalkov C., 1985. Thực tập chăn nuôi Ong. Nhà xuất bản Zemizdat Sofia.287 trang.

Nguyễn Thị Nga, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo đến tỷ lệ nước trong mật ong nội Apis cerana. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2010. Giáo trình Chăn nuôi Ong. Đại học Cần Thơ. 74 trang.

Phạm Thị Phước, 2005. Khảo sát tình hình nuôi ong tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luậnvăn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Xuân Dũng, 1994. Một số thành tựu KHKH ngành ong Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị ngành lần thứ nhất. Hà Nội, 10/1994.

Phùng Hữu Chính, 2012. Nuôi ong Nội địa Apis ceranaở Việt Nam. Nxb Hà Nội. 204 trang.

Phùng Hữu Chính, 2008. Cẩm nang nuôi ong. Nhà xuất bản Hà Nội.160 trang.

Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999. Kỹ thuật nuôi ong nội địa Apis cerana ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Tuyết Hoa, 2004. Sản xuất và xuất khẩu mật ong ở Đắk Lắk, đôi điều cần bàn. Công ty ong mật Đắk Lắk.