Lê Hoàng Việt * , Lưu Trọng Tác , Lê Thị Bích Vi Nguyễn Võ Châu Ngân

* Tác giả liên hệ (lhviet@ctu.edu.vn)

Abstract

The study on “Evaluation of the slaughter-house wastewater treatment efficiency of rotating biological contactor and package cage rotating biological contactor” was done to evaluate the slaughter wastewater treatment efficiency of rotating biological contactor having PVC flexible-conduit medium, and packed cage rotating biological contactor with wool-thread medium. The testing results showed the treatment efficient of package cage rotating biological contactor was better than that of rotating biological contactor at the hydraulic retention time of 6 hours and all of testing parameters of the effluent reach QCVN 40:2011/BTNMT (column B). The two-stage biological treatment of slaughter wastewater with package cage rotating biological contactor as the first stage and rotating biological contactor as the second stage gave the effluent having testing parameters to meet QCVN 40:2011/BTNMT (column A).
Keywords: Rotating biological contactor, package cage biological contactor, slaughter-house wastewater

Tóm tắt

Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải giết mổ gia súc tập trung của đĩa quay sinh học và lồng quay sinh học” được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả xử lý của đĩa quay sinh học có giá thể ống nhựa dạng khối đĩa và lồng quay sinh học có giá thể bông tắm. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý của lồng quay sinh học cao hơn đĩa quay sinh học ở thời gian lưu 6 giờ và tất cả các chỉ tiêu theo dõi trong nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Khi xử lý sinh học nước thải giết mổ hai giai đoạn với giai đoạn I là lồng quay sinh học và giai đoạn II là đĩa quay sinh học cho nước thải sau xử lý có nồng độ các chỉ tiêu theo dõi đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A.
Từ khóa: Đĩa quay sinh học, lồng quay sinh học, nước thải giết mổ gia súc

Article Details

Tài liệu tham khảo

APHA, AWWA & WEF (2005). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 21sted. Ameriran Public Health Association, Washington DC.

Grady C. P. L., Jr., Glen T. Daigger, and Henry C. Lim, 1999. Biological Wastewater Treatment: Second Edition. Marcel Dekker, Inc.

Lâm Minh Triết ,Lê Hoàng Việt (2009). Vi sinh vật nước và nước thải. NXBXây dựng.

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân (2014). Giáo trình Phương pháp xử lý nước thải. NXB Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Cát (2007). Xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Phospho. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.

Lương Đức Phẩm (2009). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục.

Metcalf & Eddy (2003), Wastewater Engineering – Treatment and Reuse, Mcgraw – Hill, New York.

Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương (2003). Công nghệ sinh học môi trường tập 1. NXB Đại học Kỹ thuật TP. HCM.

Ngô Thị Phương Nam, Phạm Khắc Liệu, Trịnh Thị Giao Chi (2008). Nghiên cứu xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám trên vật liệu polymere tổng hợp. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế; số 48 năm 2008.

Lê Công Nhất Phương, Lê Thị Cẩm Huyền, Nguyễn Huỳnh Tấn Long (2012). Xử lý ammonium trong nước thải giết mổ bằng việc kết hợp quá trình nitrit hóa một phần/anammox. Tạp chí Sinh học 2012 34 (3se).

Sirianuntapiboon S. (2006). Treatment of wastewater containing Cl2residue by packed cage rotating biological contactor (RBC) system. Bioresource Technology 97 (2006) 1735–1744.