Phạm Quốc Nguyên * , Nguyễn Văn Bé Nguyễn Văn Công

* Tác giả liên hệ (pqnguyen@dthu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted in 4 intensive catfish ponds in Chau Thanh district, Dong Thap province. At each pond, 5 stations were set to measure sediment deposition throughout the culture period (time-step of measuring was once every month). After 2 months of culture, the thickness of sediment layer was 7 cm and averagely increased about 10 cm per month in following months. By using submerged pump, sediment volume was determined about 1,624 m3/ha after 3 months of culture, and increasing rate of sediment volume was 1,000 m3/ha/month. Average humidity of sediment was 58,56 ± 0,46% and average organic concentration was about 3,95 ± 0,12%C. Sediment dried at room temperature contained 3,88 ± 0,2%C, 0,33 ± 0,02%N and  0,79 ± 0,04%P2O5for organic, total of nitrogen and total of phosphorus, respectively; these parameters significantly decreased at 2,58 ± 0,16 %C, 0,23 ± 0,02%N and 0,41±0,04 %P2O5 respectively, if sediment was continuously pumped. Sediment used for convolvulus plantation, the convolvulus yield of stage 1 and stage 2 were 15,32±0,33 ton/ha and 22,72±1,78 ton/ha, respectively. The convolvulus yield was significantly higher in comparison to those in local agriculture land (with and without application of the NKP fertilizer).
Keywords: Intensive catfish culture, sediment, sediment quality, vegetable plantation

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện trên 4 ao nuôi thâm canh cá tra tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, mỗi ao đặt 5 điểm khảo sát để đo sự tích tụ của bùn theo thời gian nuôi (đo 1 lần/tháng). Độ dày lớp bùn trong đáy ao sau 2 tháng nuôi khoảng 7 cm và những tháng tiếp theo bùn đáy tích tụ tăng bình quân khoảng 10 cm/tháng. Với phương pháp bơm bằng cách dùng máy lặn, thể tích bùn bơm lên sau 3 tháng nuôi ước đoán khoảng 1.624 m3/ha và những tháng tiếp theo tốc độ tăng thể tích bùn là 1.000 m3/ha/tháng.  Ẩm độ bùn đáy ao trung bình là 58,56 ± 0,46%; chất hữu cơ trung bình khoảng 3,95 ± 0,12%C. Bùn đáy ao để khô ở nhiệt độ phòng có hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng và lân tổng lần lượt là 3,88 ± 0,2%C, 0,33 ± 0,02%N và 0,79 ± 0,04%P2O5 và các chỉ tiêu này giảm nhiều khi bơm lên liếp lần lượt là 2,58 ± 0,16%C, 0,23 ± 0,02%N và 0,41 ± 0,04%P2O5. Bùn đáy ao sử dụng trồng rau muống cho năng suất đợt I và II lần lượt là 15,32 ± 0,33 tấn/ha và 22,72 ± 1,78 tấn/ha, cao hơn hẳn so với trồng trên đất ở địa phương có và không có bón phân NKP.
Từ khóa: Nuôi thâm canh cá tra, bùn đáy ao, chất lượng bùn đáy ao, trồng rau

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd C.E. 1998. Water quality for pond Aquaculture. Research and Development Series No.43 August 1998, International Center for Aquaculture and Aquatic Environments Alabama Agriculture Experiment station Auburn University. 37 pp.

Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Nguyễn Thanh Phương, 2008. Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) thâm canh ở an giang. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ 1: 1-9.

Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ. Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Luận văn cao học, Đại học Cần Thơ.

Lê Xuân Công et al, 2009. Hiệu quả của việc xử lý axít gibberellic (GA3) cho hạt trước khi gieo đến sinh trưởng và năng suất rau muống ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 52, 2009.

Nguyễn Thành Trung, 2013. Hiệu quả của phân hữu cơ - vi sinh lên ba loại rau ăn lá (rau muống, mồng tơi, cải xanh) trồ ngtrên đất phù sa tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành sinh thái học, Trường Đại học Cần Thơ.

Tổng cục thủy sản, 2013. Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. (25/01/2013).

Trần Thị Ba, et al, 2009. Hiệu quả phân hữu cơ sinh học lên năng suất rau muống tại Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học 2009:11 335-344, Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Quốc Phú và Trần Kim Tính, 2012. Thành phần hóa học bùn đáy ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Tạp chí Khoa học 2012:22a 290-299, Trường Đại học Cần Thơ.