Ngày xuất bản: 01-05-2009

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA 3 GIỐNG DƯA HẤU GHÉPTRÊN GỐC BẦU SAO

Trần Thị Ba, Ngô Thị Hồng Yến, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Nhằm xác định giống dưa hấu ghép bầu thích hợp nhất cho sự gia tăng sinh trưởng, năng suất trái và tỉ lệ trái đạt hình vuông ba nghiệm thức là ba giống dưa hấu dùng để chưng tết: 1/ Hồng Cúc ghép bầu (dưa hấu địa phương làm đối chứng, trái to, vỏ vàng), 2/ TN568A ghép bầu (giống dưa hấu nhập F1, trái to, vỏ xanh đen) và 3/ Yellow ghép bầu (giống dưa hấu nhập F1, kích thước trái trung bình, vỏ vàng). Giống bầu Sao địa phương được dùng làm gốc ghép. Thí nghiệm được bố theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ từ tháng 11/2007 đến 02/2008. Kết quả thí nghiệm cho thấy 2 giống Hồng Cúc ghép bầu và TN568A ghép bầu tương đương nhau về sinh trưởng và năng suất, cao hơn giống yellow ghép bầu. Giống TN568A ghép bầu cho trái đạt hình vuông ở 3 cỡ khuôn 17x17x19 cm, 15x15x17 cm và 14x14x16 cm, theo sau là giống Hồng Cúc ghép bầu đạt hình vuông ở khuôn 15x15x17 cm, 14x14x16 cm và 12x12x14 cm và giống Yellow ghép bầu cho trái vuông kích thước nhỏ nhất (12x12x14 cm và 14x14x16 cm). Có thể sử dụng giống dưa hấu TN568A ghép bầu Sao tạo hình trái dưa vuông kích thước lớn phục vụ chưng tết, kế đến là giống Hồng Cúc ghép bầu.

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Kim Khang, Nguyễn Văn Đạo, Võ Văn Sơn
Tóm tắt | PDF
Nhằm thiết lập các thông tin cơ bản về tình hình phòng chống bệnh cúm gia cầm và các giống gà địa phương được nuôi giữ ở các nông hộ, tìm hiểu phương thức chăn nuôi gia cầm được sử dụng tại địa phương. Phương pháp cắt ngang và hồi cứu được sử dụng để điều tra 408 hộ dân tại các điểm Cái Răng (n=90), Ô Môn (n=75), Thốt Nốt (n=91), Cờ Đỏ (n=91), Vĩnh Thạnh (n=61). Kết quả phân tích cho thấy tình hình phát triển đàn gia cầm ở thành phố Cần Thơ từ năm 2005 đến 2007 tăng dần với tỉ lệ tăng bình quân là 28,79% ở gà và 205,97% ở vịt, tỉ lệ tiêm phòng trung bình hàng năm đạt 88,99% ở gà và 97,42% ở vịt. Kết quả phân tích về tình hình chăn nuôi gia cầm ở các quận huyện cho thấy huyện Vĩnh Thạnh có số lượng gà nuôi trung bình và diện tích đất chăn thả cao nhất có ý nghĩa thống kê, trong khi quận Ô Môn có thời gian nuôi gà dài nhất và tỉ lệ hao hụt cao nhất. Các giống gà địa phương được nuôi phổ biến tại các nông hộ là gà Nòi và gà Tàu.

XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI CỦ GỪNG TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP HẬU GIANG

Nguyễn Thị Nghiêm, Trần Thị Diền, Nguyễn Thị Mộng Tuyền
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu này đã được thực hiện tại huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) và tại Phòng thí nghiệm BM. Bảo Vệ Thực Vật của Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 3/2006 đến tháng 6/2007 để xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng và thử nghiệm ?mô hình phòng trừ tổng hợp (IPM)? đối với bệnh này. Mô hình IPM đã được thực hiện với 3 nghiệm thức: (1) IPM 1-với cở củ giống trung bình, (2) IPM 2-với cở củ giống nhỏ, và (3) Nông dân (ND). Kết quả cho thấy tác nhân gây thối củ gừng có thể là một hoặc/và nhiều tác nhân như: các vi khuẩn Erwinia carotovora, Pseudomonas solanacearum; các  nấm Fusarium oxysporum f. sp. zingiberi, Pythium sp., Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii; và tuyến trùng Meloidogyne spp. Dịch thối củ gừng đã không xảy ra ở 2 nghiệm thức IPM, góp phần tăng 35-50% năng suất khi so với nghiệm thức Nông dân.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng khoai ngọt (Dioscorea alata) được tiến hành trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống có khối lượng trung bình 18-20g/con. Kết quả nghiên cứu thí nghiện 1, cho thấy độ tiêu hóa chung (ADCdm),  độ tiêu hóa protein (ADCcp) và độ tiêu hóa năng lượng (ADCE)  từ khoai ngọt  của cá tra lần lượt  là (52.7%, 81.3% và 50.8%) tương đương với nguyên liệu là cám của cá tra  (56.3%, 79.8% và 58.8%), Thí nghiệm 2 gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (35%) và năng lượng (4,7 Kcal/g),với lượng khoai ngọt thay thế cho lượng cám trong công thức thức ăn lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75% và 100%. Kết quả lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn cho cá tra  25% (tương ứng thay thế  50% nguồn carbohydart trong công thức ) đảm bảo cho cá tăng trưởng và có chất lượng tốt.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA SAU THU HOẠCH

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Kim Quyên
Tóm tắt | PDF
Với mục tiêu thiết lập mô hình dự đoán tương đối chính xác chất lượng cà chua ở các thời điểm khác nhau sau thu hoạch dựa vào màu sắc và cấu trúc, đề tài thực hiện phân tích chất lượng của cà chua sau thu hoạch (cấu trúc, màu sắc và các chỉ tiêu chất lượng bên trong) theo thời gian tồn trữ (nhiệt độ phòng 25-27oC và nhiệt độ thấp 10-12oC). Trên cơ sở đó xây dựng các mô hình tương quan giữa màu sắc và cấu trúc đến chất lượng trái (vitamin C, carotenoid, hàm lượng acid, oBrix) ở các thời điểm khác nhau sau thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy mô hình y = ax2 + bx + c (với giá trị r2 cao) có thể được áp dụng để dự đoán tương đối chính xác chất lượng cà chua dựa vào màu sắc (chỉ với giá trị a) và cấu trúc ở các thời điểm tồn trữ khác nhau sau thu hoạch khi tồn trữ ở nhiệt độ phòng (25-27oC) và nhiệt độ thấp (10-12oC).

KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ HÈ THU 2007 VÀ ĐÔNG XUÂN 2007-2008

Lê Xuân Thái, Bùi Ngọc Tuyển, Nguyễn Quốc Lý
Tóm tắt | PDF
Trong năm 2006 và 2007, sản xuất lúa ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ đã bị dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá gây hại nghiêm trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa.  Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC-BUCAP đã chọn tạo một số giống lúa mới để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia Hè Thu 2007 và Đông Xuân 2007-08 nhằm chọn ra các giống lúa đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giống có phản ứng hơi kháng đến hơi nhiễm  với rầy nâu là: HĐ1, NV1 (cấp 3.0-3.7), MTL466, MTL485, MTL498, MTL500 (cấp 3,7-4,3). Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là: MTL466, MTL485, MTL498, MTL500, MTL523, HĐ1, NV1.

ẢNH HƯỞNG GỐC GHÉP BẦU NHẤT LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG, XUÂN HÈ 2008

Trần Thị Ba, Vuong Quy? Khang, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của các loại gốc ghép bầu Cucurbita spp. và ngọn ghép dưa lê được nghiên cứu nhằm so sánh cây ghép với cây không ghép trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ từ tháng 2-4 năm 2008. Giống dưa lê Kim Cô Nương (Cucumis melo L.) được dùng làm ngọn ghép và đối chứng (không ghép). Hai giống bầu Cucurbita spp. tự thụ phấn đã thương mại hóa của Nhật là ?Số 1? và ?Số 3? được dùng làm gốc ghép. Hai gốc ghép bầu Nhật này tương hợp với ngọn dưa lê Kim Cô với tỉ lệ sống sau ghép cao hơn 90%. Kê?t qua? cho thấy cây ghe?p ảnh hưởng bởi gốc ghép. Chiều dài thân, số lá và năng suất của cây ghép đều kém hơn cây không ghép chỉ bằng 1/3, nhưng hàm lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) của trái dưa lê ghép trên gốc Bầu Nhật 3 (11,2%), cao hơn 1,2% so với ghép trên gốc bầu Nhật 1 và 1,5% cao hơn cây không ghép.

SO SÁNH SINH TRƯỞNG, TRỌNG LƯỢNG TRÁI CỦA KHÓM QUEEN TRỒNG BẰNG CHỒI NÁCH VÀ CÂY CẤY MÔ SẠCH BỆNH

Lê Văn Bé, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Mười dòng khóm Queen ?Cầu Đúc? sạch bệnh héo khô đầu lá (HKĐL) được phục tráng bằng kỹ thuật cấy đỉnh sinh trưởng. Sau đó những dòng sạch bệnh này được trồng thử nghiệm ngoài đồng và so sánh với cây trồng bằng chồi nách. Kết quả cho thấy hầu hết các dòng cấy mô sạch bệnh có sức sống khỏe, không biểu hiện triệu chứng bệnh HKĐL. Trong khi đó, cây trồng bằng chồi nách thì có đến 84% số cây biểu hiện triệu chứng bệnh tiêu biểu. Hơn nữa, các thông số về cây, trái và chất lượng trái của 10 dòng cây cấy mô này không khác biệt thống kê so với cây trồng bằng chồi nách.

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH VÀ RUỒI ĐỤC TRÁI TRÊN CÂY THANH LONG TẠI TỈNH LONG AN

Lê Thị Điểu, Nguyễn Văn Huỳnh
Tóm tắt | PDF
Các nghiên cứu được tiến hành tại huyện Châu Thành (Long An) từ tháng 3/2006 đến tháng 6/2007 nhằm mục đích xác định thành phần loài sâu hại, thiên địch và đặc biệt là ruồi đục trái trên cây thanh long bằng cách (1) điều tra nông dân bằng phiếu câu hỏi (n=100) ở cấp nông hộ về hiện trạng canh tác và sâu bệnh gây hại cùng biện pháp phòng trừ và (2) điều tra trực tiếp và định kỳ trên vườn thanh long về thành phần loài và tầm quan trọng của sâu hại, thiên địch và đặc biệt là ruồi đục trái. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn nông dân có diện tích trồng là 3.000 - 5000m2, đa số sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh (với 18 loại thuốc sâu và 16 loại thuốc trừ bệnh) với số lần phun thuốc có khi lên đến 6-10 lần trong một đợt trái. Về thành phần loài côn trùng trên cây thanh long, đã phát hiện được 91 loài thuộc 10 bộ côn trùng và một bộ nhện với tất cả là 47 họ, trong đó có 50 loài gây hại, 37 loài thiên địch và 4 loài chưa xác định rõ vai trò. Có sáu loài ruồi đục trái đã được ghi nhận bằng bẫy pheromone nhưng chỉ có Bactrocera dorsalis và B. correcta tấn công trái chín, trong đó B. dorsalis là loài phổ biến nhất.

SỰ PHÓNG THÍCH AS, NI, CR TỪ VẬT LIỆU SINH PHÈN Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN

Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Sự phóng thích các kim loại độc vào nguồn nước tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự  oxi hoá các vật liệu sulfide kim loại quyết định tiềm năng phóng thích các kim loại này vào nước. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự phóng thích kim loại ở 15 mẫu đất tầng C của các nhóm đất phèn hoạt động, phèn tiềm tàng và đất phù sa khi bị oxi hóa bằng cách ủ mẫu ở 60% ẩm độ bão hòa trong 3 tuần  và 3 tháng so sánh với mẫu đối chứng là mẫu đất tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số trung vị của hàm lượng kim loại tối đa sau khi ủ là 1,19ppm As, 15,82 ppm Ni, 4,91ppm Cr. Số trung vị của hiệu số phóng thích kim loại so với đất tươi là 0,7 ppm As, 7,61 ppm Ni, và 2,95ppm Cr. Hàm lượng As,  Cr có tương quan với hàm lượng S tổng số trong vật liệu sulfidic, ngoại trừ Ni; cho thấy sự phóng thích kim loại có nguồn gốc từ các vật liệu sulfide và phụ thuộc vào hàm lượng các hợp chất sulfide ở tầng sinh phèn, không phụ thuộc vào sự xếp loại các nhóm đất phèn nông, sâu hay nhóm đất phù sa. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các hoạt động làm oxi hóa đất phèn nặng, đất phèn tiềm tàng và tầng sulphidic xuất hiện sâu trong nhóm đất phù sa sẽ làm phóng thích một lượng lớn kim loại nặng vào môi trường nên cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và tác động môi trường, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI KẾT HỢP VÀ SỬ DỤNG RAU BÈO LÀM THỨC ĂN THAY THẾ ĐỂ SẢN XUẤT VỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bùi Xuân Mến
Tóm tắt | PDF
Một loạt thí nghiệm được thực hiện tại nông hộ và trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ để đánh giá ảnh hưởng của phương thức canh tác kết hợp vịt-lúa, vịt-cá-lúa về năng suất và hiệu quả của hệ thống. Hệ thống canh tác kết hợp này đã giảm được lượng phân đạm sử dụng nhưng làm tăng năng suất lúa. Tổng lợi tức từ hệ thống canh tác kết hợp này cũng tăng lên. Sử dụng bèo tấm (Lemna minor) trong khẩu phần vịt thịt chỉ cho thấy, vịt ăn khẩu phần có bèo tấm đã đạt mức tăng trọng ngang với vịt ăn khẩu phần có bổ sung bột đậu nành. Vịt sinh sản địa phương cho ăn bèo tấm thay thế hoàn toàn protein bổ sung có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi ngang với vịt cho ăn khẩu phần có protein bổ sung từ đậu nành và bột cá. Sử dụng bèo lục bình (Eichhornia crassipes) thay thế từ 5-25% vật chất khô trong khẩu phần vịt thịt đã không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của vịt và giảm được chi phí thức ăn 0,6 - 6,2%.

KHảO SáT ĐặC TíNH SINH HọC CủA SùNG ĐấT LEPIDIOTA COCHINCHINAE BRENSKE HạI Rễ ĐậU PHộNG & BắP Và HIệU LựC CủA MộT Số CHủNG NấM XANH METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN, NấM TRắNG BEAUVERIA BASSIANA VUILLEMIN ĐốI VớI DịCH HạI NàY

Trần Văn Hai, Phạm Kim Sơn, Trịnh Thị Xuân
Tóm tắt | PDF
Giai đoạn trứng của sùng đất nở sau 9-15 ngày, ấu trùng gây hại bằng cách cắn phá rễ cây trồng, phát triển trong thời gian rất dài từ 270 đến 300 ngày và chuẩn bị hóa nhộng từ 7-15 ngày.  Nhộng nằm sâu trong đất tại nơi mà ấu trùng gây hại, giai đoạn nhộng từ 15 đến 28 ngày, sau đó vũ hóa thành thành trùng. Sau khi vũ hóa, thành trùng sống và  hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng thường ẩn mình vào những lá cây xoài, điều, thức ăn của thành trùng là lá cây xoài, điều. Thành trùng sống từ 21 đến 32 ngày, mỗi thành trùng cái đẻ từ 15 đến 17 trứng. Vòng đời của sùng đất (Lepiodota cochinchinae Brenske) kéo dài 9 đến 12 tháng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana với nồng độ sử dụng là 10^8bào tử/mL có khả năng phòng trừ sùng đất. Độ hữu hiệu của các chủng nấm Ma7-CT, Ma12-TV và Ma13-TV có hiệu quả phòng trừ sùng đất trên 70% và các chủng nấm Bb3-CT, Bb4-CT và Bb9-CT trên 72% sau 28 ngày xử lý ở nồng độ 10^8bào tử/mL.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORATE KALI VÀ BIỆN PHÁP KHOANH CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN L.) TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

Trần Văn Hâu, Lê Văn Chấn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn tiêu Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 8 nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là nồng độ xử lý chlorate kali bao gồm 0, 8, 16 và 24 g/m đường kính tán và nhân tố thứ hai là có hoặc không có khoanh cành. Chlorate kali được áp dụng bằng cách tưới vào đất, xung quanh tán cây. Khoanh cành được khoanh một ngày sau khi xử lý chlorate kali với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy, xử lý KClO3 với liều lượng 24 g/m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (72,4%). Biện pháp khoanh cành có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra khoảng 36%. Xử lý Chlorate kali với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành kích thích nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa sớm hơn đồi chứng 30 ngày. Xử lý KClO3 làm giảm hàm lượng đạm tổng số nhưng tăng tỷ số C/N trong lá ở giai đoạn ra hoa. Tỉ lệ ra hoa có tương quan nghịch với hàm lượng đạm tổng số trong lá (r = -0,83**) nhưng tương quan thuận với tỉ số C/N (r =0,82**).

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM THÔ LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA THỎ LAI

Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng sinh sản trên thỏ lai được nuôi với khẩu phần cỏ lông tây  và rau lang có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Năm nghiệm thức là các mức độ CP trong khẩu phần từ 27, 29, 31, 33 và 35g/con/ngày, với 3 lần lặp lại và có 2 thỏ cái cho mỗi đơn vị thí nghiệm. Kết quả của 2 lứa cho thấy  lượng DM tiêu thụ hàng ngày tăng có ý nghĩa thống kê (P

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGOÀI ĐỒNG CỦA CÂY DƯA HẤU TAM BỘI (CITRULLUS VULGARIS SCHRAD.) CẤY MÔ

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Thanh Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nhân giống cây dưa hấu bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được tiến hành trên thế giới (Compton et al., 1993; Adelberg et al., 1997; Kapiel, 2004) và ở Việt Nam (Lâm Ngọc Phương, 2003; Lâm Ngọc Phương & Nguyễn Bảo Vệ, 2006). Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng sinh trưởng phát triển của cây dưa hấu tam bội không hạt cấy mô ngoài đồng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 5 nghiệm thức (cây không hạt cấy mô V1, cây không hạt cấy mô V2, cây hạt không hạt V1, cây hạt không hạt V2 và cây cấy mô không hạt V1 ghép), 3 lần lặp lại, mỗi lặp lại 20 cây. Kết quả cho thấy cây dưa hấu không hạt cấy mô V1 có sự sinh trưởng mạnh, cho trái với kích thước và phẩm chất tương đương cây trồng từ hạt.

TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) SINH THÁI Ở CÀ MAU

Lê Xuân Sinh, Nguyễn Trung Chánh
Tóm tắt | PDF
Bài viết này tập trung phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cũng như nhận thức của người nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Cà Mau ? tỉnh sản xuất tôm lớn nhất của Việt Nam, bao gồm cả tôm sú nuôi theo kỹ thuật thông thường và tôm sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm sú sinh thái có những lợi thế như: hiệu quả kinh tế cao, giúp đa dạng sản phẩm thủy sản và ít rủi ro hơn cũng như không gây tác động xấu tới môi trường so với các mô hình nuôi tôm thông thường. Đồng thời, nuôi tôm sinh thái có tác động tích cực tới nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngành hàng tôm sinh thái có cơ hội phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Các giải pháp cơ bản sau đây được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn chủ yếu để phát triển ngành hàng tôm sú sinh thái ở địa bàn nghiên cứu: (i) quy hoạch lại các vùng nuôi tôm, nhất là tôm sinh thái hợp lý hơn để giảm tác động xấu tới môi trường và ảnh hưởng bất lợi từ các vùng nuôi lân cận; (ii) tăng thêm các chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng tôm sinh thái, đầu tư phát triển đồng bộ các phân đoạn của cả ngành hàng; (iii) tăng cường tập huấn kỹ thuật theo quy trình tôm sinh thái, cả sản xuất giống và nuôi; (iv) tổ chức thu mua tôm sinh thái nên mua cả tôm có kích cỡ nhỏ; và (v) tăng cường công tác quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cho các sản phẩm tôm sinh thái. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm về tỷ lệ rừng/tổng diện tích nuôi thích hợp cũng như vấn đề khai thác hợp lý nguồn tôm bố mẹ tự nhiên và đa dạng giống loài thủy sản trong khu vực nuôi.

SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA TÔM SÚ PENAEUS MONODON XỬ LÝ TRONG DUNG DỊCH AXÍT HỮU CƠ

Phan Thị Thanh Quế, Nguyễn Hoàng Lan, Phạm Minh Hiệp, Huỳnh Thị Kiều
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại axít hữu cơ và các điều kiện rửa (thời gian thay đổi từ 1 đến 5 phút, tỉ lệ tôm với dung dịch axít là 1/1; 1/1,5; 1/2 và1/2,5) đến chất lượng của tôm sú được thực hiện. Các chỉ tiêu như sự phát triển của tổng vi khuẩn hiếu khí, Coliforms và sự biến đổi pH, cấu trúc, màu sắc và giá trị cảm quan của sản phẩm được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy nguyên liệu tôm sú được xử lý trong dung dịch axít lactic 0,3% và hỗn hợp E400 với nồng độ 0,07% trong thời gian 2 phút với tỉ lệ tôm  và dung dịch nước rửa là 1/2 có mật số vi sinh vật thấp hơn so với mẫu đối chứng. Tuy nhiên, khi xử lý nguyên liệu tôm sú với hỗn hợp E400 làm cho vỏ tôm bị bạc màu, ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm. Các kết quả cho thấy có thể sử dụng axít lactic để rửa nguyên liệu tôm sú, hạn chế việc sử dụng clorine trong các nhà máy chế biến thủy sản.

THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU BỆNH (IPM) CHO SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Huỳnh, , Trần Thị Ba, Trần Văn Hai
Tóm tắt | PDF
Đề tài được tiến hành tại trường Đại Học Cần Thơ và các tỉnh có vùng rau trọng điểm ở ĐBSCL, trong thời gian từ tháng 7/2003 đến 12/2005, nhằm khảo sát khả năng gây hại của sâu bệnh và đề xuất mô hình IPM. Đầu tiên, công tác điều tra nông dân được thực hiện theo phiếu câu hỏi (n=160) về hiện trạng canh tác rau và biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Tiếp theo là thí nghiệm về hiệu quả của IPM trên một loại rau (dưa leo) để tìm hiểu về thành phần loài, diễn tiến của sự gia tăng mật số và gây hại của sâu bệnh trong một vụ rau và áp dụng biện pháp IPM so với cách phòng trừ theo tập quán của nông dân. Từ đó mô hình IPM được xây dựng và thử nghiệm trên diện rộng cho năm loại rau phổ biến là dưa leo, khổ qua, đậu cô ve, cải xanh và rau húng cây (rau thơm). Kết quả cho thấy: (1) số lần phun thuốc của IPM luôn thấp hơn của Nông dân nhờ có theo dõi và đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh, (2) IPM cho năng suất và lợi nhuận cao hơn do hiệu quả của việc áp dụng IPM và kỹ thuật canh tác tiên tiến, và (3) nông dân có thể theo dõi và đánh giá mức gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng để áp dụng tốt IPM. Một quy trình về kỹ thuật canh tác tiên tiến kết hợp với phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) đã được đề nghị cho các loại rau có thử nghiệm mô hình.

ĐIềU TRA MÔ HìNH SảN XUấT XOàI RảI Vụ THEO HƯớNG GAP TạI HUYệN CAO LãNH, TỉNH ĐồNG THáP

Trần Văn Hâu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Sỹ Hiếu
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật rải vụ xoài ở huyện Cao Lãnh theo hướng GAP. Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa xoài bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 110 hộ  có diện tích >2.000 m2 từ tháng 3-6/2007. Mô hình xử lý ra hoa vụ sớm và vụ muộn trên hai giống xoài cát Hòa Lộc và cát Chu thực hiện tại xã Mỹ Xương với diện tích 0,5 ha/mô hình. Dư lượng nitrate trong thịt trái được phân tích bằng phương pháp so màu ở bước sóng 450 nm; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phân tích bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC) tại phòng thí nghiệm chuyên sâu trường đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy bệnh thán thư và xì mũ trái là hai đối tượng gây hại quan trọng trong mùa mưa trong khi bù lạch, sâu đục trái và rầy bông xoài là côn trùng gây hại quan trọng trong mùa khô. Nhà vườn phun thuốc 11,7 ± 2,7 lần nếu áp dụng biện pháp bao trái và 14,1 ± 2,9 lần nếu không bao trái. Có 35,5% hộ sử dụng bao giấy Đài Loan bao trái ở giai đọan 45 ngày sau khi đậu trái. Năng suất vụ muộn cao hơn vụ sớm từ 1,8-2 lần. Bao trái ở giai đọan 40 ngày sau khi đậu trái làm giảm tỉ lệ bệnh xì mũ trái và làm giảm ba lần phun thuốc trong giai đọan phát triển trái

ĐẶC TÍNH SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Lê Minh Quốc
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của dâu Hạ Châu. Bốn cây dâu đực và 6 cây dâu cái 25 năm tuổi được dùng trong thí nghiệm nầy. Sự ra hoa được ghi nhận khi mầm hoa có kich thước 1 mm, mỗi cây theo dỏi từ 15-20 phát hoa. Sự phát triển trái và rụng trái non ghi nhận 10 ngày/lần từ khi đậu trái đến khi thu hoạch. Kết quả cho thấy hoa đực và hoa cái xuất hiện cùng lúc và phát triển trong 33,5 ± 0,9 ngày. Hoa bắt đầu nở ở giai đoạn 29,3 ± 0,4 ngày và kéo dài trong 3,7 ± 0,3 ngày. Tỉ lệ đậu trái đạt khá cao (87,5%), sự rụng trái non xuất hiện ở giai đoạn 8 ? 20 ngày sau khi đậu trái, tập trung ở giai đoạn 16 ngày, tỉ lệ trái còn lại trên phát hoa khá thấp (6,9 ± 1,1 trái/phát hoa), chiếm tỉ lệ 13,2%. Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 130 ngày khi vỏ trái chuyển sang màu trắng đục. Trọng lượng trái tăng nhanh ở giai đoạn 80 ? 90 SKĐT do sự phát triển của thịt trái. Trái có trọng lượng trung bình (14,26 ± 0,4 g), tỉ lệ ăn được (61,1%).

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG THỎ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - SÓC TRĂNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG THỎ

Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Mỹ An
Tóm tắt | PDF
Thỏ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ nhiễm chung cao (65,16%), trong đó thỏ nuôi tại TP Cần Thơ nhiễm cầu trùng có tỷ lệ nhiễm (69,50%), cao hơn thỏ nuôi tại Sóc Trăng (58,47%). Tất cả mọi lứa tuổi thỏ đều nhiễm nõan nang cầu trùng. Trong đó thỏ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao chủ yếu xảy ra ở thỏ từ 1-2 tháng tuổi (100%) và 2-3 tháng tuổi (94,37%), tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giảm dần theo lứa tuổi và thấp nhất ở thỏ 24 tháng tuổi(28,57%). Có 5 loài noãn nang cầu trùng phổ biến ký sinh trên thỏ là Eimeria perforans, Eimeria media, Eimeria magna, Eimeria stiedae và Eimeria irressidua. Thỏ nhiễm cầu trùng thể hiện triệu chứng như gầy ốm, xù lông, tiêu chảy và tăng trọng kém. Thuốc Regecoccin liều 1g/15kg P, liệu trình 5 ngày liên tục  và Anticoc liều 20g/15kg P, liệu trình 5 ngày liên tục cho hiệu quả điều trị cao.

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA 11 GIỐNG DƯA LÊ TRONG NHÀ LƯỚI VỤ XUÂN HÈ 2007

Trần Thị Ba, Tra?n Thie?n Thien Trang, va? Vo? Thi? Bi?ch Thu?y
Tóm tắt | PDF
Mười một giống dưa lê F1 nhập nội được đánh giá năng suất, chất lượng và đặc tính nông học trồng trong nhà lưới tại Tra?i Thư?c nghiê?m Nông Nghiê?p, Trươ?ng Đa?i ho?c Câ?n Thơ từ tháng 3 - 5/2007. Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt qua phân tích thống kê về năng suất tổng và năng suất thương phẩm giữa các giống. Năng suất thương phẩm cao, ở mức 21,0 - 32,3 tấn/ha. Bốn giống dưa lê có triển vọng nhất la? Kim Cô Nương, Dưa lê 1864, Phương Thanh Thanh và Melon Hoàng hạt về phương diện trái đồng nhất, thời gian sinh trưởng ngắn 60 - 70 ngày, hàm lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) trong thi?t tra?i kha? cao (biê?n thiên10,3 - 12,4%). Giống Kim Nương (được dùng làm đối chứng bởi vì đã được trồng nhiều năm ở ViệtNam) tuy cho năng suất thấp nhất nhưng độ ngọt cao nhất, ăn giòn và có thời gian bảo quản lâu nhất.  Sâu bệnh hại trong nhà lưới không đáng kể trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

Sự NéN Dẽ CủA ĐấT CANH TáC LúA BA Vụ Ở ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG Và HIệU QUả CủA LUÂN CANH TRONG CảI THIệN Độ BềN ĐOàN LạP

Nguyễn Minh Phượng, Hubert Verplancke, Lê Văn Khoa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình canh tác thâm canh lúa đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là trên nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa thâm canh như cày ướt, gia tăng cơ giới hóa và bón phân vô cơ,? làm cho đặc tính vật lý của đất thay đổi đáng kể. Phẫu diện đất ở các vùng đất phù sa thâm canh 3 vụ lúa như ở Vĩnh Mỹ và Cai Lậy rất  điển hình với sự xuất  hiện của  tầng canh tác Ap và tầng đế cày bị nén dẽ (Bg). Hai loại hình bạc màu vật lý chủ yếu trên đất thâm canh lúa là sự nén dẽ và suy thoái cấu trúc của tầng bên dưới tầng canh tác do: (1) sự trực di của sét, (2) thâm canh lúa trong thời gian dài, (3) gia tăng cơ giới hoá trong cày ướt, và (4) suy giảm hàm lượng chất hữu cơ. Bên cạnh đó, các kết quả của thí nghiệm đồng ruộng bước đầu cho thấy hiệu quả cải thiện của việc luân canh cây trồng cạn lên năng suất lúa và độ bền của đoàn lạp đất do việc quản lý đất thích hợp.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI BAO TỒN TRỮ ĐẾN KHẢ NĂNG NẨY MẦM CỦA HỘT ĐẬU PHỘNG (ARACHIS HYPOGAEA L.)

Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Ngọc Kim Tiên
Tóm tắt | PDF
Nhă?m duy trì chất lượng hột đậu phộng giống sau thu hoạch ơ? Đô?ng bă?ng sông Cư?u Long, viê?c tìm ra dụng cụ tồn trữ phù hợp cho việc ba?o qua?n đậu phộng giống sau thu hoạch la? yêu câ?u câ?n thiê?t. Thi? nghiê?m ba?o qua?n hột đâ?u phô?ng giô?ng sau thu họach trong ca?c loa?i bao kha?c nhau như: bao lươ?i, bao giâ?y, bao Polyprolen, bao nylon 1 lơ?p, bao nylon 2 lơ?p va? bao nylon 3 lơ?p đa? đươ?c thư?c hiê?n. Kê?t qua? cho thâ?y sau 4 tha?ng tô?n trư? ty? lê? nâ?y mâ?m cu?a ha?t ơ? ca?c nghiê?m thư?c trư? hột trong bao lươ?i, bao giâ?y va? bao polyprolen kha? năng nâ?y mâ?m hột giảm còn 70-75%. Trong khi đó sau 6 tháng tô?n trư? hột chứa trong bao nylon 1 lơ?p, bao nylon 2 lơ?p va? bao nylon 3 lơ?p tỷ lệ hột nâ?y mâ?m là  91% -95% Ha?m lươ?ng lipid trong ha?t gia?m va? â?m đô? ha?t tăng trong suô?t thơ?i gian tô?n trư?.

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định như cầu lysine của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống (2.48±0.01g). Thí nghiệm được tiến hành với 7 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (38%) và mức lipid (7%). Hàm lượng lysine từ 7,3 g đến 31,3 g lysine/kg thức ăn (19,3 đến 82,4 g/kg protein) với bước nhảy là 4 g/kg thức ăn.Kết quả thí ngiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc biệt và hiệu quả  sử dụng protein đạt cao nhất tại hàm lượng lysine là 61,4 g/kg protein và sai khác có ý nghĩa với mức lysine  từ 19,3 g đến 40,3 g/kg protein (p

PHáT TRIểN ĐA DạNG CáC SảN PHẩM Từ GấC

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trương Quốc Bình, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Vân, Dương Thị Ngọc Hạnh, Tạ Nguyễn Tuyết Phương, Trần Thị Trúc Thơ
Tóm tắt | PDF
Gấc được xem là nguồn giàu lycopene với hàm lượng khoảng gấp 10 lần so với các loại rau quả giàu lycopene khác. Các sản phẩm đa dạng từ gấc có thể sử dụng như thực phẩm chức năng giúp giảm thiểu sự thiếu hụt vitamin A ở trẻ em và người lớn tuổi. Các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở chọn lựa các thông số và điều kiện tối ưu trong quá trình chế biến các sản phẩm từ gấc với khả năng duy trì hàm lượng carotenoid trong sản phẩm ở mức độ cao nhất. ảnh hưởng của các điều kiện chế biến (nhiệt độ, thời gian, chất phụ gia?) được khảo sát cho tất cả các quá trình chế biến sản phẩm đa dạng nhằm hiểu biết sự biến đổi của carotenoid và biện pháp nhằm duy trì chất lượng sản phẩm ở mức độ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy gấc có giá trị dinh dưỡng cao khi đạt độ chín khoảng 2/3 quả. Gấc còn được sấy sơ bộ ở 60oC trong 10 phút sẽ giảm được hao hụt trong quá trình tách, màu sắc và hàm lượng carotenoids ít bị biến đổi.

LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY THEO HƯỚNG NĂNG SUẤT CAO, PHẨM CHẤT TỐT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Phúc Hảo, Trần Ngọc Quý, Võ Công Thành, Phạm Văn Phượng
Tóm tắt | PDF
Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm chất luợng cao, ngắn ngày nhằm mở rộng vùng chuyên canh lúa ở những vùng ngập lũ. Để tạo ra giống lúa mới cực ngắn ngày (nhóm A0), năng suất cao và chất lượng cao (hàm lượng protein cao và hàm lượng amylose thấp); một giống lúa nhập nội từ úc châu Amaroo có thời gian sinh trưởng ngắn (70-75 ngày) và thấp cây (70- 80 cm) được chọn để lai với  giống lúa thơm đang trồng  phổ biến là Jasmine85-B3. Tổ hợp lai đã được thực hiện trong năm 2005. Kết quả đã chọn lọc được 4 dòng lúa thơm thuần  ưu tú (chọn lọc bằng phương pháp SDS-PAGE protein và kiểm tra tính thơm bằng kỹ thuật DNA). Trong đó dòng thuần Jasmine-TP5-1 có năng suất cao nhất (7,44 tấn/ha, vụ ĐX), ngắn ngày (>90 ngày, vụ ĐX), kháng bệnh đạo ôn tốt, hàm lượng protein cao (13,3%), amylose thấp (13,5%), và có mùi thơm ổn định.

TRẮC NGHIỆM SÁU GIỐNG CẢI XÀ LÁCH VỤ XUÂN HÈ 2008

Trần Thị Ba, Nguyễn Thị Minh Hiền, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm 6 giống cải xà lách bao gồm: 1/ TN 102; 2/ TN 105; 3/ TN 123; 4/ TN 160; 5/ DúN VàNG và 6/ SG 592 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy giống TN 102, DúN VàNG và SG 592 cho năng suất thương phẩm  (dao động từ 17,83 - 21,67 tấn/ha) và khả năng sinh trưởng cao hơn 3 giống còn lại.

ẢNH HƯỞNG SỰ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA

Nguyễn Thành Hối, Phạm Sỹ Tân, Trần Quang Giàu, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng sự sinh trưởng, năng suất lúa và ghi nhận một số đặc tính dung dịch đất trên đất ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại; có 2 nhân tố, nhận tố 1 là 3 loại đất (Humic Tropaquepts Vĩnh Long, Sulfic Humaquepts Tiền Giang và Typic Tropaquepts-salic Trà Vinh) và nhân tố 2 là 4 liều lượng rơm rạ tươi chôn vùi vào đất (0,0; 1,25; 2,5 và 5,0 g/chậu 4 kg đất khô). Kết quả cho thấy chôn vùi rơm rạ tươi vào đất từ 1,25 g đến 5 g/chậu đã làm giảm chiều cao cây và số chồi; lúa trồng trên đất Sulfic Humaquepts Tiền Giang và Typic Tropaquepts-salic Trà Vinh có chiều cao cây và số chồi thấp hơn lúa trồng trên đất Humic Tropaquepts Vĩnh Long; chôn vùi rơm rạ tươi ở 2,5 và 5,0 g/chậu đã làm giảm số bông/chậu, số hạt chắc/bông; năng suất lúa trên chậu có chôn vùi rơm rạ tươi 1,25, 2,5, và 5 g/chậu giảm (29,05; 24,17 và 20,27 g/chậu) thấp hơn 15%, 29% và 41% so với năng suất lúa trên đất không chôn vùi rơm rạ tươi (34,23 g/chậu). Dung dịch đất ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi làm gia tăng hàm lượng acid hữu cơ tổng số trên 1.400 mmolc, H2S trên 0,10 ppm, pH chậm gia tăng và hàm lượng NH4+ hòa tan thấp; dẫn đến giảm sự sinh trưởng và năng suất lúa.  

HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ, MÚI TRONG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRÊN TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L)

Lê Bảo Long, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
ở miền Nam Việt nam, măng cụt là loại cây ăn trái quan trọng và có giá trị kinh tế cao.  Hiện tượng xì mủ và múi trong là 2 nguyên nhân chính làm giảm phẩm chất trái. Thí nghiệm được thực hiện để xác định ảnh hưởng của ẩm độ đất và hóa chất (CaCl2 và H3BO3) đến hiện tượng xì mủ và múi trong trên trái măng cụt (Garcinia mangostana L.).  Ba thí nghiệm được thực hiện tại huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy: (1) ẩm độ đất có ảnh hưởng đến hiện tượng xì mủ và múi trong, (2) phun CaCl2 2.000 ppm kết hợp với H3BO3 200 ppm 4 lần trước khi thu hoạch làm giảm hiện tượng xì mủ nhưng không ảnh hưởng đến hiện tượng múi trong, và (3) che bạt không tưới nước kết hợp với phun CaCl2 2% trước khi thu hoạch hạn chế được hiện tượng xì mủ và múi trong.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ƯƠNG CÁ GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Ngọc Hải, Nguyễn Tấn Nhơn
Tóm tắt | PDF
Nhằm đánh giá hiện trạng về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nghề ương cá giống và nuôi thương phẩm cá kèo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu này được thực hiện thông qua điều tra, khảo sát 19 hộ ương cá kèo giống ở Bạc Liêu và 61 hộ nuôi thương phẩm cá kèo ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả cho thấy cá kèo giống bắt từ tự nhiên được ương trên bể, diện tích  trung bình 35,26 ± 51,42m2 mỗi hộ. Mỗi hộ ương 5,05 ± 2,01 đợt/năm, cung cấp 3,04 ± 2,28 triệu con cá giống/năm và thu lợi nhuận trung bình 44,16 ± 52,09 triệu đồng/năm.  Đối với nuôi cá kèo thương phẩm, diện tích nuôi của mỗi hộ trung bình 0,60±0,70 ha. Cá kèo giống được thả nuôi luân canh với tôm sú, chủ yếu vào mùa mưa với mật độ 80,9±44 con/m2. Cá kèo được cho ăn thức ăn viên và hệ số thức ăn là 1,74±0,19. Thời gian nuôi 4-5 tháng, năng suất cá thương phẩm bình quân đạt 4.884±3.013 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 90,368±95,832 triệu đồng/ha/vụ.

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÚM GIA CẦM (AVIAN INFLUENZA) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lưu Hữu Mãnh, Trương Thị Kim Dung, Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Hiền Trung, Xầm Văn Lang, Chau Bora, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Bá Thành
Tóm tắt | PDF
Một số kết quả nghiên cứu về cúm gia cầm ở một số tỉnh An giang, Hậu giang, Sóc trăng, Vỉnh long, Đồng tháp, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau, Trà vinh từ năm 2004 đến năm 2008. Phát hiện kháng thể cúm gia cầm bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI- Haemagglutination inhibition test). Kháng nguyên H5N1 (Inactivated Ag,Vet Lab Agency UK). Mẫu được xem là có kháng thể kháng virus cúm gia cầm (dương tính) khi có hiệu giá kháng thể  ?  1/8. Chẩn đoán virus H5N1 bằng phương pháp RT-PCR với bộ kit one step RT-PCR kit QIAGen (Catalog # 210212) and specific primer with type A and subtype H5 (CDC Japan). Các kết quả nghiên cứu về: tình hình bệnh cúm gia cầm xảy ra ở các địa phương; sự lưu hành của virus cúm H5N1; kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với một số loại vaccine H5N1 và , H5N2 trên đàn gia cầm ở một số địa phương trên được trình bày trong báo cáo này.

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH & SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí
Tóm tắt | PDF
ứng dụng một vài công cụ riêng lẻ nhất định cũng như khả năng nối kết các công cụ này lại với nhau thành một qui trình chung để hổ trợ toàn diện cho công tác qui hoạch và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai và xây dựng thành một qui trình mang tính tổng hợp. Qua đó, cho thấy việc liên kết các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng các quyết định, quy hoạch sử dụng đất đai và phát triển bền vững. Phương pháp bán định lượng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong mô hình Stella và đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu của đề tài. Mô hình phản ánh đầy đủ tính chất tổng quan của vùng nghiên cứu về các mặt kinh tế, xã hội, tự nhiên nên khi yếu tố đầu vào thay đổi thì kết quả đầu ra cũng thay đổi, có nghĩa là cơ cấu canh tác do mô hình đề xuất cũng sẽ thay đổi. Đề tài ứng dụng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra những đính hướng sử dụng đất đai dài hạn, phù hợp với đặc thù của từng vùng.

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH VÀ NỒNG ĐỘ ETHEPHON SAU THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG MONTHONG (DURIO ZIBETHINUS MURR.) TẠI CHỢ LÁCH, BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Châu Trùng Dương, Nguyễn Việt Toàn
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả của biện pháp xử lý tiền thu hoạch và nồng độ ethephon nhúng trái sau thu hoạch đến phẩm chất trái sầu riêng Monthong tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, từ 12/2006-4/2008. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một trái. Nhân tố thứ nhất là có và không có áp dụng biện pháp xử lý tiền thu hoạch bao gồm phun Ca (NO3)2 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái, 15 ngày sau phun MgSO4 0,2% và phun KNO3 1% một tháng trước khi thu hoạch, 5 ngày sau phủ gốc bằng plastic; nhân tố thứ hai là nhúng trái sau khi thu hoạch vào dung dịch ethephon ở 4 nồng độ ethephon (0, 0,1%, 0,2%, 0,4%). Kết quả cho thấy xử lý tiền thu họach kết hợp với nhúng trái vào dung dịch ethephon sau thu hoạch ở nồng độ 0,1-0,4% làm giảm tỷ lệ múi sượng, hạt có cơm sượng, cơm sượng/trái ở mức không đáng kể (0,69%). Tuy nhiên nhúng ethephon ở nồng độ 0,4% có thể làm tăng hàm lượng nước trong cơm và giảm TSS.

ĐáNH GIá Tỉ Lệ BệNH HéO TƯƠI Và NăNG SUấT Cà CHUA RED CROWN 250 GHéP TRÊN CáC LOạI GốC GHéP KHáC NHAU TRONG NHà LƯớI

Trần Thị Ba, Châu Ngọc Ánh, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng 8 loại gốc ghép (6 gốc thuộc nhóm cà phổi và 2 gốc thuộc nhóm cà chua) lên ngọn ghép cà chua Red Crown 250 được thực hiện trong nhà lưới tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần thơ từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008. Tất cả các cây ghép đều sinh trưởng tốt trên nền đất đã có bệnh héo tươi vi khuẩn Ralstonia solanacearum xuất hiện từ vụ trước. Có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các giống làm gốc ghép đối với ngọn ghép cà chua Red Crown 250 về năng suất lý thuyết và năng suất thực tế, kích thước trái, số trái trên cây, trọng lượng trái trên cây và tất cả các chỉ tiêu nông học. Cà chua Red Crown 250 ghép trên gốc cà chua Đà Lạt cho năng suất cao nhất (44,93 tấn/ha) tương đương với gốc ghép cà xanh EG195 là 44,7 tấn/ha (31,5 trái/cây) và thấp nhất cà chua Red Crown 250 không ghép (8,96 tấn/ha). Các gốc ghép cà tím Hà Nội, cà tím Mustang, cà xanh EG195, cà tím EG203 kháng được bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (tỉ lệ bệnh 0,0%) tốt hơn gốc cà chua (tỉ lệ bệnh8,3-29,2%) và đối chứng không ghép rất mẫn cãm với bệnh héo tươi (tỉ lệ bệnh 95%).

KHẢO SÁT TIỀM NĂNG SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG Ở AN GIANG VỚI SỬ DỤNG MÔ HÌNH CERES-SOYBEAN

Lê Hùng Cường, Ngô Ngọc Hưng, Nguyễn Văn Quí
Tóm tắt | PDF
CERES-Soybean là một trong số mô hình cây trồng của DSSAT được thiết kế nhằm mô phỏng các tiến trình sinh trưởng, quản lý cây trồng,? trong những điều kiện đất đai và thời tiết để tìm giải pháp nâng cao năng suất đậu tương một cách có hiệu quả. Kết quả điều tra cho thấy năng suất mô phỏng của đậu tương ở Chợ Mới và Tân Châu tương đương nhau (khoảng 3.000 kg ha-1), điều này tương thích với điều tra thực tế ở hai vùng trồng. Mật độ mô phỏng 40.000 cây m-2 cho năng suất tối hảo. Năng suất mô phỏng của vụ Đông Xuân thấp hơn so với Xuân Hè. ở mật độ 30.000 cây ha-1. Năng suất mô phỏng của MTĐ 2600 (3179 kg ha-1) vượt trội hơn Da bò (2860 kg ha-1). Đây cũng là cơ sở để khuyến cáo nông dân trong chọn giống đậu tương để canh tác có năng suất cao.

THử NGHIệM NUÔI THƯƠNG PHẩM ÔC HƯƠNG (BABYLONIA AREOLATA) BằNG CáC NGUồN THứC ĂN KHáC NHAU TRONG Hệ THốNG TUầN HOàN

Ngô Thị Thu Thảo, , Trần Ngọc Hải, Hứa Thái Nhân
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm này được tiến hành trong 5 tháng và sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc hương Babylonia areolata. ốc giống có khối lượng trung bình 0,4 g/con được nuôi trong bể có thể tích 200 lít với mật độ 65 con/bể, dưới đáy bể có lớp cát dày 3-6 cm. Nước biển có độ mặn 30? được vận hành chảy tuần hoàn qua bể chứa rong sụn và lọc sinh học, sau đó trở lại bể nuôi ốc. Mỗi 2 tuần  lượng nước tương đương 30% thể tích nuôi được bổ sung vào hệ thống bể nuôi. Các nghiệm thức thức ăn sử dụng nuôi ốc hương là cá biển, cua đồng, hến sông và ốc bươu vàng. Lượng thức ăn biến động từ 20 % đến 5% theo thời gian nuôi. Kết quả sau 5 tháng nuôi, ốc hương nuôi bằng ốc bươu vàng có khối lượng trung bình đạt cao nhất (4,8 g/con) và thấp nhất khi cho ăn cua đồng (3,5 g/con). Tỷ lệ sống của ốc hương cao nhất ở khi cho ăn hến sông (79,5%) và thấp nhất khi cho ăn cá biển (39,6%).

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SÂU XẾP LÁ ĐẬU PHỘNG ARCHIPS MICACERANA WALKER VÀ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM XANH METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN ĐỐI DỊCH HẠI NÀY TẠI TRÀ VINH

Trần Văn Hai, Phạm Kim Sơn, Trịnh Thị Xuân
Tóm tắt | PDF
Vòng đời của sâu xếp lá đậu phộng (SXL) từ 25 đến 34 ngày, trong đó giai đoạn trứng nở từ 6 đến 10 ngày. ấu trùng có chiều dài trung bình là 16,44mm, màu hơi nâu, trên vỏ đầu có màu đen bóng, trải qua 6 lần lột xác với khoảng từ 17 đến 22 ngày, gây hại bằng cách tấn công vào các lá non. Nhộng sâu xếp lá có màu đen nâu, chiều dài khoảng 12,4 mm và kéo dài khoảng 5-10 ngày. Sải cánh của thành trùng là từ 9,5 đến 10,7mm, sau khi bắt cặp mỗi thành trùng cái đẻ khoảng 438 đến 881 trứng;  thời gian sống của thành trùng là 9 đến 14 ngày. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) với nồng độ 108bào tử/mL có khả năng phòng trừ sâu xếp lá đậu phộng Archips micacerana. Độ hữu hiệu của các chủng nấm  Ma7-CT, Ma9-TV và  Ma11-TV có hiệu lực trên 92% sau 17 ngày xử lý?. Trong điều kiện nhà lưới, các chế phẩm sinh học đều tỏ ra có hiệu quả khá cao trong phòng trừ sâu xếp lá từ 55 đến 80% sau 12 ngày phun. Các chế phẩm này được  áp dụng ngoài đồng tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh cho thấy rất có hiệu quả phòng trừ sâu xếp lá từ 40 đến 50% và năng suất đạt từ 2,9 đến 3,0 tấn/ha (chế phẩm Ma-ĐHCT và hỗn hợp cả ba loại chế phẩm).

ẢNH HƯỞNG THỜI ĐIỂM KÍCH THÍCH RA HOA BẰNG THIOUREA SAU KHI XỬ LÝ PACLOBUTAZOL TRÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH TRÊN XOÀI CÁT CHU TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Trần Văn Hâu, Lê Thanh Điền
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là xác định thời điểm phun thiourea thích hợp để kích thích ra hoa xoài cát Chuđạt tỉ lệ cao sau khi xử lý Paclobutrazol. Thí nghiệm được thực trên xoài cát Chu 6 năm tuổi, trồng trên đất phù sa ven sông Tiền thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 4/2007 đến 3/2008. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức bao gồm đối chứng không xử lý hóa chất và ba thời điểm phun thiourea (0,5%) sau khi xử lý paclobutrazol (1,5 g a.i./m đường kính tán) là 3,0 2,5 và 2,0 tháng. Kết quả cho thấy phun thiourea ở các thời điểm sau khi tưới PBZ vào đất đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn so với đối chứng không xử lý, trong đó phun thiourea 2 tháng sau khi tưới PBZ có tỉ lệ ra hoa cao nhất (75,6%) làm tăng số trái trên cây (140 trái) dẫn đến năng suất cao nhất (50,6 kg), nhưng trọng lượng trung bình một trái giữa tất cả các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa ở mức 5%. Xử lý thiourea sau khi tưới PBZ đã không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái, thịt trái và độ oBrix thịt trái. Từ khóa: xoài cát Chu, thiourea, ra hoa mùa nghịch, phân hóa mầm hoa

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM THÔ LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ LAI

Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ protein thô trên tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai. Năm nghiệm thức là các mức độ protein thô của khẩu phần gồm 14 15,16,17 và 18% CP, với ba lần lặp lại và 4 thỏ trên mỗi đơn vị thí nghiệm.  Kết quả cho thấy  lượng DM, OM, CP và EE tiêu thụ hàng ngày tăng có ý nghĩa thống kê (P

KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO

Trần Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm thực hiện năm 2005 và 2006 trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng nhằm tuyển chọn các hóa chất có khả năng kích kháng bệnh thán thư dưa leo. Thí nghiệm nhà lưới được thực hiện trên giống dưa Salawin, kích kháng bằng cách xử lý hạt hoặc phun lên lá hoặc kết hợp vừa xử lý hạt vừa phun lên lá với CaCl2 (100mM); CuCl2 (0,075 mM); Chitosan (100 ppm), K2HP04 (50mM) hoặc Salicylic acid (4mM). Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện trên giống dưa Mummy 331và lây nhiễm tự nhiên. Kết quả ghi nhận ở điều kiện nhà lưới, chitosan và CuCl2 có khả năng ức chế sự phát triển vết bệnh và hiệu quả kéo dài và CaCl2 cho hiệu quả sớm nhưng ngắn. Trong điều kiện ngòai đồng, cả 3 hóa chất CaCl2 (100mM); CuCl2 (0,075 mM) và Chitosan (100 ppm) đều có hiệu qủa kích kháng cao; trong đó CaCl2 cho hiệu qủa kích kháng kéo dài đến 42 ngày sau khi gieo.

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ, GIỐNG VÀ DINH DƯỠNG TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH TRỒNG THỦY CANH GIA ĐÌNH ĐÔNG XUÂN 2007-2008

Trần Thị Ba, Bùi Văn Tùng, Trần Ngọc Liên
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của giá thể, giống và dinh dưỡng lên sự sinh trường và trọng lượng cây cải  xà lách (Lactuca sativar L.) trồng thủy canh cho gia đình. Cả ba thí nghiệm đều thực hiện điều kiện trong chậu, tất cả được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4-5 lần lặp lại, 5 cây trong một chậu. Đánh giá các đặc tính nông học và trọng lượng cây. Có sự khác biệt ý nghĩa qua thống kê về trọng lượng trung bình cây cải xà lách giữa các nghiệm thức ở mỗi thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất, xà lách trồng trong 4 nghiệm thức giá thể: Mụn xơ dừa, Tro trấu, Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) và Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 2:1). Trọng lượng cây cao nhất đạt được ở giá thể Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) 8,56 g/cây và thấp nhất ở giá thể Tro trấu 6,48 g/plant. Thí nghiệm thứ hai, so sánh bốn giống xà lách nhập nội gồm TN 105, TN 123, TN 160 và SG 592. Giống SG 592 có chiều cao và trọng lượng thân lá cao nhất (8.50 g/cây). Thí nghiệm thứ ba, so sánh bốn loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh dùng trồng xà lách. Kết quả cho thấy dinh dưỡng A tốt nhất (12,40 g/cây) và MU kém nhất (7,72 g/cây).

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN TRỌNG LƯỢNG VÀ PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG

Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp xử lý trước thu hoạch có hiệu quả trong việc cải thiện màu sắc, trọng lượng và phẩm chất trái quýt Hồng để vận chuyển xa, và rút ngắn thời gian giữ trái trên cây. Thí nghiệm trên quýt Hồng 3 năm tuổi tại Lai Vung, Đồng Tháp theo thể thức CRD, gồm 2 nhân tố là dạng dinh dưỡng: 7 nghiệm thức và số lần phun (3), thí nghiệm có 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại là 1 cây. Trái sau khi thu được trữ ở nhiệt độ phòng, các chỉ tiêu được phân tích tại Bm. Sinh lý Sinh hóa,Đại học Cần Thơ vào năm 2008. Kết quả cho thấy: kết quả thí nghiệm không ảnh hưởng trong việc cải thiện màu sắc quýt Hồng. Phần lớn các nghiệm thức có sử dụng phân bón và phun 3 lần giúp gia tăng trọng lượng trái, có phần trăm trọng lượng trái hao hụt theo thời gian thấp, phần trăm độ Brix cao hơn so với đối chứng. Các chỉ tiêu phẩm chất luôn ổn định, đặc biệt là các nghiệm thức có sử dụng CaCl2 có trọng lượng và phẩm chất duy trì tốt hơn so với đối chứng.

ẢNH HƯỞNG THUỐC TRỪ SÂU CHỨA HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN HOẠT TÍNH ENZYME CHOLINESTERASE Ở CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS): HIỆU ỨNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ OXY HÒA TAN

Ngô Tố Linh, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Phun thuốc sâu trong cho lúa gia tăng đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dù phun thuốc là biện pháp tốt để bảo vệ lúa nhưng nó cũng gây hại cho môi trường. Cá rô đồng (Anabas testudineus) thường xuất hiện trên ruộng nên khó tránh khỏi tiếp xúc với thuốc sâu. Oxy hòa tan (DO) và nhiệt độ nước (WT) ở ruộng dao động lớn trong ngày và tuổi lúa. Ba mức WT (20, 25 và 30oC) và hai mức DO (5mg/L) được bố trí theo khối hoàn toàn ngẩu nhiên trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của nó đến cholinesterase (ChE) trong não và thịt cá khi tiếp xúc với diazinon. Kết quả cho thấy WT và DO không ảnh hưởng đến ChE trong não và thịt cá ở đối chứng. Khi có diazinon, WT làm tăng ức chế ChE trong não và thịt. DO và tương tác giữa DO và WT không ảnh hưởng đến độc tính của diazinon đến cá. Kết quả cho thấy cá rô có nhiều rủi ro ChE  bị ức chế khi phun thuốc ở nhiệt độ cao.   

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL TRÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH XOÀI CÁT CHU (MANGIFERA INDICA L.)

Trần Văn Hâu, Nguyễn Thị Kim Xuyến
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định nồng độ Paclobutrazol (PBZ) thích hợp để kích thích sự tạo mầm hoa trước khi phun thiourea kích thích ra hoa xoài cát Chu đạt hiệu quả cao. Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2008. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức lần lượt là tưới Paclobutrazol vào đất với nồng độ 0 (đối chứng ); 1,0; 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán. Hai tháng sau khi xử lý PBZ tiến hành phun thiourea (0,5%) kích thích ra hoa cho cả các nghiệm thức. Kết quả cho thấy xử lý Paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở các nồng độ 1,0; 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn nghiệm thức đối chứng. Xử lý Paclobutrazol 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7%), phát hoa dài nhất (46,2 cm), tỉ lệ hoa lưỡng tính cao (59,1%), lại có số lượng trái và năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (315 trái/cây; 89,6 kg/cây).

CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

Nguyễn Minh Đông, Châu Minh Khôi, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ tại cai Lậy, Tiền Giang đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh.  Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh.  Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy.  Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục.  Kết quả sử dụng đồng vị 15N cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục. Tốc độ khoáng hóa và  khả năng cung cấp N hữu dụng từ đất cao trong mô hình luân canh  này.

TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG HEO TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ THÍ NGHIỆM MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Hữu Hưng, Hoàng Thế Huy
Tóm tắt | PDF
Heo tỉnh Trà Vinh nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá (63,30), heo nuôi với phương thức nuôi gia đình nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao hơn rất nhiều (72,25%) so với heo nuôi theo phương thức ở trại (54,20%).Heo ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao tuần tự ở heo con cai sữa nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (74,04%) kế đến là heo con theo mẹ (65,88%), ở heo thịt và heo nái sinh sản nhiễm với tỷ lệ thấp hơn (52,91% ở heo thịt và 58,92% ở heo nái sinh sản). Heo ở tỉnh Trà Vinh nhiễm 6 loài noãn nang cầu trùng thuộc 2 giống Isospora và Eimeria.Trong đó loài Eimeria debliecki nhiễm cao nhất (40,44%), kế đến là loài Isospora suis (35,06%), Eimeria suis (33,27%), Eimeria perminuta (32,87%) và nhiễm với tỷ lệ rất thấp thuộc 2 lòai Eimeria polita (7,97%) và Eimeria scabra (3,59%). Cả 2 lọai thuốc Bio Quino-coc và Baycox 5%, đều cho hiệu quả điều trị cầu trùng rất tốt. Thuốc Baycox cho hiệu quả khỏi bệnh cao hơn thuốc Bioquino-coc.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TỪ MỤN DỪA TRÊN NĂNG SUẤT BẮP TRỒNG TRÊN ĐẤT NGHÈO DINH DƯỠNG

Võ Hoài Chân, Võ Thị Gương, Dương Minh
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t