Lê Xuân Sinh * Nguyễn Trung Chánh

* Tác giả liên hệ (lxsinh@ctu.edu.vn)

Abstract

This paper is aimed to analyze and to compare the technical-economic indicators as well as the perception of the farmers of common black tiger (Penaeus monodon) shrimp and organic one in Camau province ? the biggest shrimp producer ofVietnam.. The results show that growing-out organic shrimp had some advantages such as better profit, diversification of aquatic products, and less negative effects on the environments than the other farming of black tiger shrimp in the area. More over, the farming of organic shrimp has positive impacts on the natural aquatic resources and mangrove ecosystems. The organic shrimp industry, therefore, has a good opportunity to develop. Major solutions for a further development of the organic black tiger shrimp in the study area are sugested as follows: (i) more appropriate planning of shrimp farming area in order to reduce the negative impacts on the environment or the impacts from the surrounding shrimp farming areas; (ii) more supportive policies to encourage the development of organic shrimp industry, the investment should be synchronized to all of the segments of the industry; (iii) better training on the technical aspects following the organic farming techniques, to both the reproduction and the growing-out activities; (iv) small organic shrimp also need to be traded; and (v) better marketing activities, especially advertisement and market promotion in order to expand the markets for organic shrimp. In addition, it is also important to conduct further studies on the rate of mangroves/total farm area as well as the appropriate exploitation of shrimp broodstock, and the diversification of aquatic species for farming systems of organic shrimp.
Keywords: organic shrimp, hatchery, grow-out

Tóm tắt

Bài viết này tập trung phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cũng như nhận thức của người nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Cà Mau ? tỉnh sản xuất tôm lớn nhất của Việt Nam, bao gồm cả tôm sú nuôi theo kỹ thuật thông thường và tôm sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm sú sinh thái có những lợi thế như: hiệu quả kinh tế cao, giúp đa dạng sản phẩm thủy sản và ít rủi ro hơn cũng như không gây tác động xấu tới môi trường so với các mô hình nuôi tôm thông thường. Đồng thời, nuôi tôm sinh thái có tác động tích cực tới nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngành hàng tôm sinh thái có cơ hội phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Các giải pháp cơ bản sau đây được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn chủ yếu để phát triển ngành hàng tôm sú sinh thái ở địa bàn nghiên cứu: (i) quy hoạch lại các vùng nuôi tôm, nhất là tôm sinh thái hợp lý hơn để giảm tác động xấu tới môi trường và ảnh hưởng bất lợi từ các vùng nuôi lân cận; (ii) tăng thêm các chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng tôm sinh thái, đầu tư phát triển đồng bộ các phân đoạn của cả ngành hàng; (iii) tăng cường tập huấn kỹ thuật theo quy trình tôm sinh thái, cả sản xuất giống và nuôi; (iv) tổ chức thu mua tôm sinh thái nên mua cả tôm có kích cỡ nhỏ; và (v) tăng cường công tác quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cho các sản phẩm tôm sinh thái. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm về tỷ lệ rừng/tổng diện tích nuôi thích hợp cũng như vấn đề khai thác hợp lý nguồn tôm bố mẹ tự nhiên và đa dạng giống loài thủy sản trong khu vực nuôi.
Từ khóa: Tôm thông thường, tôm sinh thái, sản xuất giống, nuôi thương phẩm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thuỷ Sản, 2002. Báo cáo tổng kết hằng năm.

Bộ Thủy sản, 2003. Tiêu chí nuôi tôm sinh thái.

Bộ Thuỷ sản & DANIDA, 2005. Hướng dẫn thực hành quản lý tốt (BMP) trong trại sản xuất tôm sú giống Việt Nam.

Bộ Thuỷ Sản, 2006. Báo cáo tổng kết hằng năm.

FAO, 2004. State of world’s fisheries and aquaculture.

FAO, 2006. State of world’s fisheries and aquaculture.

Le Xuan Sinh, 2004. A bio-economic modeling of shrimp hatcheries in the Mekong River Delta, Vietnam. PhD thesis, University of Sydney, Australia.

Lê Xuân Sinh & Phan Thị Ngọc Khuyên, 2006. Ngành hàng tôm sú ở ĐBSCL: nhìn từ góc độ cung cấp tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo quốc tế về “Phát triển Khoa học-công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản” tổ chức tại Đại học Nha Trang, 16-17/11/2007.

Lê Xuân Sinh, 2005. Nghiên cứu kinh tế-xã hội phục vụ công tác quy hoạch NTTS ở huyện Năm Căn & Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Báo cáo tư vấn, Dự án Hỗ trợ phát triển NTTS mặn lợ (SUMA) - Bộ Thuỷ sản- DANIDA.

Lê Xuân Sinh & Phan Thị Ngọc Khuyên, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền & Từ thanh Truyền, 2006. Đánh giá tác động về mặt xã hội của các hoạt động NTTS mặn lợ ven biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, số Đặc biệt, 2006, tr.220-234.

Phạm Văn Súy, 2007. Khảo sát tình hình khai thác và sử dụng tôm sú bố mẹ ở tỉnh Cà Mau. Luận án tốt nghiệp Cao học NTTS, Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ.

Sở Thủy sản Cà Mau, 2005. Kết quả điều tra về tình hình nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau.

Sở Thủy sản Cà Mau, 2007. Báo cáo tổng kết hằng năm.

Thiều Lư, 2004. Tình hình nuôi tôm sinh thái ở ĐBSCL. Tạp chí Thủy sản.