Trần Văn Hâu * , Lê Thị Thanh Thủy Trần Sỹ Hiếu

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted to establish mango expanding year-round production toward GAP in Cao Lanh district, Dong Thap province. A survey of flowering technique was carried out by direct interviewing 110 growers whose mango growing area are larger than 2,000 square meters  from March to June/2007. Demonstrations of flowering treatment in early-season and late-season of ?cat Hoa Loc? mango and ?catChu? mango were built up at My Xuong village with an area of 0.5 hectare per each demonstration. Nitrate residue in fruit flesh was analyzed by Spectrophotometer at wavelength of l 450 nm; pesticide residue was estimated by High Pressure Liquid Chromatography (HPLC) at Advanced laboratory, Can Tho University. The results showed that Anthracnose and Bacterial Black Spot are the two serious diseases in rainy season, while thrips, fruit borer and Idioscopus spp. are detrimental insects in dry season. Growers applied pesticides 11.7 ± 2.7 and 14,1 ± 2,9  times in case of  with or without using bag to wrap young fruit, respectively. There were 35% of growers using Taiwanese bag for fruit wrapping at 45 days after fruit set. Yield of late-season is higher than that of early-season 1.8-2 folds. Fruit wrapping at 40 days after fruit set could  help reduce damage of bacteria fruit gumming, 3 times of pesticide spraying in fruit developing stage.
Keywords: residue, year-round, GAP, ?cat Hoa Loc? mango, ?catChu? mango

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật rải vụ xoài ở huyện Cao Lãnh theo hướng GAP. Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa xoài bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 110 hộ  có diện tích >2.000 m2 từ tháng 3-6/2007. Mô hình xử lý ra hoa vụ sớm và vụ muộn trên hai giống xoài cát Hòa Lộc và cát Chu thực hiện tại xã Mỹ Xương với diện tích 0,5 ha/mô hình. Dư lượng nitrate trong thịt trái được phân tích bằng phương pháp so màu ở bước sóng 450 nm; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phân tích bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC) tại phòng thí nghiệm chuyên sâu trường đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy bệnh thán thư và xì mũ trái là hai đối tượng gây hại quan trọng trong mùa mưa trong khi bù lạch, sâu đục trái và rầy bông xoài là côn trùng gây hại quan trọng trong mùa khô. Nhà vườn phun thuốc 11,7 ± 2,7 lần nếu áp dụng biện pháp bao trái và 14,1 ± 2,9 lần nếu không bao trái. Có 35,5% hộ sử dụng bao giấy Đài Loan bao trái ở giai đọan 45 ngày sau khi đậu trái. Năng suất vụ muộn cao hơn vụ sớm từ 1,8-2 lần. Bao trái ở giai đọan 40 ngày sau khi đậu trái làm giảm tỉ lệ bệnh xì mũ trái và làm giảm ba lần phun thuốc trong giai đọan phát triển trái
Từ khóa: Bao trái, rải vụ, nitrate, dư lượng, cát Hòa Lộc, cát Chu

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Phương Mai. 2003. Hiệu quả của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng đậu trái của xoài cát Hòa Lộc. luận văn Thạc sĩ Nông Học, Trường đại học Cần Thơ. 61 tr.

Lê Thanh Điền. 2008. Khảo sát đặc tính ra hoa, sự phát triển trái và thời điểm kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý paclobutrazol bằng phương pháp tưới vào đất trên giống xoài cát Chu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. LVTN đại học, trường đại học Cần Thơ. 52 tr.

Lê Thị Trung. 2003. Tìm hiểu và áp dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật để kiểm sóat hiện tượng rụng trái non xoài (Mangifera indica L.). Luận án Tiến sĩ Sinh học, trường đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Kim Xuyến. 2008. Ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên sự ra hoa xoài cát Chu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. LVTN đại học, Trường đại học Cần Thơ. 42 tr.

Trần Thị Kim Ba. 2007. Nâng cao năng suất, phẩm chất và kéo dài thời gian tồn trữ xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L. var. cat Hoa Loc) bằng biện pháp xử lý hóa chất trước và sau thu họach. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông Nghiệp, chuyên ngành Trồng Trọt. Trường đại học Cần Thơ. 174 tr.

Tongumpai P., Jutamanee K. and Subhadrabandhu S. 1991. Effect of Paclobutrazol on flowering cv. Kiew Sawoey. Acta Hortic. 291, pp. 67-69

Tran Van Hau. 1997. Off-season mango production in Cao lanh district, Dong Thap province. Thesis for Master degree. Chiang Mai University, Chiang Mai, Thailand. 111 p.

Trần Văn Hâu. 2005. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông Nghiệp, chuyên ngành Trồng Trọt. Trường đại học Cần Thơ. 144 tr.

Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu, 2003. So sánh một số biện pháp xử lý ra hoa xoài Cát Hòa Lộc. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả 2002-2003, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam.