Trần Văn Hâu * Lê Thanh Điền

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted to determine the time of inducing flower differentiation by spraying thiourea after applying paclobutrazol on off-season flowering of ?cat Chu? mango. The experiment was carried out in 6-year old tree, grown in alluvial soil along Tien river in Cao Lanh district, Dong Thap province from 4/2007 to 3/2008. The experiment was arranged in randomized completely design, five replications, and each replication to be equal to one tree. The treatments were time of thiourea spraying at the concentration of 0.5% that were 2.0; 2.5 and 3.0 months after applying PBZ by collar drenching at 1.5 g a.i./m canopy diameter and control treatment (without chemical application). The results showed that all treatments induced flowering by chemicals got the ratio of flowering higher than control. Thiourea spraying in time of 2 months got the highest ratio of flowering (75.6%) and highest yield (140 fruit/tree; 50.6 kg/tree) but it did not cause decrease the fruit weight and affect to fruit quality i.e. ratio of flesh and  oBrix of flesh.
Keywords: ?catChu? mango, flower differentiation, off-season

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài là xác định thời điểm phun thiourea thích hợp để kích thích ra hoa xoài cát Chuđạt tỉ lệ cao sau khi xử lý Paclobutrazol. Thí nghiệm được thực trên xoài cát Chu 6 năm tuổi, trồng trên đất phù sa ven sông Tiền thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 4/2007 đến 3/2008. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức bao gồm đối chứng không xử lý hóa chất và ba thời điểm phun thiourea (0,5%) sau khi xử lý paclobutrazol (1,5 g a.i./m đường kính tán) là 3,0 2,5 và 2,0 tháng. Kết quả cho thấy phun thiourea ở các thời điểm sau khi tưới PBZ vào đất đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn so với đối chứng không xử lý, trong đó phun thiourea 2 tháng sau khi tưới PBZ có tỉ lệ ra hoa cao nhất (75,6%) làm tăng số trái trên cây (140 trái) dẫn đến năng suất cao nhất (50,6 kg), nhưng trọng lượng trung bình một trái giữa tất cả các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa ở mức 5%. Xử lý thiourea sau khi tưới PBZ đã không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái, thịt trái và độ oBrix thịt trái. Từ khóa: xoài cát Chu, thiourea, ra hoa mùa nghịch, phân hóa mầm hoa
Từ khóa: xoài cát Chu, thiourea, ra hoa mùa nghịch, phân hóa mầm hoa

Article Details

Tài liệu tham khảo

CHANDRAPARNIK, S., H. HIRANPRADIT, U. PUNNACHIT AND S. SALAKPETCH. 1992. Influence of thiourea on flower bud burst in durian (Durio zibethinus Murr.). Acta Hortic. 231, pp. 348-352.

ĐOÀN HỮU TIẾN VÀ TẠ MINH TUẤN, 2007. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu xoài tươi đồng bằng sông Cửu Long vào Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ rau hoa quả 2006-2007. Viện cây Ăn Quả Miền Nam. Nxb. Nông Nghiệp, tr. 77-83

NGUYỄN BẢO VỆ VÀ LÊ THANH PHONG. 2004. Giáo trình cây ăn trái. Tủ sách khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ.198 tr

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG. 2002. Khảo sát thời điểm kích thích ra hoa xoài cát Hòa Lộc bằng Thiourea sau khi xử lý Paclobutazol bằng phương pháp tưới gốc. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường đại học Cần Thơ. 35 tr.

NGUYỄN TRỌNG TUỆ. 2001. Ảnh hưởng Thioure lên sự ra hoa trái vụ của xoài cát Hòa Lộc 3 năm tuổi tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường đại học Cần Thơ. 30 tr.

NGUYỄN VĂN LUẬT. 2004. Xoài- giống và kĩ thuật trồng trọt. Hà Nội: Nxb Nông Nghiệp.

TRẦN THẾ TỤC VÀ NGUYỄN THỊ THUẬN. 1997. Một số kết quả điều tra, khảo sát giống xoài cát Hòa Lộc. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Rau Quả tháng 4/1997.

TRẦN THỊ BÉ HỒNG. 2001. Khảo sát đặc tính ra hoa, đậu trái xoài cát Hòa Lộc. Tiểu luận tốt nghiệp đại học, trường đại học Cần Thơ. 35 tr.

TRAN VAN HAU. 1997. Off- season mango production sytems in the Mekong Delta, Viet Nam. Thesis for Master degree, Chiang Mai University, Chiang Mai, Thai Lan. 117 tr.

TRẦN VĂN HÂU, 2005. Xác định yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc. Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Trường đại học Cần Thơ. 142 tr.