Trần Ngọc Hải * Nguyễn Tấn Nhơn

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

In order to evaluate the technical and economical aspects of nursery and intensive culture of the goby (Pseudapocryptes lanceolatus) in the Mekong Delta of Vietnam, a questionnaire survey was carried out with 19 households of fish seed nursery in Bac Lieu province and 61 households of fish farming in Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau.  The results showed that wild goby seeds were nursed on earthen tanks lined with nylon sheets. Each household had 35.26 ± 51.42m2 of nursery tanks, nursed 5.05 ± 2.01 batches/year, supplied 3.04 ± 2.28 millions of fish seeds per year, and earned average net income of  44,16 ± 52,09 million VND per year. For intensive farming of the goby, average culture pond area was 0.60±0.70 ha per household. Fish seeds were usually stocked during the raining season at the density of 80.9±44 fish/m2. Fish were fed with pellet feed and FCR was about 1.74±0.19.  Culture period was 4-5 months. Fish yield and net income were 4.884±3.013 kg/ha/crop and 90.368±95.832 million VND/ha/crop, respectively. 
Keywords: Mud skipper culture, Pseudapocryptes elongatus.

Tóm tắt

Nhằm đánh giá hiện trạng về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nghề ương cá giống và nuôi thương phẩm cá kèo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu này được thực hiện thông qua điều tra, khảo sát 19 hộ ương cá kèo giống ở Bạc Liêu và 61 hộ nuôi thương phẩm cá kèo ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả cho thấy cá kèo giống bắt từ tự nhiên được ương trên bể, diện tích  trung bình 35,26 ± 51,42m2 mỗi hộ. Mỗi hộ ương 5,05 ± 2,01 đợt/năm, cung cấp 3,04 ± 2,28 triệu con cá giống/năm và thu lợi nhuận trung bình 44,16 ± 52,09 triệu đồng/năm.  Đối với nuôi cá kèo thương phẩm, diện tích nuôi của mỗi hộ trung bình 0,60±0,70 ha. Cá kèo giống được thả nuôi luân canh với tôm sú, chủ yếu vào mùa mưa với mật độ 80,9±44 con/m2. Cá kèo được cho ăn thức ăn viên và hệ số thức ăn là 1,74±0,19. Thời gian nuôi 4-5 tháng, năng suất cá thương phẩm bình quân đạt 4.884±3.013 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 90,368±95,832 triệu đồng/ha/vụ.
Từ khóa: Cá kèo, nuôi cá kèo, Pseudapocryptes elongatus

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dinh, T.D, M.A. Ambak, A. Hassan, N.T. Phuong, 2007. Biology and population dynamics of the goby Pseudapocryptes lanceolatus in the coastal mudflat areas of the mekong Delta, Vietnam. Pakistan Journal of Biological Science, 10(9): 3284-3294.

Dương Nhựt Long, Hứa Thái Nhân và Nguyễn Anh Tuấn, 2005. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2005 (4): 127-135

Mai Đình Yên, 1992. Định Loại Cá Nước Ngọt ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 350 trang.

Mohsin. A.K.M and M.A. Ambak.,1996. Marine fish & fisheries of Malaysia and neighbouring countries. Universiti Pertanian Malaysia Press, Serdang. 912 pp.

Nguyễn Tấn Nhơn, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) nuôi trên bể và ao đất. Luận văn Cao học, Đại học Cần Thơ, 94 trang.

Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn và Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng. Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ, 2008(2): 157-167.

Trần Trường Giang, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh lý, sinh trưởng cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801. Luận văn Cao học, Đại học Cần Thơ, 66 trang.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ. 361 trang

Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Bạc Liêu, 2008. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008.

Võ Thành Toàn, 2005. Khảo sát hiện trạng khai thác nguồn lợi và mùa vụ xuất hiện cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus) tại khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu. Luận văn Cao học, Đại học Cần Thơ. 57 trang.

Yadav A.N. and B. R. Singh, 1989. Gross structure and dimensions of the gill in an air-breathing estuarine goby, Pseudapocryptes lanceolatus. Ichthyological Research, 36 (2), 252-259