Trần Văn Hâu * Nguyễn Thị Kim Xuyến

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was carried out farmer?s orchard in Cao Lanh district, Dong Thap province from 4/2007 to 5/2008 to determined the suitable concentration of paclobutrazol (PBZ) to induce flower initiation before breaking flower bud by spraying thiourea on ?cat Chu? mango. There were four treatments that were arranged in randomized completely design, five replications, each replication to be equal one tree. The treatments were four concentrations of PBZ i.e. 0, 1.0; 1.5 and 2.0 g a.i. per meter of canopy diameter. Thiourea at 0.5% was spraid two months after applying PBZ by collar drenching to induce flower bud break for all of treatments. The results showed that all of PBZ treatments got the ratio of flowering higher that than that of control. At the level of 1.5 obtained the ratio of flowering (39.7%), long inflorescence (46.2 cm) and high yield (315 fruit/tree, 89.6 kg/tree.
Keywords: ?Chu?mango, off-season flowering

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định nồng độ Paclobutrazol (PBZ) thích hợp để kích thích sự tạo mầm hoa trước khi phun thiourea kích thích ra hoa xoài cát Chu đạt hiệu quả cao. Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2008. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức lần lượt là tưới Paclobutrazol vào đất với nồng độ 0 (đối chứng ); 1,0; 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán. Hai tháng sau khi xử lý PBZ tiến hành phun thiourea (0,5%) kích thích ra hoa cho cả các nghiệm thức. Kết quả cho thấy xử lý Paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở các nồng độ 1,0; 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn nghiệm thức đối chứng. Xử lý Paclobutrazol 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7%), phát hoa dài nhất (46,2 cm), tỉ lệ hoa lưỡng tính cao (59,1%), lại có số lượng trái và năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (315 trái/cây; 89,6 kg/cây).
Từ khóa: Paclobutrazol, ra hoa mùa nghịch, xoài cát Chu

Article Details

Tài liệu tham khảo

BATTEN D.J. AND MCCONCHIE C.A. 1995. Floral induction in growing buds of lychee (Litchi chinensis) and mango (Mangifera indica). Aust. J. Plant Physiol., 22, pp. 783-791

LÊ THỊ THANH THỦY. 2007. Ảnh hưởng thời điểm xử lý Paclobutazol bằng cách tưới vào đất trên sự ra hoa của xoài Cát Hòa Lộc. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường đại học Cần Thơ. 37 tr.

KOSTERMANS, A.J.G.H., J.M. BOMPARD. 1993. The mangoes. Their Botany Nomenclature, Horticulture and Utiliaztion. Academic Press, London.

TRẦN THẾ TỤC VÀ NGUYỄN THỊ THUẬN. 1997. Một số kết quả điều tra, khảo sát giống xoài Cát Hòa Lộc. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Rau Quả tháng 4/1997

TRẦN THƯỢNG TUẤN, DƯƠNG MINH, LÊ THANH PHONG, NGUYỄN THÀNH HỐI. 1997. Cây ăn trái đồng bằng sông Cửu Long. Tập 2, Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường An Giang. pp. 30-71.

TRAN VAN HAU. 1997. Off- season Mango Production Sytems in the Mekong Delta, Viet Nam. MSc. Thesis, Chiang Mai University, Thai Lan. 117 tr.

TRẦN VĂN HÂU, 2005. Xác định yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc. luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, trường đại học Cần Thơ. 142 tr.