Ngày xuất bản: 01-05-2013
Công nghệ
PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TẤM MAT XƠ DỪA CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHẤT KẾT DÍNH ĐỂ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GIA CƯỜNG CHO VẬT LIỆU COMPOSITE NỀN NHỰA NHIỆT DẺO
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phương pháp gia công tấm MAT xơ dừa có và không có chất kết dính với nguồn nguyên liệu là sợi xơ dừa từ huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và nhựa polypropylen. Thiết bị chính để gia công tấm MAT là máy ép nóng Panstone, Đài Loan có bộ phận ép thuỷ lực và thiết bị gia nhiệt trên khuôn ép. Tấm MAT sau khi gia công được đánh giá thông qua cơ tính kéo, uốn và va đập của vật liệu composite gia cường từ tấm MAT trên. Kết quả cho thấy đã xây dựng thành công quy trình gia công tấm MAT từ sợi xơ dừa đạt yêu cầu gia công cho vật liệu composite.
ĐÁNH GIÁ ĐẠM TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát diễn biến đạm trong hệ thống đất ngập nước thiết kế dòng chảy ngầm ngang và ngầm dọc trong việc xử lý nước bể nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh tuần hoàn kín. Thực vật được trồng trong hệ thống là Bồn bồn (Typha orientalis), và hệ thống đối chứng không trồng cây. Nước đầu vào (hay nước từ bể cá) và nước đầu ra của hệ thống xử lý được thu trong 15 tuần để theo dõi diễn biến nồng độ NOư2-N, NO3-N, NH4-N, và TKN. Nhìn chung, nồng độ đạm trong nước của hệ thống chảy ngầm ngang (ĐNN NN) có trồng cây đều thấp hơn 3 hệ thống còn lại. Ngoài ra, hệ thống chảy ngầm đứng có nồng độ NOư2-N và NO3-N khá cao và tăng dần theo thời gian, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Điều đặc biệt ở nghiên cứu này là hệ thống tuần hoàn kín nên hạn chế được việc xả nước thải ra ngoài môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nước góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
THEO DÕI HIỆN TRẠNG SINH THÁI VEN BỜ VÀ NUÔI THỦY SẢN BIỂN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM TẠI BẮC ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài thực hiện theo dõi sự thay đổi hiện trạng ven bờ và nuôi thủy sản biển từ đó hỗ trợ việc quản lý và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thay đổi này. ảnh viễn thám LANDSAT TM đuợc sử dụng theo dõi hiện trạng ven bờ phần đất liền từ năm 2006 đến 2011; ảnh ALOS được sử dụng theo dõi hiện trạng cỏ biển dưới nước từ năm 2007 đến năm 2010; ảnh THEOS và KOMPSAT-2 độ phân giải cao sử dụng xác định vị trí nuôi cá lồng bè tại ấp Rạch Vẹm và nuôi ốc hương lưới đăng tại ấp Cây Sao năm 2011 khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất ven biển từ đất nông nghiệp và rừng tràm thành đất xây dựng là 349,89 ha (51,13% tổng diện tích thay đổi); diện tích cỏ biển tăng 1.883,99ha từ năm 2007 đến năm 2010; và hiện trạng phân bố không gian của 2 loài nuôi thủy sản gồm cá lồng bè và ốc hương lưới đăng. Đồng thời xây dựng bản đồ phân bố không gian hiện trạng vùng sinh thái ven bờ (phần đất liền và dưới nước) và hiện trạng nuôi trồng thủy sản biển khu vực Bắc đảo Phú quốc.
TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỦY VĂN LÊN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TIỂU CẦN VÀ CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại ba Huyện Cầu Kè, Tiểu Cần và Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh; với mục tiêu tổng quát là xem xét tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai của vùng. Các số liệu về sử dụng đất đai và chế độ thủy văn được thu thập trong hai năm 2006 và 2010. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê xu hướng được áp dụng để phân tích xu hướng thay đổi của chế độ thủy văn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn có xu hướng tăng phạm vi tác động theo các mặt không gian, thời gian và độ mặn xâm nhập. Tác động của sự thay đổi trong chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai được thể hiện rõ nhất ở hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần; với việc xuất hiện cơ cấu sản xuất mới và sự thay đổi trong lịch thời vụ. Kết quả này cho thấy, các khu vực nằm sâu trong nội đồng chịu tác động mạnh hơn bởi điều kiện thay đổi do nước biển dâng và hiện tượng biến đổi khí hậu.
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KHÁNG OXY HÓA ĐẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN DẦU DIESEL SINH HỌC TỔNG HỢP TỪ MỠ CÁ TRA, CÁ BASA
Tóm tắt
|
PDF
ảnh hưởng của hai chất kháng oxi hóa tổng hợp (EcotiveTM và BHT) đến thành phần fatty acid methyl esters của biodiesel tổng hợp từ mỡ cá tra, cá basa (FAME) đã được đánh giá trong nghiên cứu này. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy thành phần fatty acid methyl esters ít thay đổi khi có mặt hai chất kháng oxi hóa nghiên cứu sau một tháng tồn trữ FAME tại nhiệt độ phòng.
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG ĐẶC TÍNH THỦY LỰC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN TUYẾN KÊNH XÁNG, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình thủy lực một chiều (HEC-RAS) được sử dụng để mô phỏng đặc tính thủy lực (lưu lượng và mực nước) và chất lượng nước trên tuyến kênh Xáng ở thành phố Sóc Trăng. Sau khi mô hình được hiệu chỉnh với hệ số Manning?s n = 0,03, mực nước được mô phỏng gần bằng mực nước thực đo (hệ số tương quan R2 > 0,96). Để hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước (hệ số khuyến tán D = 400 m2s-1 và điều kiện ban đầu của các thông số chất lượng nước được gán cho COD, BOD, tổng đạm và tổng lân tương ứng là 13 mg/l, 10,5 mg/l, 3,8 mg/l và 3 mg/l), sai số giữa các giá trị thực đo và mô phỏng thấp hơn 20%. Bên cạnh đó, chất lượng nước trên hệ thống kênh Xáng cũng được mô phỏng dựa trên các kịch bản thay đổi về nồng độ chất thải và lượng nước từ thượng nguồn thay đổi. Cuối cùng, chất lượng nước mô phỏng được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ở Việt Nam (QCVN 08:2008, cột A2, B1) ? đây là cơ sở để đánh giá chất lượng nước mặt mô phỏng trong đề tài.
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC CHẤT TRONG CAO PETROLEUM ETHER VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA LÁ CÂY MẮM ỔI (AVICENNIA MARINA)
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát thành phần hoá học lá cây Mắm ổi được thu hái tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi đã cô lập và định danh được hai chất: lupeol và betulin từ dịch chiết petroleum ether. Cấu trúc hóa học các chất này đã được làm sáng tỏ dựa vào những phương pháp phổ hiện đại 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT NMR và so sánh với tài liệu đã công bố. Trong đó, chúng tôi đã khảo sát và tìm ra những hoạt tính sinh học của lupeol và betulin. Kết quả là, lupeol có khả năng kháng tế bào ung thư gan với IC50 có giá trị là 93,53 mg/mL. Betulin cũng có khả năng chống lại tế bào ung thư phổi với IC50 có giá trị là 25,84 mg/mL. Hơn thế nữa, khi tiến hành nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của lá Mắm, chúng tôi nhận thấy lá Mắm có nhiều amino acid với hàm lượng cao, điều này lý giải tại sao người nông dân nuôi tôm lại sử dụng lá Mắm làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục.
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING HỖ TRỢ TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Tóm tắt
|
PDF
E-learning là một trong các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Cần Thơ. Những kết quả nghiên cứu gồm: chọn giải pháp xây dựng một hệ thống E-learning; nghiên cứu lựa chọn chuẩn và hệ quản lý đào tạo nền cho E-learning; xây dựng một số công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các công cụ tích hợp vào hệ nền cho E-learning; đề xuất cấu trúc bài giảng điện tử và ma trận kiến thức đáp ứng yêu cầu; triển khai hệ thống trong thực tiễn.
XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ô NHIỄM ARSENIC QUI MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Tóm tắt
|
PDF
Nước uống bị ô nhiễm bởi arsenic đã trở thành mối đe doạ đối với sức khoẻ con người ở qui mô toàn cầu, theo ước tính có khoảng 140 triệu người ở ít nhất 70 quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm này. Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, từ giữa những năm 1990 nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được khai thác để làm nước uống bằng các giếng khoan ở các hộ gia đình. Nhưng không may nguồn nước này đã bị ô nhiễm arsenic ở nồng độ 1-845 ?g/L (trung bình khoảng 39 ?g/L). Vào năm 2006, người ta ước tính có khoảng 0,5-1 triệu người ở ĐBSCL bị ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm này. Nghiên cứu này sẽ dựa trên các kỹ thuật xử lý arsenic sẵn có để tìm ra biện pháp xử lý arsenic thích hợp để đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và thiết kế, chế tạo các thiết bị xử lý arsenic dựa trên biện pháp đã lựa chọn. Các kết quả cho thấy việc kết hợp các qui trình oxy ho?a, keo tụ và lọc có thể sử dụng để đưa nồng độ arsenic trong nước ngầm xuống dưới 10 ?g/L.
ỨNG DỤNG WINCC VÀO ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Tóm tắt
|
PDF
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng xuất hiện rất nhiều thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC) đa dạng về chủng loại và phong phú về tính năng kỹ thuật nhằm bắt kịp nhu cầu phát triển của nê?n công nghiê?p hiện đại. Nhiều nhà máy, công ty ở Việt Nam (ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng) như xí nghiệp dược, nhà máy đường, sản xuất giấy, xi măng,? đều có sử dụng PLC cho ca?c dây chuyền sản xuất tự động. Việc ứng dụng SCADA trong giám sát và điều khiển toàn bộ hệ thống là một trong những công cụ hỗ trợ thiết thực cho các công ty trong việc điều hành hệ thống. Bài báo này giới thiệu ư?ng du?ng phần mềm WinCC trong việc điều khiển và giám sát hệ thống Cơ điện tử gồm nhiều trạm PLC S7-300, vơ?i nhiều công đoạn khác nhau: cung cấp, kiểm tra vật liệu, lắp ghép các phụ kiện, và phân loại 3 dạng thành phẩm theo màu lưu vào kho chứa tương ứng.
HIỆU SUẤT XỬ LÝ COD, TỔNG ĐẠM, TỔNG LÂN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Hiệu suất xử lý COD, tổng đạm, tổng lân của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ? được thực hiện nhằm đánh giá hiệu suất xử lý COD, tổng đạm (TN), tổng lân (TP) của hệ thống xử lý nước thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý COD của hệ thống dao động trong khoảng 95 ? 97% tương đương với hiệu suất lý thuyết là 95 ? 98%; Hiệu suất xử lý TN của hệ thống là dao động trong khoảng 53 ? 71% thấp hơn so với hiệu suất lý thuyết là 75 ? 84%. Hiệu suất xử lý TP với giá trị dao động từ 51 ? 73% thấp hơn hiệu suất lý thuyết (84 ? 90%). Nồng độ COD và TN sau xử lý so với QCVN 11:2008/BTNMT-loại A đều vượt quy chuẩn lần lượt từ 1,06 ? 2,55 lần và 1,7 ? 2,54 lần. Trong khi đó giá trị TP so với QCVN40:2011/BTNMT-loại A vượt từ 4,1 ? 17 lần. Do đó, cần có biện pháp tăng hiệu suất xử lý nước thải của hệ thống tại Công ty.
TỐI ƯU HÓA TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CẤP HUYỆN NGHIÊN CỨU CỤ THỂ HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đánh giá tiềm năng đất đai và xác định các phương án bố trí sử dụng đất đai bền vững đã được thực hiện theo hai phương pháp: đánh giá thích nghi định lượng kinh tế và sử dụng mô hình toán tối ưu. Kết quả nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai định tính tự nhiên cho thấy đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai với 24 đơn vị đất đai và 05 vùng thích nghi đất đai tự nhiên cho 07 kiểu sử dụng đất đai. Sử dụng mô hình toán tối ưu theo phương pháp thỏa dụng mờ đã xác định phương án bố trí sử dụng đất hợp lý cơ bản đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững cho 05 mục tiêu về hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả yêu cầu lao động, hiệu quả động vốn, mức thích hợp đất đai và hiệu quả môi trường. Các trọng số lần lượt bằng nhau là 0,2 theo 03 điều kiện ràng buộc chính về giới hạn diện tích thích nghi, giới hạn yêu cầu lao động và các chỉ tiêu phát triển từng kiểu sử dụng đất đai của chính quyền địa phương.
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MARKOV ẨN ĐỂ NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI TRÊN FPGA
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình Markov ẩn (HMM) là một mô hình thống kê, thích hợp ứng dụng trong việc nhận dạng mẫu: tiếng nói, hình ảnh và chữ viết? HMM được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây vi hai lý do. Thứ nhất, mô hình có độ chính xác cao trong nhiều ứng dụng; Thứ hai, cấu trúc mô hình có thể thay đổi dễ dàng cho phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Bài báo này tập trung nghiên cứu mô hình Markov ẩn theo hướng ứng dụng nhận dạng tiếng nói và cài đặt mô hình này lên chip FPGA. HMM có nhiều tham số, vì vậy việc lựa chọn tham số sao cho tốt nhất cũng được thực hiện trong đề tài. Việc lựa chọn này rất quan trọng, nó phải đạt được sự cân bằng giữa tốc độ xử lý và độ chính xác. Hệ thống nhận dạng này được cài đặt trên FPGA để nhận dạng các từ đơn, số lượng từ trong bộ từ vựng có thể thay đổi nhờ khả năng có thể huấn luyện của HMM. Do hệ thống nhận dạng này được cài đặt trên FPGA nên nó chiếm khoảng không nhỏ, thích hợp ứng dụng trong giao tiếp người-máy, robot, điều khiển bằng tiếng nói hay hỗ trợ người khuyết tật?
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN THỦY LỰC MỘT CHIỀU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn mà người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. ở Trà Vinh, với việc tự phát mở rộng nuôi trồng thủy sản (NTTS), hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) (được thiết kế ban đầu nhằm hạn chế XNM) đã được vận hành theo hướng lấy nước mặn để NTTS làm cho mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy động lực học một chiều (MIKE-11) được áp dụng để đánh giá tình hình XNM trên hệ thống sông chính thuộc tỉnh Trà Vinh và dự báo sự XNM do nước biển dâng (NBD) và suy giảm lưu lượng nước thượng nguồn trong tương lai. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu năm 2005; đây là kịch bản gốc để đánh giá tính chính xác của mô hình được áp dụng và so sánh với các kịch bản dự báo XNM vào các năm 2020 và 2030. Kết quả mô phỏng cho thấy trong điều kiện NBD, mặn sẽ xâm nhập sâu vào trong các hệ thống sông / kênh; mặc dù vậy, nếu các cống được vận hành theo thiết kế ban đầu thì XNM có thể được hạn chế.
LỌC MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG TÚI TỪ TRỰC QUAN VÀ THUẬT TOÁN ARCX4-RMNB
Tóm tắt
|
PDF
Trong bài này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp mới phát hiện những ảnh khiêu dâm dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp biểu diễn ảnh bằng các nét đặc trưng không đổi với những biến đổi tỉ lệ (Scale-invariant feature transform ? SIFT), mô hình túi từ trực quan (the bag-of-visual-words (BoVW) và giải thuật ArcX4 của Bayes thơ ngây ngẫu nhiên (the Arcx4 of random multinomial naive Bayes ( Arcx4-rMNB)). ở bước tiền xử lý, chúng tôi sử dụng phương pháp biểu diễn ảnh bằng các nét đặc trưng không đổi được thực hiện dựa trên đặc trưng cục bộ, không bị thay đổi trước những biến đổi tỉ lệ ảnh, tịnh tiến, phép quay, không bị thay đổi một phần đối với phép biến đổi hình học affine (thay đổi góc nhìn) và mạnh với những thay đổi về độ sáng, sự nhiễu và che khuất. Kế tiếp, mô hình túi từ trực quan được sử dụng để biểu diễn nội dung ảnh. Sau bước tiền xử lý, ảnh được biểu diễn bởi một véc-tơ có số chiều rất lớn, chúng tôi đề nghị một giải thuật mới ArcX4 của Bayes thơ ngây ngẫu nhiên cho phép phân lớp hiệu quả dữ liệu có số chiều lớn. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất, chúng tôi thực nghiệm với tập dữ liệu thực tế và kết quả phương pháp của chúng tôi đạt được chính xác 91.75% cho tập dữ liệu nhỏ và 87.93% cho tập dữ liệu lớn.
ĐỘNG THÁI DÒNG CHẢY Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÊ BAO NGĂN LŨ
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình thủy lực dòng chảy một chiều cho hệ thống sông vùng Tứ Giác Long Xuyên (đồng bằng sông Cửu Long) được xây dựng trên HEC-RAS dựa vào các số liệu có sẵn về mạng lưới sông, mặt cắt ngang, điều kiện biên và mô hình cao độ số của năm 2000. Các kịch bản được xây dựng cho mô hình bao gồm: (i) Kịch bản dựa trên dữ liệu năm 2000 (không có đê bao); và, (ii) kịch bản dựa trên hệ thống đê bao khép kín năm 2011 có hiệu chỉnh cao trình nhằm đảm bảo ngăn lũ triệt để. Việc xây dựng các kịch bản nhằm mục đích đánh giá những ảnh hưởng có thể xảy ra của hệ thống đê bao khép kín lên khu vực nghiên cứu nếu sự kiện lũ năm 2000 xuất hiện trong tương lai. Hơn nữa, thông qua mô hình, các đặc tính thủy lực và động thái dòng chảy đối với hai kịch bản được xác định; đây là một trong những cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác qui hoạch thủy lợi và sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả thu được từ nghiên cứu là nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu có liên quan trong tương lai và cung cấp công cụ hữu ích cho công tác quản lý nguồn nước.
PHÂN TÍCH TĨNH PHI TUYẾN CỦA KHUNG THÉP PHẲNG SMRF CHỊU ĐỘNG ĐẤT
Tóm tắt
|
PDF
Các phương pháp tĩnh phi tuyến (NSPs) là tiêu chuẩn trong thực hành kỹ thuật hiện nay để ước tính phản ứng địa chấn trong yêu cầu về thiết kế và đánh giá các tòa nhà. Mục tiêu của nghiên cứu là cải thiện cơ sở kiến thức về độ chính xác của các phương pháp tĩnh trong việc dự đoán ứng xử động đất cho các kết cấu khung thép chịu moment (SMRF), xem xét ở các khu vực địa chấn khác nhau và các bộ dao động nền có đặc tính về cường độ và tần số khác nhau. Chú trọng vào đánh giá phản ứng và định lượng nội lực, lực tổng thể và các yêu cầu về biến dạng ở cấp rủi ro khác nhau. Kết quả chuyển vị, độ trôi tầng không đàn hồi của tòa nhà thép 9 tầng được xác định bởi phương pháp phân tích có xét đến đóng góp của các dạng dao động cao (MPA) được so sánh với phương pháp đẩy dần chuẩn (SPA) và phương pháp phân tích phi tuyến theo miền thời gian (NL-RHA). Thực vậy, phương pháp MPA có đủ chính xác để ứng dụng thực hành vào thiết kế và đánh giá địa chấn cho kết cấu các tòa nhà SMRF.
Chăn nuôi
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) THƯƠNG PHẨM TRONG BỂ LÓT BẠT
Tóm tắt
|
PDF
Cá lóc (Channa striata)15 ngày tuổi được bố trí ương trong bể composite ở 3 mật độ 300, 400, 500 con/m2và ương bằng thức ăn công nghiệp (44% đạm). Kết quả một số yếu tố môi trường theo dõi nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá con. Tỉ lệ sống của cá lóc cao nhất ở nghiệm thức 400 con/m2 (74,72%) và thấp nhất là ở nghiệm thức 300 con/m2 (70,37%). Tỷ lệ sống của cá lóc khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). ở thí nghiệm nuôi cá lóc thương phẩm, cá lóc được nuôi trong bể lót bằng bạt nylon (15 m2).Thí nghiệm gồm ba nghiệm thức mật độ cá thả là 100, 150, 200 con/m2 được bố trí tại 9 nông hộ. Các yếu tố môi trường nước trong bể nằm trong khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng. Sau 4,5 tháng nuôi, cá đạt khối lượng trung bình từ 517 đến 684 g/con. Tỷ lệ sống của cá là 39,67 đến 79,60 %. Năng suất trung bình cá ở mật độ 100 và 200 con/m2 lần lượt là 43,87 và 55,56 kg/m2, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
KHảO SáT NGUY CƠ NHIễM COLIFORMS, SALMONELLA, SHIGELLA Và E. COLI TRÊN RAU Ở VùNG TRồNG RAU CHUYÊN CANH Và BIệN PHáP CảI THIệN
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Khảo sát nguy cơ nhiễm Salmonella, Shigella và E. coli trên rau ở vùng trồng rau chuyên canh và biện pháp cải thiện? được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Khảo sát tập quán canh tác và tình hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột ở vùng chuyên canh rau ăn lá tại xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long và phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ; (2) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ ủ hoai và vôi xử lý đất, nước nhằm giảm sự ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trong quá trình sản xuất rau. Phương pháp khảo sát là phỏng vấn trực tiếp nông dân và thu mẫu, đánh giá tác động của phân hữu cơ ủ hoai và vôi trong việc xử lý đất, nước lên mật số vi sinh vật đường ruột bằng thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả khảo sát cho thấy tập quán canh tác của nông dân có thể gây ô nhiễm trên đất, nước và rau. Các mẫu đất, nước và rau đều nhiễm Coliforms, E. coli và thậm chí có phát hiệnSalmonella trên một số mẫu đất, nước và rau. Việc áp dụng các biện pháp như sử dụng phân hữu cơ ủ hoai đúng quy cách, sử dụng vôi để xử lý nước tưới (250 g/m3) và đất trồng (400 kg/ha) cho thấy có hiệu quả giảm thiểu mật số Coliforms và E. coli, Salmonella đồng thời cũng giúp cải thiện năng suất xà lách.
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT CÂY NHÀU (MORINDA CITRIFOLIA L.) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME GLUCOSE-6-PHOSPHATASE Ở CHUỘT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tóm tắt
|
PDF
Bệnh tiểu đường (BTĐ) là bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate với đặc trưng là tăng glucose mãn tính. Tình trạng tăng đường máu mãn tính chịu chi phối của nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó enzyme glucose-6-phosphatase (G-6-Pase) có chủ yếu trong gan và thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng glucose trong cơ thể. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá khả năng hoạt động của enzyme G-6-Pase có trong gan và thận của chuột BTĐ được điều trị bằng cao chiết cây Nhàu (Morinda citrifolia L.). Chuột được gây BTĐ bằng alloxan monohydrate (AM) ở nồng độ 130 mg/kg trọng lượng chuột. Sau đó, chuột được điều trị bằng cách cho uống cao chiết Nhàu và thuốc trị bệnh tiểu đường glucofast. Sau 20 ngày, gan và thận chuột được giải phẫu để khảo sát hoạt động của enzyme G-6-Pase. Thực nghiệm đã chứng minh ngoài khả năng hạ đường huyết tương đương với thuốc glucofast, cao chiết Nhàu còn có tác dụng trong việc kiểm soát hoạt động quá mức của enzyme G-6-Pase ở những con chuột BTĐ.
KHẢO SÁT BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 15 GIỐNG ĐẬU XANH (VIGNA RADIATA) CÓ TRIỂN VỌNG
Tóm tắt
|
PDF
Mười lăm giống đậu xanh đã được gieo tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ vụ Đông Xuân năm 2010 để nghiên cứu phương sai kiểu gen và kiểu hình, sự tương quan và hệ số đường dẫn cho chiều cao cây lúc trổ và lúc chín, số lóng trên thân chính, chiều dài trái, số trái trên cây, trọng lượng 1000 hạt, và năng suất hạt. Thí nghiệm được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Mỗi giống được gieo trên năm hàng dài 5m với khoảng cách 40 x15cm và mỗi hốc tỉa hai cây. Giống ĐX-208 được chọn là giống đối chứng. Kết quả cho thấy tất cả các giống đậu xanh triển vọng đều mọc và phát triển tốt. Các đặc tính nông học đều biểu hiện biến dị di truyền rộng, nhất là chiều cao cây lúc trổ, số trái, và năng suất hạt. Các ước lượng giá trị hệ số di truyền theo nghĩa rộng của chiều cao cây lúc trổ, số trái, và năng suất hạt lần lượt là 55,8, 26,3, và 26,5%. Chiều cao cây lúc trổ và chín, số trái trên cây và trọng lượng 1000 hạt có ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất hạt. Trong khi đó, số lóng và chiều dài trái cho ảnh hưởng trực tiếp âm lên năng suất hạt.
THÀNH PHẦN LOÀI TÔM, CÁ PHÂN BỐ Ở KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đã được thực hiện bằng cách thu mẫu vào mùa mưa và mùa khô tại 13 điểm ở rừng ngập mặn, 3 điểm ở bãi bồi và 3 điểm trên tuyến sông Trần Đề, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu xác định được: (i) 13 loài tôm thuộc 4 họ, trong đó giồng Metapenaeus and Parapenaeopsis chiếm 31%, Macrobrachium and Exopalaemon chiếm 46%, Carinosquilla and Oratosquillina chiếm 15% và Alpheus sp chiếm (8%); (ii) 74 loài cá thuộc 34 họ, trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế và phong phú nhất về thành phần loài (45%), bộ cá Nheo chiếm 11%, bộ cá Trích chiếm 10%, bộ cá Bơn chiếm 10%. Hai loài có nguy cơ ở thuyệt chủng (VU) và 2 loài ngoại lai cũng được phát hiện. Sự biến động thành phần loài cá, tôm trong mùa mưa phong phú hơn mùa khô. Thành phần loài trên tuyến sông Trần Đề phong phú hơn rừng ngập mặn và bãi bồi. Thành phần loài tôm khu vực rừng ngập mặn phong phú hơn hai khu vực nghiên cứu còn lại.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1 - 4 TUẦN TUỔI
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp hiện có trên thị trường trên khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-4 tuần tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với ba loại thức ăn công nghiệp. Mỗi nghiệm thức gồm 5 lâ?n lặp lại và mỗi lâ?n lặp lại gồm 9 gà con 1-3 ngày tuổi. Các loại thức ăn thí nghiệm là GA1 (ME = 3.000 Kcal, CP = 19%), GA2 (ME = 2.900 Kcal, CP = 20%) và GA3 (ME = 3.000 Kcal, CP = 21%). Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự khác biệt về khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các loại thức ăn công nghiệp nuôi gà Tàu Vàng trong giai đoạn úm. Điều này có nghĩa là hầu hết thức ăn công nghiệp đang có sẵn ngoài thị trường đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tàu Vàng trong giai đoạn úm.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐỔ NGÃ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CAO SẢN TRIỂN VỌNG
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng giống chống chịu đổ ngã là một biện pháp quan trọng để hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa. Nhằm mục đích trên, việc đánh giá tính chống chịu đổ ngã của 12 giống lúa đã được thực hiện theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy, với chiều cao cây lúa thấp hơn 100 cm thì những giống có chiều dài lóng ngắn, đặc biệt là lóng thứ ba và thứ tư ngắn, chiều dài tế bào ngắn, độ cứng thân lớn sẽ giúp cho cây chống chịu đổ ngã tốt hơn. Các giống MTL392, MTL500, OM6073, TN128, OM4900 và VND95-20 là những giống thuộc nhóm có năng suất cao, trong đó chỉ có giống MTL392 đổ ngã ở giai đoạn cuối. Các giống MTL466, OM2514, OM4495 và HĐ1 là những giống chống chịu đổ ngã khá đến trung bình. Các giống MTL384 và OM3536 là những giống đổ ngã nhiều.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY TRÍCH TỪ RONG MƠ SARGASSUM MICROCYSTUM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S. microcystum. Polysaccharides được trích xuất bởi ba dung môi khai thác khác nhau: nước 100 oC, HCl 0,1N và Ethanol 90%. Kết quả cho thấy khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N thu được hàm lượng polysaccharide cao nhất (40,2 ± 1,8%) kế đến là dung môi nước 100 oC (25,0 ± 1,3%) và Ethanol 90% (10,9 ± 0,4%). Hàm lượng protein ở các nghiệm thức tương đối thấp, đạt giá trị 9,3; 7,7 và 5,6% đối với nghiệm thức nước 100 oC, HCl 0,1 và Ethanol 90% tương ứng. Hàm lượng phlorotannin cao nhất ở nghiệm thức HCl 0,1N (6,5 mg/g) kế đến là nghiệm thức nước 100 oC và Ethanol 90%. Hoạt tính khử gốc oxy hóa DPPHã, hoạt tính tạo phức với Fe+2 và hoạt tính khử Fe+3 gia tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng hàm lượng của polysaccharide. Điều này cho thấy polysaccharide ly trích từ rong mơ S. microsystum có thể sử dụng như một hợp chất giàu hoạt tính chống oxy hóa và có thể nghiên cứu ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản để tăng cường miễn dịch của tôm cá nuôi.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH GUMBORO TRÊN ĐÀN GÀ TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Qua điều tra dịch tễ đối với 24 ổ dịch tại huyện An Phú-tỉnh An Giang, lấy huyết thanh tại các ổ dịch để xét nghiệm bằng phản ứng ELISA, qua đó thu được kết quả như sau: Kết quả kiểm tra 24 ổ dịch có 9 đàn cho kết quả dương tính với virus Gumboro chiếm tỷ lệ 33,33%. Bệnh Gumboro xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi 19 - 42 ngày chiếm (57,14 %), gà ở lứa tuổi > 42 ngày có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (11,11%). Gà nuôi theo phương thức thả hoàn toàn có tỷ lệ mắc bệnh Gumboro (25,00%) thấp hơn so với gà nuôi nhốt hoàn toàn (60,00%) và bán chăn thả (33,33%). Giống gà Nòi có sức đề kháng đối với bệnh Gumboro tốt hơn so với gà Lương Phượng.
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP.) CHỦNG VACCINE AQUAVAC STREP SA
Tóm tắt
|
PDF
Đặc tính miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) chủng vaccine Aquavac Strep sa được tìm hiểu qua thực nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm 1 nghiệm thức đối chứng và 3 nghiệm thức được tiêm vaccine với nồng độ lần lượt là 0,05 ml, 0,1ml và 0,2ml/cá. Mẫu cá được thu 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày kề từ ngày thứ 7 sau khi tiêm vaccine. Kết quả cho thấy mật độ tế bào hồng cầu ở các nghiệm thức tiêm vaccine 0,05ml/cá và 0,1ml/cá giảm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng nhưng có ý nghĩa thống kê (p
NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHỐT TRẮNG (MYSTUS PLANICEPS, CUVIER AND VALENCIENNES)
Tóm tắt
|
PDF
Cá chốt trắng (Mystus planiceps, Cuvier và Valenciennes) là loài cá bản địa có giá trị kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chốt trắng được thực hiện với 6 nghiệm thức: LHRHa+DOM 50; 100 và 150 àg/kg cá cái, HCG 1.000; 1.500 và 2.000 UI/kg cá cái. Mỗi liều lượng của từng loại được tiêm ít nhất 10 con cá cái. Sau 6-7 giờ tiêm với LHRHa+DOM hoặc 7-8 giờ tiêm HCG, cá có tác dụng gây chín và rụng trứng ở hầu hết các nghiệm thức ngoại trừ ở HCG 2.000 UI/kg cá cái. Tỷ lệ sinh sản cao nhất 83,3% ở LHRHa+DOM 100 àg/kg cá cái trong khi đó tỷ lệ thụ tinh cao nhất (81,1%) và tỷ lệ nở (82,2%) ở HCG 1.500 UI/kg cá cái. Trứng cá chốt trắng được ấp ở các độ mặn 0, 10, 20 và 30 ppt với mật độ 200 trứng/L. Kết quả cho thấy trứng cá chốt trắng có thể nở ở tất cả các độ mặn từ 0 đến 30ppt, và tỷ lệ nở cao nhất (72%) ở độ mặn 10ppt. Thời gian nở là 22,2 giờ ở nhiệt độ trung bình 28,3oC. Cá chốt trắng (Mystus planicepts) có thể kích thích sinh sản nhân tạo với LHRHa+DOM 100 àg/kg cá cái hoặc HCG 1.500 UI/kg cá cái.
NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ HÌNH THÁI HANG CÁ KÈO VẢY TO PARAPOCRYPTES SERPERASTER
Tóm tắt
|
PDF
Cá kèo vảy to Parapocryptes serperaster là một trong những loài cá kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng thường sống trong hang ở vùng đất bùn ở ao nuôi tôm quảng canh. Chúng có thể hô hấp bằng ôxy trên bề mặt của hang. Kết quả ban đầu về hình thái hang của loài này được nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012 ở Gia Hòa 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, Việt Nam. Hang của chúng được đúc bằng cách đổ trực tiếp nhựa tổng hợp đã được pha với chất làm cứng vào miệng hang tại nơi thu mẫu. Hang của chúng có nhiều cửa vào (miệng), nhiều nhánh và nhiều chẩm (phần phình to ra lớn nhất của hang). Miệng hang của chúng không có ụ đất bao xung quanh, hang hơi nghiêng khi thông xuống chẩm và có nhiều nhánh cụt. Hang có đủ độ lớn để giúp chúng dễ dàng di chuyển ra khỏi miệng hang.
HOẠT TÍNH MEN TIÊU HÓA A-AMYLASE, PEPSIN VÀ SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN THEO CHU KỲ CHO ĂN GIÁN ĐOẠN Ở CÁ TRA GIỐNG (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu về sự thay đổi của men tiêu hóa và độ tiêu hóa dưỡng chất của thức ăn theo chu kỳ cho ăn gián đoạn ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống được tiến hành. Cá tra giống (15-20 g) được thả vào 12 bể với mật độ 50 con/bể. Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại gồm (1) cá được cho ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày trong thời gian 5 tuần thí nghiệm; (2) cá được cho ăn theo nhu cầu 7 ngày và ngừng 2 ngày; (3) cá được cho ăn theo nhu cầu 7 ngày và ngừng 3 ngày; (4) cá được cho ăn theo nhu cầu 7 ngày và ngừng 4 ngày. Hoạt tính các men tiêu hóa (amylase trong dạ dày và ruột; và pepsin trong dạ dày) và độ tiêu hóa dưỡng chất thức ăn của cá tra ở nghiệm thức cho ăn gián đoạn cao hơn có ý nghĩa (p
XÁC ĐỊNH MẬT SỐ VÀ PHÂN LẬP VI SINH VẬT TRONG LÊN MEN CA CAO
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hệ vi sinh vật trong quá trình lên men ca cao ở Việt Nam, đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sự tác động của từng loại vi sinh vật đến quá trình lên men và sử dụng các vi sinh vật này như là nguồn giống chủng để điều khiển quá trình lên men đạt được chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lên men ca cao có sự hiện diện của nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau và chiếm ưu thế ở từng giai đoạn trong quá trình lên men. Mật số cao nhất của từng nhóm vi sinh vật được ghi nhận gồm có: nấm men (6,40 log cfu/g), vi khuẩn acid lactic (6,30 log cfu/g), vi khuẩn acid acetic (7,30 log cfu/g), vi khuẩn Bacillus (7,40 log cfu/g) và nấm mốc (4,41 log cfu/g). Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện cao nhất vào ngày thứ 4, đạt 10,45 log cfu/g. Kết quả phân lập được 20 dòng nấm men, 13 dòng nấm mốc, 12 dòng vi khuẩn acid lactic và 14 dòng vi khuẩn acid acetic. Kết quả định danh ở mức độ giống bằng phương pháp hình thái học và phân tích sinh hóa xác định có 3 giống nấm men: Hanseniaspora, Saccharomyces và Brettanomyces; 2 giống nấm mốc: Rhizopus và Aspergillus; 4 giống vi khuẩn acid lactic: Leuconostoc, Streptococcus, Lactococcus và Lactobacillus; 1 giống vi khuẩn acid acetic: Acetobacter.
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH NẤM MEN TRONG LÊN MEN RƯỢU VANG KHÓM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra nấm men thuần để sản xuất rượu vang khóm chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu như sau, 23 dòng nấm men phân được từ dịch khóm lên men (có và không có bổ sung đường) thu hoạch từ hai vùng sinh thái khác nhau, Kiên Giang (Gò Quao) và Hậu Giang (Long Mỹ và Vị Thanh). Dựa vào các khóa phân loại cu?a nâ?m men (hi?nh da?ng, sinh ly?, sinh ho?a) đã xác định các dòng nấm men phân lập được bao gồm ba giống Sacccharomyces, Pichia và Hanseniaspora. Hoạt tính lên men của các dòng nấm men phân lập cao hơn so với nấm men Saccharomyes cerevisiae (Pha?p) và dòng nấm men VK1 (phân lập từ dịch khóm Vị Thanh lên men tự nhiên) có thời gian lên men nhanh và cho độ cồn cao nhất (13,26% v/v). Bằng phương pháp giải trình tự xác định được dòng nấm men VK1 là Saccharomyces cerevisiae.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT FENOBUCARB ĐẾN CHOLINESTERASE Ở CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) TRONG RUỘNG LÚA
Tóm tắt
|
PDF
Thuốc sâu hoạt chất Fenobucarb được sử dụng phổ biến để diệt rầy ở ruộng lúa. Cá Lóc (Channa striata) thường xuyên sinh sống ở đồng ruộng. Do đó, cá có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng từ sử dụng thuốc. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất Fenobucarb cho lúa đến cá Lóc. Kết quả cho thấy nồng độ Fenobucarb trên ruộng sau khi phun 1 giờ dao động từ 0,014 đến 0,291 mg/L và hầu hết giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện (0,00005 mg/L) sau 1 ngày phun thuốc. Phun thuốc không làm chết cá nhưng gây ức chế ChE đến 24% sau 1 ngày phun và phục hồi hoàn toàn sau 5 ngày. Qua các kết quả trên cho thấy sử dụng Fenobucarb cho lúa ít ảnh hưởng đến cá Lóc; có thể sử dụng enzyme ChE ở cá Lóc để đánh dấu phơi nhiễm Fenobucarb ở điều kiện thực tế đồng ruộng.
KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU Ở CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BẰNG VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI ĐỘT BIẾN GEN CHONDROITINASE
Tóm tắt
|
PDF
Khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu kháng bệnh gan thận mủ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đột biến gen chondroitinase (CH) được thử nghiệm. Hàm lượng kháng thể được tạo ra khi ngâm cá với mật độ vi khuẩn đột biến gen CH là 2,1x108 CFU/mL cao hơn có ý nghĩa (p
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ NHÓM DÒNG LÊN TỶ LỆ CÓ PHÔI, TỶ LỆ ĐẺ VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG TRỨNG GÀ TÀU VÀNG NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp và nhóm dòng gà theo kiểu hình (màu lông) lên một số tính trạng về trứng gà Tàu Vàng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố (3 loại thức ăn và 4 kiểu màu lông), với 3 lần lặp lại, mỗi lâ?n lặp lại là 1 ô chuồng (gồm 5 con gà mái và 1 con gà trống). Như vậy, có tổng cộng 180 gà mái đe? và 36 gà trống ơ? 40 tuần tuổi tham gia trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng (i) tuần tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi, (ii) thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, (iii) dòng gà và thức ăn có ảnh hưởng đến chỉ số hình dáng và khối lượng trứng trước và sau khi ấp, (iv) sự tương tác giữa thức ăn và dòng gà cũng có ảnh hưởng lên các chỉ tiêu khảo sát một cách có ý nghĩa (p
ƯƠNG ẤU TRÙNG CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm được loại thức ăn thích hợp cho giai đoạn ương ấu trùng (cá bột) lên cá hương, go?p phâ?n xây dựng quy trình sản xuất giống cá bóp. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau với 3 lần lặp lại gồm: (i) Rotifer + Artemia; (ii) Rotifer + Thức ăn nhân tạo (TANT) + Artemia; (iii) Tảo Nanochloropsis + Rotifer + Artemia và (iv) Tảo Nanochloropsis + Rotifer + TANT + Artemia. Cá bột (4,03 mm) được ương với mật độ 10 cá bột/lít trong bể composite có thể tích 500 lít và nước có độ mặn 300/00, sục khí liên tục. Kết quả cho thấy, sau 21 ngày ương, tốc độ tăng trưởng theo ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá ở các nghiệm thức dao động tương ứng là 0,84 ? 0,99 mm/ngày và 7,98 ? 8,67 %/ngày, khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao nhất ((5,20%) ở nghiệm thức III với thức ăn là tảo Nanochloropsis + Rotifer + artermia
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, MẬT ĐỘ TẢO VÀ LOẠI TẢO LÊN TỐC ĐỘ LỌC CỦA SÒ HUYẾT (ANADARA GRANOSA, LINNE., 1758)
Tóm tắt
|
PDF
Tốc độ lọc và tỷ lệ cho ăn của sò huyết Anadara granosa được đo ở 4 nhiệt độ khác nhau (20 oC, 25 oC, 30 oC và 35 oC), 4 mật độ tảo (104 tb/ml, 105 tb/ml, 106 tb/ml và 5ì106 tb/ml) và 3 loại tảo khác nhau (Isochrysis, Tetraselmis, Chaetoceros). Sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách đo mật độ tảo để xác định tốc độ lọc và tỷ lệ cho ăn của sò huyết. Trong nghiên cứu này, sò có trọng lượng từ 4 - 5 g/con, kích thước trung bình 2,23 2,23±008 cm. Kết quả cho thấy tốc độ lọc và tỷ lệ cho ăn của sò A. granosa phụ thuộc vào điều kiện môi trường, hàm lượng thức ăn và loại thức ăn. Tốc độ lọc của sò đạt cao nhất khi sử dụng tảo Tetraselmis làm thức ăn, đồng thời khi nhiệt độ tăng, mật độ tảo tăng thì tốc độ lọc của sò cũng tăng lên.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG (BABYLONIA AREOLATA LINK, 1807) Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước, kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc, nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua việc thu mẫu môi trường nước hàng tháng (05-10/2011) theo mức nước triều cao nhất và thấp nhất tại 4 điểm quanh khu vực nuôi. Việc phỏng vấn 30 hộ nuôi ốc hương cũng đã được thực hiện ở 5 xã huộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ tháng 10-12/2011. Nghiên cứu này tho thấy, độ mặn, nhiệt độ, pH, DO, BOD, COD, TN và TP biến động không đáng kể theo không gian và thời gian. Sự biến động này hoàn toàn phù hợp cho nuôi ốc hương. Diện tích trung bình của lưới đăng là khá nhỏ (171 m2). Kích cỡ ốc giống và mật độ nuôi tương ứng là 0,054 g/con và 548 con/m2. Thời gian nuôi từ 4 - 4,5 tháng/vụ. Tỉ lệ sống và kích cỡ thu hoạch lần lượt là 73,9% và 8,7 g/con (115 con/kg). Năng suất đạt 352 kg/100m2. Giá bán bình quân là 182 nghìn đồng/kg. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 22,6 triệu/100m2 và 0,68. Ngoài ra, một số trở ngại và đề xuất cho phát triển lâu dài đối với mô hình nuôi ốc hương cũng đã được đề cập trong nghiên cứu này.
BIểU HIệN KHáNG NGUYÊN GRA7 CủA TOXOPLASMA GONDII TRONG Hệ THốNG PHI Tế BàO
Tóm tắt
|
PDF
GRA7, protein kháng nguyên hạt dày đặc của Toxoplasma gondii- một loại ký sinh trùng máu ở động vật, đã được biểu hiện thành công protein tái tổ hợp ở các hệ biểu hiện khác nhau như E. coli, S. cerevesiae và Baculovirus. Trong nghiên cứu này, các kháng nguyên GRA7 của T. gondii được biểu hiện trong hệ thống phi tế bào. Gen mã hóa GRA7 T. gondii có kích thước phân tử 711 bp được tổng hợp hóa học dựa trên trình tự cDNA của gen GRA7 T. gondii. Cặp mồi đặc hiệu chứa vị trí nhận biết của BamHI và XhoI ở đầu 5'-đã được sử dụng để khuếch đại gen GRA7 từ vector pT7CEF1-Chis, sử dụng GFP là chuẩn dương tính. Kích thước phân tử và trình tự gen mã hóa GRA7 đã được xác nhận bởi enzyme cắt hạn chế BamHI và XhoI và đọc trình trình tự. Quá trình biểu hiện được tiến hành với hai bước phiên mã và dịch mã. Kết quả RT-PCR sử dụng mồi đặc hiệu gen mã hóa GRA7 đã khuếch đại gen đích với kích thước phân tử phù hợp. Hình ảnh lai Western blott thấy xuất hiện băng kích thước khoảng 29 kDa tương ứng với trọng lượng phân tử của protein GRA7. Kết quả ELISA dương tính sử dụng kháng thể đa dòng lợn kháng T. gondii và cộng hợp HRPO với độ pha loãng kháng nguyên GRA7 trong khoảng1/ 1.000 -1/ 4.000x xác nhận sự biểu hiện thành công của GRA7 trong hệ thống tổng hợp protein phi tế bào.
KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VI KHUẨN ACID LACTIC PHÂN LẬP TỪ CƠM MẺ Ở BA VÙNG SINH THÁI CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Sáu mươi lăm dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường MRS từ 18 mẫu cơm mẻ ở ba vùng sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phần lớn khuẩn lạc của chúng có dạng tròn, láng màu trắng đục đến trắng trong và những dòng vi khuẩn này có dạng que ngắn đến que dài, đơn hoặc kết đôi hoặc kết chuỗi. Tất cả vi khuẩn đều Gram dương, Catalase âm tính, Oxidase âm tính, Indole âm tính, không có khả năng chuyển động. Chúng có khả năng lên men lactic từ 10 ? 20g/l. Giải trình tự 6/65 dòng đại diện cho sáu tỉnh có khả năng lên men lactic cao. Kết quả so sánh trình tự tương đồng cho thấy Các dòng B3.21n, AG.4, S3.111, K1.61, TCM1.42 và TA6 tương đồng với các dòng tương ứng trên cơ sở dữ liệu NCBI gồm:L.plantarumstrain 0100,L.fermentumstrain 6-1-2,L.paracaseistrain ATCC 25302,L.caseistrain 0105L.paracaseisubsp.paracaseistrain BCRC 12193 vàL.plantarumstrain ABRIINW-BL3.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá. Cá lóc có khối lượng 8-10 g/con được thuần ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24? để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày. Đồng thời, thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng, tỉ lệ sống khi cá được nuôi ở các độ mặn 0, 3, 9, 12, 15? sau 3 tháng nuôi. Ngoài ra, một thí nghiệm đánh giá khả năng chịu sốc của cá ở các độ mặn 10, 20, 30, 40? cũng đã được thực hiện. Kết quả thí nghiệm cho thấy ASTT và nồng độ các ion Na+, K+ của huyết tương tương đối ổn định từ 0-12?. ở độ mặn 12? ASTT máu cá tương đương với ASTT môi trường (323 mOsm/kg). ở độ mặn cao từ 15-24? thì ASTT và ion của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn. Cá lóc tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3? và thấp nhất ở 12?. Cá có thể chịu được với sự thay đổi độ mặn từ 0 đến 10 ?. Khả năng chịu sốc của cá tỉ lệ nghịch với sự gia tăng độ mặn.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG CORTISOL CỦA CÁ TRA NUÔI (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng đến quá trình sinh lý và sự tăng trưởng của cá tra khi có sự tăng lên của độ mặn dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Cá tra giống đã được thuần dưỡng độ mặn theo thời gian thích hợp được bố trí ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức gồm đối chứng, 2, 6, 10, 14 và 18?. Kết quả cho thấy cá sống trong điều kiện độ mặn từ 2-10? cho tỉ lệ sống cao nhất. Cá ở nghiệm thức 6? có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp và có tỉ lệ sống cao (p
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA BẰNG MOINA MACROCOPA TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) THEO QUI TRÌNH NƯỚC XANH CẢI TIẾN
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm thay thế Artemia bằng Moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến được tiến hành gồm 5 nghiệm thức trên 15 bể nhựa có thể tích 60 lít. Artemia được thay thế bằng Moina macrocopa trong thí nghiệm khi ấu trùng tôm càng xanh đạt giai đoạn 6 với tỉ lệ thay thế lần lượt là 0% (NT đối chứng), 25%, 50%, 75% và 100%. Kết quả thí nghiệm cho thấy càng về cuối chu kỳ ương hàm lượng TAN càng tăng cao (2-5mg/L) và tỉ lệ thuận với tỉ lệ Moina được thay thế. Nghiệm thức 5 (thay thế 100% Artemia bằng Moina macrocopa) có thời gian chuyển Postlarvae chậm nhất (21 ngày) và tỉ lệ sống thấp nhất (16,42% ± 2,07). Nghiệm thức 3 (tỉ lệ Artemia: Moina là 1:1) và nghiệm thức 4 (tỉ lệ Artemia: Moina là 1:3) có tỉ lệ sống lần lượt là 35,41% ± 8,03 và 34,13% ± 5,19 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (40,06% ± 7,23). Như vậy nếu áp dụng thay thế Artemia bằng Moina macrocopa với tỉ lệ từ 50-75% sẽ góp phần vào việc hạ giá thành con giống và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
NHỮNG MẤT MÁT LƯƠNG THỰC TRONG QUÁ TRÌNH THU HOẠCH VÀ TỒN TRỮ
Tóm tắt
|
PDF
Việc thu hoạch và tồn trữ lương thực ở nước ta còn tổn thất quá lớn, có thể từ 15 ? 20 % tổng số lượng lương thực. Có nhiều nguyên nhân gây mất mát nhưng chủ yếu là do quá trình trên đồng ruộng, do hô hấp của hạt, do vi sinh vật, do sâu mọt và loài gặm nhấm khi tồn trữ sản phẩm. Bài viết này đề cập đến việc tính toán mất mát sau thu hoạch của hạt ngũ cốc do sự hô hấp gây ra.
SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIỮA TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ TƯỚI THẤM LÊN DƯA HẤU TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu được ước tính dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phương pháp ước lượng khả năng tối đa (MLE). Kết quả ước lượng được tính toán dựa trên nguồn số liệu sơ cấp từ 118 hộ canh tác dưa hấu đại diện cho 2 hình thức tưới nhỏ giọt và tưới thấm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Trong nghiên cứu này, lượng nước sử dụng để canh tác dưa hấu được dùng như một biến đầu vào quan trọng để tính toán mức hiệu quả kỹ thuật mà nông dân đạt được. Kết quả cho thấy trung bình trên 1ha dưa hấu vụ tháng 3 nông dân tiêu tốn lần lượt là 5.304 và 4.473m3 nước tương ứng với hình thức tưới thấm và tưới nhỏ giọt. Lượng N, P2O5 và lao động gia đình là các đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu. Kết quả cũng cho thấy nhóm hộ áp dụng tưới nhỏ giọt đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn, các mức hiệu quả người nông dân đạt được là 73% và 79% lần lượt cho nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt. Năng suất trung bình bị mất do sự phi hiệu quả của nhóm hộ tưới thấm là 10,0 tấn dưa hấu/ha, con số này tương ứng đối với nhóm hộ tưới nhỏ giọt là 8,3 tấn.
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT VƯỜN TRỒNG CA CAO XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI CHÂU THÀNH - BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Hiện nay, mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa đã được phát triển giúp nông dân gia tăng thu nhập khi giá dừa không ổn định tại một số vùng ở Bến Tre. Tuy nhiên, năng suất trái dừa và ca cao còn rất thấp. Có thể độ phì nhiêu đất bị suy giảm là một trong các yếu tố giới hạn năng suất trái. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá một số đặc tính đất vườn trồng xen ca cao trong vườn dừa tại Huyện Châu Thành - Bến Tre. Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất của 30 nông hộ có trồng ca cao trong vườn dừa có tuổi dừa 7 - 10 tuổi, 15 - 20 tuổi và 30 năm tuổi cho thấy đất trồng dừa có tuổi liếp trên 40 năm, thể hiện sự suy giảm độ phì nhiêu đất. pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng N và lân hữu dụng và K trao đổi trong đất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây ca cao và cây dừa, nhất là trên các vườn có tuổi dừa 30 năm tuổi. Vì thế cần có biện pháp tác động cải thiện độ phì nhiêu đất tăng cường chất hữu cơ trong đất vườn dừa trồng xen ca cao tại Châu Thành, Bến Tre.
ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐƯỢC LẮNG BẰNG CÁC LOẠI HÓA CHẤT KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG NGHÊU GIỐNG (MERETRIX LYRATA)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định loại hóa chất sử dụng để lắng tảo Chaetoceros và Nannochloropsis làm thức ăn cho nghêu giống Bến Tre (Meretrix lyrata). Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nghêu giống (chiều dài:18,69±2,07 mm) được bố trí trong bể nhựa 50 lí với mật độ 30 con/bể. Thức ăn sử dụng là tảo Nannochloropsis và Chaetoceros được lắng bởi 3 loại hóa chất khác nhau là FeCl3, Al2(SO4)3 và NaOH, mật độ tảo cho ăn hàng ngày là 30.000 tb/ml. Sau 90 ngày thí nghiệm, nghiệm thức Chaetoceros lắng Al2(SO4)3) đạt tỷ lệ sống cao nhất (15,63%) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p0,05). Nghiên cứu cho thấy tảo Chaetoceros được xem là thức ăn thích hợp cho nghêu giống hơn tảo Nannochloropsis sau khi lắng.
HIỆU QUẢ CỦA CÁM GẠO Ủ MEN VÀ THỨC ĂN TÔM SÚ TRONG AO NUÔI ARTEMIA THÂM CANH
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được bố trí trong ao đất tại trại thực nghiệm Vĩnh Châu-Sóc Trăng có diện tích 500 m2/aovới mật độ Artemia 100 con/L. Thức ăn sử dụng ở 3 nghiệm thức là: NT1-đối chứng (Tảo + phân gà), NT2 (Tảo + phân gà + cám gạo) và NT3 (Tảo + phân gà + thức ăn tôm). Sau 6 tuần thí nghiệm, Tăng trưởng và mật độ quần thể của tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sức sinh sản của Artemia ở NT3 cao nhất (53±18 phôi/con cái), kế đến NT1 (43 ± 10 phôi/con cái) và thấp nhất là NT2 (42 ± 9 phôi/con cái). Năng suất trứng bào xác thu được ở NT3 cao nhất (157,22 ± 15,02 kg/ha/vụ) và khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ ĐẠM BỘT CÁ BẰNG ĐẠM RONG BÚN (ENTEROMORPHA INTESTINALIS) TRONG ƯƠNG CÁ NÂU GIỐNG (SCATOPHAGUS ARGUS)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) giống. Nghiệm thức thức ăn đối chứng với nguồn cung cấp là đạm bột cá, 5 nghiệm thức còn lại có mức đạm bột cá được thay thế bằng đạm bột rong bún lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Tất cả các loại thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng đạm (30%) và lipid (7%). 30 cá thí nghiệm có khối lượng trung bình là 0,49 g được nuôi ở độ mặn 5?. Sau 2 tháng thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá nâu giữa các nghiệm thức thức ăn tương tự nhau, dao động từ 81,1 đến 84,4%. Không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) về tốc độ tăng trưởng của cá nâu ở mức thay thế protein rong bún từ 10% đến 40% và thức ăn đối chứng. Thành phần sinh hóa (hàm lượng nước, protein, Ca và P) của thịt cá nâu không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng lipid của cá nâu có xu hướng giảm theo sự tăng hàm lượng đạm rong bún có trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đạm bột rong bún có thể thay thế đến 40% đạm bột cá trong thức ăn cho cá nâu giống.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC VÀ ĐỘ BỀN CẤU TRÚC CỦA ĐẤT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI, CÂY TIÊU VÀ RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, BÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LẠT
Tóm tắt
|
PDF
Canh tác trong thời gian dài chỉ sử dụng phân vô cơ, tính chất vật lý đất có thể chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng. Trong khi đó, đặc tính giữ nước của đất và độ bền cấu trúc đất luôn được các nhà khoa học quan tâm khi đánh giá độ phì vật lý đất. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên khả năng giữ nước và độ bền cấu trúc của đất trồng cây ăn trái, cây tiêu và rau màu trên các loại đất khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long, Bình Dương và Đà Lạt. Kết quả phân tích đất và thống kê cho thấy các điểm thí nghiệm có chất hữu cơ trong đất thuộc loại nghèo đến trung bình-khá (1,3% - 4,8%). Khi bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ với liều lượng cân đối thì độ bền cấu trúc ở tầng đất mặt (0-10 cm) của các điểm thí nghiệm được cải thiện và khác biệt có ý nghĩa so với đất chỉ sử dụng phân hóa học theo kỹ thuật canh tác của nông dân. Trong khi ẩm độ thể tích lớn nhất của đất và ẩm độ đất hữu dụng cho cây trồng được cải thiện đối với đất trồng cây ăn trái, cây rau và tiêu, chưa ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa trên đất trồng cây lấy củ như đậu phộng và gừng.
SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG NÂU SARGASSUM Ở KHÁNH HÒA, VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo này thể hiện kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của 5 loài rong nâu S. angustifolium, S. aemulum, S. assimile, S. feldmanii và S. ilicifolium ở tỉnh Khánh Hòa. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá dựa trên các hoạt tính chống oxy hóa tổng, khử Fe và DPPH. Đồng thời cũng chỉ ra hàm lượng phlorotannin/ polyphenol tương ứng ở trong các loài rong này. Những loài này được thu mẫu vào thời gian thành thục sinh sản của chúng. Kết quả cho thấy hàm lượng phlorotannin/ polyphenol ở rong S. angustifolium là cao nhất. ở 5 loài nghiên cứu, hoạt tính khử Fe thể hiện mạnh hơn các hoạt tính khác, hoạt tính khử Fe của S. angustifolium là cao nhất. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH dao động trong khoảng 50% - 96%.
ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT PHIÊU SINH TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học và phân vùng sinh thái của hệ động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung, Sóc Trăng. Có hai đợt thu mẫu trong mùa mưa và khô với tổng cộng 17 điểm/đợt thuộc ba sinh cảnh Bãi bồi, vùng cửa sông và rừng ngập mặn. Thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ sinh thái rừng ngập mặn đạt cao nhất trong mùa mưa. Trong đó, Rotifera chiếm ưu thế trong mùa mưa và Protozoa ưu thế nhất trong mùa khô. ở sinh cảnh RNM, độ giàu loài d cao hơn các sinh cảnh khác ở cả hai mùa, trong khi đó chỉ số đa dạng H? không có sự biến động lớn. Vùng bãi bồi có thành phần loài thấp nhất trong các sinh cảnh, chỉ số J? đạt cao nhất trong mùa khô, tuy nhiên vùng cửa sông chỉ số J? cao nhất trong mùa mưa. Nhìn chung, có mức độ tương đồng khá cao về thành loài và mật độ động vật phiêu sinh giữa các sinh cảnh (trên 35%) ở cả hai mùa.
Giáo dục
NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI: NHỮNG QUAN NIỆM VÀ KHUYNH HƯỚNG
Tóm tắt
|
PDF
Ngôn ngữ học xã hội là một ngành khoa học ngôn ngữ ra đời vào đầu những năm 1960 ở các nước phương Tây. Về phương diện xã hội, nó bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế xã hội của các nước công nghiệp hóa. Về phương diện khoa học luận, nó ra đời từ sự bất lực của ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học cấu trúc trong việc giải quyết các vấn đề ngôn ngữ do cuộc sống đặt ra. Bài viết này trình bày tóm tắt quá trình hình thành của ngôn ngữ học xã hội, những quan niệm khác nhau về đặc điểm và đối tượng nghiên cứu của nó, và những trào lưu chủ yếu của ngành học mới mẻ này. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trường phái của Đại học Rouen (Pháp), nơi đã đào tạo cho Việt Nam nhiều tiến sĩ về khoa học ngôn ngữ.
ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 LẬP DÀN Ý CÁC BÀI VĂN THUỘC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ
Tóm tắt
|
PDF
Để viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh (HS) cần có rất nhiều kĩ năng cần thiết: xác định các yêu cầu của tiêu đề, quan sát để tìm ý tưởng, phác thảo, viết đoạn văn, liên kết đoạn với nhau? Thu thập và sắp xếp ý tưởng là những kỹ năng quan trọng và không dễ dàng đối với hầu hết HS. Nếu không biết cách lập dàn ý, bài văn của các em sẽ trở nên lộn xộn, thiếu ý, lặp ý? Hiện nay, ở trường tiểu học, sơ đồ tư duy (SĐTD) được sử dụng như một công cụ dùng để tập hợp và triển khai ý một cách hiệu quả. Bài nghiên cứu này mô tả lại quá trình thực nghiệm sư phạm với mục tiêu rèn luyện cho HS lớp 5 ? trường Phổ thông Việt Mỹ - Cần Thơ kĩ năng sử dụng SĐTD trong lập dàn ý cho bài văn thuộc thể loại miêu tả. Quá trình thực nghiệm sử dụng các phương pháp như dạy thực nghiệm trên HS; quan sát lớp học; phương pháp phân tích định tính và định lượng. Thực nghiệm bước đầu đã chứng minh: HS sử dụng SĐTD trong tìm ý và lập dàn ý khi làm văn miêu tả không chỉ tạo tiền đề tốt cho khâu viết bài mà khả năng liên tưởng, tưởng tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển.
PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ VÀ CHIẾN THUẬT TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN BẬC SAU ĐẠI HỌC TRONG LỚP ANH VĂN KHÔNG CHUYÊN
Tóm tắt
|
PDF
Dưới ánh sáng của tâm lý giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ khó có thể tập trung và duy trì công việc tiếp thu ngoại ngữ một cách tích cực trong buổi học. Do vậy đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực động cơ học tiếng Anh. Phần nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực này tập trung vào đối tượng là sinh viên bậc đại học. Vì lý do trên đề tài nghiên cứu của chúng tôi tập trung khảo sát động cơ và chiến thuật học tập tiếng Anh không chuyên theo khung tham chiểu Châu Âu của học viên bậc sau đại học tại Trường Đại học Cần Thơ. 282 học viên bậc sau đại học tham gia trả lời Bảng hỏi các chiến thuật động cơ học tập. Kết quả nghiên cứu và đề xuất trong giảng dạy tiếng Anh được chúng tôi trình bày chi tiết dưới đây.
ĐặC ĐIểM NHóM TRUYềN THUYếT ĐịA DANH Ở VùNG ĐấT MớI
Tóm tắt
|
PDF
Sự ra đời của truyền thuyết địa danh mang ý nghĩa thực tiễn như một nhu cầu chiếm lĩnh thực tại, thể hiện tập trung nhất trong những giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử hình thành một vùng đất mới. Trong bài viết, chúng tôi đề cập đến một nhóm truyền thuyết địa danh tiêu biểu, kể về sự hình thành địa danh gắn với các nhân vật lịch sử là những người đi tiên phong trong công cuộc khai hoang, lập ấp của tiến trình lịch sử Nam Bộ. Trên cách tiếp cận thể loại, lấy dữ liệu là các công trình sưu tập truyện dân gian Nam Bộ, bài viết đi vào phân tích đặc điểm cấu trúc và nội dung, ý nghĩa nhóm truyện, nhằm phác thảo diện mạo một bộ phận đặc thù của truyền thuyết dân gian Nam Bộ về khẩn hoang.
DấU ẤN VăN HóA TRONG TậP TùY BúT " NHữNG BƯớC LANG THANG TRÊN Hè PHố CủA Gã BìNH NGUYÊN LộC"
Tóm tắt
|
PDF
Bằng thực tế sáng tác đa dạng, phong phú và phong cách nghệ thuật độc đáo, nhà văn Bình Nguyên Lộc đã xác lập được một vị trí khá chắc chắn trong mảng văn xuôi Nam Bộ vào nửa sau thế kỷ XX. Tác phẩm của ông góp phần tái hiện lại một cách chân thực và sinh động những biến động sâu sắc trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vùng đất phươngNamtheo sự xâm nhập của văn minh phương Tây. Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại sở trường của Bình Nguyên Lộc. Tuy nhiên, không thể bỏ qua những đóng góp của nhà văn ở thể loại tùy bút. Từ góc nhìn văn hóa, bài viết sau đây sẽ tập trung khảo sát giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện của một tập tùy bút tiêu biểu ? Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc; qua đó, có thể hiểu thêm, hiểu đúng, hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp sáng tác và phong cách văn xuôi Bình Nguyên Lộc.
TìM HIểU SAI LầM CủA HọC SINH KHI HọC CHủ Đề PHÂN Số THÔNG QUA MộT THựC NGHIệM SƯ PHạM
Tóm tắt
|
PDF
Trong dạy học toán, một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên (GV) là giúp học sinh (HS) phát hiện ra và khắc phục các sai lầm mắc phải. Từ đó, HS được tạo cơ hội để phát triển tư duy, củng cố kiến thức, kĩ năng, ngày càng ý thức hơn trong khi làm bài tập. Qua bài báo này, chúng tôi đã thiết kế một thực nghiệm sư phạm nhằm tìm hiểu sai lầm của HS khi học chủ đề phân số và một phần nào đó giúp các em phát hiện và sửa chữa các sai lầm vướng phải.
LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Tóm tắt
|
PDF
Lịch sử Giáo dục phổ thông ở vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) từ năm 1975 đến năm 2000 là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng một nền giáo dục tiên tiến của vùng đồng bằng trù phú phươngNam. Tuy đến những năm gần đây, vùng ĐBSCL vẫn còn bị xem là một vùng trũng về Giáo dục so với cả nước, nhưng sau hơn 25 năm phát triển (từ 1975 đến 2000), nền Giáo dục đồng bằng đã có những bước tiến mạnh mẽ, từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng một nền Giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
Tóm tắt
|
PDF
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ?Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước?, Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên tại Trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2011, trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp ngày càng hiệu quả hơn.
ĐIỂM NHÌN CỦA CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC NĂM 1945
Tóm tắt
|
PDF
Điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật trong văn bản tự sự. Khi trần thuật, miêu tả, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý. Đó là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Nó xác định điểm ?tiêu cự hóa?(chữ dùng của G. Genette) của chủ thể kể chuyện vào đối tượng trần thuật, vào thế giới hiện thực được hư cấu trong tác phẩm. Vận dụng lý thuyết ?điểm nhìn? trong tự sự học để nghiên cứu truyện ngắn của Nam Cao trước năm 1945, người viết đã chỉ ra bốn kiểu điểm nhìn chính của chủ thể trần thuật, đó là: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn phức hợp và điểm nhìn đơn tuyến. Sự đa dạng, linh hoạt các điểm nhìn trần thuật ấy đã tạo ra sự đa thanh, đa giọng điệu, sắc thái thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cho truyện ngắn của Nam Cao.
THAM NHŨNG ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
Tóm tắt
|
PDF
Tham nhũng và hối lộ là hiện tượng phức tạp và đa dạng dẫn đến khó định nghĩa và dễ gây sự mơ hồ. Mục tiêu của nghiên cứu này là tóm tắt và thảo luận xung quanh vấn đề định nghĩa tham nhũng và các loại hình tham nhũng từ một mẫu gồm 65 bài báo nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí quốc tế. Quan trọng hơn, nghiên cứu này còn chỉ ra tính bất đối xứng trong định nghĩa, so sánh loại hình tham nhũng với hoạt động tìm kiếm lợi tức và cuối cùng là đưa ra kết luận và đề xuất nghiên cứu trong tương lai.
Khoa học Chính trị
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tốảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 218 hộ gia đình tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) phát triển du lịch homestay ở khu vực ĐBSCL. Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tốkhám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng là “Lợi ích vật chất và tinh thần”, “Vốn xã hội”, “Dịch vụ tiện ích công”, “Môi trường và sức khỏe”, “Chính quyền địa phương”. Trong đó, “Lợi ích vật chất và tinh thần” là nhân tốảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của cộng đồng đối với sựphát triển của du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ. Số liệu được thu thập từ 88 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Trong bài báo này, các phương pháp nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, tần số, trung bình; hệ số Alpha của Cronbach, kiểm tra KMO and Barlett, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm ?lợi ích kinh tế?, ?chính sách kinh tế vĩ mô?, ?trách nhiệm đạo đức?, ?định hướng cộng đồng?. Trong số đó, ?trách nhiệm đạo đức? được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Bằng những quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, bài viết cho thấy sự nhầm lẫn trong việc xác định các dấu hiệu cấu thành của vi phạm pháp luật. Xuất phát từ sự nhầm lẫn đó, các văn bản này đã đưa ra các biện pháp xử lý không đúng với bản chất của hành vi. Ví dụ quy định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho một hành vi không phải là tội phạm, hoặc coi một hành vi được thực hiện trong lúc phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và cả những sự kiện bất ngờ đều là vi phạm pháp luật nhưng lại yêu cầu không được xử phạt. Bài viết này góp phần khắc phục những sai sót về mặt lý luận trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật lập pháp, tránh những mâu thuẫn, mập mờ không đáng có trong hệ thống pháp luật nước ta.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC LỢI ÍCH XÃ HỘI CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC BẮP RAU THEO TIÊU CHUẨN GLOBALGAP TẠI CHỢ MỚI, AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội-môi trường đem lại của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nghiên cứu đã được thực hiện tại xã Mỹ An của huyện Chợ Mới, An Giang qua khảo sát PRA và điều tra hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân áp dụng mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP có bón phân hữu cơ, năng suất bắp rau có bón phân hữu cơ và áp dụng GAP cho năng suất cao, 2,5-3,0 tấn/ha/vụ. Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận ròng là 22,6 triệu/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP kết hợp nuôi bò thì cao hơn 27,4 triệu/ha/vụ, MBCR giữa mô hình áp dụng GlobalGAP và không áp dụng GlobalGAP rất cao. Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP tỏ ra thích hợp, mang lại nhiều lợi ích xã hội-môi trường, nông dân chấp nhận và được đánh giá có triển vọng phát triển tại địa phương.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 118 hộ nuôi heo ở thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích thông qua phương pháp thống kê mô tả chỉ ra rằng nông hộ chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều rủi ro về sản xuất, thị trường và tài chính. Trong đó, nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường có tác động rõ rệt nhất. Mặt khác, phản ứng của hộ chăn nuôi đối với các loại rủi ro còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình liên kết các tác nhân trong ngành chăn nuôi heo như Nhà nước, nhà khoa học, nhà cung ứng, nhà thu mua, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và hộ chăn nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo, góp phần phát triển ngành chăn nuôi heo ở thành phố Cần Thơ.
LƯỢNG HÓA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Kết quả vận dụng khung lý thuyết về thang đo Servqual (thang đo lường các thành phần của chất lượng dịch vụ) do Parasuraman xây dựng và được bổ sung bởi nhiều tác giả khác cho thấy, dịch vụ cung cấp thông tin thống kê không chỉ thuần túy là hoạt động của dịch vụ hành chính công mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố mang tính thị trường. Sự hài lòng của khách hàng (người sử dụng thông tin thống kê) chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là: chi phí dịch vụ, sự cảm thông, phương tiện hữu hình và sự tin cậy của người dùng tin đối với dịch vụ cung cấp thông tin thống kê. Tác động của các nhân tố này được định lượng cụ thể trong mô hình dịch vụ cung cấp thông tin thống kê.
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC
Tóm tắt
|
PDF
Ngành công nghiệp du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều coi trọng du lịch trong việc phát triển kinh tế và phát triển quốc gia nói chung. Đất nước ViệtNamtừ lâu được biết tới như một chốn xinh đẹp và thanh bình, không những thế còn sở hữu nhiều đảo đẹp trong đó có Phú Quốc. Theo lời nhận định của phóng viên CNN, Phú Quốc sẽ trở thành 'vua' của các bãi biển Châu á trong thời gian tới. Phân khúc thị trường du lịch là một công cụ dùng để gom nhóm các khách hàng có cùng đặc điểm chung lại với nhau, từ đó có thể chọn ra nhóm khách mục tiêu để tập trung phục vụ. Nghiên cứu này đặt trọng tâm vào phân khúc khách du lịch sinh thái Phú Quốc theo tiêu thức nhân khẩu học và hành vi. Kết quả chính sẽ chỉ ra (1) số lượng các nhóm khách du lịch khác nhau tại Phú Quốc, (2) chọn ra nhóm khách mục tiêu mà nêu đặc điểm nhận dạng của nhóm đó.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này đã ứng dụng thang đo của Parasuraman để đo lường mức độ hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ công cộng, kế thừa phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman gồm 7 thành phần: Cơ sở vật chất; Tính minh bạch; Năng lực phục vụ; Đáp ứng; Tin cậy; Sự công bằng, dân chủ; Sự cảm thông. Từ mô hình đề xuất ban đầu, tác giả tiến hành khảo sát trên 350 mẫu nghiên cứu và áp dụng phương pháp kiểm định Cronbach Alpha và phân tích EFA, ANOVA. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang gồm 7 thành phần: 1. Cảm thông, công bằng; 2. Tin cậy; 3. Đáp ứng; 4. Công khai quy trình; 5. Năng lực phục vụ; 6. Cơ sở vật chất; 7. Công khai công vụ. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Thông qua phương pháp phân tích nhân tô? và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương, (3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của địa phương. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết định về quê làm việc. Trong khi đó, những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DU LỊCH DỊCH VỤ HẬU GIANG (HG)
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ tại Hậu Giang (HG). Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 116 khách đi du lịch sinh thái và 100 khách đi du lịch văn hóa tại HG. Đề tài sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach?s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và sử dụng mô hình mức độ quan trọng ? mức độ thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với du lịch sinh thái mức độ thực hiện chỉ mức trung bình, riêng có một yếu tố các gian hàng thủ công mỹ nghệ đánh giá mức kém, đây cũng là yếu tố có khoảng cách lớn nhất. Đối với du lịch văn hóa về mức độ thực hiện hầu hết đánh giá ở mức trung bình, có 2 yếu tố đánh giá ở mức kém là tổ chức lễ vào các ngày truyền thống, nhân viên có kiến thức về lịch sử văn hóa điểm đến, điểm số khoảng cách của hai yếu tố này cũng cao nhất. Đề tài tập trung vào mô hình IPA để đề ra giải pháp cho sự phát triển của du lịch HG.