Ngày xuất bản: 24-07-2013

NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO ROBOT THĂM DÒ ĐƯỜNG ỐNG

Nguyễn Khắc Nguyên, LA€ŽY THANH PHUONG
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, hầu hết các công trình trong công nghiệp và phục vụ sinh hoạt dân sinh đều có sử dụng hệ thống đường ống. Vấn đề đặt ra là các hệ thống này cần phải được kiểm tra, bảo trì (nứt, bể và vỡ đường ống) định kỳ để có thể đảm bảo tính an toàn, ổn định và hoạt động liên tục. Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, vấn đề này càng cần được giải quyết thỏa đáng. Trước nhu cầu cấp thiết đó, nhóm tác giả đề xuất hướng nghiên cứu, chế tạo robot được điều khiển từ xa không dây, truyền hình ảnh hiện trường về trung tâm và có khả năng giải quyết tại chỗ một số tình huống đơn giản trong đường ống với giá thành vừa phải với các tính năng như các sản phẩm đã có. Qua đó, nhóm tác giả tạo tiền đề phát triển và chế tạo những dòng robot chuyên dụng dành riêng cho các lĩnh vực hẹp hơn và đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn.

TRÍCH LY VÀ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHẤT BÉO TRUNG TÍNH (NEUTRAL LIPIDS) TRONG BÙN HOẠT TÍNH

Huỳnh Liên Hương, Hồ Quốc Phong
Tóm tắt | PDF
Bùn hoạt tính với hàm lượng chất béo tích trữ cao là nguồn nguyên liệu thô tiềm năng cho việc sản xuất biodiesel. Ngoài ra, trong bùn hoạt tính cũng có chứa một lượng lớn các phospholipids từ màng tế bào của các vi sinh vật. Chính vì vậy, việc sử dụngcác nguồn chất béo trích ly từ bùn hoạt tính làm nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất biodiesel đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Trong nghiên cứu này, dầu /chất béo sẽ được trích ly từ bùn sau khi đã sấy khô. Bùn hoạt tính sử dụng cho nghiên cứu được lấy từ nhà máy xử lý nước thải dân dụng ở Taipei. Dầu sau khi trích ly sẽ được xử lý loại sáp và gum, sau đó chuẩn độ và xà phòng hóa để phân tách các thành phần xà phóng hóa và các thành phần không xà phòng hóa. Thành phần cơ bản của các chất béo trung tính cũng như thông tin về cấu trúc mạch cacbon của chúng sẽ được khảo sát.

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Phạm Phương Tâm
Tóm tắt | PDF
Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có khả năng học tập một cách thường xuyên, liên tục, suốt đời. Mà cốt lõi của nó là khả năng tự học, tự phấn đấu của mỗi người nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sống của bản thân. Đào tạo từ xa là một trong các phương thức có khả năng thỏa mãn những đòi hỏi này. Để xây dựng thành công xã hội học tập, phương thức đào tạo từ xa đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, phát triển, mở rộng. Điều đó được tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản ViệtNam: ?Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, mở rộng các phương thức đào tạo từ xa?? [1]. Đào tạo từ xa ở Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) ra đời góp phần thực hiện chủ trương, đường lối phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng và Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bài viết xin giới thiệu đôi nét về công tác đào tạo từ xa ở Trường ĐHCT, về một số khó khăn trong công tác này đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo từ xa của Trường ĐHCT nói riêng và cả nước nói chung.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH HAI HỢP CHẤT TỪ DỊCH CHIẾT ETHYL ACETATE CỦA TRÁI Ô MÔI-CASSIA GRANDIS L.F

Ngô Quốc Luân, Le Do Huy, Do Hoang Vinh, Ngo Khac Khong Minh,
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết ethyl acetate của trái Ô môi ở Tỉnh An Giang, chúng tôi đã cô lập và nhận danh được hai hợp chất là luteolin và beta-sitosterol-3-O-b-D-glucopyranoside. Cấu trúc các chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như  1H-NMR, 13C-NMR, HSQC,HMBC,MS và so sánh với tài liệu đã công bố.

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VÙNG NGOẠI BIÊN VÀ VÙNG LÕI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - CÀ MAU

Trần Nguyễn Hải, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Việc cháy rừng và các biện pháp quản lý nước khác nhau nhằm hạn chế cháy rừng vào mùa khô có thể làm thay đổi tính chất nước ở khu vực vùng lõi và các khu vực lân cận ở Vườn quốc gia U Minh Hạ-Cà Mau. Do đó mục tiêu của đề tài là khảo sát ảnh hưởng của các cách quản lý nước khác nhau đến tính chất  nước trong đất ở khu vực rừng bị cháy và rừng không bị cháy, ở kênh trong rừng và kênh ngoài rừng ở cả vùng ngoại biên và vùng lõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung việc giữ nước trong thời gian dài có lợi về một số đặc tính hóa học nước như tăng pH, giảm hàm lượng Fe2+ và Al3+ ở khu vực nghiên cứu, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm các tác hại khác do tình trạng ngập nước kéo dài đến sự phát triển của rừng tràm để có biện pháp giữ nước hợp lý, có thể phòng chống cháy rừng trong mùa khô nhưng không gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng của rừng tràm.

PHốI HợP CáC Tổ MáY PHáT NHIệT ĐIệN

Đào Minh Trung
Tóm tắt | PDF
Tình hình phát điện từ các nhà máy như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng nhiều của người sử dụng, dẫn đến vấn đề thiếu hụt điện từ các nguồn phát. Do đó, vấn đề phát triển thị trường điện được xem là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư xem xét tính toán và đầu tư nhiều hơn nữa trong việc cải thiện độ tin cậy cung cấp điện và nâng cao công suất phát điện của hệ thống. Để phát triển thị trường điện hoàn hảo hơn, phá vỡ thế độc quyền về phát điện như hiện nay, giúp người sử dụng điện có cơ hội tự do lựa chọn nguồn phát phù hợp nhu cầu sử dụng điện của mình. Đồng thời các nhà đầu tư cũng sẽ tính toán như thế nào để tham gia nhiều công suất lên thị trường điện và thu được lợi nhuận cao nhất trong quá trình mua bán điện.

GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ CÂY MẮM ỔI (AVICENNIA MARINA)

Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết petroleum ether của vỏ cây Mắm ổi, thu hái tại ven biển tỉnh Bạc Liêu, đã cô lập được ba hợp chất là: taraxerol (C30H50O), taraxerone (C30H48O), betulin (C30H50O2). Cấu trúc hóa học của các hợp chất này đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại 1H?NMR, 13C?NMR, DEPT NMR và được so sánh với tài liệu đã công bố.

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TẠO ẢNH TOÀN NÉT TRONG TỰ ĐỘNG HÓA THAO TÁC VẬT THỂ VI MÔ

Nguyễn Chánh Nghiệm
Tóm tắt | PDF
Hệ thống tạo ảnh toàn nét (hệ AIF) đã được ứng dụng trong quan sát các vật thể vi mô từ lâu. Ngoài chức năng ưu việt là tạo ảnh của vật thể quan sát như thể toàn bộ vật thể đều được lấy nét, hệ AIF còn cung cấp thông tin chiều sâu của vật thể giúp xác định vị trí của vật thể dọc theo trục z hay trục thấu kính. Tuy nhiên, ít nghiên cứu quan tâm khai thác tính năng này. Nghiên cứu này đề xuất các phương pháp tìm vị trí 3D của vật thể vi mô và của đầu mút cơ cấu chấp hành đầu cuối từ hệ AIF khi cần phải thao tác chúng. Hệ AIF được tích hợp với cơ cấu gắp thả microhand có 2 ?ngón tay? và thao tác gắp thả được tự động hóa để trình diễn tính khả dụng của hệ AIF. Tỉ lệ gắp thả thành công đạt trên 70% đối với các vật thể có kích thước từ 20 đến 100 àm. Điều này chứng tỏ hệ AIF có thể được ứng dụng để phát triển các hệ thao tác vật thể vi mô tự động để ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sinh học và khoa học sự sống.

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CỐ ĐỊNH ĐẠM SINH HỌC CỦA BURKHOLDERIA SP. KG1 VÀ PSEUDOMONAS SP. BT1 TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN OM2517 TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

Ngô Thanh Phong, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện để đánh giá khả năng cố định đạm của 2 chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. BT1 và Burkholderria sp. KG1 trên cây lúa cao sản OM2517 trồng trên đất phù sa tại nông trường Sông Hậu ? Cần Thơ vào vụ Hè Thu 2011. Kết quả cho thấy chủng Burkholderria sp. KG1 cung cấp đến 50% đạm sinh học trong khi chủng Pseudomonas sp. BT1 chỉ cung cấp được 25% nhu cầu đạm sinh học cho sự phát triển của cây lúa cao sản.

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ VÀ LOẠI VẬT LIỆU LÊN KHẢ NĂNG HẤP PHỤ VÀ BẢN CHẤT GIẢI HẤP PHỤ LÂN CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU TÁI CHẾ

Nguyen Thi Ngoc Hanh, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng kích cỡ và loại vật liệu lên khả năng hấp phụ và bản chất giải hấp phụ lân của 3 loại vật liệu gốm, gạch và than tổ ong sau sử dụng. Quá trình hấp phụ lân được tiến hành sau 24 h ở nhiệt độ phòng và sau đó tiến hành giải hấp phụ qua nhiều bước (2 lần NH4Cl 1 M; NaOH 0,1 N; HCl 0,5 N) để xác định bản chất của quá trình giải hấp phụ. Ba kích cỡ vật liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 0,1

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY NGHIỀN ĐĨA, SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ 1 KW

Trương Văn Thảo
Tóm tắt | PDF
Tác giả của Khoa Công nghệ (Trường Đại học Cần Thơ ? Việt Nam) đã tính toán, thiết kế và chế tạo máy nghiền đĩa, sử dụng động cơ 1 kW cho phục vụ giảng dạy. Máy có kích thước (650 mm x 320 mm x 1.250 mm), năng suất lý thuyết (Glt) là 69,89 kg/h (kích thước của sản phẩm nghiền (d), theo mục tiêu đặt ra là d = 0,1á0,04 mm). Chạy thử nghiệm, với lúa (số vòng quay (n)= 1400 vòng/phút (vòng/ph - rpm), 3 lần chạy), máy có năng suất thực tế là Gtt = 13,09 kg/h (d đạt yêu cầu), với bắp (n = 1400 rpm, 3 lần chạy) máy có  Gtt = 50 kg/h (d không đạt yêu cầu, nhưng đáp ứng được các yêu cầu của thức ăn gia cầm), và (4á 5) lần chạy (với cùng số vòng quay) máy có  Gtt = 17,22 kg/h (d không đạt yêu cầu), với (n = 700 rpm, 4 lần chạy) máy có  Gtt = 5,83 kg/h (d đạt yêu cầu). Máy có thể chạy được cả với nguyên liệu ướt.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN HÓA N-HEXAN THÀNH PROPYLEN TRÊN VẬT LIỆU ZSM-11

Nguyen The Vo Tong, Nguyen Quang Long, Đoàn Văn Hồng Thiện
Tóm tắt | PDF
Quá trình cracking light naphta tạo propylen, loại monomer có nhu cầu ngày càng tăng nhưng chưa có quy trình độc lập tạo ra nó (?on-purpose propylen?) đang thu hút sự nghiên cứu trên thế giới. Trong nghiên cứu này, vật liệu vi xốp zeolite ZSM-1, là loại vật liệu vi xốp (microporous) có tiềm năng ứng dụng làm chất xúc tác cho quá trình trên, được tổng hợp từ các nguồn silic và nhôm bằng phương pháp thủy nhiệt. Các mẫu vật liệu xúc tác được phân tích các đặc trưng vật liệu bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hấp phụ N2 ở nhiệt độ thấp (BET). Hoạt tính xúc tác của vật liệu được đánh giá qua phản ứng cracking n-hexan như là một chất điển hình của phân đoạn light naphta. Các điều kiện phản ứng cracking xúc tác chọn lọc tạo propylen được khảo sát để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố này đến độ chuyển hóa và độ chọn lọc của phản ứng qua đó thể hiện khả năng xúc tác của vật liệu.

THIẾT KẾ ANTEN VI DẢI PHÂN CỰC TRÒN CHO ỨNG DỤNG WLAN DẢI TẦN 2,4 GHZ

Vo Ngoc Loi, Lương Vinh Quốc Danh
Tóm tắt | PDF
Nô?i dung ba?i viê?t na?y trình bày về một anten vi dải phân cực tròn cho ứng dụng WLAN dải tần 2,4 GHz. Anten được thiết kế bao gồm một tấm mạch in FR-4 hình tròn với một khe được khắc hình chữ V và một tấm kim loại hình tròn (tấm phản xạ). Bản mạch in FR-4 được đặt cách tấm phản xạ một khoảng cách nhỏ. Kích thước của anten và vị trí đặt 2 ngõ vào (port) tiếp tín hiệu sử dụng cáp đồng trục được tối ưu để có được sóng phân cực tròn, tần số cộng hưởng 2,44 GHz, độ lợi đỉnh 8,43-dBi, và độ cách ly giữa 2 ngõ vào dưới ? 20 dB. Các kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả đo đạc thực tế. Anten cũng có thể được sử dụng như một anten phân cực kép cho các access point (AP) dải tần 2,4 GHz có hệ thống anten MIMO 2x2.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẠT LỞ, BỒI TỤ KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU VÀ BẠC LIÊU TỪ 1995-2010 SỬ DỤNG VIỄN THÁM VÀ CÔNG NGHỆ GIS

Phan Kiều Diễm, Diep Van Den, Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp
Tóm tắt | PDF
Rút trích đường bờ là một công việc cần thiết cho giám sát môi trường và đánh giá thay đổi đường bờ. Cà Mau và Bạc Liêu, hai tỉnh phía nam của Việt Nam quá trình sạt lở và bồi tụ diễn biến một cách nghiêm trọng. Đề tài đã xây dựng được bản đồ đường bờ năm 1995, 2000, 2005 và 2010. Kết quả cho thấy tình hình sạt lở và bồi tụ ven bờ biển Cà Mau và Bạc Liêu từ năm 1995 đến 2010 diễn biến vô cùng phức tạp. Quá trình sạt lở và bồi tụ luôn đan xen với nhau trong từng thời kỳ. Khu vực sạt lở nhiều nhất xảy ra tại xã Tân Thuận, Tân Tiến huyện Đầm Dơi và khu vực bồi tụ nhiều nhất diễn ra từ Rạch Cái Hương, huyện Ngọc Hiển kéo dài tới cửa Bảy Háp, huyện Năm Căn. Nhìn chung cho đến giai đoạn hiện nay, bờ biển Tây tỉnh Cà Mau xu hướng bồi tụ chiếm ưu thế hơn, bờ biển Đông của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì xu hướng sạt lở lại chiếm ưu thế. Đây là một trong những thông tin hữu ích giúp các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý vùng ven bờ.

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI BAO TRÁI LÊN MÀU SẮC VỎ VÀ PHẨM CHẤT TRÁI XOÀI CÁT CHU VÀ CÁT HÒA LỘC (MANGIFERA INDICA L.)

Nguyễn Thị Phúc Nguyên
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của loại bao trái đến màu sắc vỏ và phẩm chất trái xoài cát Chu và cát Hòa Lộc. Thí nghiệm được thực hiện trên xoài cát Chu chín năm tuổi tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và xoài cát Hòa Lộc 16 năm tuổi tại trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 2-7/2011. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức (bao trái bằng bao hai lớp của Thái Lan (TL), bao giấy bóng trắng đục của Đài Loan (ĐL), bao nylon màu đen (NyĐ) và đối chứng không bao), bảy lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây, mỗi nghiệm thức bao 20 trái/cây. Kết quả cho thấy Bao trái bằng các loại bao TL, ĐL và NyĐ có ảnh hưởng đến hàm lượng chlorophyll a & b của vỏ trái, độ sáng, chỉ số a* và b* của vỏ trái nhưng không ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng và phẩm chất (oBrix, TA và hàm lượng vitmin C) của thịt trái xoài cát Chu cũng như xoài cát Hòa Lộc. Bao trái xoài cát Chu và cát Hòa Lộc bằng bao TL có hiệu quả làm giảm hàm lượng chlorophyll a & b, làm tăng độ sáng vỏ trái, làm vỏ trái chuyển sang màu vàng ở thời điểm thu hoạch, làm giảm số điểm cát trên trái, góp phần làm cho trái bóng và đẹp hơn.

ĐIỀU KHIỂN DAO ĐỘNG HỆ THANH MẢNH

Ngô Quang Hiếu, Luong Hong Duy Khanh
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, các phương pháp điều khiển làm giảm dao động của một hệ cơ học được trình bày. Bằng cách thay đổi tín hiệu vào của hệ thống, bộ điều khiển sẽ điều khiển tải đến vị trí mong muốn với dao động được triệt tiêu vào cuối hành trình. Nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp, mô hình dao động của hệ thanh mảnh được sử dụng. Dao động của hệ thống giảm đi đáng kể dưới tác động điều khiển. Kết quả thực nghiệm của mô hình điều khiển được trình bày để thấy được tính hiệu quả của phương pháp điều khiển.

HIệU QUả CủA PHÂN HữU CƠ Và VÔ CƠ TRONG CảI THIệN NăNG SUấT TIÊU (PIPER NIGRUM L.) TạI PHú QUốC

Châu Minh Khôi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá độ phì nhiêu đất vườn trồng tiêu và hiệu quả của phân hữu cơ và vô cơ cân đối trên năng suất tiêu tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên vườn trồng tiêu để phân tích các tính chất hóa học đất. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, tính trên mỗi gốc: (i) đối chứng theo tập quán nông dân (125gN -195g P2O5 -40g K2O + 2 kg phân bò), (ii) bón phân vô cơ cân đối (120gN -60gP2O5 -80 g K2O), (iii) bón vô cơ cân đối + 4 kg phân hữu cơ vi sinh, (iv) bón vô cơ cân đối + 4 kg phân bò ủ hoai. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất vườn trồng tiêu có pH thấp và rất nghèo chất hữu cơ, N, P hữu dụng và cation trao đổi. Bón phân vô cơ cân đối và  phân hữu cơ vi sinh đạt năng suất tiêu cao nhất (3,5 kg/gốc), khác biệt có ý thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân và nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ. Tuy nhiên, độ phì nhiêu đất chỉ có khuynh hướng được cải thiện. Do phân hữu cơ có hiệu quả chậm trong cải thiện tính chất hóa học đất nên cần thí nghiệm dài hơn trên đất bạc màu tại Phú Quốc.

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO PETROLEUM ETHER CỦA RỄ CÂY MẮM (AVICENNIA MARINA)

Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hóa thực vật trên rễ phổi của cây Avicennia maria (Forssk.) Vierh., được trồng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, kết quả phân lập được hai triterpenoid là taraxerone (C30H48O) và betulin (C30H50O2). Cấu trúc hóa học của các chất này đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại: API-MS, 1H-NMR, 13C?NMR, DEPT NMR.

ỨNG DỤNG MẠNG TRUYỀN THÔNG PROFIBUS TRONG ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN TỬ

Nguyễn Văn Mướt, Phó Hoàng Linh, Lý Thanh Phương, Nguyễn Văn Chương
Tóm tắt | PDF
Cùng với sự tiến bộ không ngừng về khoa học và công nghệ trên thế giới hiện nay, việc ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến góp phần phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ không thể thiếu. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày ứng dụng mạng truyền thông PROFIBUS trong việc giám sát và điều khiển hệ thống cơ điện tử, với mô hình hệ thống sản xuất linh hoạt dùng PLC S7-300 (CPU 315-2DP) của hãng Siemens. Đây là mô hình dây chuyền lắp ghép và phân loại sản phẩm theo màu của hãng FESTO (Đức). Hệ thống gồm năm trạm có sử dụng PLC S7-300 và một trạm Robot thực hiện ghép các vật liệu trước khi thành phẩm. Các trạm PLC đều được giám sát và điều khiển hoàn toàn trên máy tính nhờ vào phần mềm SCADA kết nối giữa máy tính với PLC chủ qua cổng MPI (Multi Point Interface ? thiê?t bi? giao tiê?p đa nha?nh); và sử dụng chuẩn PROFIBUS kết nối các PLC với nhau để trao đổi dữ liệu truyền thông.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANCISCANA (DÒNG VĨNH CHÂU)

Nguyenthi Kim Phuong, Nguyễn Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia franciscana (dòng Vĩnh Châu) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm gồm 2 giai đoạn nuôi: Artemia được nuôi chung đến giai đoạn thành thục để theo dõi tỉ lệ sống và tăng trưởng; mật độ nuôi 600 con/300 ml nước, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần; Nuôi riêng từng cặp để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản với 30 lần lặp lại. Nghiệm thức thức ăn đối chứng là tảo Cheatoceros, 8 nghiệm thức còn lại gồm thức ăn tôm sú số 0 hoặc cám gạo lên men thay thế tảo Cheatoceros với các mức 25, 50, 75 và 100%. Artemia được nuôi ở độ mặn 80 ppt. Sau 10 ngày tuổi tất cả các loại thức ăn đều cho tỉ lệ sống cao (>83%). Tuy nhiên, nghiệm thức sử dụng 100% thức ăn tôm sú đã thúc đẩy nhiều hơn hoạt động sinh sản trứng bào xác ((1328 ± 199 cyst/ con cái trong tổng 1707 ± 286 (phôi/con cái)), trong khi đó nghiệm thức 100% thức ăn cám gạo lên men bánh mì cho kết quả sinh sản nauplii là cao nhất (995 ±116nauplii/ con cái trong tổng 1466 ± 139 (phôi/ con cái)).

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRIỂN VỌNG TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI XÃ VĨNH THẮNG, HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG

Nguyễn Thị Song Bình, Ngo Thi Thanh Hang
Tóm tắt | PDF
Xã Vĩnh Thắng huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là xã có đất phèn với các mô hình canh tác có triển vọng phát triển tại xã: LUT 1 (chuyên khóm), LUT 2 (khóm - lúa), LUT 3 (khóm - lúa - tôm (tôm sú)), LUT 4 (khóm - tôm (tôm sú)), LUT 5 (2 lúa - màu (dưa hấu, dưa leo)), LUT 6 (tôm - luá (tôm sú)). Lợi nhuận cuả LUT3 đạt cao nhất 7,81 triệu đồng/1.000m2/năm, và LUT 6 thấp nhất 4,05 triệu đồng/1.000m2/năm. Xét về tỷ suất lợi nhuận cu?a ca?c LUT cho thâ?y LUT 2 (B/C = 1,65) đạt cao nhất, và LUT 5 (B/C = 0,62) thấp nhất. Kỹ thuật canh tác của các mô hình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm của người dân. Nguồn vốn sản xuất người dân chủ động từ nguồn vốn của gia đình để sản xuất. Xã có thế mạnh về đa dạng mô hình canh tác tuy nhiên còn điểm yếu chưa có nguồn vốn, thiếu kỹ thuật canh tác và nguồn con giống tốt. Qua kết quả phân tích cho thấy LUT2 và LUT3 là mô hình mang lại hiệu quả cao cho xã.

STREPTOCOCCUS INIAE, TÁC NHÂN GÂY BỆNH ?ĐEN THÂN? TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS)

Từ Thanh Dung, Huynh Thi Ngoc Thanh, Nguyen Khuong Duy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu mô tả lần đầu tiên phân lập vi khuẩn Streptococcus iniae là tác nhân gây bệnh ?đen thân? trên cá rô đồng (Anabas testudineus). Nghiên cứu đã thu được 114 mẫu cá rô đồng bệnh có dấu hiệu đen thân ở các ao nuôi thâm canh khác nhau ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cá bệnh có dấu hiệu khắp vùng lưng màu đen, mắt cá mờ đục, xuất huyết nội quan, gan, thận và tùy tạng sưng to. Các mẫu cá được kiểm tổng quát các tác nhân gây bệnh. Sau thời gian ủ 24-36 giờ ở 28°C, các khuẩn lạc thuần dạng nhỏ li ti, trắng đục được phân lập từ các mẫu gan, thận, tỳ tạng, máu, mắt và não cá bệnh xuất hiện nhiều trên môi trường brain heart infusion  agar (BHI ) và thạch máu (BA). Quan sát tế bào vi khuẩn nhuộm Gram có hình cầu, dạng chuỗi, Gram dương. Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kít API 20Strep và giải trình tự gen 16S rRNA đã xác định vi khuẩn phân lập trên cá rô đồng bệnh ?đen thân? là Streptococcus iniae. Hai chủng vi khuẩn S. iniae điển hình được sử dụng để gây thí nghiệm cảm nhiễm trên cá rô đồng giống khỏe (trọng lượng 3-6 g) bằng phương pháp tiêm 4 nồng độ từ 103 đến 106 CFU/mL. ...

PHÂN CẤP ĐỘ BỀN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN CẤU TRÚC ĐẤT CỦA NHÓM ĐẤT PHÙ SA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Lê Văn Khoa, Nguyen Van Be Ti
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân hạng độ bền cấu trúc đất (SQ) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cấu trúc đất của nhóm đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm loại đất điển hình thuộc nhóm đất phù sa ven sông và xa sông được chọn cho mục đích nghiên cứu. Với số lượng 100 mẩu đất được lấy và phân tích các chỉ số độ bền cấu trúc đất và các đặc tính hóa lý đất liên quan. Năm mươi hộ nông dân trong vùng nghiên cứu cũng được phỏng vấn để đánh giá các mặt ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ được xác định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự biến động độ bền kết cấu và cấu trúc đất so với sa cấu, Ca và CEC trong đất. Để cải thiện độ bền cấu trúc đất và tạo cho kết cấu đất phát triển trong canh tác và sử dụng đất cần khuyến khích bón thêm phân hữu cơ cho đất.  Độ bền cấu trúc đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long có giá trị khá biến động, chỉ số độ bền kết cấu đất (SI) thay đổi từ 0,23 - 2,38 và chỉ số độ bền cấu trúc đất (SQ) từ 22,43 - 184,13. Độ bền cấu trúc nhóm đất phù bước đầu có thể phân cấp thành 03 mức độ: Thấp (85).

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI ĐÁ TAI CỦA HỌ CÁ CHÉP (CYPRINIDAE) PHÂN BỐ Ở AN GIANG VÀ CẦN THƠ

Hà Phước Hùng, Ho Kim Loi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hình thái đá tai của họ Cá chép (Cyprinidae) đã được thực hiện từ tháng 8/2011 đến 7/2012 ở tỉnh An Giang và Cần Thơ. Kết quả là đã xác định được 26 loài cá của 20 giống thuộc họ Cá chép. Qua xem xét đặc điểm cấu trúc đá tai của 26 loài cá thuộc họ Cá chép cho thấy có thể xếp thành 3 dạng tổng quát là dạng hình Elip; dạng hình tam giác và dạng hình quả trứng. Có sự khác biệt khá rõ ràng về hình dạng (nhất là rãnh trung tâm) và kích thước đá tai giữa các loài. Từ đây cho thấy có thể dựa vào các đặc điểm riêng biệt của từng loại đá tai để hỗ trợ cho định danh loại.

TẬN DỤNG PHẾ PHẨM KHÓM CẦU ĐÚC (HẬU GIANG) CHO QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ENZYME BROMELAIN

Nguyễn Văn Thành, Duong Thi Diem Trang, Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu na?y nhă?m mu?c đi?ch kha?o sa?t a?nh hươ?ng cu?a các yếu tố như: (i) ảnh hưởng của tác nhân tủa (acetone, ethanol, ammonium sulfate); (ii) ammonium sulfate (60, 70, 80%) và nhiệt độ kết tủa (27 oC và 4 oC) và (iii) phương pháp sấy (đông khô, chân không và bằng H2SO4) đến sản phẩm enzyme bromelain trích ly từ chồi ngọn khóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt ti?nh enzyme bromelain của chồi ngọn khóm thu hô?i khi tủa bằng acetone cho kết quả (82,86%) cao hơn hoạt tính enzyme thu hồi khi kết tủa bằng ethanol (79,19%) va? ammonium sulfate (66,19%). Nồng độ ammonium sulfate 80% (w/v) bão hòa và nhiệt độ kết tủa 27 oC thích hợp cho kê?t tu?a bromelain. Sấy chân không (35oC trong 9 giờ) cho hiê?u qua? thu nhận bột bromelain thành phẩm cao, sản phẩm có màu trắng, độ ẩm thấp hơn 8%, hiệu suất thu hồi hoạt tính enzyme 74,74%.

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN LIỆU (SỮA, GELATIN VÀ MỨT ĐÔNG) ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA YAOURT TRÁI CÂY

Nguyễn Minh Thủy, Ho Thanh Huong, Nguyen Ai Thach, Đoàn Nguyễn Phú Cường
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát các ảnh hưởng (i) tỷ lệ sữa tươi (40ữ80%), tỷ lệ sữa bột (1ữ5 %) và tỷ lệ sữa đặc (5ữ20%) đến chất lượng của yaourt; (ii) tỷ lệ gelatin đến tính chất vật lý (độ tách nước và cấu trúc) và giá trị cảm quan của yaourt trái cây; (iii) tỷ lệ phối trộn mứt trái cây (5ữ20%) tới giá trị cảm quan của yaourt dạng khuấy và yaourt dạng lớp (FOB style hay Sundae style). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phối trộn của sữa tươi 60%, sữa đặc 10% và sữa bột 3% cho yaourt có giá trị cảm quan (mùi vị, cấu trúc tốt, cảm giác ngon miệng) và chất lượng tốt (không tách nước). Gelatin sử dụng với hàm lượng 0,4% (Bloom 220) giúp cải thiện được cấu trúc (mịn, liên kết chặt, độ dính tốt), độ tách nước và cảm giác ngon miệng của yaourt trái cây. Bổ sung 10% mứt đông (Brix 45-50) vào yaourt dạng khuấy và 15% vào yaourt dạng lớp (FOB - Fruit on Bottom) cho sản phẩm yaourt trái cây có vị ngon, mùi thơm và cấu trúc tốt, không bị tách nước.

SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ MÙA VỤ SINH SẢN CỦA VẸM VÀNG LIMNOPERNA FORTUNEI BÁM TRÊN ỐC GẠO Ở CỒN PHÚ ĐA, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Vũ Ngọc Út, La Ngoc Thach, Nguyễn Bạch Loan
Tóm tắt | PDF
Sự phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của vẹm vàng (Limnoperna fortunei) được nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011 tại cồn Phú Đa, Chợ Lách, Bến Tre nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế sự đeo bám của vẹm trên ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides). Mẫu vẹm được thu hàng tháng với số lượng 20 cá thể để phân tích tỉ lệ đực cái, chỉ số độ béo, hệ số thành thục sinh dục và sự phát triển của tuyến sinh dục. Kết quả cho thấy tuyến sinh dục của vẹm phát triển qua 5 pha, trong đó pha 4 (pha sinh sản) có chứa nhiều giai đoạn trứng với các kích thước khác nhau thể hiện vẹm vừa sinh sản vừa tái hấp thụ để dự trữ dinh dưỡng. Tỉ lệ cá thể cái thường cao hơn cá thể đực (45-65%, so với 35-45%) trừ tháng 3 có tỉ lệ bằng nhau (45%). Không phát hiện hiện tượng lưỡng tính ở loài vẹm này. Chỉ số thành thục khá cao ở hầu hết các tháng, cao nhất ở tháng 1 và tháng 6 trùng với chỉ số độ béo cao ở thời điểm này. Pha sinh sản thường gặp ở hầu hết các tháng, nhất là thời điểm tháng 1 và tháng 6, thể hiện vẹm có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung nhiều ở thời điểm tháng 1 và tháng 6.

Sử DụNG LUÂN TRùNG NƯớC NGọT BRACHIONUS ANGULARIS TRONG ƯƠNG Cá BốNG TƯợNG OXYELEOTRIS MARMORATUS GIAI ĐOạN Từ KHI MớI Nở ĐếN 10 NGàY TUổI

Trần Sương Ngọc, Vũ Ngọc Út
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm nhằm xác định khả năng sử dụng luân trùng nước ngọt Brachionus angularis trong ương cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) ở giai đoạn từ khi mới nở đến 10 ngày tuổi. Thí nghiệm 1 nhằm xác định mật độ luân trùng cho ăn thích hợp với 4 nghiệm thức: mật độ luân trùng cho ăn 5, 8, 11 cá thể/mL và nghiệm thức đối chứng cho ăn lòng đỏ trứng gà kết hợp bột đậu nành. Thí nghiệm 2 được tiến hành với mục đích xác định mật độ tảo Chlorella bổ sung vào hệ thống ương cá bột cá bống tượng với 4 nghiệm thức: 0; 0,5; 1 và 1,5 x 106 tb tảo/mL. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của cá bống tượng cho ăn bằng luân trùng với mật độ 5 ct/mL không khác biệt so với cho ăn lòng đỏ trứng kết hợp với bột đậu nành tuy nhiên khi nâng mật độ luân trùng cho ăn lên 11 ct/mL có thể nâng cao tỉ lệ sống của cá bống tượng vào ngày thứ 10 từ 19,9±1,4% lên 35,3±5,7%. Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn này tiếp tục tăng lên đến 43,6±2,8% khi ương cá trong hệ thống nước xanh có mật độ Chlorella 1,5x106 tế bào/mL và mật độ luân trùng là 11 cá thể/mL.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NITƠ KHÁC NHAU LÊN SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID CỦA TẢO SPIRULINA PLATENSIS (GEITLER, 1925) NUÔI TRONG NƯỚC MẶN

Tran Thi Le Trang
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, 5 mức nitơ (6,18; 12,35; 18,53; 24,7 và 30,88 mg/l) được thử nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này lên sinh trưởng, hàm lượng protein và lipid của tảo S. platensis nước mặn trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tảo được nuôi ở các mức nitơ cao hơn (18,53; 24,7 và 30,88 mg/l) cho sinh khối cực đại lớn hơn (4,90; 4,79 và 4,35 g/L) so với các mức nitơ thấp hơn (6,18 và 12,35 mg/l) (3,06 và 3,46 g/L) (p < 0,05) ở ngày nuôi thứ 8. Không có sự khác biệt thống kê về sinh khối cực đại đạt được giữa các mức nitơ 18,53; 24,7 và 30,88 mg/l hay 6,18 và 12,35 mg/l (p > 0,05). Tương tự, các mức nitơ càng cao hàm lượng protein đạt được càng cao nhưng hàm lượng lipid đạt được lại càng thấp và ngược lại. Cụ thể, ở mức nitơ cao nhất (30,88 mg/l) hàm lượng protein và lipd đạt được lần lượt là 69,64 và 10,12% khối lượng khô, trong khi đó, con số này ở mức nitơ thấp nhất (6,18 mg/l) lần lượt là 52,29 và 13,48% khối lượng khô (p < 0,05). Có thể thấy rằng, mức nitơ tốt nhất cho tảo S. platensis là 18,53 mg/l nhằm đạt được các giá trị tối ưu về sinh trưởng, hàm lượng protein, lipid và hiệu quả kinh tế.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ VÀ THÔNG SỐ TRỨNG GÀ TÀU VÀNG

Đỗ Võ Anh Khoa
Tóm tắt | PDF
Chăn nuôi gà thả vườn là một trong những nghề chăn nuôi truyền thống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây giống gà Tàu Vàng ở khu vực phíaNamđang được chú ý và đưa vào danh sách bảo tồn bởi những ưu điểm của nó về năng suất và chất lượng thịt. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng lên tỉ lệ ấp nở và các chỉ số đo về trứng của gà Tàu Vàng. Nhìn chung, (i) có sự ảnh hưởng của khối lượng trứng lên chỉ số hình dáng trứng, khả năng mất nước sau khi ấp và tỉ lệ trứng có phôi (p

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM SINH HỌC KHÁC NHAU ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO CHAETOCEROS MUELLERI

Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Tảo khuê Chaetoceros muelleri được nuôi bằng môi trường cơ bản F/2 và bổ sung chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus và Lactobacillus với các liều lượng khác nhau là 0; 0,5; 0,75 và 1,0 mg/L. Kết quả cho thấy khi bổ sung với hàm lượng 0,75 mg/L mật độ tảo đạt cao (86,56 ± 0,95 x 105 tb/ml) và duy trì được trong 12 ngày, kết quả này có ý nghĩa thống kê (p

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TƯỚI LÊN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM, NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA VÀ ĐẤT PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyen Quoc Khuong, Lê Tấn Lợi, Nguyễn Minh Đông
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả sử dụng phân N và năng suất lúa dưới ảnh hưởng của hai biện pháp tưới trong nhà lưới trên đất phù sa và đất phèn, kỹ thuật 15N đánh dấu được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của sử dụng phân đạm. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức gồm hai phương pháp quản lý nước (ngập liên tục và khô ngập luân phiên) trên hai loại đất (đất phù sa và đất phèn) được thực hiện ở nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ? Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm nhà lưới cho thấy biện pháp tưới tiết kiệm đưa đến hiệu quả sử dụng phân N (40,30%) và năng suất hạt lúa (0,34 kg m-2) tương đương với biện pháp tưới ngập liên tục. Hiệu quả sử dụng phân N trên đất phèn Giồng Riềng-Kiên Giang và đất phù sa Ô Môn-Cần Thơ không khác biệt ý nghĩa thống kê 5%, dao động 31,68 ? 44,01%. Trong đó, hiệu quả sử dụng phân N trên hạt lúa dao động 15-20%. Năng suất hạt lúa đạt được giữa hai loại đất cũng không khác biệt ý nghĩa thống kê 5%.

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU PROTEIN VÀ LIPID CỦA CÁ THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyen Huu Bon, Lam Mỹ Lan, Trần Lê Cẩm Tú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu protein tối ưu ở các mức lipid khác nhau của cá thát lát còm (Chitala chitala) giai đoạn giống 2,42 g/con. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần gồm 12 nghiệm thức thức ăn  với 4 mức protein (35%, 40%, 45% và 50%) và 3 mức lipid (6%, 9% và 12%). Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng protein và lipid khác nhau trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Tốc độ tăng trưởng của cá gia tăng theo hàm lượng protein trong thức ăn, tuy nhiên khi hàm lượng thức ăn 50% protein thì sinh trưởng của cá giảm. Tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất ở nghiệm thức 45% protein và 6% và hệ số thức ăn FCR thấp khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 40% protein và 9% lipid, nhưng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Nhu cầu protein và lipid thích hợp cho cá thát lát giai đoạn giống là từ 40% - 45% tương ứng với hàm lượng lipd trong thức ăn 9 và 6 %.

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ CHỌN LỌC LÊN SỰ BIẾN ĐỘNG SINH TRẮC HỌC CỦA TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA FRANCISCANA

Dang Kim Thanh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Trong thí nghiệm này, trứng bào xác Artemia franciscana Vĩnh Châu (Việt Nam) được chọn lọc bằng phương pháp cắt góc một chiều với các cường độ chọn lọc khác nhau. Ba kích thước mắt lưới 200 ?m, 180 ?m và 170 ?m được dùng để lọc trứng (tương ứng với 3 nghiệmthức) vàtrứng lọt qua mắt lưới được dùng làm giống nuôi thu thế hệ F1 trong phòng thí nghiệm cùng với dòng đối chứng (trứng không chọn lọc). Kết quả cho thấy, giá trị trung bình đường kính trứng ở các nghiệm thức chọn lọc 200 ?m, 180 ?m và 170 ?m ở thế hệ F1s lần lượt là 225±12,6; 220±12,9 và 207±13,2 ?m. Tỷ lệ trứng nhỏ hơn 210 ?m trong phân phối chuẩn của các nghiệm thức chọn lọc tương ứng là 17,3%, 50,6% và 64,1%. Các giá trị trung bình của F1s nhỏ hơn có ý nghĩa (p

THử NGHIệM ƯƠNG Cá CHìNH HOA (ANGUILLA MARMORATA) VớI CáC LOạI THứC ĂN KHáC NHAU TRONG Hệ THốNG TUầN HOàN NƯớC

Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Thử nghiệm ương cá chình hoa (Anguilla marmorata) với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn nước được thực hiện tại Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ từ 03/2012 đến 11/2012. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: (i) thức ăn nhân tạo, (ii) thức ăn nhân tạo kết hợp cá tạp và (iii) cá tạp được bố trí trong bể 2 m3 với hệ thống tuần hoàn nước. Cá chình có khối lượng 1,60 ± 0,01 g/con ương ở mật độ 20 con/m3trong nước ngọt, có sục khí. Kết quả sau 8 tháng ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn nhân tạo (0,020 g/ngày và 0,57 %/ngày) và thức ăn nhân tạo kết hợp cá tạp (0,018 g/con và 0,55 %/ngày) cao khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CHỐNG LẠI EDWARDSIELLA ICTALURI

Từ Thanh Dung, Tran Hoa Cuc, Nguyen Hoang Nhat Uyen, Ma Le Diem Trang
Tóm tắt | PDF
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) sau khi nhiễm Edwardsiella ictaluri ở ao nuôi và điều kiện cảm nhiễm. Phương pháp vi ngưng kết kháng thể được sử dụng để xác định kháng thể đặc hiệu. ở ao nuôi, kết quả kiểm tra từ 419 mẫu huyết thanh cá cho thấy: khi cá đang nhiễm bệnh kháng thể tăng ở mức thấp (1,7). Kết quả này cho thấy, cá tra ngoài tự nhiên có đáp ứng kháng thể chống lại vi khuẩn E. ictaluri ở mức thấp và thời gian miễn dịch ngắn. Trong khi đó ở điều kiện cảm nhiễn, kháng thể của cá được đánh giá suốt 15 tuần sau tiêm vắc-xin. Kết quả, cá sau tiêm vắc-xin có sự tăng kháng thể (>9,5) đáng kể so với đối chứng (ở  p10). Trong ao nuôi thực nghiệm có tiêm vắc-xin, kháng thể được đánh giá sau mỗi 10 ngày, thu mẫu kiểm tra kháng thể suốt chu kỳ nuôi. Kết quả nhận thấy, kháng thể tăng cao có ý nghĩa sau 10 ngày đầu tiên ở nhóm tiêm vắc-xin (>9) và luôn duy trì mức cao (>7) so với nhóm đối chứng (

SỬ DỤNG EMZYME ?-1,4-GLUCAN GLUCOHYDROLASE TRONG CHẾ BIẾN NƯỚC UỐNG TỪ KHOAI LANG

Dương Thị Phượng Liên
Tóm tắt | PDF
Khoai lang bí được chế biến thành nước uống bổ sung hương từ dịch quả. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đã được khảo sát. Chúng bao gồm nhiệt độ và thời gian thủy phân tinh bột khoai lang bằng enzyme a-1,4-glucan glucohydrolase, loại hương dịch quả bổ sung cùng với nhiệt độ và thời gian thanh trùng sản phẩm. Hiệu quả của quá trình thủy phân tinh bột được đánh giá thông qua hiệu suất thủy phân, độ Brix, hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột sau thủy phân. Hiệu quả quá trình thủy phân tinh bột khoai lang tối ưu tương ứng với nhiệt độ 60oC trong thời gian 60 phút. Để sản phẩm có giá trị cảm quan tốt một số hương trích từ cam, gừng, khóm, cóc, xoài và mật ong được bổ sung vào sản phẩm. Sản phẩm bổ sung hương trích từ gừng được hội đồng cảm quan cũng như người tiêu dùng chấp nhận. Để đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm giá trị PU được tính toán. Sản phẩm có thể được thanh trùng ở 90oC trong 8 phút.

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Minh Thông, Thai Bich Tuyen, Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thanh Bình
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng chăn nuôi heo tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả điều tra cho thấy nghề nuôi heo trên địa bàn tỉnh thường tập trung ở qui mô nhỏ (81,82%), người nuôi có nhiều kinh nghiệm, hầu hết heo được nuôi theo hệ thống chuồng hở (96,26%), sử dụng các giống heo lai (93,58%), các nguồn thức ăn và phương thức cho ăn khác nhau (hỗn hợp 58,82%, cho ăn tự do 84,49%, ở dạng khô 57,22%), chương trình tiêm phòng tập trung vào các bệnh như tụ huyết trùng (67,91%), phó thương hàn (67,38%), dịch tả (68,45%) và có lắp đặt hệ thống xử lý chất thải kết hợp (71,66%).

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ THÂM CANH LÚA TẠI HUYỆN MỘC HÓA ? TỈNH LONG AN

Trần Bá Linh, Bui Nhuan Dien
Tóm tắt | PDF
ở đồng bằng sông Cửu Long, thâm canh lúa trong nhiều năm đưa đến bạc màu đất. Trên đất phù sa cổ, là biểu loại đất nghèo dưỡng chất, nông dân canh tác độc canh lúa hai vụ không bón phân hữu cơ, chỉ sử dụng phân vô cơ với lượng đạm (N) và lân (P) cao, năng suất lúa đạt thấp. Thí nghiệm luân canh lúa ? màu, bón phân hữu cơ được thực hiện trên đất phù sa cổ tại huyện Mộc Hóa ? tỉnh Long An nhằm đánh giá sự cải thiện hàm lượng dưỡng chất trong đất và cải thiện năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức: (1) hai vụ lúa (theo canh tác của nông dân), (2) lúa + 10 tấn phân hữu cơ vi sinh ? lúa, (3) lúa ? mè, (4) lúa ? đậu phộng, (5) lúa ? đậu nành. Kết quả thí nghiệm dài hạn qua 8 năm cho thấy luân canh lúa ? màu giúp tăng khả năng cung cấp đạm hữu dụng trong đất, tăng khả năng khoáng hóa đạm, tăng hàm lượng cacbon dễ phân hủy so với chuyên canh lúa. Bón phân hữu cơ giúp cải thiện hàm lượng cacbon dễ phân hủy, tăng lượng đạm hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Qua hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất lúa của nghiệm thức luân canh lúa ? màu và nghiệm  thức canh tác hai vụ lúa có bón phân hữu cơ cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thâm canh lúa theo biện pháp kỹ thuật của nông dân

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TÍNH CHỨC NĂNG CỦA TINH BỘT LÚA MÌ

Nhan Minh Trí, Les Copeland
Tóm tắt | PDF
Tinh bột là thành phần chủ yếu trong nhiều thực phẩm và là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần dinh dưỡng của người. Tính chất chức năng của tinh bột thay đổi theo giống và môi trường, đưa đến kết quả là khó dự đoán được quá trình chế biến thực phẩm và chất lượng thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu là bổ sung kiến thức về sự ảnh hưởng của môi trường đến tính chất chức năng của tinh bột trong quá trình trồng trọt, mà các tính chất này có ảnh hưởng đến quá trình chế biến và chất lượng thực phẩm. Tinh bột được trích ly từ năm giống lúa mì thương mại được trồng ở năm vùng khí hậu khác nhau ở úc trong mùa vụ  năm 2008. Tinh bột được phân tích các tính chất chức năng như nhiệt độ hồ hóa và độ nhớt hồ tinh bột. Kết quả thống kê cho thấy giống ảnh hưởng chủ yếu đến độ nhớt hồ tinh bột, nhiệt độ hồ hóa và nhiệt độ dịch hóa. Địa điểm trồng trọt ảnh hưởng mạnh đến enthalpy hồ hóa và sự giảm độ nhớt. Có mối tương quan chặt chẽ (p < 0,001) giữa điều kiện môi trường (thổ dưỡng, lượng mưa và nhiệt độ) với tính chất nhiệt và độ nhớt của tinh bột.

TUYỂN CHỌN VÀ TÁI SINH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trần Nhân Dũng, Trần Thị Xuân Mai, Đỗ Tấn Khang
Tóm tắt | PDF
Mười tám giống lúa thu thập được từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá khả năng chống chịu mặn bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung 0?, 4?, 6? NaCl. Kết quả cho thấy tỉ lệ cây sống, chiều cao thân, chiều dài rễ, trọng lượng khô thân lúa đều giảm mạnh khi nồng độ mặn tăng lên trong khi hàm lượng chlorophyll thay đổi không đáng kể. Bốn marker RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Phân tích kết quả PCR cho thấy rằng chỉ có RM206 cho thấy sự liên kết với kiểu gen chịu mặn. Ba giống cao sản MTL480, MTL687 và ST20 được chọn để nghiên cứu mô đột biến trong môi trường mặn. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cho thấy hai giống MTL480 và MTL687 có khả năng tái sinh chồi cao (46,02% và 45,63%) khi bổ sung 5? NaCl vào môi trường nuôi cấy có. Khi nồng độ NaCl tăng lên 10? thì chỉ có 30,67% mô sẹo của giống MTL480 có khả năng tái sinh. Cây con được chuyển sang nhà lưới để đánh giá khả năng chịu mặn, kết quả ghi nhận 100% cây con tái sinh đều sống sót sau 30 ngày trong điều kiện mặn 6?.

PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP THEO THỦY VĂN, THỔ NHƯỠNG VÀ HIỆN TRẠNG CANH TÁC CHO CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE

Lê Văn Khoa, Nguyen Thi Cam Su, Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) trên cơ sở sự thay đổi của thủy văn (độ mặn và xâm nhập mặn) theo kịch bản biến đổi khí hậu B1 và A1F1, thổ nhưỡng và hiện trạng canh tác của vùng nghiên cứu được chọn làm tiêu chí phân vùng sinh thái nông nghiệp trong điều hiện hiện tại, ở năm 2020 và 2050. Nghiên cứu đã khảo sát đất kiểm chứng với 25 mũi khoan và điều tra 25 nông hộ trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 vùng sinh thái nông nghiệp được xác lập: (1) Vùng sinh thái nước ngọt; (2) Vùng sinh thái nước lợ; và (3) Vùng sinh thái nước mặn. Do sự thay đổi thủy văn không đáng kể ở năm 2020 nên phân vùng sinh thái nông nghiệp ở hiện tại và năm 2020 giống nhau. Đến năm 2050, nước biển dâng 33 cm, mặn xâm nhập sâu vào đất liền nên làm giảm 30% diện tích vùng sinh thái nước ngọt và tăng 30% diện tích vùng sinh thái nước lợ. Vùng sinh thái nước mặn thay đổi không đáng kể. Để nâng cao hiệu quả của công tác ứng phó và thích nghi với BĐKH, cần nghiên cứu sâu về sự thay đổi tính chất đất, cũng như tiến hành quy hoạch và xác định các mô hình canh tác thích nghi trong vùng bị ảnh hưởng.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN SỰ ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS)

Đỗ Thị Thanh Hương, Tran Viet Toan, Nguyễn Thị Kim Hà
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm ra giá trị độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của cá rô đồng làm cơ sở phục vụ cho nghề nuôi đối tượng này. (i) Cá rô đồng cỡ từ 5-7 g được xác định ngưỡng độ mặn bằng cách tăng 1? sau ẵ giờ. (ii) Tìm hiểu khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của cá trong nước ngọt và các độ mặn 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36, 39?. (iii) Tiếp tục bố trí cá ở các mức độ mặn 0, 3, 9, 12, 15? để xác định sự tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá sau 90 ngày nuôi. Kết quả cho thấy ngưỡng độ mặn của cá rô đồng là 30?. ASTT và nồng độ các ion Na+, K+ của cá ít thay đổi ở các nghiệm thức dưới 15? và tăng nhanh ở các nghiệm thức 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36, 39?. Điểm cân bằng giữa ASTT và môi trường (điểm đẳng áp) là 12?. Cá rô đồng tăng trưởng tốt ở các nghiệm thức 0 và 3?.

HIệU QUả CủA BIOSAR PHòNG TRừ BệNH ĐạO ÔN (PYRICULARIA GRISEA) TRONG MÔ HìNH CANH TáC LúA THEO TIÊU CHUẩN VIệTGAP TạI HUYệN TAM NÔNG, TỉNH ĐồNG THáP

Vũ Anh Pháp
Tóm tắt | PDF
Đánh giá hiệu lực quản lý bệnh đạo ôn bằng biện pháp tổng hợp kết hợp sử dụng chất kích kháng Biosar-3 ĐHCT (CuCl2). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn tòan ngẫu nhiên tại tỉnh Dong Thap: Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai nghiệm thức có xử lý thuốc trừ bệnh đạo ôn và Biosar có hiệu quả giảm bệnh đạo ôn khác biệt so với đối chứng. Xử lý Biosar không ảnh hưởng đến chiều cao cây, số bông/m2 nhưng gia tăng số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt, từ đó giúp gia tăng năng suất. Tuy nhiên, Biosar không có hiệu quả cao đối với bệnh đạo ôn cổ bông. Năng suất đạt 7,14 tấn/ha so với đối chứng 5,08 tấn/ha. Sạ với mật độ 100 kg/ha giúp cây lúa hạn chế được sự gây hại của bệnh đạo ôn lá đồng thời tăng hiệu quả của biện pháp kích kháng.

MộT Số YếU Tố ẢNH HƯởNG CủA CấU Tử PHÂN LY TRONG SảN XUấT CồN TUYệT ĐốI

Phan Văn Thơm
Tóm tắt | PDF
Muốn sản xuất cồn tuyệt đối, ta cần phải dùng cấu tử phân ly. Cấu tử phân ly có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ của sản xuất cồn tuyệt đối. Để chọn lựa cấu tử phân ly, có thể dựa vào hai phương pháp chính: (1) Dựa vào tính chất của dung dịch tạo thành bởi các cấu tử trong hỗn hợp và cấu tử phân ly, hay (2) dựa vào tính chất của các cấu tử trong hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CaO và Na2CO3 là 2 cấu tử phân ly đã được chọn. Nếu quá trình chưng cất sử dụng 1 cấu tử P1 là CaO, nồng độ cồn chỉ có thể đạt được 99,4% cồn. Nếu sử dụng kết hợp 2 cấu tử P1 và P2 là Na2CO3 nồng độ cồn có thể đạt được gần như tuyệt đối 100%. Kết quả trên đã được kiểm chứng bởi  việc phân tích kiểm chứng trên GC. Kết quả trên đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng phức hợp 2 cấu tử phân ly là CaO và Na2CO3 trong chứng cất cồn tuyệt đối.                                                                                                                                                                                            

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) TRÊN LỒNG Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Trương Hoàng Minh, Tran Ngo Minh Toan, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trần Hoàng Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường-kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi cá bóp ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua việc thu mẫu các chỉ tiêu môi trường nước trong khu vực nuôi cá bóp tại ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc từ tháng 01-10/2011 tại 4 vị trí (đầu, giữa, cuối và xa-cách khu vực nuôi 500 m) theo biên độ triều cao nhất và thấp nhất trong ngày. Ngoài ra, phỏng vấn 30 hộ nuôi cá bóp thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động các chỉ tiêu môi trường không đáng kể giữa các điểm thu mẫu, nhưng có sự khác biệt qua các đợt thu. Các chỉ tiêu độ sâu và nhiệt độ có sự khác biệt lớn theo biên độ triều. Số lồng nuôi bình quân là 6,47 lồng/hộ (32,4 m3/lồng). Nguồn giống chủ yếu được từ đánh bắt tự nhiên (90%). Cá giống có kích cỡ 21 cm được thả nuôi với mật độ là 6,6 con/m3. Tỷ lệ sống và kích cỡ cá thu hoạch lần lượt là 94,2% 6,56 kg/con sau 11 tháng nuôi. Năng suất nuôi trung bình là 2.900kg/100m3. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận tương ứng là 84,3 triệu đồng/100m3 và 25%. Nhìn chung, mặc dù nghề nuôi cá bóp với quy mô nhỏ nhưng mang lại hiệu quả tài chính khá cao.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ MỠ VÀ PHỤ GIA BỔ SUNG ĐẾN ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CỦA XÚC XÍCH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ THỊT DÈ CÁ TRA

Nguyễn Văn Mười, Thai My Ngan, Tran The Hien, Tran Tan Khanh, Lam Hoa Hung, A CHUNG THI THANH PHUONG
Tóm tắt | PDF
Trong quy trình sản xuất fillet cá tra lạnh đông, tỷ lệ phụ phẩm, chủ yếu là dè cá tra chiếm khoảng 10 ữ 15% nguyên liệu ban đầu. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này trong chế biến thực phẩm - điển hình như xúc xích không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, tạo quy trình sản xuất khép kín mà còn góp phần làm giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập quy trình chế biến và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của xúc xích từ thịt dè cá tra. Do hàm lượng P2O5 trong nguyên liệu khá cao, phụ gia này không được bổ sung vào trong quy trình chế biến. Sau khi quy trình rửa thịt dè cá tra được áp dụng nhằm cải thiện màu sắc và độ bền gel của nguyên liệu, ảnh hưởng của tỷ lệ thịt dè cá và mỡ sử dụng đến sự hình thành khối nhũ tương được xác định. Thêm vào đó, một số thành phần chức năng được sử dụng để cải thiện các đặc tính cấu trúc, khả năng giữ nước và sự ổn định nhũ tương của xúc xích. Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng xúc xích được đảm bảo với tỷ lệ thịt dè cá và mỡ sử dụng là 75% và 25%, kết hợp với việc bổ sung 4% tinh bột biến tính và 0,4% phụ gia chitofood.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ MÍA TRONG SẢN XUẤT CHẤT BÉO TỪ NẤM MEN YARROWIA LIPOLYTICA PO1G

Hồ Quốc Phong, Vo Truong Giang, Truong Thi Cam Tu, Huỳnh Liên Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng sử dụng bã mía để nuôi cấy nấm men Yarrowia lipolytica Po1g nhằm thu được chất béo. Sau khi được xử lí sơ bộ, bã mía được chuyển hóa thành đường bằng phương pháp thủy phân với H2SO4 loãng ở nồng độ (1 - 4%), nhiệt độ (60 - 120°C), và thời gian (1- 8 giờ). Kết quả cho thấy nồng độ đường tổng tăng tỉ lệ thuận với nồng độ acid, thời gian, và nhiệt độ thủy phân. Nồng độ đường tổng cao nhất thu được khi bã mía được thủy phân bằng H2SO4 3% ở 90oC trong 6 giờ và với tỉ lệ bã mía và dung dịch acid là 1/25 g/mL. Quá trình nuôi cấy nấm men Y. lipolytica Po1g cho thấy sản phẩm thủy phân bã mía đã khử độc cho kết quả tăng trưởng sinh khối là cao nhất (12.07 g/L) so với D-glucose (10.3 g/L) và D-xylose (8.45 g/L). Hàm lượng chất béo cao nhất thu được khi nấm men được nuôi cấy trong bã mía thủy phân có nồng độ đường tổng 30 g/L là 46.7%.

MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI ĐẠM HỮU DỤNG TRONG ĐẤT LÚA BẰNG PHẦN MỀM STELLA

Nguyễn Văn Quí, Lê Tấn Lợi
Tóm tắt | PDF
Đặc tinh của đất lúa ngập nước là bón đạm (N) cao, sự mất N cao và hiệu quả sử dụng thấp. Mô hình mô phỏng là công cụ hỗ trợ mạnh cho ước đoán lượng N tối hảo cho cánh đồng chuyên biệt và giúp tránh bón thừa hoặc bón thiếu N. Đề tài được thực hiện với sử dụng phần mềm Stella để thiết kê chu trình N. Dữ liệu cơ sở sử dụng cho thiết kê mô hình được thu thập từ kết quả nghiên cứu thực tế trên đất lúa Giồng Riềng-Kiên Giang. Kết quả cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu trình N khoáng hóa mô phỏng trong đất là lượng thải thực vật có được từ sinh khối cây trồng được tạo nên ở vụ trước. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy lượng đạm được khoáng hóa trong một vụ là 25 kg ha-1, trong khi lượng đạm hút thu trong cây lúa là 45 kg ha-1. Khi bón đạm, lượng N hút thu mô phỏng của cây lúa là 80 kg ha-1, đây là lượng N được cân bằng với các tiến trình bốc hơi N, khoáng hóa và mùn hóa xảy ra trong đất. Mô phỏng được diễn biến của N trong đất và nhu cầu N của cây sẽ là cơ sở giúp ta bổ sung phân đạm đáp ứng nhu cầu cây trồng một cách hợp lý.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ LÚA CÓ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ TỔNG HỢP IAA

Nguyen Thi Phuong Oanh, Tran Buu Minh, Nguyễn Thị Pha
Tóm tắt | PDF
Các loài vi khuẩn sống tự do trong vùng đất rễ lúa sở hữu nhiều đặc tính tốt cần được khai thác để phục vụ cho nền nông nghiệp thân thiện hơn với môi trường. Trong đó, khả năng cố định đạm và sinh tổng hợp Indole acetic acid (IAA) là 2 đặc tính được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Trong nghiên cứu này, từ mẫu đất vùng rễ lúa của 4 giống lúa khác nhau thu tại 2 tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh, có 56 dòng vi khuẩn đã được phân lập và khảo sát khả năng cố định đạm. Từ kết quả thu được, 15 dòng có khả năng cố định đạm cao được chọn để tiếp tục khảo sát khả năng tổng hợp IAA. Năm dòng vi khuẩn TV2C1, TV3A4, TV2B7, CTA3 và CTB3 vừa có khả năng cố định đạm ở mức khá cao, vừa có khả năng tổng hợp IAA tốt. Lượng IAA tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn này biến động từ 28,6293mg/ml (TV2C1) đến 42,1351mg/ml (TV2B7).

ỨNG DỤNG VI SINH VẬT VÀ ENZYME PROTEASE ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TƯƠNG LÊN MEN TRUYỀN THỐNG

Nguyễn Văn Thành, Tran Thi Yen Minh
Tóm tắt | PDF
Mu?c tiêu cu?a nghiên cư?u na?y la? nhằm tạo ra sản phẩm nước tương có giá trị dinh dưỡng cao, không chứa độc tố 3-MCPD và rút ngắn thời gian sản xuất, tư? đo? một số thí nghiệm đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chủng giống thuần Aspergillus oryzae với mật số 106 bào tử/g chất khô (gck) đã rút ngắn thời gian ủ koji xuống còn 52 giờ so với quá trình ủ truyền thống khoảng 4 - 5 ngày. Kết hợp bổ sung 2% chế phẩm enzyme thương mại vào công đoạn thủy phân koji ở 50oC, 36 giờ trước khi bổ sung muối cho hiệu suất thủy phân đạm amin cao nhất 44,8% và cao hơn nhiều so với mẫu đối chứng (không bổ sung enzyme) 8,8%. Trong quá trình lên men trong nước muối bằng phương pháp bổ sung vi khuẩn Pediococcus halophillus với mật số 104 tế bào/g và nấm men Zygosaccharomyces rouxii 102 tế bào/g dịch lên men sản phẩm nước tương thu được có hương vị thơm ngon tự nhiên.

NĂNG LỰC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TIẾNG ANH ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH 120 TÍN CHỈ

Nguyễn Văn Lợi, Đỗ Xuân Hải, Chung Thị Thanh Hằng
Tóm tắt | PDF
Năng lực tiếng Anh của giáo viên tiếng Anh là một thành tố kiến thức cốt lõi trong chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển năng lực tiếng Anh của các giáo viên tương lai trong một chương trình đào tạo. Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ đối với 75 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh học theo chương trình đào tạo 120 tín chỉ. Nghiên cứu đánh giá và xác định mức trình độ tiếng Anh của sinh viên bằng bài thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế có tên IELTS và Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ của Châu Âu, đồng thời xác định sự tiến bộ của sinh viên sau 2 năm theo học chương trình này bằng cách so sánh điểm thi IELTS với điểm thi TOEIC đầu vào của nhóm sinh viên này. Nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về trình độ tiếng Anh của nhóm sinh viên, với khoảng 60% số sinh viên đạt trình độ B1 trở lên và 40% đạt trình độ A2 trở xuống. Kỹ năng nghe hiểu của sinh viên là kém nhất so với các kỹ năng đọc và viết, nhưng nhìn chung sinh viên có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng tiếng Anh sau 2 năm học tập.

TựA Đề BàI BáO NGHIÊN CứU NGàNH NGÔN NGữ: Độ DàI Và KếT CấU PHổ BIếN

Đỗ Xuân Hải, Nguyễn Văn Nở
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này, chúng tôi xem xét và báo cáo độ dài cũng như cấu trúc phổ biến của tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ xuất bản bằng tiếng Việt trên khối liệu gồm  260 tựa đề trích ra từ 260 bài báo nghiên cứu đăng tải trên hai tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2010 và 2012. Do số lượng và phạm vi khối liệu trong nghiên cứu này còn hạn chế, chúng tôi mong sẽ có những nghiên cứu lặp lại giúp xác nhận giá trị đúng đắn cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cũng đề nghị phát triển hướng nghiên cứu các nội dung này cho tựa đề bài báo nghiên cứu khoa học trong các chuyên ngành khác và giữa các chuyên ngành trong tiếng Việt.

TíNH KHOA HọC Và NGHIÊN CứU KHOA HọC Xã HộI - NHÂN VăN

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Gần đây, báo chí nói nhiều về tình trạng trì trệ hiện nay của nước ta trong hoạt động khoa học nói chung và khoa học xã hội nhân văn nói riêng. Nhiều tác giả đã đề cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có nói đến sự lạc hậu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhằm mục đích góp phần cải thiện hoạt động khoa học trong lĩnh vực này, tác giả bài viết này muốn giới thiệu một số quan niệm về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn được sử dụng rộng rãi trong giới nghiên cứu phương Tây. Tác giả đặc biệt lưu ý đến tính khoa học và phương pháp khoa học mà mọi công trình nghiên cứu đều phải bảo đảm.

THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ NHẮN TIN (SMS LANGUAGE) CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ HỌC SINH THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA VÀ CHÂU VĂN LIÊM THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Pham Thi Thai, Pham Thi Quyen Trang, Pham Thuy Huynh, Huynh Chi Nghia
Tóm tắt | PDF
Trên cơ sở thống kê, khảo sát 100 tin nhắn của 700 sinh viên Trường Đại học Cần Thơ và học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa và Châu Văn Liêm Thành phố Cần Thơ, bài viết phân tích hiện dạng của ngôn ngữ được sử dụng ở ba cấp độ: ngữ âm ? chính tả, từ vựng và ngữ pháp. Bài viết gióng lên tiếng trống cảnh báo những nhà giáo dục, những chuyên gia ngôn ngữ học về nguy cơ vẩn đục ngôn ngữ học đường và sự trong sáng của tiếng Việt.

MộT Số PHƯƠNG PHáP ĐáNH GIá CHấT LƯợNG LớP HọC CủA SINH VIÊN NGàNH Kỹ THUậT

Lý Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Đánh giá lớp học là hướng tiếp cận được thiết kế để giúp giảng viên xác định những nội dung và mức độ hiểu của sinh viên tại lớp học. Hướng tiếp cận này lấy người học làm trung tâm, giảng viên dẫn dắt, căn cứ vào tình huống cụ thể và xuất phát từ sự giảng dạy được tổ chức tốt. Bài viết này giới thiệu một số phương pháp đánh giá lớp học (CATs) có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật góp phần cải thiện chất lượng dạy và học kỹ thuật.

NGHI LỄ TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG (KHẢO SÁT Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG)

Nguyen Huy Khuyen
Tóm tắt | PDF
Tang ma là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng theo quan niệm của người Nùng. Người chết không phải là hết mà chết đi là trở về cõi tiên, ngao du trong cõi tiên cảnh. Vì vậy, trong nghi lễ tang ma của người Nùng được tổ chức rất nghiêm chỉnh và phức tạp. Theo như lời thầy cúng Vi Văn Dèn (người thầy cúng uy tín nhất của người Nùng ở Lâm Đồng) cho biết còn rất nhiều lễ nghi phức tạp vẫn còn được nhiều gia đình người Nùng ở Lâm Đồng gìn giữ. Có những nghi lễ cúng mẹ có thể kéo dài để đọc một bài cúng để ca ngợi tình mẫu tử. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn cung cấp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu về phong tục tang ma của người Nùng ở Lâm Đồng để có thể so sánh với phong tục của người Nùng ở phía Bắc.

ĐáNH GIá CủA DU KHáCH Về DU LịCH SINH THáI Ở KHU DU LịCH GáO GIồNG, HUYệN CAO LãNH, TỉNH ĐồNG THáP

Nguyễn Trọng Nhân
Tóm tắt | PDF
Gáo Giồng là một trong hai địa bàn có nhiều lợi thế về phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy, từ năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã xác định Khu du lịch Gáo Giồng có ý nghĩa quốc gia và vùng. Tuy nhiên, thời gian qua, Khu du lịch vẫn chưa được đầu tư đúng mức: khả năng tiếp cận còn khó khăn; các dịch vụ cung ứng chưa đa dạng và chất lượng còn hạn chế; trình độ của đội ngũ nhân viên còn thấp; chưa đảm bảo một số yêu cầu trong du lịch sinh thái,... Bằng phương pháp điều tra du khách thông qua bảng câu hỏi kết hợp với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu phản ánh thực trạng cũng như đánh giá của du khách về du lịch sinh thái ở Khu du lịch Gáo Giồng thời gian qua. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở địa bàn khảo sát trong thời gian tới.

SỰ THAY ĐỔI MÔ HÌNH CANH TÁC THEO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

Phạm Thanh Vũ, Vuong Tuan Huy, Phan Hoang Vu
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Đặc biệt là những vùng ven biển thì xảy ra các mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong khai thác và sử dụng tài nguyên qua các yếu tố như nhiễm phèn, nhiễm mặn, chất lượng nước và môi trường nước đang là vấn đề khó khăn giữa các mục đích sử dụng đất đai. Trên cơ sở kết quả phân tích PRA và SWOT, phân tích hệ sinh thái, đánh giá sự thay đổi hiện trạng và các nguyên nhân tác động đến sự thay đổi, giải pháp thích ứng của người dân. Kết quả cho thấy: một trong những biện pháp của người dân để thích ứng với vấn đề trên là thay đổi sử dụng đất đai trên 03 vùng sinh thái khác nhau (mặn, ngọt và lợ). Giải pháp này không đòi hỏi quá nhiều chi phí nhưng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân vùng bị ảnh hưởng. Đảm bảo được ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIÊN TIẾN GIÚP SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG

Đoàn Thị Trúc Linh, Nguyễn Văn Cương
Tóm tắt | PDF
Để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành kỹ thuật đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay đòi hỏi sự quan tâm đến nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp giảng dạy trong quá trình đào tạo. Bài viết này giới thiệu một số phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp sinh viên ngành kỹ thuật học tập chủ động nhằm lĩnh hội tốt kiến thức, phát huy những kỹ năng mềm và tính sáng tạo của người học. Với các phương pháp giảng dạy mới này giúp sinh viên cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, sinh viên sẽ khám phá ra những điều mình chưa hiểu rõ, cũng như chưa thực hiện tốt chứ không phải tiếp thu tri thức một cách thụ động. Ngoài ra, sinh viên sẽ tham gia nghiên cứu vào những tình huống thực tế, thảo luận, trao đổi nhóm, đưa ra những ý tưởng mới, phát huy những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày báo cáo, kỹ năng máy tính,? Từ đó lĩnh hội tốt những kiến thức mới và nâng cao tính sáng tạo.

BấT CậP LIÊN QUAN ĐếN GIá ĐấT TíNH TIềN BồI THƯờNG KHI NHà NƯớC THU HồI ĐấT

Châu Hoàng Thân
Tóm tắt | PDF
Khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất tính tiền bồi thường là sự quan tâm chính của người dân vì nó chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc tạo lập lại cuộc sống của người dân. Giá đất không hợp lý dẫn đến việc người dân không bàn giao đất, nảy sinh khiếu nại, khiếu kiện phức tạp; đồng thời kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể liên quan. Quy định về vấn đề này đã được sửa đổi liên tục trong thời gian qua nhưng việc áp dụng vào thực tế đang gặp nhiều vướng mắc. Bài viết với mục đích phân tích quy định hiện hành, đối chiếu thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

THÂM CANH LÚA & ÁP DỤNG 1 PHẢI 5 GIẢM (1P5G): HIỆN TRẠNG, KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI VÀ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN CẤP ĐỘ NÔNG HỘ

Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Văn Sánh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích 2 yếu tố chính: (1) hiện trạng và khó khăn trở ngại về kỹ thuật trong canh tác lúa và hiệu quả kinh tế; (2) tìm ra các giải pháp cải tiến trên cấp độ nông hộ trong việc canh tác lúa và giảm khí phát thải. Từ đó, đề xuất hướng hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo quản lý sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu canh tác lúa bền vững. Kết quả đánh giá nhận thức của nông dân về canh tác lúa giảm khí thải và áp dụng kỹ thuật 1P5G có tỷ lệ khá thấp. Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ chưa được nông dân chấp nhận và áp dụng một cách hiệu quả. Khó khăn chính trong quản lý nước và áp dụng 1P5G là điều kiện đất không bằng phẳng, quản lý và vận hành hệ thống tưới tiêu chung. Khó khăn trong việc giảm lượng giống là quản lý ốc bươu vàng và năng suất lúa giảm khi sạ theo khuyến cáo (80-100 kg/ha). Các giải pháp ngắn hạn là cải thiện bề mặt ruộng bằng phẳng, nâng cao kỹ thuật 1P5G cho nông dân, ứng dụng  phân vi sinh và các giống lúa kháng sâu bệnh. Giải pháp dài hạn để áp dụng thành công 1P5G là quản lý nước theo quy mô tổ/nhóm, tập huấn kỹ thuật, mô hình thực tế, hội thảo để phổ biến kỹ thuật.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

Nguyễn Hữu Tâm
Tóm tắt | PDF
Bằng  phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia của cộng đồng (PRA), kết hợp với các chỉ số tài chính, bài viết phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao của nông hộ ở tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ca cao xen dừa ở Bến Tre qua các năm có xu hướng đang tăng lên. Mỗi công hàng năm thu được khoảng 1.421.000 đồng, điều này giúp tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác cho người dân. Trong quá trình sản xuất, nông dân còn gặp khá nhiều khó khăn như đất bị xâm ngập mặn, tình trạng sâu hại tấn công trên cây. Giá ca cao luôn dao động xung quanh 4.500 đồng/kg trái tươi và 55.000 đồng/kg hạt.

MÔ HÌNH LIÊN KẾT &QUOT; 4 NHÀ &QUOT; TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI XÃ ĐỊNH HÒA, HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG

Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
Mô hình liên kết ?4 nhà? được xây dựng tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao thông qua một qui trình gồm 6 bước và dựa trên cơ sở lý thuyết liên kết dọc trong chuỗi giá trị giữa Hợp tác xã Hòa Tiến và Công ty Gentraco, với sự hỗ trợ, thúc đẩy của ủy ban nhân dân xã Định Hòa và nhóm tư vấn của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả của mô hình đã mang lại những lợi ích cho cả ?4 nhà?. Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng ?Bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có?. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương, thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý, cũng như góp phần vào nhiệm vụ xây dựng xã Nông thôn mới. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị, cũng như làm gia  tăng sự trải nghiệm về vấn đề liên kết ?4 nhà?.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CHO CÁC HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

Dang Hoang Xuan Huy, Tran Van Thang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đo lường hiệu quả chi phí (CE) cho các ao tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong trường trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS). Kết quả điều tra 250 ao nuôi với 1 biến đầu ra và 12 biến đầu vào trong năm 2011 cho thấy hệ số hiệu quả chi phí trung bình của ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong mô hình CE _CRS là 0,511, trong mô hình CE_VRS là 0,65.

VAI TRÒ TIẾP CẬN TÍN DỤNG TRONG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Vương Quốc Duy
Tóm tắt | PDF
Gần đây, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm hơn 50% tổng sản lượng lúa ở Việt Nam và 90% sản lượng xuất khẩu. Vì vậy, tăng cường hiệu quả hệ thống sản xuất lúa và nâng cao lợi thế so sánh ngành công nghiệp lúa gạo của Việt Nam là một lĩnh vực tập trung quan trọng cho nhà nghiên cứu và người làm chính sách nhiều năm qua. Tiếp cận tín dụng được xác định là nhân tố quan trọng để phát triển ngành lúa gạo. Thực tế này có giá trị ở nghiên cứu này thông qua việc xem xét mức độ hiệu quả kỹ thuật và sản xuất lúa cho nông hộ ở ĐBSCL. Nghiên cứu này tập trung đặc biệt vào tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên mức độ sản xuất và hiệu quả sản xuất qua việc sử dụng mô hình Phân tích giới hạn ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis) và Mô hình phân vị (Quantile Regression). Kết quả này củng cố tác động thuận của tín dụng lên hiệu quả kỹ thuật và sản xuất lúa. Cả tín dụng chính thức và phi chính thức đều có vẻ quan trọng.

THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang
Tóm tắt | PDF
Bình đẳng giới (BĐG) là một trong những mục tiêu quan trọng mà các nước trên thế giới đã và đang đeo đuổi trong thời gian qua, kể cả Việt Nam. Mặc dù vấn đề này đã được nhận ra là rất quan trọng nhưng tình hình BĐG và thực thi BĐG vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là khu vực nông thôn có đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Đó chính là những lý do nghiên cứu được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể sau: (1) tìm hiểu thực trạng BĐG trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục,?; (2) thực trạng phân công lao động trong gia đình theo ba vai trò giới và (3) các giải pháp thúc đẩy BĐG. Phương pháp PRA (KIP và thảo luận nhóm) và điều tra hộ đã được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng BĐG là tương đối tốt, phụ nữ đóng góp khoảng 58% tổng thu nhập, tiếp cận giáo dục của phụ nữ có khuynh hướng cao hơn nam, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực có sự tham gia của cả hai giới. Về phân công lao động cho thấy tổng thời gian làm việc trong ngày của nữ nhiều hơn khoảng 1.5 giờ so với nam giới.

NHữNG GIảI PHáP NHằM THựC THI CáC QUY ĐịNH PHáP LUậT Về TáI ĐịNH CƯ KHI NHà NƯớC THU HồI ĐấT

Phan Trung Hiền, Nguyễn Thị Đoan Trang
Tóm tắt | PDF
ở Việt Nam, tái định cư là một chính sách của Nhà nước nhằm giúp người dân bị Nhà nước thu hồi hết đất ở nhanh chóng an cư lạc nghiệp. Theo quy định pháp luật, các khu tái định cư tập trung phải đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc ít nhất cũng phải bằng nơi ở cũ. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy quy định này chưa được thực thi triệt để ở hầu hết các dự án thu hồi đất; nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến tái định cư. Kết quả là, đa số người dân khi bị thu hồi đất e ngại sống tại các khu tái định cư. Làm sao để thực thi hóa quy định về tái định cư là vấn đề mấu chốt đặt ra hiện nay. Mục đích của bài viết này là đề xuất các giải pháp làm cơ sở để giải quyết vấn đề trên.

VAI TRÒ PHỤ NỮ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú, Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
Mặc dù phụ nữ có vài trò quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nhưng ở một số nơi vai trò này lại không được khẳng định một cách đầy đủ, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong quá trình tiến tới bình đẳng giới, việc khẳng định vai trò của phụ nữ là một trong những hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành công của việc thực hiện mục tiêu này. Chính vì vậy, nghiên cứu cụ thể về vai trò của phụ nữ dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế hộ là rất quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu cụ thể sau: (1) vai trò đóng góp của phụ nữ đồng bào dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế hộ; (2) các giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong cộng đồng. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và điều tra hộ là hai công cụ chính được sử dụng để thu thập thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có đóng góp rất quan trọng trong tổng thu nhập nông hộ, chiếm khoảng 58% hay 28 triệu đồng/năm và tham gia ra quyết định hầu hết các khâu trong lĩnh vực chăn nuôi. Thêm vào đó, phụ nữ dân tộc Khmer cũng có đóng góp to lớn trong thực hiện vai trò chăm sóc gia đình.

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Hoàng Minh Trí, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về kết quả học tập được đánh giá qua điểm trung bình học kỳ của 2 đối tượng sinh viên là có đi làm thêm và không có đi làm thêm là khác nhau. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy kết quả học tập được đánh giá thông qua điểm trung bình học kỳ của nhóm đối tượng sinh viên có đi làm thêm ở 2 thời điểm trước khi đi làm thêm và sau khi đi làm thêm là khác nhau. Từ những kết quả này cho phép nghiên cứu có thể kết luận có sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên. Qua đó nghiên cứu đã tìm ra một số ảnh hưởng cụ thể từ việc làm thêm mà chính những yếu tố này làm cho kết quả học tập của sinh viên bị giảm sút. Từ cơ sở đó nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho sinh viên có đi làm thêm ở Trường Đại học Cần Thơ cải thiện kết quả học tập của mình.

Tương tác kiểu gen - môi trường và phân tích tính Ổn định của 15 giống đậu xanh có triển vọng

Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Trí Yến Chi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường và tính ổn định năng suất qua sáuthí nghiệm ở các nơi có điều kiện sinh thái khác nhau ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mười lăm giống đậu xanh có triển vọng đã được đánh giá kiểu hình tại batỉnh. Tthí nghiệm được thực hiện vào hai vụ Đông-Xuân và Xuân-Hè. Bố trí thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Mỗi giống được gieo mật độ cây là 40x15 cm, 2 cây/hốc. Phân tích phương sai hỗn hợp và hồi quy được áp dụng để đánh giá tính ổn định năng suấtvà sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kết quả cho thấy tương tác giữa giống và địa điểm có khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Các giống NM 92, V 91-15, HL 89-E3 và V 87-13, có hệ số hồi quy gần bằng 1, năng suất của chúng cao hơn năng suất trung bình và độ lệch chuẩn tương đối thấp, vì vậy các giống này là giống ổn định.