Ngày xuất bản: 01-05-2012

ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG CHẢY VÀ CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TU HÀI (LUTRARIA RHYNCHAENA)

Ngô Thị Thu Thảo, Đào Phước Đại, Trần An Xuyên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của dòng chảy và cường độ ánh sáng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài. Tu hài được bố trí với mật độ 120 con/bể đặt trong 40 keo nhựa và sắp xếp vào các bể composite có thể tích 200L. Thí nghiệm hai nhân tố (ánh sáng và dòng chảy) được bố trí với 6 nghiệm thức với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức là NT1: duy trì ánh sáng tự nhiên đồng thời sục khí và đảo nước trong bể (nước tĩnh), NT2: bể nuôi được che bằng lưới lan và nước tĩnh, NT3: bể nuôi được che bạt và nước tĩnh, NT4: duy trì ánh sáng tự nhiên và nước chảy (160L/giờ); NT5: bể nuôi được che bằng lưới lan và nước chảy, NT6: bể nuôi được che bằng bạt nhựa và nước chảy. Thức ăn cung cấp cho tu hài là tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh ? cá rô phi và tảo Chaetoceros với chế độ cho ăn 2 lần/ngày với mật độ cho ăn là 20000 tb/ml. Sau 60 ngày nuôi khối lượng trung bình của tu hài đạt cao nhất ở NT1 (0,66g) và thấp nhất ở NT3 (0,50g). Tu hài đạt tỷ lệ sống cao nhất ở NT5 (85,0%)  và thấp nhất ở NT6 (70,5%). Tuy nhiên các khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC CƠ SỞ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở TỈNH BẾN TRE VÀ TỈNH SÓC TRĂNG

Lâm Văn Tùng, Trương Hoàng Minh, Trần Ngọc Hải, Phạm Công Kỉnh
Tóm tắt | PDF
Nuôi tôm sú là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững. Khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 trên bốn hình thức tổ chức sản xuất là nông hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã/ban quản lý vùng nuôi (HTX/BQLVN) và công ty (CT). Số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT nuôi tôm sú thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH); 6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn đồng/ha/vụ (HTX/BQLVN); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT). Các mối liên kết trong nuôi tôm cũng được thảo luận chi tiết trong báo cáo này.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN THANH GIẢ CUA TỪ SURIMI THỊT DÈ CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc, Lâm Hòa Hưng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định một số yếu tố có ảnh hưởng đến đặc tính cấu trúc và thời gian bảo quản thanh giả cua trên cơ sở sử dụng surimi từ thịt dè cá tra. Tác động của việc sử dụng tinh bột biến tính và phụ gia tạo gel khác nhau, bao gồm PDP(chitofood, Poly- B - (1 - 4 ) ? D- glucosamin), gluten, lòng trắng trứng đến đặc tính cấu trúc của thanh giả cua cũng như ảnh hưởng của thời gian hấp chín đến giá trị cảm quan và mật số vi sinh vật trong sản phẩm đã được tiến hành. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm thanh giả cua có khả năng giữ nước tốt, sản phẩm có độ đàn hồi nhờ vào tác động của việc bổ sung 5% tinh bột biến tính kết hợp với từng loại phụ gia riêng rẽ (như 10% lòng trắng trứng, 0,35% PDP hay 3% gluten). Quá trình làm chín bằng cách hấp trong môi trường có nhiệt độ 80 ± 2°C trong thời gian 75 phút giúp sản phẩm có đặc tính cấu trúc tốt và an toàn về mặt vi sinh. Sản phẩm thanh giả cua vẫn đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn vi sinh trong suốt 12 tuần trữ đông ở nhiệt độ -18 ± 2°C.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BẢ BÙN MÍA TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA, LÝ ĐẤT TRỒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR) SPRENG) TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Châu Minh Khôi, Võ Thị Gương, Phan Văn Tâm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bả bùn mía (HC) đến một số đặc tính hóa, lý đất bạc màu vùng triền núi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho khả năng phát triển cây Gấc sử dụng cho sản xuất dược liệu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm Haplic Acrisols. Thí nghiệm được thực hiện với ba mức bón phân HC (0, 5 và 10 kg/cây), bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân HC ở mức 10 kg/cây đã cải thiện đáng kể hàm lượng lân (P) dễ tiêu trong đất. Các mức bón 5 và 10 kg HC/cây đã giúp gia tăng hàm lượng cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân HC. Chỉ số độ bền cấu trúc đất tăng từ 34 đến 48 và 77 khi đất được bón phân HC tương ứng với các mức 5 và 10 kg / cây.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS ĐẾN ĐỘ NHẠY CẢM CỦA MEN CHOLINESTERASE VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO)

Nguyễn Quang Trung, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản-Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2011. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm một là xác định độ nhạy cảm ChE của cá chép khi tiếp xúc với các nồng độ quinalphos khác nhau. Thí nghiệm được thực hiện với 6 nồng độ là 0; 0,0076 0,076; 0,152; 0,380 và 0,57 mg/L, mật độ cá là 30 con/bể composite 100 L nước, mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần và thời gian thí nghiệm là 96 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy hoạt chất quinalphos làm giảm có ý nghĩa hoạt tính ChE ở não (p

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Phạm Lê Mỹ Duyên, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l).

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ SINH HÓA CỦA CÁ ĐỐI ĐẤT (LIZA SUBVIRIDIS) Ở GIAI ĐOẠN SINH SẢN

Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của cá đối đất (Liza subviridis) ở giai đoạn thành thục sinh dục được thực hiện tại Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ nhằm xác định mối tương quan giữa các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục với một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của cá đối đất. Một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa liên quan đến sự thành thục của cá đối đất được thực hiện trên 174 cá có kích cỡ từ 14,2 đến 23,3 cm (43,4 ? 225,3 g. Kết quả cho thấy, khi tuyến sinh dục của cá cái phát triển từ giai đoạn II đến IV, số lượng hồng cầu giảm trong khi thể tích hồng cầu tăng, hàm lượng vitellogenin cũng tăng và đạt cao nhất ở giai đoạn III. Trái lại, hàm lượng protein trong máu và gan ở cá cái giảm. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu hemoglobin, MCHC, hàm lượng protein cơ ở cá cái; số lượng bạch cầu, hàm lượng vitellogenin, protein gan và protein cơ trên cá đực không thể hiện sự tương quan với các giai đoạn thành thục.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ ÚC TRẮNG (ARIUS SCIURUS SMITH, 1931)

Đỗ Thị Thanh Thúy, Hà Phước Hùng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 tại tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu tập trung đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản cá úc trắng (Arius sciurus). Mẫu cá (30 -40 con/lần) được thu mỗi tháng một lần. Cá úc trắng thuộc bộ Siluriformes và phân bố trong các thủy vực nước ngọt và lợ. Có sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá úc trắng theo phương trình hồi qui W=0,01L2,9639 với R2 = 0,9622. Các tham số tăng trưởng của đường cong tăng trưởng Von - Bertalanffy (chiều dài tiệm cận cực đại L , hệ số tăng trưởng K và tuổi chiều dài bằng 0, t0) của cá úc trắng là: L = 20,65 cm với tốc độ tăng trưởng K = 0,98/năm, t = -0,83. Chỉ số GSI của cá úc trắng cao nhất vào tháng 12 (5,74 %) và thấp nhất vào tháng 8 (1,12 %). Sức sinh sản tuyệt đối của cá úc trắng dao động từ 461?1.047 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối từ 11.813?16.362 trứng/kg cá cái.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CROPWAT ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐÊ BAO LỬNG TỈNH AN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI CỦA YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG - THUỶ VĂN

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Hiếu Trung, Huỳnh Vương Thu Minh, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Văn Tỷ
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của yếu tố khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ và lượng mưa) lên năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang bằng mô hình CropWat. Trước tiên, mô hình mô phỏng năng suất lúa (CropWat) được hiệu chỉnh (2003-2005) và kiểm định (2006-2007) để mô phỏng năng suất lúa. Số liệu khí tượng thủy văn mô phỏng bởi SEA START được so sánh với số liệu thực đo trong 27 năm (1981-2007) để kiểm tra độ tin cậy của số liệu từ SEA START. Số liệu khí tượng thủy văn trong tương lai (năm 2030s) được xử lý bằng phương pháp hệ số sai khác delta theo tháng (theo 2 kịch bản A2 và B2). Số liệu này dùng làm dữ liệu đầu vào mô hình CropWat để đánh giá ảnh hưởng của chúng lên năng suất lúa thông qua ba kịch bản. Kết quả tính toán cho thấy sai lệch (BIAS) giữa số liệu mô phỏng và thực đo (nhiệt độ và lượng mưa) có thể chấp nhận được (lần lượt là 3,0oC và 9,6%). Theo kịch bản A2 và B2, năm 2030 nhiệt độ tăng (lần lượt là 1,8oC và 2,0oC) trong khi lượng mưa giảm (lần lượt là 8,0% và 8,4%). Kết quả đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa đến năng suất lúa theo ba kịch bản tìm được là không đáng kể. Khi nhiệt độ tăng hoặc/và lượng mưa giảm, năng suất lúa sẽ giảm (có sự khác nhau giữa vụ ĐX và HT). Tuy nhiên, ngoài nhiệt độ và lượng mưa, các yếu tố khác như độ ẩm, số giờ nắng và tốc độ gió ảnh hưởng đến năng suất lúa cần được xem xét trong nghiên cứu sau này.

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS

Phùng Thị Hằng, Lương Thị Thu Thảo, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Xa-kê (Artocarpus altilis (Park.) Fosb.) ở Việt Nam được biết đến như một loài cây trồng phổ biến với rất nhiều công dụng làm cảnh hay trị bệnh. Theo Zerega et al. (2004, 2005), tên gọi ?Xa-kê? được sử dụng để chỉ loài Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg, nhưng đôi khi tên gọi này cũng được dùng khi nói đến Artocarpus camansi hoặc Artpcarpus mariannensis. Nghiên cứu đã dùng phương pháp so sánh hình thái và phương pháp giải phẫu cấu trúc mô để phân loại các mẫu Xa-kê thu tại Tiền Giang, Cần Thơ, và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các cây Xa-kê chia thành hai nhóm hình thái có thể phân biệt là Artocarpus altilis và Artocarpus camansi. Giải phẫu mô của các cây trên cũng cho thấy những cấu trúc rất đặc sắc của nhóm cây này.

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ GA3 VÀ CACL2 ĐƠN CHẤT HAY KẾT HỢP VỚI ETHEPHON TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA)

Lê Văn Hòa, Phạm Thị Phương Thảo, Lê Huyền Trang
Tóm tắt | PDF
Hiệu quả của việc xử lý GA3 và CaCl2 dạng đơn hay kết hợp với ethephon trước khi thu hoạch đến phẩm chất và thời gian bảo quản trái quýt đường được thực hiện tại vườn quýt đường ở Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Các hóa chất CaCl2 và GA3 được xử lý ở thời điểm 1 tháng và Ethephon được xử lý ở thời điểm 1 tuần trươ?c khi thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý hóa chất đều giúp giảm hao hụt trọng lượng trái so với đối chứng, màu sắc trái, độ Brix và pH trái duy trì ổn định. Nghiệm thức sử dụng CaCl2 2.000 ppm đơn chất hoặc kết hợp với Ethephon 100 ppm giúp cải thiện màu sắc vỏ trái. Xử lý GA3 20 ppm đơn chất, GA3 20 ppm kết hợp với CaCl2 2.000 ppm hoặc Ethephon 100 ppm giúp duy trì hàm lượng vitamin C ở mức cao đến 5 tuần sau             thu hoạch.   

ỨNG DỤNG ẢNH MODIS THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH KHÔ HẠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Thị Thu Hương, Trần Thanh Dân, Trương Chí Quang
Tóm tắt | PDF
Dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS cung cấp bởi NASA với độ phân giải thời gian cao cho phép nghiên cứu biến động nhiệt độ bề mặt trên cả hai góc độ đa phổ và đa thời gian, cung cấp một khối lượng lớn thông tin về bề mặt trái đất trên phạm vi rộng. Nghiên cứu này sử dụng dòng ảnh vệ tinh MOD11A2 (độ phân giải 1km, chu kỳ thời gian 8 ngày) từ năm 2000 đến năm 2010 để tính toán và đánh giá nhiệt độ bề mặt đất và chỉ số khô hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long kết hợp phỏng vấn hộ nông dân trong vùng nghiên cứu. Kết quả đã xây dựng hoàn chỉnh qui trình tính toán nhiệt độ bề mặt đất và chỉ số khô hạn thực vật TVDI cho vùng ĐBSCL từ ảnh MODIS. Kết quả số liệu tính toán được từ qui trình này bước đầu cho thấy có độ tin cậy cao, mối tương quan chặt với các dữ liệu đo đạc thực địa. Ngoài ra, những vùng có chỉ số khô hạn TVDI cao trên bản đồ cũng phù hợp với kết quả khảo sát thực tế tại cùng thời điểm. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng ảnh viễn thám nhiệt của vệ tinh MODIS với độ phân giải thấp (1km) và chu kỳ thời gian ngắn (8 ngày) để theo dõi và dự báo khô hạn cho toàn vùng ĐBSCL là phù hợp. Đây là nghiên cứu sẽ góp phần xác định các khu vực khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay.

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI NÔNG HỘ

Nguyễn Thị Thủy
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành đểđánh giá ảnh hưởng của bột cá tra (BCT) thay thếở mức 0, 50 và 100% bột cá biển (BCB), với sự bổ sung của men vi sinh (M) trong khẩu phần nuôi gà Lương Phượng. Bốn hộ dân đã được chọn để bố trí thí nghiệm với 3 nghiệm thức mỗi hộ. 60 con gà Lương Phượng đã được bố trí vào 3 nghiệm thức (BCT0, BCT50, BCT100) tại mỗi nông hộ, và được nuôi dưỡng thí nghiệm từ 4-14 tuần tuổi, cuối thời gian nuôi thí nghiệm 50% số gà được mổ khảo sát đểđánh giá phẩm chất thịt. Kết quảcho thấy tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong 10 tuần thí nghiệm sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa gà ở các nghiệm thức, ngoại trừchi phí trên kg tăng trọng thì giảm khi càng tăng tỷ lệ thay thế bột cá biển bằng bột cá tra trong khẩu phần. Tương tự về các chỉ tiêu mổ khảo sát như tỷ lệ thân thịt, đùi, ức đều không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa gà ở các nghiệm thức. ...

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA BA DÒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR.) SPRENG.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

Trần Huỳnh Khanh, Dương Văn Nam, Châu Minh Khôi, Võ Thị Gương, Võ Thị Thu Trân
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm chọn ra dòng gấc có năng suất cao và hàm lượng lycopene cao cho phát triển cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm. Thí nghiệm được thực hiện với ba dòng gấc được trồng trên đất phù sa Eutric-Haplic-Gleysol, tại Khu II Đại học Cần Thơ. Đặc tính nông học, năng suất, hàm lượng beta-carotene, lycopene trong màng cơm hạt được ghi nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba dòng gấc sinh trưởng tốt có thời gian phát triển trái 82?109 ngày, trọng lượng trái khoảng 1,08?1,46 kg và năng suất đạt được 7,8?12,5 tấn.ha-1, trong đó dòng OMC có trọng lượng trái, năng suất cao nhất 12,5 tấn.ha-1. Hàm lượng beta-carotene ở ba dòng biến động trong khoảng 133,3?764,3 ?g.g-1 cơm tươi, dòng OMX có hàm lượng ?-carotene 764,3 ?g.g-1 cao nhất. Lượng lycopene trong ba dòng biến động 840?1223 ?g.g-1 cơm tươi, không khác biệt ý nghĩa. Dòng OMC có năng suất cao, hàm lượng lycopene khá, do đó được đề nghị là giống có triễn vọng phát triển trên diện tích rộng trong sản xuất. Sản xuất dược phẩm liên quan đến beta-carotene thì dòng OMX thích hợp cho canh tác.

KHả NăNG Sử DụNG BùN THảI AO NUÔI Cá TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CHO CANH TáC LúA

Trương Quốc Phú, Huỳnh Trường Giang, Trần Kim Tính
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tái sử dụng bùn thải từ ao nuôi cá tra thâm canh để sản xuất phân hữu cơ, phục vụ trong nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa. Bùn đáy được phối chếđể tạo thành phân hữu cơ 2-1-2 và phân bón lá 6-6-3 tương ứng với tỉ lệ N:P2O5:K2O. Thực nghiệm gồm có 3 nghiệm thức: NT1: 80-70-30 kg NPK/ha; NT2: 54-2-4 kg NPK/ha (Bón lót 200 kg phân hữu cơ 2-1-2 viên + 50-0-0 kg NPK + phun hữu cơ khoáng bón lá 6-6-3); NT3: 124-62-34 kg NPK/ha (Bón lót 200 kg phân hữu cơ khoáng 2-1-2 viên + 120-60-30 kg NPK/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng cũng như các thành phần năng suất như số bông/m2, số hạt trên bông, % số hạt chắc và trọng lượng hạt của lúa giữa các nghiệm thức (p> 0,05) sau 70 ngày. Tuy nhiên, nghiệm sử dụng phân hữu cơ (NT2 và NT3) có năng suất thực tế thấp hơn có ý nghĩa NT1 (chỉ bón phân vô cơ) (p< 0,05). Hàm lượng kim loại nặng và amylase cũng không tìm thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p> 0,05).  ...

HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG BA, NAA VÀ IBA TRÊN SỰ TẠO CHỒI VÀ RỄ CÂY MAI VÀNG (OCHNA INTEGERRIMA (LOUR.) MERR.) IN VITRO

Lâm Ngọc Phương, Mai Vũ Duy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng (BA, NAA, IBA) thích hợp cho sự tạo chồi, nhân chồi và tạo rễ cây mai vàng. Kết quả cho thấy: a) Giai đoạn tạo chồi với môi trường MS bổ sung BA (4 mg/l) ở mẫu cấy ngọn hay thân đều cho kết quả số chồi cao nhất; b) Giai đoạn tạo rễ trên môi trường 1/2 MS bổ sung NAA (6 mg/l) cho rễ hình thành nhiều và phát triển bình thường.

TỐI ƯU HÓA MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY ASPERGILLUS NIGER ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT SẢN SINH PHYTASE

Nguyễn Thị Xuân Dung, Lâm Thị Kim Chung, , Trần Nguyễn Nhật Khoa, Nguyễn Việt Khoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra các điều kiện nuôi cấy Aspergillus niger PE1 như pH, ẩm độ, thời gian, khoáng chất cũng như nguồn cơ chất thích hợp để tăng năng suất sinh tổng hợp phytase. Đồng thời khảo sát một số điều kiện lý hóa để ứng dụng enzyme này vào trong chăn nuôi một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy với nguồn cơ chất là bột bắp thì chủng nấm A. niger PE1 sẽ cho hoạt tính cao nhất (8.897 U/g cơ chất) trong thời gian nuôi cấy là 5 ngày. pH tối ưu để nấm phát triển và tổng hợp enzyme là 7 cùng với ẩm độ là 60%, glucose pha trộn với sucrose (tỷ lệ 1:1) với nồng độ 1%, hỗn hợp malt extract và amonium sulfate (tỷ lệ 1:1) với nồng độ 0,25%, KH2PO4 1%. pH và nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của phytase lần lượt là 3,5 và 65oC. Phytase khá bền ở nhiệt độ 4oC và pH 3,5 trong 24 giờ. Ngoài ra, phytase còn bị ức chế bởi một số ion kim loại như Fe2+, Mg2+, Mn2+, Na+, K+ và Zn2+ ở nồng độ 1mM và 5mM. Sản phẩm phytase thô kết tủa bằng acetone có thể được bảo quản ở dạng dung dịch ở pH 3,5 trong 3 tuần ở 4oC.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SẢN XUẤT TỪ CHẤT THẢI AO NUÔI CÁ TRA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT BẮP LAI (ZEA MAYS L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cao Ngọc Điệp, Trần Minh Thiện
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện liên tiếp 2 vụ nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đến sự phát triển và năng suất cây bắp lai (Zea mays L.) trồng trên đất phù sa nông trường Sông Hậu, huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ từ tháng 8/2011 đến tháng 2/2012. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh gồm phân hữu cơ vi sinh (1 tấn/ha) sản xuất từ bùn đáy ao cá tra nuôi công nghiệp và bốn chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis, hòa tan lân Pseudomonas stutzeri và hòa tan kali Bacillus subtilis bổ sung 50% phân hóa học cho bắp lai (90 kg N, 50 kg P2O5, 30 kg K2O/ha) cho năng suất tương đương với nghiệm thức trồng bắp lai bón 100% phân hóa học (180 kg N, 100 kg P2O5, 60 kg K2O/ha), bón phân hữu cơ-vi sinh tiết kiệm 50% lượng phân hóa học, giảm chi phí, tăng thu nhập, hạn chế ô nhiễm môi trường và cải thiện độ phì của đất.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU ĐẾ QUI MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Nguyễn Kim Đông, Lý Nguyễn Bình,
Tóm tắt | PDF
Rượu được sản xuất từ nguyên liệu gạo hay nếp là rất phổ biến ở Việt Nam. Quá trình lên men hai giai đoạn được chọn lựa là mô hình nghiên cứu bao gồm lên men hiếu khí và lên men yếm khí. Thời gian lên men thích hợp của mỗi giai đoạn đã được xác định. Hàm lượng hợp chất bay hơi bao gồm acetaldehyde, methanol, ester, acid tổng, isobutanol, isopentanol và furfural của các mẫu rượu được sản xuất từ các loại gạo/nếp và men khác nhau được phân tích, qua đó cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm. Tiến trình bay hơi và ngưng tụ của các chất bay hơi trong quá trình chưng cất thủ công cũng được khảo sát chi tiết giúp nhà sản xuất có cơ sở thực tiễn để điều hành sản xuất.

HIỆU QUẢ CỦA CHITOSAN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CỤM CHỒI VÀ CÂY CON LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.) IN VITRO

Lê Hồng Giang, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) là một trong những loài hoa đẹp của Họ Lan, được trồng dùng làm hoa cắt cành hoặc trang trí trong nhà. Chitosan, chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác được báo cáo là chất có hiệu quả cho sự sinh trưởng của thực vật, trong đó có lan. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của chitosan ở các nồng độ khác nhau lên sự sinh trưởng của cụm chồi và lan con Hồ điệp in vitro. Kết quả đạt được cho thấy sự bổ sung chitosan 5-25 mg/l có hiệu quả cho sự sinh trưởng của cụm chồi với số chồi, chiều cao chồi gia tăng tương đối và tỷ lệ tạo rễ đều đạt các giá trị cao. Đối với nuôi cấy cây lan con, nồng độ chitosan 15 mg/l và 25 mg/l cải thiện đáng kể chiều cao và sự hình thành rễ mới của cây con ở 70 ngày sau khi cấy.

ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ TÍNH THÍCH NGHI CỦA GIỐNG NẾP MTL (MIỀN TÂY LÚA) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Lê Xuân Thái, Lê Thị Hồng Kiêm
Tóm tắt | PDF
Nhằm cung ứng giống nếp chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phù hợp vùng sản xuất, vì thế tính ổn định và thích nghi của các giống nếp MTL đã được đánh giá bằng phân tích tương tác kiểu gen và môi trường. Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn toàn ngẫu nhiên tại năm địa điểm Cần Thơ, An Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang. Số liệu được thu thập theo phương pháp IRRI (1996), phân tích số liệu theo Eberhart và Russell (1996). Kết quả cho thấy giống nếp MTL677 ổn định và thích nghi ở cả hai mùa vụ. Các giống nếp MTL669, MTL672, MTL673, MTL680, MTL681 thích nghi trong vụ Đông Xuân ở hầu hết các vùng sản xuất nếp ở ĐBSCL.

ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ, HÓA VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY TẠI RẠCH MÁI DẦM ĐOẠN CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ HỮU A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

Đoàn Thi Anh Nhu, Dương Trí Dũng, Bùi Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm hữu cơ. Đặc biệt hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn Việt Nam  từ 3 đến 60 lần; các chỉ tiêu COD, TSS, N-NH4+, N-NO2- vượt quy chuẩn Việt Nam từ 1 đến 4,5 lần, chỉ tiêu DO thấp hơn quy chuẩn Việt Nam. Đã phát hiện được 14 loài động vật đáy thuộc 6 lớp Polychaeta, Oligochaeta, Bivalvia, Amphipoda, Gastropoda và Insecta. Số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy biến động lần lượt trong khoảng 20 - 370 cá thể/m2 và 0,756 g/m2 - 11,275 g/m2. Chỉ số sinh học ASPT dao động trong khoảng 2,5 đến 4,75. Những điểm thu mẫu có hàm lượng hữu cơ trong bùn đáy cao thì số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy cao.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN HÒA TAN LÂN VÀ KALI TỪ MẪU VẬT LIỆU PHONG HÓA ĐÁ HOA CƯƠNG NÚI SẬP, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Thị Dơn, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Kiều Diễm
Tóm tắt | PDF
Lân và kali là hai nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nhưng phần lớn lượng P và K trong đất ở dạng khó tan, tinh khoáng và cặn khoáng. Tuy nhiên nhiều dòng vi khuẩn trong tự nhiên có khả năng chuyển P và K khó tan thành dạng dễ tan, đặc biệt những dòng vi khuẩn này có khả năng hòa tan cả lân và kali. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân lập được những dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân và kali khó tan trong mẫu vật liệu phong hóa đá hoa cương ở Núi Sập, An Giang và nhận diện những dòng vi khuẩn này bằng kỹ thuật PCR. Từ 9 mẫu vật liệu phong hóa của núi đá hoa cương (Núi Sập, An Giang) đã phân lập được 26 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân và kali. Phần lớn khuẩn lạc của chúng có dạng tròn hay không đều, màu trắng hoặc vàng nhạt, những dòng vi khuẩn này có dạng que hoặc kết chuỗi ngắn, không chuyển động đến chuyển động. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập cho băng DNA ở vị trí khoảng 1500 bp khi nhận diện bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi đặc hiệu fD1 và rP. Sau 10 ngày nuôi trong môi trường Aleksandrov lỏng, có 18/26 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan trên 10mg/l P2O5, 12/16 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan trên 25mg/lK2O. Giải trình tự 4 dòng vi khuẩn, sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh chúng với trình tự các dòng vi khuẩn có trong ngân hàng gen của NCBI. Kết quả cho thấy dòng NS3 có tỉ lệ đồng hình 99% với JQ428828 Bacillus pumilus strain R71 và JQ320096 Bacillus altitudinis strain XjGEB-7, dòng NS6 có tỉ lệ đồng hình là 97% với JQ419715 Bacillus sp. strain L2276 và JN644556 Bacillus nealsoni strain BP11-4A; dòng NS7 có tỉ lệ đồng hình là 97% với EF690427 Brevibacillus formosus isolate M13-7 và HM590701 Brevibacillus choshinensis strain MHN5D; dòng NS12 có tỉ lệ đồng hình là 99% với HQ670584 Acinetobacter soli strain AIMST-PV1.0 và có tỉ lệ đồng hình là 99% với GQ258635 Acinetobacter soli strain SR2.

SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG PHYTIC ACID TỪ CÁC DÒNG LÚA ĐƯỢC GÂY ĐỘT BIẾN BẰNG CHIẾU XẠ TIA GAMMA

Phạm Văn Út, Phạm Thị Bé Tư, Nguyễn Thị Lang
Tóm tắt | PDF
Phytic acid có cấu tạo phân tử là myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexakis dihydrogen phosphate (Ins P6), là thành phần chính trong nguồn phốt pho (P) dự trữ của thực vật, chiếm khoảng 50 ? 80% phốt pho tổng của hạt (Lott, 1984). ở pH sinh lý, phytic acid ở dạng đa ion tích điện âm kèm giữ chặt các khoáng dinh dưỡng tạo phức chất khó tiêu. Hơn nữa, phốt pho ở dạng phytic hay phytate con người và động vật dạ dày đơn không thể hấp thu, được bài thải ra ngoài gây ô nhiễn môi trường. Năm giống lúa OM819, OM4900, OM3536, D4 và D8 được chiếu xạ bằng tia gamma ở 5 mức độ 10kr, 20, 30, 40 và 50kr nhằm tạo dòng đột biến có hàm lượng phytic acid thấp. Kết quả ở mức độ chiếu xạ 10kr chưa xuất hiện dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ chiếu xạ 20kr có 3 quần thể OM819, OM4900 và OM3536 với 8 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ 30kr, xuất hiện 7 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp thuộc 4 quần thể OM819, OM4900, OM3536 và D4. ở mức độ 40kr 4 quần thể trên chỉ xuất hiện 5 dòng biểu hiện phytic acid thấp, với 3 dòng biểu hiện cấp 3 và 2 dòng biểu hiện cấp 4. ở mức độ chiếu xạ 50kr chỉ 1 dòng xuất hiện phytic acid ở mức 3 thuộc quần thể OM819.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Thanh Phong, Phạm Thành Lợi
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, mối quan tâm về vấn đề môi trường đang gia tăng đáng kể trong tất cả các ngành nông nghiệp. Để làm giảm bớt các tác động môi trường, việc sản xuất nông sản cần được đánh giá về tác động môi trường từ quy trình sản xuất. Nghiên cứu này được thực hiện qua số liệu điều tra về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu của 150 ruộng canh tác lúa 3 vụ của nông dân tại các huyện Châu Thành (Sóc Trăng), Cai Lậy (Tiền Giang), Thoại Sơn (An Giang) và Phước Long (Bạc Liêu). Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) được sử dụng để đánh giá tác động môi trường và được thực hiện bằng phần mềm SimaPro. Kết quả cho thấy, để sản xuất một kg lúa, tác động ấm lên toàn cầu là 609.6 g CO2-tương đương, tác động chua hóa là 4,7 g SO2-tương đương và tác động phú dưỡng hóa là  47,9 g NO3-tương đương. Tác động ấm lên toàn cầu trong sản xuất 1 kg lúa phần lớn là do phát thải khí CH4 từ đất lúa (69,04%) và việc sử dụng phân đạm (26,84%). Việc dụng phân đạm gây chua hóa nhiều nhất (93,63%) và việc sử dụng đất gây phú dưỡng hóa nhiều nhất (80,30%).

THỬ NGHIỆM CHUYỂN GEN KHÁNG SÂU TRÊN CÂY CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM MILL.) IN VITRO BẰNG VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS

Hà Trần Minh Dũng, Dương Ngọc Kiều Thi, Nguyễn Hữu Hổ, Lê Tấn Đức
Tóm tắt | PDF
Môi trường tái sinh chồi cây cà chua in vitro từ lá mầm là MS có bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l kinetin, 0,1 mg/l IAA, 8,4 g/l agar và pH 5,8; ngưỡng gây chết của kanamycin sulphate đối với lá mầm đối chứng là 100 mg/l. Việc biến nạp plasmid pCAMBIA 2301 ? Cry1Ab vào Agrobacterium tumafaciens dòng LBA 4404 và kiểm tra gen Cry1Ab đã được thực hiện thành công với sản phẩm khuếch đại của gen Cry1Ab là 559 bp. Mật độ OD600nm = 1 và 100 àM acetosyringone cho tỷ lệ biểu hiện GUS cao nhất với 45,6 ± 5,1%.  Kết quả PCR cho thấy có sự hiện diện của gen Cry1Ab ở một số lá mầm chuyển gen 2 tuần tuổi và lá cà chua 3 tháng tuổi. 

ĐáNH GIá KHả NăNG CHịU MặN Và PHẩM CHấT CủA GIốNG LúA SỏI, MộT BụI HồNG Và NàNG QUớT BIểN

Quan Thị Ái Liên, Nguyễn Thị Huyền Nhung, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Lúa mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long phần lớn được trồng ở ven biển trong thời gian dài. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, người dân đã tận dụng nước biển để nuôi tôm, đất đai bị nhiễm mặn, do đó lúa không thể canh tác được, dịch bệnh trên tôm ngày càng trở nên phổ biến. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn đất cao. Thí nghiệm được tiến hành để kiểm tra khả năng chịu mặn theo phương pháp của IRRI, 1997, thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 3 giống là Lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển, IR28 làm giống chuẩn nhiễm, Đốc Phụng làm giống chuẩn kháng. Kết quả đánh giá cấp chống chịu mặn của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn, giống Đốc Phụng, Lúa Sỏi, Nàng Quớt Biển có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 12,5?, giống Một Bụi Hồng có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 10? khi giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 (rất nhiễm).

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM MÔ CHUYỂN KHÍ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ô NHIỄM

Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm về đặc điểm mô chuyển khí một số loài thủy sinh thực vật trong môi trường nước ô nhiễm nhằm góp phần giải thích cơ chế giúp thực vật thích nghi trong đất ngập nước, đánh giá và chọn lọc loài thủy sinh trong việc cải thiện chất lượng môi trường nước ô nhiễm. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức: (1) nước thải trồng Môn nước,  (2) nước thải trồng Cỏ mồm, (3) nước thải trồng Lục bình. Nguồn nước thải dùng cho thí nghiệm là nước thải sinh hoạt. Tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang các loài cây thí nghiệm được đo ở thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy Môn nước (Colocasia esculenta) là loài có sự gia tăng tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang thân nhiều nhất 15%, Lục bình (Eichhornia crassipes) 10% và Cỏ mồm (Hymenachne acutigluma) thấp nhất 5%. Tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang rễ của Môn nước (Colocasia esculenta) và Lục bình (Eichhornia crassipes) gia tăng cao nhất, tăng 7%. Tỷ lệ gia tăng của Cỏ mồm (Hymenachne acutigluma) thấp nhất đạt 4%.

TUYỂN CHỌN VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN VÀ KALI) PHÂN LẬP TỪ VẬT LIỆU PHONG HÓA CỦA VÙNG NÚI ĐÁ HOA CƯƠNG TẠI NÚI CẤM, TỈNH AN GIANG

Lai Chí Quốc, Nguyễn Thị Dơn, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Hai mươi tám dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường Aleksandrov từ hai mươi mẫu vật liệu phong hóa của đá hoa cương đều có khả năng tổng hợp ammonium trong môi trường Burk ?s. Trong đó, có 5/28 dòng tổng hợp NH4+ cao. Giải trình tự 3/5 dòng vi khuẩn đã tuyển chọn và sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh với trình tự các dòng vi khuẩn có trong GenBank của NCBI. Kết quả cho thấy, dòng vi khuẩn CA10 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng AY117623.1 Rhizobium tropici PRF34 tỉ lệ 99%, dòng CA18 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JF496331.1 Bacillus subtilis A2-9 với tỉ lệ 99%, dòng CA29 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JN896359.1 Rhizobium multihospitium CC-13H với tỉ lệ 99%. Đánh giá khả năng cố định đạm của hỗn hợp ba dòng vi khuẩn này trên Hành lá (Allium fistulosum sp.) và Mồng tơi (Basella alba L.) cho thấy các dòng vi khuẩn này giúp cây phát triển chiều cao, trọng lượng và năng suất.

TUYỂN CHỌN GIỐNG MÔN ĐỐM VÀ MÔN CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN CHIẾU XẠ

Vũ Anh Pháp, Hồngthị Kiều Linh, Ngô Thảo Trân, Nguyen BaoToan
Tóm tắt | PDF
Trong thực tế, khoai môn được trồng và nhân giống vô tính, lai tạo giống hữu tính gặp nhiều trở ngại do cây ít khi ra hoa, thụ trái và tạo hạt tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống Môn Đốm và Môn Cao bằng phương pháp gây đột biến chiếu xạ nhằm bổ sung và phong phú cách chọn tạo giống trên khoai môn. Nghiên cứu được thực hiện trên 3 thí nghiệm : (1) Hiệu quả của BA, NAA, chất dinh dưỡng lên sự tái sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi tái sinh trong điều kiện nuôi cấy in vitro; (2) Hiệu quả của tia gamma 60Co lên sự tái sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi tái sinh từ mô sẹo; (3) Hiệu quả của nước dừa lên sự sinh trưởng của chồi tái sinh. Kết quả đạt được, (1) trên Môn Đốm: nghiệm thức môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA kết hợp với 0,1 mg/l NAA cho kết quả tốt về chồi tái sinh; đối với tia gamma, liều xạ 20, 40 và 60 Gy đều có biến dị hình thái lá so với cây mẹ ở điều kiện ex vitro sau 150 ngày. (2) Trên Môn Cao: nghiệm thức môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA kết hợp với 0,1 mg/l NAA cho kết quả tốt về chồi tái sinh; đối với tia gamma, liều chiếu xạ 15 Gy và 20 Gy không nhận thấy rõ sự khác biệt về hình thái nhưng có sự khác biệt khi phân tích điện di protein SDS-PAGE.

KHả NăNG Xử Lý NƯớC NUÔI THủY SảN THÂM CANH BằNG Hệ THốNG ĐấT NGậP NƯớC KIếN TạO

Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Lê Minh Long, Ngô Thụy Diễm Trang, Hans Brix
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát khả năng của hệ thống đất ngập nước kiến tạo thiết kế dòng chảy ngầm ngang và ngầm đứng trong việc xử lý nước bể nuôi cá tra thâm canh tuần hoàn kín. Nước đầu vào (hay nước từ bể cá) và nước đầu ra của hệ thống xử lý được thu mỗi lần một tuần trong vòng 8 tuần và đánh giá những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nước. Hệ thống đất ngập nước chảy ngầm đứng (VF) có nồng độ NH4-N, TKN, PO4-P và TP trong nước bể nuôi thấp hơn so với hệ thống chảy ngầm ngang (HF). Ngoài ra, hệ thống VF giúp cải thiện điều kiện oxy trong nước bể nuôi. Theo ước tính cân bằng dinh dưỡng, hệ thống VF có thể loại bỏ 74% N và 69% P trong nước bể nuôi cá, trong khi hệ thống HF loại bỏ được 86% N và 72% P. Điều đáng lưu ý, trong thời gian nghiên cứu việc thay nước mới là không cần thiết mà chất lượng nước trong bể nuôi cá vẫn duy trì trong giới hạn cho cá sinh trưởng bình thường. Những nghiên cứu trong tương lai về hiệu quả xử lý của hệ thống trong thời gian dài hơn và tìm loài cây thích hợp hơn cho hệ thống VF là cần thiết.