Vũ Anh Pháp * , Nguyen BaoToan , Ngô Thảo Trân Hồngthị Kiều Linh

* Tác giả liên hệ (vaphap@ctu.edu.vn)

Abstract

In natural conditions, taro is cultivated by tubers and breeding rarely appeares. Therefore, creating a new vảiety by radioactive mutation should be used. This study was carried out based on 3 experiments with two species of taro Caladium bicolor andColocasia esculenta: (1) Effect of NAA, BA, nutrient solutions on shoot regeneration and growth of regenerated shoots from callus; 2. Effect of gamma on shoot regeneration and growth of regenerated shoots; (3) Effect of coconut water on shoot regeneration and growth of regenerated shoots. Results showed that, (1) Caladium bicolor: medium MS supplemented with 1 mg/l BA and 0,1 mg/l NAA had the best shoots; Gamma ray treatment with 3 rates of 20, 40, and 60 Gy had different phenotypes after 150 days ex vitro. (2) Colocasia esculenta: medium MS supplemented with 1 mg/l BA and 0,1 mg/l NAA had the best shoots; medium MS supplemented with 100 ml/l coconut water was better for shoots; Gamma ray treatments at 15 and 20 Gy did not change phenotype by observation but changed genotype by SDS-PAGE protein analysis.
Keywords: Colocasia esculenta- Đánh giá bước đầu ảnh hưởng của tia gamma 60 Co lên sự sinh trưởng và phát triển của mô sẹo của, somatic embryogenesis, gamma rays, X rays, SDS-PAGE

Tóm tắt

Trong thực tế, khoai môn được trồng và nhân giống vô tính, lai tạo giống hữu tính gặp nhiều trở ngại do cây ít khi ra hoa, thụ trái và tạo hạt tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống Môn Đốm và Môn Cao bằng phương pháp gây đột biến chiếu xạ nhằm bổ sung và phong phú cách chọn tạo giống trên khoai môn. Nghiên cứu được thực hiện trên 3 thí nghiệm : (1) Hiệu quả của BA, NAA, chất dinh dưỡng lên sự tái sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi tái sinh trong điều kiện nuôi cấy in vitro; (2) Hiệu quả của tia gamma 60Co lên sự tái sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi tái sinh từ mô sẹo; (3) Hiệu quả của nước dừa lên sự sinh trưởng của chồi tái sinh. Kết quả đạt được, (1) trên Môn Đốm: nghiệm thức môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA kết hợp với 0,1 mg/l NAA cho kết quả tốt về chồi tái sinh; đối với tia gamma, liều xạ 20, 40 và 60 Gy đều có biến dị hình thái lá so với cây mẹ ở điều kiện ex vitro sau 150 ngày. (2) Trên Môn Cao: nghiệm thức môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA kết hợp với 0,1 mg/l NAA cho kết quả tốt về chồi tái sinh; đối với tia gamma, liều chiếu xạ 15 Gy và 20 Gy không nhận thấy rõ sự khác biệt về hình thái nhưng có sự khác biệt khi phân tích điện di protein SDS-PAGE.
Từ khóa: Môn Đốm, Môn Cao, mô sẹo, chồi tái sinh, tia gamma, tia X, SDS-PAGE

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Hữu Khôi. 2005. Đánh giá sự đa dạng di truyền tập đoàn giống Khoai Mỡ (Dioscorca sp.) dựa trên đặc điểm hình thái và dấu phân tử protein. Luận văn cao học ngành Nông học – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn. 2005. Giáo trình sinh lý thực vật. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, tr.66.

Mandal A. K. A., D. Chakrabarty and S. Datta. 2000. In vitro isolation of solid novel flower colour mutants from induced chimeric ray florets of chrysanthemum. Euphytica 114, pp.9 - 12.

Murashige and Skoog. 1962. A revised medium for rapid growth and bioassays with tobaco tissue cultures. Physiol. Plant, Vol 15, pp.473 - 497.

Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hà Đình Tuấn và Bhuwon Sthapit. 2002. Bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp trên đồng ruộng tại Vệt Nam. Nxb Nông nghiệp, tr. 54-61, 154 - 158.

Phan Hồ Hải Uyên, Võ Công Thành, Phan Phước Hiền và Phạm Văn Phượng. 2005. Đánh giá độ thuần của hai loại hạt giống rau F1 (dưa hấu và dưa leo) bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (20), tr.39 – 41.

Siranut Lamseejan, Peeranuch Jompuk, Arunee Wongpiyasatid, Surin Deeseepan and Prapanpongse Kwanthammachart (2000). Gamma-rays induced morphological changes in Chrysanthemum (Chrysanthemum morifolium). Kasetsart J. Nat. Sci. 34, pp. 417-422.

Trần Thị Vân Anh (2007). Ảnh hưởng của tia gamma lên sự sinh trưởng và phát triển của chồi hoa hồng (Rosa sp.) in vitro. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

Võ Công Thành và Phạm Văn Phượng. 2004. Một số kết quả ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS - PAGE trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Hội nghị Quốc gia về chọn tạo giống lúa, Số 1, tr.172 - 182.

Võ Công Thành. 2005. Giáo trình kỹ thuật điện di. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Võ Văn Chi. 2003. Tự điển thực vật thông dụng. Nxb Khoa học và kỹ thuật, tập 1, tr.744 - 746.

Vũ Anh Pháp. 2003. Đánh giá tập đoàn khoai môn bằng các đặc điểm hình thái và điện di protein SDS-PAGE. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.