Ngày xuất bản: 01-05-2010

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS BLOCH, 1801) LUÂN CANH TRONG AO NUÔI TÔM SÚ

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lý Văn Khánh, Hứa Thái Nhân, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Thực nghiệm nuôi luân canh cá kèo trong ao tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu, với 3 nghiệm thức có mật độ khác nhau: 40, 70 và 120 con/m². Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp(30-40% đạm). Sau 4 tháng nuôi, trọng lượng và tỉ lệ sống trung bình của cá dao động 16,8-22,5 g/con và 16,4-22,9%, theo thứ tự. Năng suất cá trung bình tăng theo sự tăng mật độ, dao động từ 1963 đến 3335 kg/ha, trong đó năng suất ở nghiệm thức 40 con/m² thấp hơn có ý nghĩa so với hai mật độ còn lại (p0,05). Riêng ở nghiệm thức 120 con/m² có trọng lượng cá nhỏ hơn giá bán thấp hơn dẫn đến tổng thu nhỏ hơn tổng chi. Vì thế, điều này dẫn đến bị lỗ vốn 34,5 triệu đồng/ha. Dựa vào chỉ tiêu về trọng lượng và lợi nhuận trong nghiên cứu này, có thể kết luận rằng nuôi luân canh cá kèo trong ao tôm sú với mật độ từ 40-70 con/m² có thể được xem là tối ưu về năng suất và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là vốn đầu thấp và ít rủi ro.

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN VEN BIỂN CHỦ YẾU Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Sóc Trăng nhằm phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC). Mỗi mô hình chọn 15 hộ để thu thập số liệu suốt vụ nuôi. Ngoài ra, mỗi mô hình chọn 3 ao để thu mẫu và xác định sự phân bố đạm lân trong mô hình nuôi. Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ) cao hơn mô hình nuôi BTC (2.927 kg/ha/vụ) (p0,05). Lợi nhuận của mô hình nuôi TC (231 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn ở mô hình nuôi BTC (71,6 triệu đồng/ha/vụ) (p

TÍCH PHÂN TỪNG PHẦN CỦA DÒNG

Phạm Thị Thu Hường
Tóm tắt | PDF
            Let  be a domain in ,  and  be a closed positive (1,1) bidimentional current on . Then,  is a positive measure on . We establish intergration by parts for currents because of its classical meaning and moreover, the appeareance of Monge - Ampère operator have an important role in a lot of issues of pluripotential theory. The basic for the definition of Monge - Ampère operator base on the estimation of Chern, Levin and Nirenberg combined with the integration by parts for currents to make this definition by using unductive method. Cho  là một miền,  và  là một dòng đóng song chiều  trên . Khi đó,  là một độ đo dương trên . Ta xây dựng công thức tích phân từng phần trên dòng với ý nghĩa cổ điển vốn có của nó là dùng để tính tích phân của những hàm phức tạp bằng những hàm đơn giản hơn. Hơn nữa, ta biết sự ra đời của toán tử Monge-Ampère phức có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu nhiều vấn đề của lý thuyết đa thế vị phức. Nền tảng cho định nghĩa của toán tử  Monge-Ampère phức dựa trên ước lượng của Chern, Levin và Nirenberg kết hợp với công thức tích phân từng phần để đi đến định nghĩa theo quy nạp toán tử này. Do vậy, việc xây dựng công thức tích phân từng phần trên dòng cho những hàm đa điều hòa dưới bị chặn và mở rộng hơn nữa cho những hàm đa điều hòa dưới không bị chặn là công việc có ý nghĩa.             Chúng tôi có chỉnh sửa chứng minh trong bài báo  và dùng những kết quả đã có trong bài báo để mở rộng công thức tích phân từng phần cho những hàm đa điều hòa dưới không bị chặn và xây dựng công thức tích phân từng phần trên lớp  và .

ẢNH HƯỞNG CỦA PROHEXADIONE-CALCIUM LÊN SỰ GIẢM ĐỔ NGÃ CỦA GIỐNG LÚA ST1 Ở CÁC MỨC BÓN PHÂN ĐẠM KHÁC NHAU

Nguyễn Minh Chơn, Võ Thị Xuân Tuyền, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Đổ ngã là yếu tố quan trọng làm giảm năng suất, phẩm chất hột và làm cho thu hoạch lúa khó khăn. Việc bón nhiều phân đạm làm cho lúa vươn lóng và dễ đổ ngã. Đề tài này đã khảo sát ảnh hưởng của prohexadione calcium lên sự giảm đổ ngã trên lúa ở các mức bón phân đạm khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý prohexadione calcium (10g ai/ha) ở 65 ngày sau khi sạ hoặc xử lý 2 lần ở 50 và 65 ngày sau khi sạ với mức phân đạm 90, 120 và 150kg N/ha có tác dụng làm giảm đổ ngã. Nếu bón phân đạm hơn 90kg N/ha thì lúa dễ đổ ngã và năng suất cũng không tăng. Bón 90kg N/ha và có xử lý prohexadione calcium ở 65 ngày sau khi sạ hoặc xử lý 2 lần ở 50 và 65 ngày sau khi sạ đã làm giảm đổ ngã và góp phần tăng năng suất lúa. Kết quả phân tích cho thấy prohexadione calcium ức chế sinh tổng hợp gibberellin nội sinh, điều này đã làm giảm chiều dài tế bào, chiều dài lóng thân, chiều cao thân và làm tăng khả năng chống chịu đổ ngã trên lúa.

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO CHÁY RỪNG Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU, DƯỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Rừng tràm trên đất than bùn Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tính đa dạng sinh học cao,  cháy rừng là mối đe dọa lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường và vùng sinh thái. Do đó, theo dõi hiện trạng và dự báo cháy rừng là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên rừng trên đất than bùn. Kết quả dự báo cháy rừng theo nhân tố khí tượng thủy văn cho thấy toàn Vườn Quốc gia U Minh Hạ cứ sau 10 ngày khi có trận mưa cuối mùa ? 5mm dự báo cháy rừng tăng lên 1 cấp. Sau khoảng 40 ngày dự báo cháy rừng tăng lên cấp V, cấp cháy cực kỳ nguy hiểm. Dự báo cháy rừng theo ẩm độ vật liệu cháy cho biết cấp độ cháy rừng trên từng tiểu vùng nhỏ ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, xác định khả năng bén lửa từng tiểu vùng trong toàn khu vực. Phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp cho cấp dự báo cháy sát với thực tế do bao đê khép kín Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đây là phương pháp kết hợp giữa cấp độ cháy theo nhân tố khí tượng thủy văn với ẩm độ vật liệu cháy. Phương pháp này xác định được cấp độ cháy rừng trên từng tiểu vùng sinh thái trên toàn khu vực. Bản đồ phân bố các vùng có nguy cơ cháy ở các cấp khác nhau xây dựng bằng sử dụng kỹ thuật GIS, giúp các nhà quản lý rừng có thể xác đinh các vùng có nguy cơ cháy cao để có kế hoạch bảo vệ và phòng ngừa.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẪU DIỆN CỦA ĐẤT PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Dương Thanh Nhã, Lê Văn Phát, Lê Quang Trí, Võ Quang Minh, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Đất phèn chiếm 1,6 triệu ha, hoặc chiếm trên 40% diện tích của đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bốn vùng sinh thái: Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ Giác Long Xuyên (TGLX), Bán Đảo Cà Mau (BĐCM) và Trũng Sông Hậu (TSH). Bảy mươi chín phẫu diện đất được thu thập từ các vùng đất phèn ở ĐBSCL cho việc nghiên cứu hình thái đất. Độ dày tầng A của ĐTM, TGLX và BĐCM (20,1; 20,4 và 26,5 cm, theo thứ tự) thì nhỏ hơn TSH (33,4 cm). Độ sâu xuất hiện trung bình của tầng sulfuric đất phèn ĐBSCL là trong khoảng 46,8-57,8 cm. Độ sâu xuất hiện vật liệu sinh phèn của TSH là cạn nhất (89 cm). Chỉ thị màu nền RF cho đất phèn ĐBSCL biến đổi từ 0,14 đến 7,83. Tuy nhiên, chỉ số màu nền của ĐTM, TSH là cao nhất bởi vì sự oxy hoá cao trong tầng B của các nhóm đất phèn này.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU HẬU GIANG

Mai Văn Nam, Nguyễn Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?Các giải pháp phát triển ngành hàng bưởi Năm Roi Phú Hữu Hậu Giang?, mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Hậu Giang và phân tích kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi ở Hậu Giang, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi ở Hậu Giang. Đề tài sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và chiết khấu dòng tiền, CBA để tính hiệu quả sản xuất của nông hộ, phương pháp phân tích thị trường (Marketing channel) và phân tích phân biệt, mô hình Probit để xác định lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào yếu tố nào, cuối cùng là ma trận SWOT để đề xuất giải pháp. Số liệu của đề tài được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng. Việc sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi Phú Hữu Hậu Giang mang hiệu quả tài chính cho nông dân và các tác nhân tham gia tiêu thụ. Tác giả đề xuất một số giải pháp như: đẩy mạnh và quản lý tốt công tác lai tạo giống có chất lượng, tổ chức về qui mô sản xuất, vùng chuyên canh; phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến; liên kết sản xuất-tiêu thụ, đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU GIỐNG (SCATOPHAGUS ARGUS) GIAI ĐOẠN 2 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI

Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) làm cơ sở phát triển nghề nuôi cá ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành ở 7 nghiệm thức độ mặn khác nhau là 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30? trong hệ thống lọc tuần hoàn. Cá giống thí nghiệm là cá được sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 1,73 g/con, chiều dài 37,0 mm/con, chiều cao 20,5 mm/con (cá 2 tháng tuổi) được ương nuôi với mật độ 30 con/ bể 200 lít. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 35%. Bể nuôi được sục khí liên tục. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, cá nâu nuôi ở độ mặn 5? tăng trưởng tốt nhất với khối lượng trung bình 11,63 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,14 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt 1,48 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo, Lê Xuân Sinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 12/2008 tại tỉnh Sóc Trăng nhằm phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật các mô hình nuôi thủy sản ven biển. Kết quả cho thấy mô hình nuôi thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng đa dạng, ngày càng thâm canh hóa và có nhiều loài mới được đưa vào nuôi. Mật độ thả nuôi của mô hình nuôi tôm sú tâm canh (TC) là 26,29 con/m2; bán thâm canh (BTC) là 15,02 con/m2, quảng canh cải tiến (QCCT) là 7,56 con/m2; tôm ? lúa là 7,74 con/m2 và có năng suất lần lượt là 4.665; 2.739; 1.504 và 919 kg/ha/vụ. Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú TC là 183,1 triệu đồng/ha; BTC là 102,2 triệu đồng/ha, QCCT là 50,4 triệu đồng/ha/vụ; tôm ? lúa là 28,6 triệu đồng/ha. Đối với mô hình nuôi cá kèo có mật độ thả nuôi trung bình (94,00 con/m2), năng suất (11.303 kg/ha/vụ), lợi nhuận (207,5 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn các mô hình nuôi tôm sú. Mô hình nuôi cua biển có mật độ thả nuôi trung bình 0,83 con/m2 đạt năng suất 1.619 kg/ha/vụ, lợi nhuận 82,8 triệu đồng/ha/vụ.

NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH LƯƠN ĐỒNG (MONOPTERUS ALBUS) SINH SẢN BẰNG HCG (HUMAN CHORIONIC GONADOTROPINE)

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lệ Hoa, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng của hCG tiêm dẫn đến sự thành thục và tỷ lệ sinh sản của lươn đồng gồm 4 nghiệm thức là không phun mưa-không tiêm dẫn (KPM-KTD); không phun mưa-tiêm dẫn (KPM-TD); phun mưa-tiêm dẫn (PM-TD); phun mưa-không tiêm dẫn (PM-TD). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và thời gian thực hiện thí nghiệm là 3 tháng. Kết quả cho thấy hệ số thành thục của lươn tăng cao nhất khi tiêm dẫn kết hợp với phun mưa (3,10±1,27%) giá trị này so với các nghiệm thức không phun mưa-không tiêm dẫn (0,66±0,29%) hoặc phun mưa-không tiêm dẫn (0,79±0,36%) khác biệt có ý nghĩa (p

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI NUÔI CÁ DA TRƠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đỗ Văn Xê, Châu Thanh Bảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nêu ra bốn trở ngại đối với nông hộ nuôi cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là không cung cấp sản phẩm đúng với nhu cầu thị trường, không chọn đúng cách thức phân phối, không bán đúng nơi cần bán và không chọn đúng thời điểm cần bán. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố như qui mô, năng lực, thu nhập, tổng chi phí nuôi, chất lượng sản phẩm cá da trơn như con giống, thức ăn cho cá, thuốc trị bệnh cho cá, kinh nghiệm và phương pháp nuôi là rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá da trơn của nông hộ ĐBSCL và qui mô nuôi lớn, tài chính mạnh thì ít trở ngại hơn so với qui mô và tài chính nhỏ. Nghiên cứu đề xuất năm nhóm giải pháp chính cho thị trường người nuôi cá da trơn ĐBSCL phát triển tốt gồm Kiểm soát chất lượng đầu vào; Hợp tác chủ động với nhiều nguồn thu mua; Xác định chu kỳ dao động giá, cung theo nhu cầu thị trường mỗi năm; Tiếp thị đa dạng với sự trợ giúp của công nghệ, thâm nhập kênh tiêu thụ nội địa; Nhà nước có những chính sách qui hoạch, quản lý vùng nuôi hợp lý.

ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG SIM BẰNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC VÀ SINH HỌC

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Rượu vang sim hiện đang là đặc sản của Phú Quốc với quy trình công nghệ đã được ứng dụng trong sản xuất. Khi quá trình lên men kết thúc, rượu trở nên trong dần và phải mất thời gian dài để hoàn tất quá trình này. Mùi và vị của rượu vang sim khá đặc trưng, nhưng màu sắc tự nhiên (màu tím) của sản phẩm vẫn còn bị biến đổi sau quá trình lên men. Trên cơ sở đó, khảo sát ảnh hưởng của các tác nhân hóa học (tannin, acid citric, vitamin C, vitamin C-rutine) (nồng độ thay đổi từ 0,1á0,3%) đến khả năng duy trì màu sắc và tác nhân sinh học (enzyme pectinase) với nồng độ thay đổi từ 0,1á0,6% đến hiệu quả làm trong rượu được quan tâm đặc biệt trong phần nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các chất sử dụng với mục đích bảo vệ màu sắc rượu vang sim thì tannin (0,2%) tỏ ra có ưu thế hơn cả. Nồng độ này tannin không những duy trì được màu tím đỏ bền và đẹp trong thời gian dài mà còn tăng được mùi vị đặc trưng của rượu vang. Quá trình làm trong có thể đạt được hiệu quả cao với nồng độ enzyme pectinase sử dụng 0,2-0,3%.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TIÊU HAO OXY CƠ SỞ CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Đoàn Xuân Diệp, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Tôm sú (Penaeus monodon) đang được nuôi ở nhiều vùng có độ mặn khác nhau và sinh trưởng của tôm có thể khác nhau theo từng độ mặn. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên sử dụng thức ăn và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú (Penaeus monodon). Các thí nghiệm được thực hiện trên tôm sú giống (10±2 g) ở các độ mặn 3?, 15?, 25? và 35?. Thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú được tiến hành trên bể nhựa 1 m3, dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn lúc 20 và 40 phút và 1, 2, 3, 4 và 5 giờ, mỗi nhịp thu 10 tôm ở mỗi độ mặn để xác định lượng thức ăn, thời gian tôm sử dụng và tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày. Độ tiêu hóa thức ăn, đạm và năng lượng của tôm được tiến hành trên bể composite 0,5m3 với phương pháp bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và lặp lại ba lần. Xác định độ tiêu hóa được thực hiện thông qua thức ăn có chất đánh dấu o-xit crom (Cr2O3). Tiêu hao oxy của tôm được xác định bằng hệ thống hô hấp kế với 10 cá thể tôm được đo riêng biệt ở mỗi độ mặn trong 24 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tôm sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ thể nhằm hạn chế sự mất năng lượng để thích nghi với độ mặn thấp. Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thì cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao.

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ LƯU TỒN THUỐC TRỪ SÂU TRONG ĐẤT, NƯỚC TRÊN RAU XÀ LÁCH XOONG (NASTURTIUM OFFOCINALE) TẠI XÃ THUẬN AN,HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Bùi Thị Nga, Lâm Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, sự lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước, trên rau Xà lách xoong. Kết quả cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu vẫn còn lưu tồn trong rau dao động trong khoảng 0,01 ppm ? 0,05 ppm (alphacypermethrin) và 0,23 ? 0,99ppm (cypermethrin) và nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn FAO, tuy nhiên thời gian ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch rau phụ thuộc vào thị trường hơn là mức độ an toàn cho người sử dụng. Phân hoá học được sử dụng gấp 2 lần phân hữu cơ lần lượt là 69 % và 31 %. Lợi nhuận trồng rau không chỉ phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào giá cả thị trường. Do vậy, người trồng rau nên tăng lượng phân hữu cơ, tuân thủ đúng liều lượng nông dược để tiết kiệm chi phí và phát triển vùng rau sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA BỌ RÙA CHILOCORUS POLITUS MULSANT (COLEOPTERA: COCCINELLIDAE)

Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Nguyễn Thanh Tâm
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2006 đến tháng 7/2007 trong điều kiện phòng thí nghiệm có ToC: 28-30 và H%: 75-85. Nhộng  được thu trên các quần thể rệp sáp Pulvinaria sp. gây hại trên cây Hồng mai (Jatropha pandurifolia), sau đó cho vũ hóa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sau khi vũ hóa, thành trùng được cho bắt cặp và đẻ trứng. Sau khi nở, ấu trùng được nuôi trên trứng của Pulvarinia sp. để theo dõi các đặc điểm sinh học. Kết quả khảo sát ghi nhận thời gian phát triển trung bình của giai đoạn trứng là 3,7±0,1 ngày, chu kỳ sinh trưởng 22,4±0,9 ngày, thời gian nhộng: 7,1±0,1 ngày. Tuổi thọ của thành trùng cái và đực lần lượt là 80,6±8,3 và 45,0±8,3 ngày với thời gian tiền đẻ trứng là 1,4±0,2 ngày. Con cái đẻ trung bình 183,5 trứng, với tỷ lệ trứng nở chỉ đạt 33,5%. Không những có khả năng ăn mồi cao trên trứng của rệp sáp Pulvinaria sp., C. politus còn có khả năng ăn mồi trên rệp sáp Depranococcus chiton ở cả 2 giai đoạn trứng và ấu trùng tuổi 2.

BIếN ĐổI HàM LƯợNG PROTEIN TạO NOãN HOàNG CủA TÔM Sú (PENAEUS MONODON) TRONG QUá TRìNH THàNH THụC Và SINH SảN

Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa protein tạo noãn hoàng (PPP) với sự phát dục và đẻ trứng của tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Hàm lượng protein tạo noãn hoàng trong máu được theo dõi mỗi ngày sau khi cắt mắt và qua 2 chu kỳ thành thục sinh sản liên tiếp nhau. Sức sinh sản của tôm cũng được theo dõi qua các lần đẻ sau khi cắt mắt và sau khi lột xác    đẻ lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PPP tăng lên có ý nghĩa theo các giai đoạn thành thục buồng trứng. Hàm lượng PPP cao nhất ở giai đoạn IV trước khi đẻ trứng và thấp nhất là giai đoạn I (sau khi đẻ). Hàm lượng PPP khi đẻ của tôm đánh bắt từ biển cao hơn có ý nghĩa so với tôm đầm (p

KHủNG HOảNG KINH Tế THế GIớI HIệN NAY - NHìN Từ HọC THUYếT KINH Tế CủA CáC MáC

Phan Văn Phúc
Tóm tắt | PDF
 ?Khủng hoảng? đang trở thành nỗi ám ảnh khắp mọi nơi trên thế giới hiện nay. Khủng hoảng kinh tế lần này được xem là nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái (1929 ? 1933), nó như một hồi chuông cảnh báo cho sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Các nhà kinh tế phi mác ? xít cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do thiếu sự quản lý của nhà nước. Theo họ, để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai thì phải nâng cao hơn nữa vai trò điều tiết của chính phủ. Như vậy, liệu chính phủ các nước tư bản có thể ngăn chặn được khủng hoảng trong tương lai hay không? Theo quan điểm mác ? xít, câu trả lời là hoàn toàn không thể. Để góp phần bàn về thực trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề sau: (1) nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay; (2) trở lại với lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế để chỉ ra nguồn gốc thật sự của khủng hoảng; (3) từ thực tiễn và lý luận khủng hoảng kinh tế, tác giả đưa ra dự báo về tương lai của chủ nghĩa tư bản.

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO VÀ THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO THỊT NUÔI Ở TRANG TRẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)

Lê Thị Mến
Tóm tắt | PDF
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các giống heo ngoại, lai nhiều máu và sử dụng thức ăn công nghiệp hiện hành lên năng suất và hiệu quả chăn nuôi heo thịt nuôi thuộc quy mô trang trại thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được thực hiện trên 24 cá thể heo đang tăng trưởng với trọng lượng bình quân đầu kỳ là 60 ± 2,3 kg và cuối kỳ là 92 ± 5,6 kg. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố (giống heo và thức ăn). Nhân tố giống heo bao gồm hai nhóm (DLY: Duroc x Landrace-Yorkshire và DPLY: Pietrain-Duroc x Landrace-Yorkshire) và hai nhóm thức ăn đậm đặc bổ sung (Car: Cargill hoặc Nur: Nurpak). Kết quả theo nhân tố giống heo DLY và DPLY: tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) là 694 và 747; HSCHTĂ là 2,87 và 2,91. Chỉ số tròn mình (CSTM) là 88,6 và 91,5. Hiệu quả kinh tế của nhóm giống heo DPLY cao hơn DLY là 10 %. Và theo nhân tố TĂ Car và Nur lần lượt như sau: tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) là 720 và 739; HSCHTĂ là 2,95 và 2,82. CSTM là 90,2 và 89,9. Chi phí TĂ/kg tăng trọng (đồng) lần lượt là 17.500 và 16.800; và hiệu quả kinh tế về mặt TĂ của Nur cao hơn Car là 21%.

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT SI-RÔ TỪ TRÁI SIM RỪNG

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Các nghiên cứu sản xuất si-rô sim được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nồng độ (0,6ữ1%) và thời gian thủy phân (1ữ7 giờ) của enzyme pectinase đến quá trình trích ly nước sim. Đồng thời lựa chọn các công thức phối chế si-rô sim với các nhân tố thay đổi là tỉ lệ nước thêm vào (30ữ60%), nồng độ đường (50ữ60 oBrix), nồng độ acid (0,3ữ0,4%) và nồng độ CMC (0,1ữ0,2%). Hơn nữa, để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm si-rô sim, các chế độ thanh trùng (nhiệt độ thay đổi từ 80 đến 90oC và thời gian khảo sát từ 2 đến 4 phút) cũng được quan tâm khảo sát trong phần nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy 0,8% enzyme pectinase sử dụng cho quá trình thủy phân khối sim đã được nghiền sẵn trong thời gian 5 giờ sẽ cho hiệu suất thủy phân dịch quả và độ trong cao, hỗ trợ tốt cho quá trình lọc và trích ly dịch sim. Dịch nước sim (sau khi thủy phân) được bổ sung 50% nước với công thức phối chế thích hợp (55oBrix và 0,35% acid citric) sẽ tạo được sản phẩm si-rô sim có vị chua ngọt hài hòa, mùi vị và màu sắc đặc trưng của sim rừng. Si-rô sim có khả năng duy trì chất lượng tốt (màu sắc, mùi vị) trong thời gian dài khi được thanh trùng ở nhiệt độ 85oC trong thời gian 2 phút.

SảN XUấT Và NÂNG CAO CHấT LƯợNG SảN PHẩM SURIMI Từ Cá TạP

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu chế biến các sản phẩm surimi được tiến hành trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng surimi như tỷ lệ gấc (2 10%); tỷ lệ tinh bột (5 20%) và tỷ lệ mỡ heo (5 15%) nhằm tạo sản phẩm có chất lượng cao và giá thành thấp. Khảo sát chế độ chiên ở 160oC trong thời gian 2á5 phút cũng được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gấc sử dụng 5% (so với cá) sẽ tạo sản phẩm có giá trị cảm quan cao về cấu trúc, màu sắc và mùi vị. Sản phẩm có khả năng tạo gel tốt, mặt cắt mịn khi bổ sung 10% tinh bột và 10% mỡ. Paste cá được chiên trong dầu ở nhiệt độ 160oC trong 2 phút cho giá trị cảm quan cao. Đa dạng hoá các sản phẩm surimi chiên (surimi bao crumb bánh mì, surimi bao cốm dẹp và xúc xích cá) với cấu trúc dẻo dai, giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị và màu sắc hấp dẫn.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Thao, Trương Quốc Phú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cá ngát được tiến hành từ tháng 01/2009 đến 05/2009. Mẫu cá được thu trực tiếp từ ngư dân và các chợ địa phương định kỳ mỗi tháng một lần trên ba điểm thuộc tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Sau khi thu, mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát có thân thon dài. Đầu dẹp bằng, đuôi dẹp bên. Miệng rộng. Mắt nhỏ. Có 4 đôi râu, râu mũi kéo dài qua khỏi mắt. Có 2 vi lưng, vi lưng thứ nhất có gai cứng (gai độc), gốc vi lưng thứ hai dính liền với vây đuôi và vây hậu môn. Tỉ lệ giữa đường kính mắt/ khoảng cách mắt và độ rộng đầu so với chiều dài chuẩn của cá con lớn hơn cá trưởng thành. Sự biến đổi cỡ miệng và chiều dài có mối tương quan thuận. Về mặt tỉ lệ thì độ rộng miệng tăng nhanh hơn so với mức tăng chiều dài cơ thể. ở cá ngát có một phần phụ đặc biệt (cơ quan dendrictic) nằm ở chỗ lõm phía sau lỗ hậu môn. Cơ quan này cũng là đặc điểm phân loại các loài cá ngát. Cá ngát thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vật với miệng lớn, răng nhỏ, hình hạt, thực quản hình ống, to, ngắn, dạ dày to, dạng hình ống, vách dày. Plotosus canius thuộc nhóm cá ruột thẳng, ngắn (chỉ số RLG trung bình bằng 1,08). Mang của cá ngát được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Trên cung mang thứ nhất có 22-25 lược mang mảnh, dài và thưa. Cá ngát hô hấp chủ yếu bằng mang và một phần qua da.

DạY HọC KHáM PHá KHáI NIệM TOáN HọC

Nguyễn Phú Lộc
Tóm tắt | PDF
Dạy học khám phá đã được nhiều nhà khoa học giáo dục đề cập như J. Piaget (1896 ? 1980), J. Bruner (1915- ), H. Freudenthal (1905 ? 1990). Dạy học khám phá đã được du nhập vào nước ta từ nhiều năm qua, và được nhiều giáo viên nghiên cứu áp dụng. Nhằm trao đổi kinh nghiệm về dạy học khám phá trong giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông, chúng tôi giới thiệu ba mô hình dạy học khám phá khái niệm toán học mà chúng tôi đã từng hướng dẫn sinh viên ngành sư phạm toán ở Trường Đại học Cần Thơ thực hành giảng dạy trong năm cuối bậc đại học. ở mỗi mô hình, chúng tôi nêu ra các bước thực hiện, ví dụ minh họa và bình luận.

BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ VI KHUẨN HỮU ÍCH TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH

Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Tổng vi khuẩn, Vibrio và một số nhóm vi khuẩn hữu ích đã được xác định trong ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp thu mẫu được áp dụng theo (Huy 2003 và Chinabut et al., 2003). Mật số Nitrosomonas và Nitrobacter được tính theo phương pháp MPN (Most Probable Number, số khả hữu). Kết quả cho thấy mật độ tổng vi khuẩn trong bùn dao động từ 5,3x104 CFU/g đến 1,2x106 CFU/g nhưng mật độ trong nước ít hơn rất nhiều, từ 2,9x102 đến 3x104CFU/mL. Nhóm Bacillus có khuynh hướng ổn định trong suốt quá trình thu mẫu và dao động từ 4,3x104 đến 7,9x105 CFU/g, chiếm trung bình 87,9% so với tổng vi khuẩn. Trong khi đó mật độ nhóm Nitrosomonas dao động từ 7 tế bào/g đến 2,6x103 tế bào/g và chiếm trung bình 40,7% so với tổng vi khuẩn. Nitrobacter chỉ thấy từ đợt thu mẫu thứ 4 và có mật độ thấp nhất từ 5,5 đến 1,9x103 tế bào/g bùn, chiếm 28,3% so với tổng vi khuẩn. Ngoài ra, mật độ Vibrio có khuynh hướng tăng dần trong suốt thời gian nuôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DECIS LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Nguyễn Thanh Phương, Phương Ngọc Tuyết, Nguyễn Văn Công, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp và kích thích tôm lột xác đã xuất hiện trong nghề nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dù không được khuyến cáo. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định độ độc của thuốc trừ sâu decis chứa hoạt chất deltamethrin lên tôm  sú (Penaeus monodon). Tôm thí nghiệm có kích cỡ 8-10 g/con được bắt từ ao nuôi và thuần hóa đến độ mặn lên 25?. Thí nghiệm xác định nồng độ deltamethrin gây chết 50% tôm (LC50) được thực hiện với 6 nồng độ deltamethrin  từ 0,75 đến 2 àg/L dựa vào kết quả thí nghiệm thăm dò. Kết quả cho thấy deltamethrin rất độc với tôm sú, LC50-96 giờ là 1,05 àg/L. ảnh hưởng của deltamethrin (nồng độ bằng 1% và 50% LC50-96 giờ) lên điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion được thực hiện ở độ mặn 25? trong 14 ngày. Nồng độ 0,01 àg/L và 0,52 àg/L không ảnh hưởng đến điều hòa áp suất thẩm thấu và ion Na+ và Cl- nhưng ảnh hưởng đến điều hòa ion K+ trong 3 giờ đầu. Nồng độ deltamethrin 1, 10 và 50% LC50-96 giờ (ở độ mặn 25?) không ảnh hưởng tăng trưởng nhưng làm tăng tỷ lệ chết và kéo dài chu kỳ lột xác của tôm.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỒN TRỮ ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG MÍA CÂY (SACCHARUM OFFICINARUM L.) SAU THU HOẠCH Ở LONG MỸ, HẬU GIANG

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Mía là loại nông sản dễ thay đổi chất lượng sau khi thu hoạch. Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện tồn trữ đến sự thay đổi chất lượng mía (trọng lượng, hàm lượng đường, hàm lượng acid tổng số) được trồng ở huyện Long Mỹ trong thời gian tồn trữ 12 ngày sau khi thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (1) hàm lượng đường khử tăng từ (4,7±0,14)% đến (9,1±0,24)%; (2) hàm lượng đường saccharose giảm trong suốt thời gian tồn trữ. Hàm lượng đường saccharose của mẫu tồn trữ ngoài nắng, không thông thoáng, không che chắn giảm 10%, trong khi mẫu được che chắn giảm 0,5% so với hàm lượng ban đầu; (3) mặc dù hàm lượng chất khô hòa tan và đường saccharose của các mẫu đều giảm, chữ đường (CCS) và hàm lượng acid tổng số gần như không thay đổi và (4) tổn thất khối lượng mía cây khoảng 6ữ7,8% sau 8 ngày tồn trữ. Mẫu được che chắn có tổn thất khối lượng thấp nhất, mẫu được thông thoáng có tổn thất khối lượng cao nhất. Sự tổn thất khối lượng và sự giảm hàm lượng đường do nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến tình trạng thu nhập kém cho người trồng mía và cả cho các nhà máy sản xuất đường. Đồng thời, sự hao hụt sau thu hoạch mía còn là nguyên nhân làm cho tình trạng thiếu cung đối với nguồn nguyên liệu mía hiện nay càng thêm trầm trọng.

HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi về mặt tài chính. Kết quả hàm phân tích phân biệt đã cho thấy được là quy mô đàn, phương thức nuôi, loại gia cầm và tập huấn là những yếu tố tạo nên sự phân biệt lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm lấy thịt; ngoài quy mô nuôi và tập huấn thì dịch bệnh và kiểm dịch cũng là những yếu tố tạo nên sự phân biệt lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm lấy trứng. Kết quả mô hình probit cho thấy tập huấn, tuổi của chủ hộ và vốn là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm; đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương và chính sách của nhà nước để phát triển chăn nuôi gia cầm nhưng vẫn khống chế được việc dịch cúm      lây lan.

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Cá nâu có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mối tương quan của sự phát triển buồng trứng với hệ số thành thục (GSI), chỉ số khối lượng gan cá/khối lượng cá (HSI), số lượng hồng cầu (RBC), số lượng bạch cầu (WBC), huyết sắc tố (Hb) và phosphat protein huyết tương (PPP). Kết quả cho thấy rằng GSI là cao nhất (12,0%) ở giai đoạn buồng trứng 5, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các giai đoạn khác của buồng trứng (p 0,05). Cuối cùng, phosphat protein huyết tương đã tăng từ 1,26 ?g ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 1 đến 3,73 ?g ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 5; nhưng hàm lượng phosphat protein huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) trong giai đoạn buồng trứng 3, 4 và 5. Nghiên cứu này cho thấy rằng có một sự tương quan giữa các giai đoạn phát triển buồng trứng với GSI, HSI, protein huyết tương và phosphat protein huyết tương.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT KHÓM TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI HỒNG DÂN-BẠC LIÊU

Kha Thanh Hoàng, Lê Quang Trí, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng N cân đối, kết hợp với bón phân hữu cơ giúp nâng cao năng suất khóm trồng trên đất phèn. Thí nghiệm được thực hiện trên các nghiệm thức có lượng N khác nhau là 8, 10, 12 g.cây-1 trên nền 5g P2O5  và 10 K2O.cây-1 và 1 tấn vôi cho mỗi ha, kết hợp bón 10t.ha-1 phân hữu cơ bã bùn mía trên đất phèn nặng (Hypo sali epiothi-Thionic Gleysols) tại Hồng Dân, Bạc Liêu. Kết quả thí nghiệm cho thấy pH đất được cải thiện tuy không nhiều, từ 3,5 tăng đến 3,9. Cung cấp 10g N kết hợp bón 10t.ha-1 phân hữu cơ giúp tăng có ý nghĩa hàm lượng N hữu dụng, N hữu cơ dễ phân hủy, P hữu dụng, phần trăm baze bão hoà trong đất, giảm độc chất Al từ 92% xuống 66% Al bảo hoà trong phức hệ hấp thu. Bón phân hữu cơ 10t.ha-1 kết hợp 10 g N.cây-1 trên nền 5g P2O5, 10 K2O.cây-1 và 1 tấn vôi giúp tăng năng suất cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ sử dụng phân N vô cơ.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẠM VÀ ĐỘ MẶN TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI MẬT SỐ VI KHUẨN DỊ DƯỠNG BÁM TRÊN LÁ ĐƯỚC (RHIZOPHORA APICULATA)

Bùi Thị Nga, Đinh Ngô Mỹ Liên, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Vi khuẩn dị dưỡng phân hủy lá đước (Rhizophora apiculata) được khảo sát ở 2 độ mặn là 5? và 25?; với 3 mức độ đạm là 0ppm, 5ppm và 10ppm; và lượng lá khác nhau là 0g/L, 10g/L, 30g/L (nước biển với các độ mặn tương ứng) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Vi khuẩn phân hủy bám trên lá có mật số phong phú hơn vi khuẩn trong nước ngâm ủ. Mật số vi khuẩn phân hủy lá đước ở độ mặn 5? cao hơn có ý nghĩa so với độ mặn 25?. Mật số vi khuẩn dị dưỡng tham gia phân hủy lá đước đạt giá trị cao nhất ở lượng lá 30g/L và độ mặn 5?. Có sự tương tác giữa mật số vi khuẩn trên lá đước phân hủy với hàm lượng đạm trong môi trường ngâm ủ. Sự hiện diện của quần thể vi khuẩn phong phú về số lượng, đa dạng về khả năng trao đổi chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể vi khuẩn bám trên lá đước là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn phân hủy trong hệ thống nuôi tôm-rừng.

TÍNH KHẢ THI VỀ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG - LÂM - NGƯ KẾT HỢP TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG - KIÊN GIANG

Âu Quang Tấn, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Ngọc Sơn, Dương Ngọc Thành, Nguyễn Văn Sánh, Đặng Kiều Nhân
Tóm tắt | PDF
Báo cáo phân tích tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nông lâm ngư kết hợp ở vùng đệm của Vườn Quốc Gia U Minh Thượng. Kết quả phân tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra giải pháp thích hợp để cải thiện sinh kế của người dân và duy trì sự đa dạng sinh học của vùng đệm và bảo tồn Vườn Quốc gia. Kết quả năng suất của các loại cá đồng trong các mô hình nông lâm ngư kết hợp là 105-137 kg/ha. Hiệu quả kinh tế của mô hình nông lâm ngư thấp hơn so với mô hình lúa tôm. Lợi nhuận của mô hình canh tác lúa-tôm và 2 lúa- tôm trong năm 2006 là 10,8 và 19,4 triệu đồng/ha, tương ứng. Hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình cho thấy là duy trì mô hình nông lâm ngư kết hợp chỉ có thể đảm bảo cung cấp lương thực-thực phẩm và tích luỹ tối thiểu cho nông dân vùng đệm. Các giả định cân bằng hiệu quả kinh tế giữa lúa tôm và mô hình lúa-cá và Tràm úc-cá được đặt ra để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình lúa-cá và mô hình tràm úc-cá cho thấy hai mô hình này có thể là một giải pháp phát triển thay vì đẩy mạnh mô hình lúa- tôm. Duy trì sinh thái vùng đệm bằng các mô hình nông lâm ngư kết hợp cần có các chính sách hỗ trợ người dân trong vùng đệm như vốn, giảm thuế nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lúa-cá, tràm. Các giải pháp ưu tiên khác hỗ trợ cho các thành viên của hộ dân trong vùng đệm về giáo dục, y tế nhằm giảm gánh nặng tài chính để có thể an tâm duy trì các mô hình nông lâm ngư kết hợp để bảo vệ nguồn tài nguyên và sinh thái     vùng lõi.

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ĐỐI (LIZA SUBVIRIDIS) ƯƠNG TRONG GIAI

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra mật độ thích hợp để ương giống cá đối (Liza subviridis). Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009. Thí nghiệm thực hiện trong các giai lưới (1m3/giai) đặt trong ao 1000 m2, với 4 mật độ là 10, 20, 30và 40 cá/m3, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá thí nghiệm là cá sinh sản nhân tạo và kích cỡ ban đầu là 2,12 g/con. Cá được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%. Sau 60 ngày nuôi thì cá nuôi mật độ 40 con/m3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (128,3 mg/ngày), kế đến mật độ 30 con/m3 (107,9 mg/ngày) và sai khác có ý nghĩa thống kê (p0,05).

SỰ ĐA DẠNG VỀ DINH DƯỠNG CỦA RAU MUỐNG HẠT (IPOMOEA AQUATICA) TRONG ĐIỀU KIỆN GIEO TRỒNG VÀ NUÔI DƯỠNG HEO THỊT Ở NÔNG HỘ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)

Lê Thị Mến
Tóm tắt | PDF
Rau muống hạt được gieo trồng trên đất của 3 nông hộ có bón phân chuồng ủ hoai và 3 hộ khác đã sử dụng nước thải từ túi ủ biogas. Mỗi hộ đã gieo trồng rau trên diện tích là 120 m2 và qua 2 lần thu hoạch. Năng suất chất xanh của rau muống ở các lô dùng phân chuồng ủ cao hơn có ý nghĩa (P

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ TỪ HỆ QUY CHIẾU INDIAN 1960 SANG VN 2000

Trương Chí Quang, Lê Trung Chơn, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nguồn bản đồ ở Miền Nam trước năm 1975 được xây dựng trên hệ INDIAN 1960. Từ năm 2001, việc quy định sử dụng hệ VN 2000 đặt ra nhu cầu chuyển đổi hệ quy chiếu qua lại giữa hai hệ này. Bài viết đề xuất và đánh giá hai phương pháp chuyển đổi tọa độ từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000. Thứ nhất, sử dụng công thức tính chuyển tọa độ Molodensky từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000 qua trung gian hệ WGS 84. Phương pháp thứ 2 khai báo bổ sung lưới chiếu VN 2000 trên MapInfo để chuyển đổi bằng phần mềm. Kiểm tra độ tin cậy của cả hai phương pháp bằng cách so sánh hai kết quả chuyển từ hệ VN 2000 sang WGS 84 với kết quả của phần mềm GEOTOOL do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cung cấp. Kết quả cho thấy dùng công thức Molodensky sai lệch về tọa độ phương x và y lần lượt là 0.1 và 1m so với phần mềm GEOTOOL, trong khi dùng MapInfo sai lệch là 0.5 và 1m. Kết quả chuyển đổi các điểm tọa độ từ INDIAN 1960 sang VN 2000 bằng hai phương pháp cho thấy độ lệch lẫn nhau về kinh độ khoảng 0.1m, độ lệch vĩ độ vào khoảng 1m. Qua đó cho thấy sử dụng công thức Molodensky cho kết quả chính xác cao hơn so với MapInfo, tuy nhiên MapInfo lại cho phép chuyển đổi được bản đồ vector và nhiều định dạng bản đồ khác nhau nên thuận tiện hơn cho người sử dụng.