Nguyễn Minh Thủy *

* Tác giả liên hệ (nmthuy@ctu.edu.vn)

Abstract

The quality of sugarcane can be easily changed after harvesting. Experiments was done to examine the influence of storage conditions to change the quality of sugarcane (weight loss, sugar content, total acid content) were planted in Long My district during 12 days storage after harvesting. Experimental results showed that (1) the reducing sugar content increased from (4.7±0.14)% to (9.1±0.24)%, (2) sucrose content decreased during storage. Sucrose content of samples stored in the sun, no ventilation, no covering reduced by 10%, while the sample was covered only lossed 0.5% sucrose content compared to the initial sample; (3) although the concentration of dry matter and sucrose content were reduced, commercial cane sugar (CCS) and total acid content is almost unchanged and (4) the weight loss of sugar cane was about 6ữ7.8%  after 8 days of storage. The weight loss of sugar cane was lowest when they was covered during storage, ventilated sugar cane has the highest weight loss. The weight loss and sucrose content was reduced by several reasons will lead to less income for growers and sugar mills for sugar production. Also, the postharvest losses of sugar cane also cause the shortage of supply for raw materials as sugar cane is now more severe.
Keywords: post-harvest losses, quality, storage conditions

Tóm tắt

Mía là loại nông sản dễ thay đổi chất lượng sau khi thu hoạch. Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện tồn trữ đến sự thay đổi chất lượng mía (trọng lượng, hàm lượng đường, hàm lượng acid tổng số) được trồng ở huyện Long Mỹ trong thời gian tồn trữ 12 ngày sau khi thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (1) hàm lượng đường khử tăng từ (4,7±0,14)% đến (9,1±0,24)%; (2) hàm lượng đường saccharose giảm trong suốt thời gian tồn trữ. Hàm lượng đường saccharose của mẫu tồn trữ ngoài nắng, không thông thoáng, không che chắn giảm 10%, trong khi mẫu được che chắn giảm 0,5% so với hàm lượng ban đầu; (3) mặc dù hàm lượng chất khô hòa tan và đường saccharose của các mẫu đều giảm, chữ đường (CCS) và hàm lượng acid tổng số gần như không thay đổi và (4) tổn thất khối lượng mía cây khoảng 6ữ7,8% sau 8 ngày tồn trữ. Mẫu được che chắn có tổn thất khối lượng thấp nhất, mẫu được thông thoáng có tổn thất khối lượng cao nhất. Sự tổn thất khối lượng và sự giảm hàm lượng đường do nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến tình trạng thu nhập kém cho người trồng mía và cả cho các nhà máy sản xuất đường. Đồng thời, sự hao hụt sau thu hoạch mía còn là nguyên nhân làm cho tình trạng thiếu cung đối với nguồn nguyên liệu mía hiện nay càng thêm trầm trọng.
Từ khóa: mía đường, hao hụt sau thu hoạch, chất lượng, điều kiện tồn trữ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Vinh, 1998. Phân tích và quản lý hóa học mía – đường. NXB Nông Nghiệp, TPHCM.

Thái Nghĩa, 2006. Mía – Đường Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, TPHCM.

Guilbeau, W.F., Coll, E.E. and Martin, L.F., 1955. Effect of delay in grinding on value and processing quality of sugarcane juice. Sugar Journal 18, pp. 30 - 31.

Thangavelu, S., 2005. Commercial cane sugar percent in top and bottom portion of sugarcane genetics stocks and its associations with quality components. Madras Agric. J. 92 (10-12), pp.737-741.

Lontom.W, M. Kosittrakun, and S.E. Lingle. 2008. Relationship of acid invertase activities to sugar content in sugarcane internodes during ripening and after harvest. Thai journal of agricultural science 2008, 41(3-4): 143-151.

Zdarsdky. J, J. Rehor, R. Bretshneider. 1976. Method of post-harvest treatment of sugarcane. United State Patents.