Nguyễn Thanh Long * Nguyễn Thanh Phương

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted in Soc Trang province from April 2008 to September 2009 in order to evaluate the technical and economic aspects of the semi-intensive (SISCS) and intensive shrimp culture systems (ISCS). Fifteen households of each farming system were selected for collecting data during culture period. In addition, three ponds of each system were also chosen for sampling and determining the input and output of nitrogen(N) and phosphorous (P). The results of the study  showed that average shrimp yield of the ISCS (7,067 kg/ha/crop) was significantly higher than that of the SISCS (2,927 kg/ha/crop) (p<0.05). Shrimp survival rate (80.1%) and FCR (1.47) of the ISCS were not significantly different from those of the SISCS (64.8% and 1.45, respectively) (p>0.05). Net income of the ISCS (231 million VND/ha/crop) was higher than that of the SISCS (71.6 million VND/ha/crop) (p<0.05). Large amount of N and P releasing into the environment were accumulated in sediment then in water. The results also showed that an approximate of 88 kg of N and 30 kg of P in ISCS  and 68 kg of N and 25 kg of P in the SISCS were released into the enviroment from each ton of shrimp produced.
Keywords: shrimp culture, economic efficiency, MekongDelta

Tóm tắt

Nghiên cứu được hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Sóc Trăng nhằm phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC). Mỗi mô hình chọn 15 hộ để thu thập số liệu suốt vụ nuôi. Ngoài ra, mỗi mô hình chọn 3 ao để thu mẫu và xác định sự phân bố đạm lân trong mô hình nuôi. Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ) cao hơn mô hình nuôi BTC (2.927 kg/ha/vụ) (p<0,05). Tuy nhiên tỷ lệ sống của mô hình TC (80,1%), BTC (64,8%) và FCR ở mô hình TC (1,47), BTC (1,45) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Lợi nhuận của mô hình nuôi TC (231 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn ở mô hình nuôi BTC (71,6 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05). Phần lớn đạm và lân thải ra môi trường thì tích lũy trong bùn đáy ao và kế đến là trong nước. Kết quả cũng cho thấy khi sản xuất ra 1 tấn tôm sú thì thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P ở mô hình nuôi TC và 68 kg N và 25 kg P ở mô hình nuôi BTC.
Từ khóa: Penaeus monodon, nuôi tôm sú, hiệu quả kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2005 và kế họach phát triển đến 2010 ở Việt Nam.

Chi cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2009. Niên giám thống kê 2008.

Đàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Trần Nguyên Hùng, 2009. Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam, Đà Nẵng từ 26 -27 tháng 10/2009.

Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn, 2008. Đánh giá mức độ tích lũy đạm lân trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Q1, số chuyên đề thủy sản. ISSN: 1859-2333.

Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn và Võ Văn Bé, 2008. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Q1, số chuyên đề thủy sản. ISSN: 1859-2333.

Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2007. Báo cáo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng.

Tạ Văn Phương, 2007. Nghiên cứu sự tích lũy đạm lân trong ao nuôi tôm sú thâm canh mùa mưa ở Sóc Trăng, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 8, 2007.

Tổng cục Thống kê, 2008. Niên giám thống kê 2008.Nhà xuất bản thống kê.

Trương Tấn Thống, 2007. Khảo sát tình tình cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn cao học chuyên ngành NTTS, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.