Bùi Thị Nga * Lâm Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (btnga@ctu.edu.vn)

Abstract

The research was carried out in Thuan An village, Binh Minh district, Vinh Long province to assess of the present status of Watercress production, residuals of pesticides on soil, water and Watercress (Nasturtium officinale). Results of this research indicated that residuals of Cymethrin and Alphacymethrin on Watercress ranged from 0.01 - 0.05 and 0.23 - 0.99 mg/kg respectively. These residuals were in permitted ranges based on FAO?s standard, however, the stopping of pesticides before harvesting depends on market more than the safe level for consumers. The applied percentage of chemical fertilizer was double the organic fertilizer covering of 69 % and 31 % respectively. The profit of watercress depends not only on the yield but also on the market. Thus households should increase the amount of organic fertilizers, apply recommended pesticides to save costs, and develop the clean production for the consumer?s health.
Keywords: pesticides, watercress, and safe vegetables

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, sự lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước, trên rau Xà lách xoong. Kết quả cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu vẫn còn lưu tồn trong rau dao động trong khoảng 0,01 ppm ? 0,05 ppm (alphacypermethrin) và 0,23 ? 0,99ppm (cypermethrin) và nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn FAO, tuy nhiên thời gian ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch rau phụ thuộc vào thị trường hơn là mức độ an toàn cho người sử dụng. Phân hoá học được sử dụng gấp 2 lần phân hữu cơ lần lượt là 69 % và 31 %. Lợi nhuận trồng rau không chỉ phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào giá cả thị trường. Do vậy, người trồng rau nên tăng lượng phân hữu cơ, tuân thủ đúng liều lượng nông dược để tiết kiệm chi phí và phát triển vùng rau sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Từ khóa: phân bón, thuốc trừ sâu, rau xà lách xoong, rau an toàn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Quốc Hội (2005), Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên mô hình canh tác lúa 3 vụ, lúa 2 vụ, lúa-màu, màu tại huyện Bình Minh và Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Môi trường &QLTNTN, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Lương Tề (2005), Giáo trình Bảo vệ thực vật, NXB Hà Nội.

Lê Văn Tiềm và Trần Kông Tấu (2001), Phân tích Đất và Cây trồng, NXB Nông Nghiệp.

Lê Văn Khoa et al. (2000), Phương pháp phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, NXB Giáo dục.

Lê Trường (1985), Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

Mai Thị Phương Anh et al. (1996), Rau và Trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Thanh et al. (1997), Đánh giá thực trạng kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau màu, tại huyện Vũng Liêm, Trà ôn, Bình Minh và thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Nguyễn Văn Quyền (1998), Điều tra hiện trạng sử dụng Nông dược trên cải Xà lách xoong (Nasturtium officinale) tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và tìm giải pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Thơ (2004), Giữ gìn Cân bằng Sinh thái trong Đất và Chiến lược IPM cho cây Rau quả, NXB Nông nghiệp.

Ngô Ngọc Hưng (2005), Giáo trình Thực tập Thổ Nhưỡng, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Thị Thùy (2005), Sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Phạm Văn Lầm (1997), Hóa chất nông nghiệp với Môi trường, NXB Nông nghiệp.

Tạ Thu Cúc et al. (2005), Kỹ Thuật trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Trần Lân Ban (1994), Sách tra cứu nông dược, NXB Nông nghiệp.

Trần Quang Hùng (1999), Thuốc Bảo vệ Thực vật, NXB Nông nghiệp.

Trần Văn Hai (1997), Tình hình sử dụng Nông dược trên rau màu, tại khu vực ngoại thành, thành phố Cần Thơ. Trường đại học Cần Thơ..

Trần Văn Hai (2002), Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Văn Hai (2005), Giáo trình Hóa Bảo vệ Thực vật, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Trần Kim Tính (2003), Giáo trình Thổ Nhưỡng, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.