Nguyễn Minh Chơn * , Võ Thị Xuân Tuyền Lê Văn Hòa

* Tác giả liên hệ (nmchon@ctu.edu.vn)

Abstract

In rice cultivation, lodging is an important factor which can reduce yield, seed quality and cause problem for harvest. High amount of nitrogen increased internode elongation and caused lodging. In this study, the effects of prohexadione calcium on rice lodging at different levels of nitrogen were examined. Treated rice seedlings with 10g ai prohexadione calcium/ha, once at the sixty fifth day after sowing or twice at the fiftieth and sixty fifth day after sowing (applying 90, 120 and 150kg nitrogen/ha) tolerated lodging. Increase in lodging and do not increase in rice yield were also recognized when nitrogen was applied more than 90kg N/ha. Applying 90kg nitrogen and treating 10g ai prohexadione calcium/ha, once at the sixty fifth day after sowing or twice at the fiftieth and sixty fifth day after sowing reduced lodging and increased rice yield. The results also showed that prohexadione calcium inhibited gibberellin biosynthesis and decreased plant cells, internode length and rice plant height. These helped rice plant tolerate lodging.
Keywords: lodging, prohexadione calcium, nitrogen

Tóm tắt

Đổ ngã là yếu tố quan trọng làm giảm năng suất, phẩm chất hột và làm cho thu hoạch lúa khó khăn. Việc bón nhiều phân đạm làm cho lúa vươn lóng và dễ đổ ngã. Đề tài này đã khảo sát ảnh hưởng của prohexadione calcium lên sự giảm đổ ngã trên lúa ở các mức bón phân đạm khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý prohexadione calcium (10g ai/ha) ở 65 ngày sau khi sạ hoặc xử lý 2 lần ở 50 và 65 ngày sau khi sạ với mức phân đạm 90, 120 và 150kg N/ha có tác dụng làm giảm đổ ngã. Nếu bón phân đạm hơn 90kg N/ha thì lúa dễ đổ ngã và năng suất cũng không tăng. Bón 90kg N/ha và có xử lý prohexadione calcium ở 65 ngày sau khi sạ hoặc xử lý 2 lần ở 50 và 65 ngày sau khi sạ đã làm giảm đổ ngã và góp phần tăng năng suất lúa. Kết quả phân tích cho thấy prohexadione calcium ức chế sinh tổng hợp gibberellin nội sinh, điều này đã làm giảm chiều dài tế bào, chiều dài lóng thân, chiều cao thân và làm tăng khả năng chống chịu đổ ngã trên lúa.
Từ khóa: Lúa, đổ ngã, prohexadione calcium, đạm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hồ Quang Cua. 2000. Tóm lược các kết quả nghiên cứu và sản xuất lúa ST1 và ST2 trong 2 năm từ 1998-2000. Thông tin khoa học công nghệ và môi trường. Quý 1/2000. Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng. Trang: 25-36.

Hoshikawa and Wang. 1990. Trích dẫn bởi Nguyễn Minh Chơn. 2003. Đặc tính đổ ngã của lúa và ứng dụng anti-gibberellin để ổn định năng suất và giảm đổ ngã cho lúa Hè Thu. Kỷ yếu hội thảo 2003. Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL.

IRRI 1988. As quoted by Matsuo, T., K. Kumazawa., R. Ishii., K. Ishihara., H. Hirata. 1995. Science of the rice plant. Volume 2. Physiology, pp. 185-216.

Matsuo, T., K. Kumazawa., R. Ishii., K. Ishihara and H. Hirata. 1995. Science of the rice plant. Vol. 2. Physiology. pp. 184-216.

Morais. 1998. As quoted by N.K. Fageria , V.C. Baligar, and R.B. Clark. 2006. Physiology of Crop Production.

Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Thị Quế Phương. 2006. Ảnh hưởng của Prohexadione-Calcium lên sự giảm đổ ngã ở lúa. Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ. Trang 33-42.

Yoshida, S. 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế. Người dịch Trần Minh Thành, Trường Đại học Cần Thơ.