Ngày xuất bản: 01-05-2008

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CAO ĐẾN NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ HOẠT TÍNH CỦA ENZYME TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT BÉO Ở MÔ MỠ VÀ GAN HEO TĂNG TRƯỞNG

Lê Thị Mến, Ryozo Takada, Makoto Otsuka
Tóm tắt | PDF
Bố trí thí nghiệm với 2 nghiệm thức là điều kiện về nhiệt độ khác nhau LOW (23oC, 60% H) đối với HIGH (33oC, 60% H). Heo thí nghiệm được cho ăn tự do với cùng một loại khẩu phần thức ăn trong 4 tuần thử nghiệm. Cuối thí nghiệm, 4 heo được mổ khảo sát và các mẫu mỡ lưng cùng gan heo được thu thập và trữ ở nhiệt độ -40oC và -80oC. Kết quả về tăng trọng bình quân/ngày khác nhau có ý nghĩa  (P

SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA CÔN TRÙNG THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG ĐẬU NÀNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Trọng Nhâm,
Tóm tắt | PDF
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, trên mỗi địa bàn điều tra 10 hộ nông dân sau đó chọn lại 6 ruộng (ba ruộng phun thuốc ít và 3 ruộng phun thuốc nhiều) để điều tra định kỳ. Kết quả ghi nhận phần lớn nông dân trồng đậu không hiểu biết về thiên địch, 100% hộ điều tra sử dụng thuốc trừ sâu để trừ côn trùng gây hại. Đã phát hiện được 129 loài côn trùng thuộc 13 bộ với 75 họ, trong đó có 53 loài có ích, 44 loài gây hại và 32 loài chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái. Ruộng sử dụng thuốc ít (1-2 lần thuốc trừ sâu/vụ) có chỉ số đa dạng Shannon(H= 1,87) và đồng đều (EH= 0,62) cao hơn rõ nét so với ruộng sử dụng thuốc nhiều (4-5 lần thuốc trừ sâu/vụ) (H=1,25 và EH= 0,52). 

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Thị Huệ
Tóm tắt | PDF
Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu đã nghiên cứu về tình hình song ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào sự khám phá các bối cảnh sử dụng ngôn ngữ của người dân Khmer, khảo sát sự xuất hiện tiếng Việt vào trong các phát ngôn khi giao tiếp (bằng các ghi âm ngẫu nhiên), phân tích các lựa chọn ngôn ngữ trong sinh hoạt, đời sống văn hoá tinh thần của các em thanh thiếu niên Khmer (khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn các em học sinh lớp 10, 11 và 12 ở trường dân tộc nội trú Tỉnh), và những người Khmer trưởng thành với các xuất phát khác nhau về trình độ học vấn, bối cảnh gia đình.... Bài viết tập trung làm sáng tỏ bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng ngôn ngữ Việt - Khmer đang diễn ra tại Trà Vinh, từ đó sẽ hình thành nền tảng cho các nghiên cứu chi tiết tiếp theo về các kết quả thu được từ quá trình song ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Khmer phản ánh trên các mặt từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp.

HIỆU QUẢ BÓN PHÂN BÒ TRÊN LÚA AG24 VÀ ĐẬU XANH Ở BẢY NÚI, AN GIANG

Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tri Khiêm,
Tóm tắt | PDF
Các thí nghiệm được thực hiện nhằm tuyển chọn giống đậu xanh năng suất cao cùng với liều lượng thích hợp và hiệu quả kinh tế của phân bò đối với canh tác lúa, đậu xanh ruộng trên và ruộng bưng vùng núi Dài, An Giang. Kết quả cho thấy 3 giống năng suất cao gồm 2 MT  (1,39 ? 1,64 T/ha), V8-20 (1,64T/ha), D49 (1,55 T/ ha).  Mức  phân bò tốt nhất đối với đậu xanh ruộng trên 15 - 20 T/ ha,  năng suất tăng thêm 320 ~ 440 kg/ ha, lợi nhuận tăng thêm từ 1,3 ~ 1,9 triệu  đ/ha và MRR  0,89 ~ 0,95 so đối chứng. Đối với ruộng bưng,  tác động của phân bò lên năng suất đậu xanh chỉ đạt 100 kg/ha ở mức phân 15 T/ha và tất cả các mức phân đều cho lợi nhuận và MRR âm. Liều lượng phân bò thích hợp đối với lúa ruộng bưng từ 5~10 T/ ha, năng suất tăng thêm 810 ~ 880 kg/ ha nhưng chỉ có mức phân 5 T/ ha cho lợi nhuận tăng thêm cao nhất là 1,92 triệu đ/ha và MRR =3,84  cao hơn so với đối chứng.

TốI ƯU HóA Bộ ĐIềU KHIểN PID BằNG GIảI THUậT DI TRUYềN

Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bộ điều khiển PID là một bộ điều khiển rất phổ biến trong công nghiệp. Phương pháp thông dụng để chỉnh định bộ điều khiển này là giải thuật Ziegler-Nichols. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiễu và sai số của thiết bị đo mà phương pháp này khó có thể đạt được giá trị tối ưu cho các hệ số Kp, Kd và Ki của bộ điều khiển PID. Trong trường hợp đó, người thiết kế phải thực hiện một quá trình tinh chỉnh các tham số của bộ điều khiển. Điều đó đòi hỏi kinh nghiệm, cũng như không có cơ sở để xác định giá trị tối ưu cho các tham số cần tinh chỉnh. Nhằm hổ trợ cho quá trình này, bài báo trình bày một kỹ thuật ứng dụng giải thuật di truyền để tìm kiếm giá trị tối ưu của bộ điều khiển PID xung quanh điểm điều hành của giải thuật Ziegler-Nichols. Kết quả mô phỏng trên bài toán điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều cho thấy, chất lượng bộ điều khiển được cải thiện rõ rệt. Đáp ứng của hệ thống không bị vọt lố đáng kể. Thời gian tăng của đáp ứng được rút ngắn 98±0,24%. Thời gian xác lập của hệ thống được rút ngắn đến 97±0,33%.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở KIÊN GIANG

Phạm Lê Thông, Phan Anh Tú, Huỳnh Việt Khải, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu của đề tài, dựa trên số liệu thu thập được từ 294 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) ở Kiên Giang, cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào vốn tự có. Vốn tự có thường được tích lũy từ lợi nhuận của những năm trước. Lợi nhuận của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn để đầu tư. Do bị giới hạn về vốn tự có, đầu tư của các DNNQD lại phụ thuộc vào số tiền vay được từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đầu tư của các DNNQD cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ. Tăng trưởng của doanh thu của DN lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nội tại cũng như môi trường kinh doanh. Quy mô của DN cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Các DN có quy mô lớn hơn lại có tốc độ đầu tư mở rộng quy mô chậm hơn. Ngoài ra, khả năng mở rộng mặt bằng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đầu tư. Những DN có khả năng mở rộng mặt bằng cao lại đầu tư ít hơn những DN khác do họ có kiếm được lợi nhuận từ việc đầu cơ đất đai nên không cần đầu tư mở rộng quy mô.

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG CA CAO CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Lê Thị Thanh Thủy, Phan Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá những dòng ca cao có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất hạt đạt yêu cầu xuất khẩu và chế biến sô-cô-la. Nguồn giống ca cao là nhũng cây trồng từ hạt từ 15-20 năm tuổi, trồng tại quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ. Mỗi dòng khảo sát 5 cây, mỗi cây 6 trái. Dựa vào các đặc tính về màu sắc và hình dạng hoa, trái và hạt, có bảy dòng ca cao được đánh giá từ tháng 1/2005-1/2006. Hàm lượng chất béo thô được chiết tách theo AOAC (2000). Kết quả cho thấy cả 7 dòng đều thuộc dòng ca cao Trinitario nhưng ba dòng 1, 5 và 6 mang dạng hình Criollo trong khi các dòng 2, 3, 4 và 10 mang dạng hình Forastero. Ba dòng 2,4 và 10 là những dòng ca cao Trinitario mang dạng hình Forastero, có năng suất cao (>4 kg/cây/năm), số trái/hạt từ 35-41 hạt, tỉ lệ ngót hạt trên 40%, hạt to (1,13-1,44 g/hạt) và hàm lượng chất béo trong hạt khá cao (trung bình từ 53-55%) đạt yêu cầu xuất khẩu hạt và chế biến sô-cô-la.

ỨNG DỤNG CỦA CÁC CẶP MỒI CHUYÊN BIỆT DỰA TRÊN VÙNG GEN BAD2 ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH CÁC DÒNG LÚA THƠM

Trần Thị Xuân Mai, Hà Thanh Toàn, Lê Việt Dũng, Nguyễn Thành Tâm, Trần Thị Giang
Tóm tắt | PDF
Để phát hiện kiểu gen lúa thơm, chúng tôi đã sử dụng các đoạn mồi được thiết kế dựa trên một vùng chuyên biệt có sự loại bỏ tám cặp bp và ba trình tự chứa sự đa hình thái các nucleotid đơn (SNP) gen mã hoá cho enzime betain aldehyde dehydrogenase 2 (BAD2) nằm trên nhiễm sắc thể thứ 8. Việc sử dụng chung bốn đoạn mồi trong cùng một phản ứng PCR cho phép nhận diện giữa các cá thể thơm đồng hợp tử, không thơm đồng hợp tử và không thơm dị hợp tử trong một quần thể còn phân ly của lúa thơm. Các đoạn mồi ESP và IFAP sản suất được một đoạn 257 bp từ một alen thơm. Các đoạn mồi INSP và EAP đã khuếch đại được một đoạn 355 bp từ một alen không thơm. Do đó, các đoạn mồi chuyên biệt này rất hữu dụng trong việc phát hiện nhanh kiểu gen thơm ở các giống lúa.

HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở ĐBSCL

Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi vịt theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành trứng vịt thấp; vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm rủi ro sản xuất cho nông hộ. Lợi nhuận chăn nuôi vịt theo phương thức chạy đồng có mối quan hệ chặt chẽ với hình thức sử dụng con vịt giống, trong đó, việc sử dụng con vịt giống là vịt con để đẻ mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ. Dịch bệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng dịch bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tại địa phương là cần thiết cho hộ chăn nuôi.

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TẠO TRÁI DƯA HẤU HÌNH VUÔNG PHỤC VỤ CHƯNG TẾT

Đinh Trần Nguyễn, Trần Thị Ba
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?Nghiên cứu biện pháp tạo hình trái dưa hấu hình vuông phục vụ chưng tết?. Bốn thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng tại phường Bình Thủy và huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ từ năm 2004-2006. Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lập lại. Kết quả dưa hấu hình vuông đạt tốt nhất: (1) khung bằng nẹp nhôm và dây gút, (2) chất liệu khuôn bằng kiếng, (3) đặt trái vào khuôn một lần lúc đường kính trái 11 và 12 cm và (4) sử dụng giống dưa hấu F1 Yellow và Thành Long, trọng lượng trái trung bình 1,9-2,0 kg/trái, chu vi hoành 45,5 cm và chu vi đứng 49,4 cm.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP POE GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Ngô Quốc Luân, Nguyễn Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Phương pháp POE (Prediction-Observation-Explaining) được áp dụng trong việc dạy  và học hóa học ở một vài trường phổ thông xung quanh Thành phố Cần Thơ. Kết quả bước đầu tương đối khả quan, cho thấy phương pháp này có nhiều ưu điểm. Thực tế đã được áp dụng trong giảng dạy hóa học ở lớp 10 phổ thông. Trong tương lai có khả năng ứng dụng rộng đối với  chương trình hóa học lớp 11 và lớp 12. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp POE cũng gặp một vài khó khăn nhất định.

ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN (LOUR.) STEUD VAR. XUONG COM VANG)

Trần Văn Hâu, Huỳnh Thanh Vũ
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất góp phần phát triển bền vững vùng trồng nhãn ở địa phương. Thí nghiệm được thực hiện trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng tháp trên gốc nhãn Long, cành ghép 4 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 3-8/2005. Kết quả cho thấy nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa trong tháng Tư, thu hoạch vào tháng Tám với tỉ lệ ra hoa trên 80%, trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó có 20% là hoa cái và lưỡng tính.  Tỉ lệ đậu trái tương đối thấp (13%). Rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái, rụng trái non đến thời kỳ thu hoạch tổng cộng hết 77%, thu họach đạt 9,6 trái/chùm. Trái phát triển trong 12 tuần theo một đường cong đơn giản. Trọng lượng trái tăng nhanh từ tuần thứ 6-11 do sự phát triển của thịt trái. Trái có trọng lượng 21,9 ± 0,5 g, trong đó thịt trái chiếm tỉ lệ 62%.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG VUÔNG NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH Ở LÂM NGƯ TRƯỜNG LÂM GIANG 1, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Trương Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh phụ thuộc vào số năm canh tác, kiểu thiết kế rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện ở mô hình rừng tôm kết hợp có tỷ lệ rừng tôm 6/4 thời gian canh tác 10 năm và mô hình rừng tôm tách biệt có tỷ lệ 7/3 vừa được đưa vào canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ N-NO3- thấp (0,22-0,25 mg/L) không thích hợp cho tôm phát triển (0,4-0,8 mg/L). Nồng độ P-PO43- rất thấp (0,02-0,03 mg/L). Hàm lượng oxy hòa tan DO là 3,84 mg/L thấp hơn giới hạn chịu đựng 4 mg/L ở kiểu rừng tôm tách biệt, và 6,05 mg/L ở mô hình rừng tôm kết hợp. Nồng độ H2S cao gấp 4-6 lần so với giới hạn chịu đựng của tôm (0,05 mg/L) ở cả 2 mô hình. Các chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, pH, và độ trong thích hợp cho tôm phát triển. Nồng độ H2S cao sẽ tạo nên rủi ro, giảm năng suất cho người nuôi lúc thu hoạch. Cần mé nhánh cây rừng dọc theo bờ mương nhằm hạn chế nồng độ H2S cao do sự rơi rụng và phân hủy của lá.

KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA (PTD) Ở ĐBSCL: CON NGƯỜI VÀ NHỮNG MÓC QUAN TRỌNG TRONG TIẾN TRÌNH THỂ CHẾ HÓA PTD

Nguyễn Duy Cần, Nico Vromant
Tóm tắt | PDF
Cuối năm 2001, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Viện PTĐB) thuộc Đại học Cần Thơ và tổ chức VVOB thuộc Vương Quốc Bỉ, thực hiện dự án Khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long (MDAEP) ở 4 điểm thí điểm thuộc 4 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau và Bến Tre.  Đến năm 2003 có thêm 8 điểm thí điểm mới trải khắp 8 tỉnh còn lại của ĐBSCL và đã đạt được những kinh nghiệm trong việc giới thiệu phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) vào hoạt động khuyến nông.  Những kinh nghiệm và những bài học rút ra được trong việc thực hiện PTD ở những điểm thí điểm này đã dẫn đến giai đoạn 2 (2005-2007) - lồng ghép PTD vào hoạt động khuyến nông thường xuyên, bắt đầu vào tháng 10/2005.  Dự án sử dụng ví dụ thành công này như là điểm khởi đầu để đưa cách tiếp cận PTD - khuyến nông có sự tham gia  vào hệ thống khuyến nông đang hiện hữu tại các tỉnh ĐBSCL.

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP THỤ PHẤN CHÉO BỔ SUNG BẰNG CÁC LOẠI PHẤN KHÁC NHAU ĐẾN PHẨM CHẤT CƠM SẦU RIÊNG SỮA HẠT LÉP (DURIO ZIBETHINUS MURR.)

Trần Văn Hâu, Nguyễn Hồng Lam
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, mỗi lặp lại 10 chùm hoa. Có 5 nghiệm thức là đối chứng để hoa thụ phấn tự nhiên, tự thụ phấn bằng phấn hoa sầu riêng Sữa Hạt Lép và thụ phấn chéo với phấn của sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh. Kết quả cho thấy Sầu riêng Sữa Hạt Lép có thể có đặc tính tự bất tương hợp một phần (partially self-incompatible). Thụ phấn chéo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép làm tăng tỉ lệ đậu trái, giữ trái trên cây dẫn đến tăng năng suất. Số hạt/trái tăng dẫn đến tăng tỉ lệ hộc ăn được, tỉ lệ cơm/trái, làm tăng tỉ lệ trái cân đối dẫn đến tăng trọng lượng trái lúc thu hoạch. Tuy nhiên, thụ phấn chéo bằng phấn sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt lép, hàm lượng nước trong cơm và tổng số chất rắn hòa tan. Thụ phấn chéo bổ sung bằng phấn sầu riêng Monthong cho cơm trái có màu vàng đền vàng đậm gần giống như cơm trái do sự tự thụ phấn nhưng có vị ngọt, béo và ráo cơm hơn so với thụ phấn RI 6 hay Khổ Qua Xanh.

SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ CỦA BỘT XUÂN HOA VỚI KHÁNG SINH

Huỳnh Kim Diệu, ,
Tóm tắt | PDF
Để xác định hiệu quả của lá Xuân Hoa trong điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ, so sánh với 2 kháng sinh đang được sử dụng điều trị tiêu chảy hiệu quả. Trước hết, lá Xuân Hoa được thử hoạt tính kháng khuẩn cho thấy có khả năng tác động trên vi khuẩn gram âm và cả gram dương, tác động mạnh trên vi khuẩn gram âm (MIC = 256mg/ml) hơn vi khuẩn gram dương (MIC = 512mg/ml). Kế đến, lá và bột Xuân Hoa  được sử dụng điều trị tiêu chảy cho 822 heo con theo mẹ ở  Trại Chăn Nuôi Heo Phước Thọ và Xí nghiệp Chăn nuôi heo Miền Tây. Kết quả cho thấy lá Xuân Hoa không giảm hoạt tính khi chuyển thành dạng bột. Bột Xuân Hoa khi tăng liều  cho hiệu quả  tốt. ở liều 1g/kg thể trọng bột Xuân Hoa cho hiệu quả cao nhất tương đương với Cotrimoxazol liều 0,1g/kg thể trọng  hoặc Coli-Norgent liều 0,1g/kg thể trọng.

NGƯỜI HỌC TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU - MỘT CÁCH LÀM MỚI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập
Tóm tắt | PDF
Đánh giá kết quả học tập có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người quản lý và các nhà khoa học. Khi kết quả học tập được đánh giá một cách khoa học, chất lượng dạy học và đào tạo được nâng cao. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số vấn đề lý thuyết về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và những cải tiến phương pháp kiếm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại trong việc kiểm tra và đánh giá hiện nay.  

ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NUÔI SẢN XUẤT CỦA DẾ THAN GRYLLUS BIMACULATUS DE GEER (GRYLLIDAE, ORTHOPTERA) Ở VÙNG ĐBSCL

Từ Văn Dững, Nguyễn Văn Huỳnh
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu về chu kỳ sinh trưởng trong điều kiện nhà lưới (32,70C, 70,4%) cho thấy vòng đời trung bình là 56,3 (61-68) ngày gồm có thời gian ủ trứng là 9,8 (9-11) ngày, giai đoạn ấu trùng với 8 tuổi lâu 42,3 (38-45) ngày, tuổi thọ của thành trùng là 35,8 (25-54) ngày cho con đực và 28,7 (22-36) ngày cho con cái. Con cái có giao phối với con đực bắt đầu đẻ trứng vào 13,2 (10-16) ngày và mỗi con cái đẻ 836 trứng (620-1205) với tỉ lệ nở của trứng là 92,1% (99-95). Con cái không được giao phối cũng đẻ trứng nhưng trứng không nở, còn hầu hết con cái thu thập từ bẫy đèn đều có bắt cặp rồi và sẵn sàng đẻ trứng để nở ra con. Để nuôi tập thể cho sản xuất có thể cho dế con ăn bằng cỏ non có thêm ít cám, mặc dù tỉ lệ sống sót và tăng trọng sẽ cao hơn nếu có thêm thức ăn gia súc, như cám Hi-Gro 151 chẳng hạn.

BIẾN ĐỔI VÒNG ĐƯỜNG XYLOSE THÀNH CÁC CHẤT TRUNG GIAN CHO QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP THUỐC TRỊ UNG THƯ, KHÁNG VIRUT HIV

Trương Thị Minh Hải, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Xylose được biết đến như một trong những nguyên liệu đầu của việc tổng hợp thuốc trị bệnh ung thư, AIDS và một số bệnh khác.  Việc tổng hợp những dẫn xuất trung gian quan trọng để điều chế những thuốc này đã đạt được.  Những bước chính trong quá trình tổng hợp bao gồm việc chuyển đổi D-xylose thành 1,2-isopropylidene-?-D-xylofuranose, 5-O-tert-butyldimethylsilyl-1,2-O-isopropylidene-?-D-xylofuranose, 5-O-benzyl-1,2-O-isopro-pylidene-?-D-xylofuranose.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỐN LỰC VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC TRONG VÀ NGOÀI ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CHỢ MỚI VÀ TRI TÔN, TỈNH AN GIANG NĂM 2005

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Bài viết tập trung ước lượng Hiệu quả phân phối nguồn lực và Hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất tại khu vực sản xuất không bị lũ và khu vực thường xuyên bị lũ tại huyện Chợ Mới và Tri Tôn tỉnh An Giang. Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc ước lượng và so sánh hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí giữa hai mô hình sản xuất lựa chọn. Với dữ liệu thu thập được từ các mô hình sản xuất ở hai khu vực lũ và không bị lũ trong năm sản xuất 2005, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu được sử dụng để ước lượng hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy rằng hộ sản xuất với mô hình luân canh lúa-màu đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với hộ sản xuất theo mô hình độc canh lúa ở cả hai khu vực không lũ và thường xuyên bị lũ.

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM TRÊN HOẠT TÍNH CỦA PHENYLALANINE AMMONIA-LYASE VÀ TRÊN HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CHỐNG BỆNH CHÁY LÁ LÚA (P. GRISEA)

Trần Vũ Phến,
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của lượng phân đạm trên hiệu quả kích kháng chống bệnh cháy lá (Pyricularia grisea) của hai tác nhân kích kháng, chủng nấm Sporothrix sp. (mật số 107bào tử/ml), hoặc acibenzolar-S-methyl (Bion) (300ppm), xử lý bằng cách ngâm, ủ hạt, được khảo sát qua thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, trên giống lúa OMCS 2000, nhiễm bệnh cháy lá. Nấm gây bệnh cháy lá (mật số 50000 bào tử/ml) được chủng vào 14 ngày sau khi gieo. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm mức độ nhiễm bệnh vào 7 ngày sau khi tấn công. Hoạt tính của phenylalanine ammonia-lyase (PAL) được phân tích theo phương pháp của  Brueske (1980). Kết quả cho thấy Sporothrix sp. và acibenzolar-S-methyl đều cho hiệu quả kích kháng chống bệnh cháy lá lúa, tuy nhiên hiệu quả giảm bệnh ở mức phân N cao (180N) thường kém hơn so với các mức phân N thấp. Acibenzolar-s-methyl cho hiệu quả giảm bệnh cao hơn Sporothrix. Hoạt tính của PAL trong cây được kích kháng gia tăng và có liên quan đến sự thể hiện của hiệu quả kích kháng, diễn biến hoạt tính có khác nhau tùy theo tác nhân kích kháng và lượng phân đạm áp dụng.

SỰ TÍCH LŨY NITƠ VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA ACID AMIN TRÊN VỊT SIÊU THỊT NUÔI BẰNG PHỤ PHẨM TÔM Ủ CHUA

Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Sự tích lũy nitơ (N) và tỉ lệ tiêu hoá acid amin (AA) đo ở hồi tràng và ở chất thải của phụ phẩm tôm ủ chua (ESW) được xác định ở vịt Siêu thịt trưởng thành. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm 0, 8, 16 và 32% ESW thay thế bột cá trong khẩu phần ở trạng thái khô hoàn toàn. Kết quả cho thấy N tích lũy giảm một cách tuyến tính (P

Sử DụNG THANG ĐO SERVPERF Để ĐO LƯờNG CHấT LƯợNG ĐàO TạO ĐạI HọC

Nguyễn Thành Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này kiểm định thang đo đa hướng SERVPERF để đo lường chất lượng hoạt động đào tạo đại học như một dịch vụ dưới đánh giá của khách hàng là sinh viên. Đại học An Giang và sinh viên thuộc trường là các đối tượng của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) thang SERVPERF vẫn đa hướng nhưng có sự biến thái các thành phần từ đặc trưng dịch vụ sang các thành tố cung ứng dịch vụ, (2) giảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trướng là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng hoạt động đào tạo.

GIÁM ĐỊNH ĐÀN BÒ LAI SIND TỈNH VĨNH LONG

Nguyễn Minh Thông, Châu Minh Tuấn, Trương Vĩnh Yên, Nguyễn Ngọc Linh, Hồ Thanh Thâm
Tóm tắt | PDF
Tổng số bò được giám định là 699 con, trong đó có 78 bò đực, 437 bò cái, 78 bê đực và 106 bê cái. Về xếp cấp  ngoại hình, số bò cái đạt cấp kỷ lục chiếm 27,23%, đặc cấp 21,05%, cấp I 19,91% và cấp II là 31,81%. Về bò đực có tỉ lệ bò đạt 62,82%, 11,54; 11,54% và 14,10% lần lượt là cấp kỷ lục, đặc cấp, cấp I và cấp II. Về xếp cấp sinh trưởng, ở bò cái đẻ lứa 1 đạt 25,86%, 24,14%, 20,69% và 29,31% lần lượt là cấp kỷ lục, đặc cấp, cấp I và cấp II. ở bò đực từ 24-35 tháng tuổi đạt 15,79%, 26,32% và 57,89% cho cấp kỷ lục, đặc cấp và cấp I. Qua đó chúng tôi nhận thấy ngoại hình đàn bò lai Sind tỉnh Vĩnh Long khá tốt nhưng vẫn có một số nhược điểm cơ bản như: tầm vóc nhỏ, bốn chân thấp; u, yếm và dậu kém phát triển; bụng to không cân đối với ngoại hình. Về sinh trưởng, số bò đạt cấp kỷ lục và đặc cấp thấp do chất lượng giống chưa tốt, nuôi dưỡng kém, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bò lai.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ XUÂN HOA (PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM)

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
Từ lá cây Xuân hoa trồng tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ, cô lập được stigmasterol và ?-sitosterol (C29H48O) từ dịch chiết ether dầu hỏa và ?-sitosterol-3-O-?-glucoside (C35H60O6) và apigenin 7-O-?-glucoside (C21H20O10) từ dịch chiết chloroform. Cấu trúc hóa học các chất này đã được xác định bằng các loại phổ MS,  1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, COSY và HMBC.

CÁC DẠNG CẤU TRÚC PHÔI SOMA QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA BLANCO)

Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Các nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định yếu tố nội sinh và cấu trúc giải phẫu của các dạng phôi soma trong quá trình phát sinh phôi của quýt Đường (Citrus reticulata Blanco). Các thí nghiệm bao gồm biến đổi các callus rời rạc từ nuôi cấy phôi tâm thành phôi soma. Quan sát ghi nhận. các dạng cấu trúc phôi soma hình thành ở mức độ giải phẫu và đánh giá sự hiện diện của các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh trong quá trình phát sinh phôi soma. Kết quả cho thấy là sự đáp ứng để phát sinh phôi soma từ callus rời rạc có nguồn gốc phôi tâm đạt được trên môi trường BM được bổ sung đường galactose 20 g/l. Có nhiều dạng cấu trúc bất thường xuất hiện trong quá trình hình thành phôi. Các cấu trúc bất thường được quan sát ở mức độ giải phẫu cho thấy có nhiều vùng tế bào phân cực kết dính nhau. Đo hàm lương các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh phát sinh phôi soma cho thấy hàm lượng auxin, abscisis acid, gibberellin không khác biệt trong quá trình tạo phôi soma. Nhưng hàm lượng cytokinin tăng trong quá trình hình thành từ phôi cầu sang phôi trái tim và phôi tử diệp.

TÌM MÔI TRƯỜNG NHÂN NUÔI VÀ TỒN TRỮ VI KHUẨN BURKHOLDERIA CEPACIA TG17

Dương Thị Nguyễn Quyên, , Nguyễn Đức Độ
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích tìm ra loại môi trường rẻ tiền thích hợp cho việc nhân nuôi và tồn trữ vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 được lâu dài. Đề tài bao gồm hai bước, tìm môi trường nhân nuôi vi khuẩn hiệu quả nhưng rẻ tiền và tìm môi trường tồn trữ  vi khuẩn được lâu dài. Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường thích hợp cho nhân nuôi vi khuẩn TG17 trên máy lắc ngang với tần số lắc 100 lần/ phút là môi trường dịch trích cám pha đậu nành theo tỉ lệ 9:1, mật số vi khuẩn đạt được tối đa là 2,3 x 1010 CFU/ ml sau 72 giờ lắc. Khảo sát ảnh hưởng của loại giá thể và nồng độ chất nền agar đến tỉ lệ sống và phát triển của vi khuẩn TG17 cho thấy có thể trữ vi khuẩn TG17 trong giá thể cùi bắp xay được 150 ngày khi bổ sung thêm chất nền agar ở nồng độ 0.05%.

ĐáNH GIá KếT QUả KINH Tế Xã HộI CủA CáC KHU DÂN CƯ VƯợT Lũ Ở TỉNH AN GIANG Và THàNH PHố CầN THƠ Và Đề XUấT CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN

Đỗ Văn Xê
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung đánh giá  kết quả kinh tế - xã hội tại các khu dân cư vượt lũ (KDCVL) tại tỉnh An Giang và Tp. Cần Thơ theo phương pháp so sánh trước ? sau (pre-post comparison method) các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội của hộ dân trước và sau khi đến định cư tại các KDCVL và phương pháp DID (difference in differences method) để so sánh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa các hộ dân định cư trong và ngoài KDCVL. Kết quả phân tích cho thấy, sau khi vào KDCVL, số hộ dân không đất sản xuất tăng, quy mô đất sản xuất giảm, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp, giảm lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ lệ người không có việc làm. Thu nhập của hộ giảm nhẹ so với trước khi vào KDCVL. Thu nhập của hộ trong KDCVL giảm so với hộ định cư ngoài KDCVL. Sau khi vào KDCVL, hộ dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vu y tế, giáo dục, văn hoá và xã hội tốt hơn trước đây.

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐẬU XANH TRONG HỆ THỐNG LUÂN CANH VỚI LÚA VÙNG NÚI DÀI AN GIANG

Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tri Khiêm,
Tóm tắt | PDF
Các thí nghiệm được thực hiện ở vụ Đông xuân 2006-2007 nhằm tuyển chọn giống đậu xanh năng suất cao và có hiệu quả kinh tế hơn và đánh giá năng suất đậu xanh, lúa  đáp ứng với liều lượng phân bò ở ruộng trên và ruộng bưng vùng núi Dài, An Giang. Kết quả cho thấy lợi nhuận của cây đậu xanh đều cao hơn so với vụ lúa từ 1,2 đến 2 triệu đồng/ha và có thể thay thế lúa vụ Đông Xuân Ba giống đậu xanh năng suất cao gồm 2 MT  (1,64 T/ha), V8-20 (1,64T/ha), D49 (1,55 T/ ha). Mức phân bò tốt nhất đối với đậu xanh ruộng trên 15 - 20 T/ ha nhưng đối với ruộng bưng tất cả các mức phân bò đều không có hiệu quả kinh tế. Liều lượng phân bò thích hợp đối với lúa ruộng bưng từ 5 ~ 10 T/ha, năng suất tăng thêm 810 ~ 880kg/ha, lợi nhuận tăng thêm 1,23 ~ 1,92 triệu đ/ha và MRR từ 1,22 ~ 3,84  so với đối chứng.

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC NGÔN NGỮ LÊN CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI HỌC

Trương Khả Trinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này xem xét liệu sự hợp tác của người học về mặt số lượng, các loại (reactive và preemptive), các hình thức ngôn ngữ và kết quả của hình thức ngôn ngữ ngẩu nhiên có thay đổi theo năng lực ngôn ngữ của họ hay không. Hai nhóm người học, một nhóm 14 người học có năng lực ngôn ngữ cao hơn và một nhóm khác, 15 người, với trình độ ngôn ngữ thấp hơn, được chọn. Dữ liệu được thu thập trong hai hoạt động, Một và Bảy, trong bài ?Các động vật đang bị tuyệt chủng ở New Zealand?, của chương trình dạy tiếng Anh tại trường Đại Học Victoria của Wellington. Kết quả cho thấy rằng năng lực ngôn ngữ ảnh hưởng không chỉ số lượng, loại mà còn kết quả (giải quyết đúng và không giải quyết đúng) của ?incidental focus on form?. Nghiên cứu còn cho thấy rằng học viên quan tâm đếnnghĩa của từ-ngữ nghĩa, âm vị hơn làhình thái và cú pháp của từ.

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA 3 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG

Lê Quang Trí, Võ Văn Chiến, Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Hữu Kiệt, Nguyễn Thị Song Bình, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng thời năng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi các mô hình canh tác cũng đã tác động làm thay đổi đặc tính đất và thay đổi các mặt kinh tế xã hội. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm phân vùng sinh thái làm cơ sở đánh giá tình hình sử dụng đất và đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác của 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Về sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ. Diện tích đất lúa giảm mạnh mà thay vào đó là mô hình nuôi tôm.. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất: (i) Phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất, nước) (ii) Phù hợp với quy hoạch; (iii) Thấy người khác làm nên làm theo; và (iv) Tận dụng nguồn tài nguyên đất.

ẢNH HƯỞNG NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC ĐỐI VỚI THỦY VỰC LÂN CẬN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bùi Thị Nga, Phạm Việt Nữ, Nguyễn Thanh Giao
Tóm tắt | PDF
Mẫu nước được thu tại các cống thải, rạch Sang Trắng 1, Sang Trắng 2 và sông Hậu lúc triều cường và triều kiệt vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả cho thấy chất lượng nước tại các cống thải khu công nghiệp Trà Nóc I  không đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945-2005) xả thải vào môi trường lân cận thể hiện ở các chỉ tiêu đạm tổng, lân tổng và sắt tổng. Mức độ ô nhiễm nước mặt đặc biệt nghiêm trọng tại thủy vực tiếp nhận trực tiếp (rạch Sang Trắng 1), ít hơn ở  thủy vực lân cận (rạch  Sang Trắng 2) và thủy vực đối chứng (Sông Hậu) vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của ViệtNam(TCVN 5942-1995). Chế độ triều đã có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ của các chất ô nhiễm ở thủy vực tiếp nhận, thủy vực lân cận và thủy vực đối chứng.

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư  phát triển kinh tế ở Thành phố Cần Thơ (TPCT). Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow và Hệ số đo lường hiệu quả đầu tư ICOR (Incremental Capital- Output Ratio) được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư  phát triển kinh tế từ nguồn dữ liệu 119 mẫu được thu thập từ năm 1990 đến 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư và lao động là hai yếu tố chủ yếu góp phần tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế TPCT. Ngành nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; ngành công nghiệp chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế TPCT; ngành thương mại-dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập. Để tăng hiệu quả đầu tư phát triển, Cần Thơ cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả; tăng cường đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động; ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

ẢNH HƯỞNG CỦA BAO POLYETHYLENE KẾT HỢP VỚI BẢO QUẢN LẠNH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI QUÝT HỒNG (CITRUS RETICULATA BLANCO CV. HONG)

Nguyễn Quốc Hội, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Nhằm nâng cao phẩm chất, kéo dài thời gian tồn trữ  và giảm bớt tổn thất sau thu hoạch trái quít Hồng.  Ba thí nghiệm đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh Lý Thực Vật, trường Đại học Cần Thơ, từ 12/2004 đến 4/2005. Kết quả được ghi nhận như sau: (1) Bảo quản trong bao PE có đục ba lỗ  ở điều kiện phòng thí nghiệm có thể tồn trữ trái đến 5 tuần, tỷ lệ hao hụt trọng lượng rất thấp, trái luôn tươi, vỏ trái lên màu khá đẹp; (2) Bảo quản ở 15°C có thể tồn trữ trái đến 7 tuần, màu sắc vỏ trái thể hiện rất đẹp, không phát hiện trái bị thiệt hại do nấm bệnh và không có biểu hiện tổn thương lạnh, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp, độ brix và trị số pH dịch trái luôn ổn định; (3) Sự kết hợp bảo quản trong bao PE có đục ba lỗ  ở 15°C cho thấy có thể kéo dài thời gian tồn trữ trái đến 9 tuần, tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất, màu sắc vỏ trái thể hiện đồng đều và rất đẹp, các chỉ tiêu về phẩm chất bên trong trái luôn duy trì ổn định và ở mức cao trong suốt thời gian tồn trữ.

PHÂN TÍCH DI TRUYỀN KHẢ NĂNG DI CHUYỂN THEO PHENANTHRENE CỦA VI KHUẨN PSEUDOMONAS STUTZERI E1

Nguyễn Thị Phi Oanh, Dirk Springael, Line Nielsen, Paulina Estrada De Los Santos, René De Mot
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTPseudomonas stutzeri strain E1 shows a two-time accelerated swarming behavior in minimal medium with sprayed phenanthrene in swimming assays and a five-time higher chemotaxis towards dissolved phenanthrene in capillary assays.  A mutant bank of strain E1 was constructed using the pTnMod-OGm plasposon mutagenesis system.  82 out of 2639 electroporants screened showed an altered phenotype of phenanthrene-driven motility and/or phenanthrene degradation. 16 representative mutants were selected for sequencing the genes flanking the plasposon insertion. Mutations in flhA resulted in abolished swimming and swarming phenotype, and in flgK resulted in abolished swimming and diminished swarming phenotype.  A mutation in cheY performed abolished swimming and reduced swarming activity while a gidA mutation resulted in decreased phenanthrene degradation and both decreased swimming and swarming behavior. A mutation in gene encoding a Zn dependent protease and in a gene encoding capsular polysaccharide biosynthesis protein resulted in abolished swarming suggesting that these proteins also play a potential role in the swarming activity of P. stutzeri E1.Keywords: Pseudomonas stutzeri, polycyclic aromatic hydrocarbon, phenanthrene, chemotaxis, plasposon pTnMod-OGm, swimming, swarmingTitle: Genetic analysis of phenanthrene-driven motility by the phenanthrene-degrading soil isolate Pseudomonas stutzeri E1TóM TắTPseudomonas stutzeri dòng E1 có khả năng di chuyển bề mặt tăng gấp đôi khi nuôi trong môi trường tối thiểu được phủ phenanthrene.  Thí nghiệm mao dẫn cũng cho thấy E1 di chuyển nhanh gấp năm lần về hướng có phenanthrene.  Plasposon pTnMod-OGm được dùng để tạo thư viện đột biến dòng E1.  Trong số 2639 đột biến đã khảo sát, 82 đột biến biểu hiện những thay đổi về khả năng di chuyển theo phenanthrene và/hoặc phân hủy phenanthrene.  16 đột biến được chọn để giải trình tự của các gen đột biến tương ứng. Đột biến gen flhA làm E1 mất khả năng bơi và di chuyển bề mặt, đột biến gen flgK làm mất khả năng bơi và giảm khả năng di chuyển bề mặt của E1.  Đột biến gen cheY làm mất khả năng bơi và giảm khả năng di chuyển bề mặt trong khi đột biến gen gidA làm giảm khả năng phân hủy phenanthrene và giảm cả khả năng bơi và di chuyển bề mặt của E1.  Đột biến gen tổng hợp protein Zn-dependent protease và gen tổng hợp vỏ polysaccharide làm cho E1 mất khả năng di chuyển bề mặt chứng tỏ các protein này cũng giữ vai trò tiềm năng trong hoạt động di chuyển bề mặt của P. stutzeri E1.Từ khoá: Pseudomonas stutzeri, hydrocarbon đa vòng thơm, phenanthrene, hóa hướng động, plasposon pTnMod-OGm, bơi, di chuyển bề mặt

MộT Số NGUYÊN TắC ĐIềU TRA Xã HộI HọC

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Việc sử dụng các công cụ điều tra xã hội học trong nghiên cứu khoa học như bảng câu hỏi, phỏng vấn? ở nước ta đã trở nên quen thuộc từ hơn một thập niên trở lại đây. Nó gắn liền với sự phát triển của nghiên cứu khoa học xã hội và đòi hỏi phải tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau nếu muốn cho kết quả đáng tin cậy. Thế nhưng không ít người sử dụng phương pháp nghiên cứu này mà không biết đến những nguyên tắc căn bản của nó. Đó là vấn đề đáng quan tâm mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này.

TỔN THẤT KINH TẾ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với sự ô nhiễm tài nguyên nước ngầm. Điều này đã đặt ra yêu cầu là cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên này. Giá trị kinh tế của việc bảo vệ tài nguyên nước ngầm không bị ô nhiễm là mục tiêu của nghiên cứu này. Vận dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên, với việc sử dụng mô hình Probit đã ước lượng giá trị bình quân của sự sẵn lòng chi trả là 141.730 đồng (tương đương 8,86 đô la Mỹ)/hộ gia đình/năm. Kết quả cho thấy rằng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nước ngầm có thể được xem là hàng hóa thứ cấp theo mối quan hệ nghịch giữa thu nhập và nhu cầu về nước ngầm sạch. Trong mô hình OLS có 8 biến số bao gồm các biến nội sinh và biến ngoại sinh ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, trong khi chỉ có 4 biến ngoại sinh ảnh hưởng đến mức giá được đưa ra cao nhất mà hộ gia đình chấp nhận. Giới tính của đáp viên cũng như sự cân nhắc của họ đối với những rủi ro về sức khỏe có liên quan đến nước ngầm là những nhân tố có ảnh hưởng rất nhạy cảm đến mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình. Ngoài ra, thu nhập của các hộ gia đình có một ảnh hưởng rõ rệt đến nhu cầu bảo vệ tài nguyên nước ngầm.

ĐẶC TÍNH SINH HỌC, KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU CỦA SÂU KÉO MÀNG HELLULA UNDALIS FABRICIUS (PYRALIDAE, LEPIDOPTERA) HẠI CẢI Ở ĐBSCL

Tạ Thị Huỳnh Đào, Nguyễn Văn Huỳnh
Tóm tắt | PDF
Kết quả điều tra ở ngoài đồng và kiểm định lại trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới cho thấy H. undalis tấn công 11 loài cải, thường ở giai đoạn vào 5-10 ngày sau khi gieo và gây hại nặng trong mùa nắng. Khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Đại học Cần Thơ (nhiệt độ 30,50C, ẩm độ 76,6%) với thức ăn là cải ngọt (Brassica integrifolia) cho thấy vòng đời từ trứng đến thành trùng là 18,1 (17-19) ngày, trong đó giai đoạn trứng là 2,29 (2-3) ngày, ấu trùng có 4 tuổi là 9,04 (7-12) ngày, nhộng là 5,32 (5-6) ngày và tuổi thọ của thành trùng là 6-7 ngày, con cái đẻ trung bình 188,25 (125-308) trứng. Thuốc hoá học là Vertimec 1,8EC (abamectin) và thuốc vi sinh là Biobit 32B.FC (B. t. var. kurstaki) cho độ hữu hiệu cao đối với ấu trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

THIẾT LẬP BỔ SUNG CHỈ SỐ BÁO CHÁY TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY RỪNG KHU VỰC BẢO TỒN VỒ DƠI, TỈNH CÀ MAU

Trần Văn Hùng, Ông Văn Ninh, Michel Miller, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm phát triển hệ thống cảnh báo nguy hại cháy rừng cho khu vực rừng đặc dụng Vồ Dơi Cà Mau trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mức độ nguy hại cháy rừng cơ bản được tính toán dựa trên chỉ số cháy của Nesteror (1949). Nghiên cứu nhằm chỉnh sửa phương trình và chỉ số cháy ứng dụng cho khu vực than bùn rừng đặc dụng Vồ Dơi - Cà Mau và khí hậu phía NamViệt nam. Các nhân tố khí hậu được dùng trong nghiên cứu gồm: lượng mưa, nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, ẩm độ, số ngày không mưa, bên cạnh đó kết hợp với ẩm độ của vật liệu cháy từ đó chỉnh sửa phương trình và chỉ số cháy cho khu vực nghiên cứu rừng đặc dụng Vồ Dơi - Cà Mau.

ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ CÁI LAI

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Sư thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống trong khẩu phần của thỏ lai để cải thiện khả năng tăng trưởng và lợi tức được thực hiện trong 2 thí nghiệm tại Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại trên 24 thỏ lai ở 56 ngày tuổi. Các nghiệm thức bao gồm sự thay thế cỏ lông tây bởi lá rau muống ở 0, 25, 50 và 75%. Thí nghiệm 2 bố trí tương tự như thí nghiệm 1 trên thỏ 84 ngày tuổi để theo dõi khả năng tiêu hóa và sự tích lũy đạm. Sau 49 ngày nuôi kết quả cho thấy sự tăng trọng trung bình hằng ngày là 13,0; 12,9; 17,7 and 19,0g theo thứ tự các nghiệm thức thay thế lá rau muống ở 0, 25, 50 và 75%. Kết luận của nghiên cứu là ở mức thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống 50 và 75% cho tỉ lệ tiêu hóa dưỡng, nitơ tích lũy, tăng trọng và  hiệu quả kinh tế tốt.    

Sử DụNG DịCH Dạ Cỏ CủA TRÂU TA NHƯ Là NGUồN DƯỡNG CHấT THAY THế CáC HóA CHấT Để XáC ĐịNH Tỉ Lệ TIÊU HóA IN VITRO CáC LOạI THứC ĂN GIA SúC NHAI LạI

Danh Mô, Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Nhằm mục đích lựa chọn mức độ sử dụng tối ưu dịch dạ cỏ (DDC) thay thế các hoá chất trong môi trường tỉ lệ tiêu hoá in vitro để làm dưỡng chất cho vi sinh vật đã được thực hiện trên ba thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại ở trâu ta. Kết quả đã cho thấy rằng sử dụng dịch dạ cỏ ở mức độ 42ml và 8ml dung dịch đệm (DDĐ) thay thế được trypticase, macro và  khoáng vi lượng dùng như là nguồn dưỡng chất ở phương pháp in vitro phát triển bởi Goering & van Soest (1970). In vitro 42ml DDC và 8ml DDĐ có mối liên hệ gần với phương pháp in sacco (r2=0,83), in vitro của Goering & van Soest (r2=0,96) và in vitro sử dụng phân như là nguồn vi khuẩn (r2=0,90). Bước đầu cho phép kết luận là phương pháp in vitro 42ml DDC và 8ml DDĐ có tiềm năng ứng dụng trong xác định tỉ lệ tiêu hoá thức ăn gia súc nhai lại. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu xác minh thêm kết quả ở nhiều nguồn thức ăn hơn và trên nhiều loài gia súc để khuyến cáo áp dụng.

QUAN HỆ XIÊM, LAN XANG VÀ MIẾN ĐIỆN VỀ VẤN ĐỀ CHIÊNG MAI TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVII

Nguyễn Mậu Hùng
Tóm tắt | PDF
Đối với Lan Xang, mặc dù phải trải qua nữa thế kỷ đấu tranh vô cùng cam go và quyết liệt, nhưng mối quan hệ quốc tế phức tạp vừa qua đã dẫn đến kết quả là một mặt Lan Xang bảo vệ được chủ quyền của mình, mặt khác xác định được phạm vi lãnh thổ của vương quốc. Đối với Miến Điện, nửa sau thế kỷ XVI là thời kỳ vàng son trong lịch sử chinh phục của họ. Tất cả các quốc gia người Thái đều ít nhất một lần phải quy phục người Miến. Chiềng Mai trở thành vấn đề trung tâm trong quan hệ giữa Miến Điện với các quốc gia người Thái. Trong thời gian đó, do phải chống lại một kẻ thù chung nên giữa Xiêm và Lan Xang đã hình thành một liên minh chiến đấu tạm thời và trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Miến Điện và Lan Xang về vấn đề Chiềng Mai, Xiêm đã đứng về phía Lan Xang, nhưng không phải vì thế mà họ ủng hộ Chiềng Mai thuộc về Lan Xang. Trục tam giác quyền lực này có có lúc tạm thời nghiêng về phía Miến Điện nhưng cuối cùng đã được cân bằng lại cuối thế kỷ XVI.

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG HẠI KHO BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ AN GIANG

Trần Văn Hai, Trần Văn Mi, Trần Văn Trưa
Tóm tắt | PDF
Công tác điều tra dịch hại đã được thực hiện trong kho bảo quản gạo, bắp và thức ăn gia súc ở Cần Thơ và An Giang trong hai năm gần đây, từ năm 2002 đến 2003, cho thấy rằng có 23 loài đã được xác định trong kho bảo quản ở Cần Thơ, trong đó có 7 loài xuất hiện với mật số cao như Tribolium castaneum Herbst, Sitophilus oryzae Linné. Ahasverus advena Waltl,? và 27 loài đã được xác định ở An Giang trong đó có 6 loài xuất hiện với mật số cao như Tribolium castaneum Herbst, Latheticus oryzae Waterhouse, Cryptolestes minutus Oliv.,? Hầu hết các sinh vật hại kho đều thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera.  Sự đa đạng của côn trùng trong kho ở An Giang phong phú hơn ở Cần Thơ.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH (TARAXACUM OFFICINALE WIGG)

Phạm Công Đoàn, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Phan Nhật Minh
Tóm tắt | PDF
Từ cao ethyl acetate của cây Bồ Công Anh (Taraxacum officinale WIGG) thu hái tại  Đà Lạt  chúng tôi đã phân lập được một flavonoid  là luteolin-7-O-b-D-glucopyranoside. Chất này được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại.

SỰ THỎA MÃN, QUAN TÂM VÀ TRUNG THÀNH ĐỐI VỚI CÁ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở CÁC THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM

Hồ Huy Tựu, Nguyễn Thị Kim Anh, Svein Ottar Olsen
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xem xét các biến trung gian trong mối quan hệ giữa các biến TPB - sự thỏa mãn, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi - và sự trung thành hành vi mua hàng lặp lại đối với các sản phẩm cá. Bên cạnh đó, một phân tích chéo cũng được thực hiện nhằm khám phá các khác biệt ở các tình huống thị trường khác nhau .Kết quả đã chỉ ra rằng sự quan tâm và trung thành thái độ giữ vai trò trung gian cho các tác động của sự thỏa mãn, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi lên sự trung thành hành vi mua hàng lặp lại. Các phát hiện từ phân tích chéo cũng cho thấy sự thỏa mãn, trong hầu hết trường hợp, có tác động mạnh nhất. ảnh hưởng xã hội giữ vai trò quan trọng hơn trong việc giải thích sự trung thành thái độ so với kiểm soát hành vi, ngược lại kiểm soát hành vi giải thích sự quan tâm tốt hơn so với ảnh hưởng xã hội. Cuối cùng, các chứng cứ về sự khác biệt giữa các thị trường khác nhau cũng được tìm thấy.

Sự thỏa mãn, quan tâm và trung thành đối với cá của người tiêu dùng Ở các thị trường phía Nam

Hồ Huy Tựu, Nguyễn Thị Kim Anh, Svein Ottar Olsen
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t

TỔN THẤT KINH TẾ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t

Phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của cá doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ở Kiên Giang

Phạm Lê Thông, Phan Anh Tú, Huỳnh Việt Khải, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t