Ngày xuất bản: 25-07-2016

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thiết, Bùi Xuân Mến, Nguyễn Văn Hớn, Nguyễn Thị Hồng Nhân
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu-VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT TMC-VS (50% mùn cưa + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 400 gà Tàu vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở NT bổ sung men Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC, đặc biệt là NT trấu-VS so với NT ĐC, lần lượt là 18,09 và 1456 so với 16,44 g/con/ngày và 1353 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT trấu-VS, TBM-VS và TMC-VS thấp hơn NT ĐC (1,94). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của gà toàn thí nghiệm không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NH3 và CO2 chuồng nuôi cao ở NT ĐC và thấp ở NT bổ sung men vi sinh làm đệm lót, đặc biệt là NT trấu và NT TMC-VS. Khí H2S không phát hiện được ở các lô của thí nghiệm.

Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với 2 loại vaccine cúm gia cầm H5N1 trên vịt tại Hậu Giang

Trần Ngọc Bích, Phan Chí Tạo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của vaccine cúm gia cầm trên vịt được thực hiện từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 tại tỉnh Hậu Giang. Khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với hai loại vaccine cúm A H5N1 bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) cho thấy: lúc 7 và 14 ngày tuổi trước tiêm phòng tỷ lệ bảo hộ đều là 53,33% (8/15) trên vịt super M và lần lượt là 33,33% (5/15), 13,33% (2/15) trên vịt Tàu; lúc 14 ngày sau tiêm phòng lần 1 bằng vaccine Navet-Vifluvac và H5N1 Re-6 tỷ lệ bảo hộ lần lượt là 30% (9/30), 40% (12/30) đối với vịt super M và 30% (9/30), 33,33% (10/30) đối với vịt Tàu; đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng lần 2 lúc 42, 58, 88 và 118 ngày tuổi với vaccine Navet-Vifluvac và H5N1 Re-6 tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT lần lượt là 96,67% (29/30), 100% (30/30), 93,33% (28/30), 90% (27/30) tương ứng với 5,97log2, 6,13log2, 5,63log2, 4,93log2 và 100% (30/30); 93,33% (28/30), 86,67% (26/30), 83,33% (25/30) tương ứng là 5,4log2, 4,97log2, 5,00log2, 4,47log2 trên vịt super M và 96,67% (29/30), 96,67% (29/30), 93,33% (28/30), 90% (27/30) tương ứng với 5,97log2, 6,87log2, 6,27log2, 5,27log2 và 90% (27/30), 90% (27/30), 86,67% (26/30), 83,33% (25/30) tương ứng là 5,53log2, 4,93log2, 4,77log2, 4,73log2 trên vịt Tàu. Cả hai loại vaccine đều có khả năng bảo hộ chống lại cúm A H5N1 trên hai giống vịt trong thí nghiệm đến 90 ngày sau tiêm phòng lần 2.

Một số bệnh thường gặp trên dúi mốc lớn (Rhizomys Pruinosus Blyth, 1851) trong điều kiện nuôi nhốt và biện pháp xử lý

Nguyễn Thanh Bình
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này theo dõi một số bệnh thường gặp và khả năng xử lý các bệnh trên dúi mốc lớn (Rhizomys Pruinosus Blyth, 1851) nuôi nhốt tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai, làm cơ sở để kiểm soát dịch bệnh ở dúi mốc lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế và góp phần vào việc kiểm soát các bệnh lây nhiễm từ động vật. Trong thời gian 12 tháng, 60 cá thể dúi trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm được quan sát, khám lâm sàng và theo dõi các bệnh lý bất thường xảy ra khi nuôi nhốt. Kết quả cho thấy các bệnh thường gặp cao nhất là hình thành ổ mủ và cắn nhau chiếm 5,56%; bệnh ký sinh trùng ngoài da chiếm 3,33% và bệnh mắt chiếm 7,78%. Tỉ lệ chữa khỏi các bệnh này cao (100%). Trong điều kiện nuôi nhốt, đánh giá bước đầu là dúi ít bệnh, chỉ xảy ra những bệnh đơn giản, có thể điều trị được dễ dàng và không gây thiệt hại nhiều về mặt kinh tế.

Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự cảm ứng rễ tơ cây dừa cạn (Catharanthus roseus) của chủng Agrobacterium rhizogenes C26

Nguyễn Như Nhứt, Bùi Văn Lệ
Tóm tắt | PDF
Tái sinh cây từ nuôi cấy rễ tơ qua quá trình biến nạp bằng Agrobacterium rhizogenes đã được thực hiện trên nhiều giống cây trồng. Những cây trồng chuyển gen này thường mang các kiểu hình đặc trưng khác biệt với các cây bình thường khác. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất rễ cây chuyển gen nhằm tạo ra các giống cây hoa cảnh mới. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của một số yếu tố như mật số tế bào trong huyền phù vi khuẩn, thời gian gây nhiễm, thời gian ủ cảm ứng, cường độ chiếu sáng và môi trường nuôi cấy lên quá trình biến nạp di truyền nhờ vi khuẩn A. rhizogenes C26 trên cây dừa cạn Catharanthus roseus VIN077 đã được khảo sát. Kết quả đã cho thấy mật số tế bào, thời gian gây nhiễm, thời gian ủ cảm ứng và môi trường nuôi cấy là các yếu tố quan trọng có thể kích thích sự hình thành rễ tơ ở các điều kiện thích hợp. Lá dừa cạn ngâm trong huyền phù vi khuẩn có chỉ số OD600 nm 0,2 trong 10 phút và ủ cảm ứng trên môi trường 1/2 White ở điều kiện tối trong 6 ngày cho hiệu quả hình thành rễ tơ cao nhất. Việc chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang có tác động ức chế sự hình thành rễ tơ ở giai đoạn ủ cảm ứng nhưng lại có thể thúc đẩy quá trình này khi áp dụng ở bước loại bỏ vi khuẩn. Các dòng rễ tơ chuyển gen đã được kiểm chứng nhờ kỹ thuật PCR với cặp mồi chuyên rolB.

Xây dựng quy trình nhân nhanh cây đinh lăng có hàm lượng saponin cao bằng phương pháp in vitro

Phạm Thị Thì, Dương Ngọc Kiều Thi, Đoàn Thị Quỳnh Hương, Phạm Văn Thắng, Nguyễn Thoại Ân
Tóm tắt | PDF
Đinh lăng (Polyscias spp.) là cây trồng chứa saponin thường sử dụng trong y học cổ truyền. Hợp chất saponin trong cây có tác dụng chống oxy hóa, chống stress và các triệu chứng trầm cảm. Do nguồn nguyên liệu còn khá hạn chế nên nhân giống cây Đinh lăng (có hàm lượng saponin cao) bằng phương pháp in vitro nhằm cung cấp nguồn cây giống phong phú và ổn định. Kết quả cho thấy, trong cây Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) có sự hiện diện của saponin triterpen và hàm lượng oleanolic acid trung bình đạt 77,17 µg/g đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu. Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Môi trường tăng sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l IBA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sự phát triển chồi thành cây hoàn chỉnh thích hợp trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sau khi cây đủ tiêu chuẩn (chiều cao 4 ÷ 5 cm, số rễ 2 ÷ 3 rễ, chiều dài rễ đạt 2 ÷ 3 cm) được trồng trong điều kiện vườn ươm, theo dõi sau 4 tuần, cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường tự nhiên, có tỷ lệ sống trên 90% và có sự hiện diện của oleanolic acid trong cây Đinh lăng in vitro.

Đánh giá tính chống chịu phèn nhôm của một số giống lúa MTL (Oryza sativa L.)

Đỗ Tấn Khang, Hồ Duy Hạnh, Nguyễn Thị Pha, Lê Xuân Thái, Trần Nhân Dũng, Trần Văn Bé Năm
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của Al3+ lên sự tăng trưởng ở các giai đoạn khác nhau của 25 giống lúa đã được khảo sát qua thanh lọc trên môi trường dinh dưỡng Yoshida có bổ sung Al3+ 30 ppm, với  pH 4 ở giai đoạn mạ (14 ngày) và giai đoạn cây đẻ nhánh (15-45 ngày). Kiểu gen lúa được phân loại thành 3 nhóm: chống chịu, chống chịu vừa và nhạy cảm dựa trên chỉ số RTI (root tolerance index). Kết quả cho thấy không có sự ảnh hưởng của Al3+ lên tỉ lệ nảy mầm của các giống lúa. Tuy nhiên, chiều dài rễ, chiều cao cây giảm đáng kể ở hầu hết các giống lúa. Ở giai đoạn mạ, có 8 giống thể hiện tính chống chịu, 12 giống chống chịu vừa và 5 giống nhạy cảm với Al3+. Ở giai đoạn cây đẻ nhánh, chỉ số RTI trung bình giảm và số lượng giống nhạy cảm với Al3+ nhiều hơn so với ở giai đoạn mạ. Để đánh giá tính liên kết của dấu phân tử với gen chống chịu nhôm, hai dấu phân tử SSR RM215 và RM223 đã được sử dụng. Phân tích sản phẩm PCR cho thấy dấu phân tử RM223 nằm trên nhiễm sắc thể số 8 liên kết với gen chống chịu phèn nhôm.

Hiệu lực phòng trừ của một số chế phẩm bột từ cây tinh dầu đối với mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum Herbst) và mọt ngô (Sitophilus zeamais Motschsky) gây hại nông sản bảo quản trong kho

Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thùy, Nguyễn Thị Thu, Lê Thị Xuân Hương, Trần Ngọc Lân
Tóm tắt | PDF
Bài báo đưa ra dẫn liệu thực nghiệm về hiệu lực phòng trừ của một số chế phẩm bột từ cây tinh dầu đối với mọt thóc đỏ (T. castaneum Herbst) và mọt ngô (S. zeamais Motschsky) gây hại trong kho bảo quản nông sản ở điều kiện phòng thí nghiệm. Đối với mọt thóc đỏ (T. castaneum) hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm bột cây dầu giun, vỏ cây quế, cây khuynh diệp ở mức liều lượng 4,5 g cho hiệu quả diệt mọt thóc đỏ cao nhất và tỷ lệ mọt thóc đỏ chết tăng dần theo thời gian sau xử lý với tỷ lệ tương ứng đạt 100%, 71,28% và 100% sau 30 ngày xử lý. Đối với mọt ngô (S. zeamais), chế phẩm bột cây dầu giun cho hiệu lực diệt mọt ngô cao nhất, đạt tối đa (100%) sau 3 ngày xử lý ở liều lượng 2,5 g; chế phẩm bột vỏ cây quế, cây xoan có hiệu lực phòng trừ mọt ngô cao nhất khi xử lý với liều lượng 4,5 g và tỷ lệ mọt ngô chết tăng dần theo thời gian sau xử lý tương ứng là 78,09%, 97,81% sau 30 ngày.

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris: Đặc điểm sinh học, giá trị dược liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng nấm

NguyễN Thị Liên Thương, Nguyễn Văn Hiệp, Trịnh Diệp Phương Danh
Tóm tắt | PDF
Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là một loài nấm ký sinh trên côn trùng có giá trị dược liệu quý tương tự như nấm Cordyceps sinensis và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền trong nhiều năm qua. Khác với nấm Cordyceps sinensis với sản lượng rất ít và chỉ mọc trong tự nhiên, loài nấm Cordyceps militaris có thể được nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo. Do đo, việc tìm hiểu thông tin kỹ thuật và nghiên cứu về quy trình nuôi trồng sẽ giúp cho việc sản xuất nấm C.militaris thương phẩm tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong y học hiện đại trên cơ sở tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, đồng thời đánh giá các đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của các điều kiện nuôi trồng lên loại nấm Cordyceps militaris nhằm phục vụ cho phát triển các quy trình nuôi trồng ở nước ta, đem lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho các nhà sản xuất ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu từ các công bố khoa học cho thấy nấm C.militaris được nhiều nghiên cứu khẳng định tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược phẩm hiện nay, ví dụ như trong điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận... (Seulmee et al., 2009; Shonkor, 2010). Đối với việc sản xuất nấm C.militaris ở trong điều kiện nhân tạo, việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố điều kiện môi trường nuôi trồng nấm như giống, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và dinh dưỡng là hết sức cần thiết để duy trì sản lượng và chất lượng nấm C.militaris.

Ứng dụng phương pháp tối ưu hóa trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Thị An Khương, Lê Quang Trí, Vương Tuấn Huy
Tóm tắt | PDF
Nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn của huyện Vị Thủy, vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, việc quy hoạch sử dụng đất của huyện bị chi phối bởi yếu tố lợi nhuận của kiểu sử dụng đất, yêu cầu lao động và tâm lý của người dân. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất hay cơ cấu cây trồng của người dân phụ thuộc vào thị trường, nhất là về giá cả của nông sản phẩm. Do đó, việc cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường là cần thiết để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Để lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất đai phù hợp, phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên và mô hình tối ưu hóa đa mục tiêu là phương pháp khả thi có thể giúp các nhà ra quyết định có các lựa chọn khác nhau trong bố trí việc sử dụng đất tùy theo định hướng và điều kiện thực tế của địa phương. Trong đề tài, phương án tối ưu hóa với bộ trọng số 0,2 cho các hàm 05 mục tiêu là lợi nhuận, yêu cầu lao động, hiệu quả đồng vốn, thích nghi đất đai và môi trường, với các ràng buộc về diện tích thích nghi, yêu cầu lao động và chỉ tiêu phát triển của địa phương là phương án tối ưu nhất, được đánh giá là phù hợp với điều kiện của huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Khả năng gây bệnh của nấm ký sinh đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius Fabr. (Coleoptera: curculionidae)

Phạm Kim Sơn, Trần Văn Hai, Lê Văn Vàng
Tóm tắt | PDF
Khả năng gây bệnh của ba loài nấm ký sinh Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana và Paecilomyces sp. đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius (Coleoptera: Curculionidae), đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở mật độ 108 bào tử/ml, độ hữu hiệu của nấm xanh M. anisopliae đạt 100% ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng, không khác biệt ý nghĩa so với độ hữu hiệu của nấm trắng B. bassiana (đạt 97,53%), trong khi đó độ hữu hiệu của nấm tím Paecilomyces sp. chỉ đạt đến 31,39% ở thời điểm 15 ngày sau khi chủng. Giữa các mật số thử nghiệm, độ hữu hiệu của nấm xanh M. anisopliae ở các mật số từ 107–109 bào tử/ml là không khác biệt nhau từ 5 ngày sau khi chủng. Chủng nấm xanh M. anisopliae ở dạng nấm tươi cho hiệu quả gây chết thành trùng sùng khoai lang cao và nhanh hơn so với dạng nấm bột khô và tương tự xử lý ở hình thức rải nấm cho hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang nhanh hơn so với hình thức phun nấm trên bề mặt giá thể trong hộp nhựa.

Hiệu quả của vi khuẩn nội sinh burkholderia vietnamiensis lên sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên ba vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long

Lý Ngọc Thanh Xuân, Ngô Ngọc Hưng, Trần Văn Dũng, Trịnh Quang Khương, Lê Văn Dang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu (i) đánh giá ảnh hưởng của 3 dòng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis (X1), Burkholderia vietnamiensis (X2), Burkholderia vietnamiensis (X3) với các liều lượng phân đạm, phân lân lên năng suất của lúa (ii) hiệu quả của vi khuẩn triển vọng lên năng suất lúa trồng trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2015 trên 3 địa điểm đại diện cho 3 vùng đất phèn khác nhau ở ĐBSCL như: Long Mỹ, Hồng Dân và Hòn Đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu năm 2015 ở Hồng Dân, Long Mỹ chủng vi khuẩn X3 làm tăng năng suất lúa cao nhất trong số 3 dòng vi khuẩn được thử nghiệm. Tuy nhiên, ở Hòn Đất lại cho thấy chủng vi khuẩn X1 cho hiệu quả cao nhất. Trong vụ Thu Đông năm 2015, chủng vi khuẩn X3 được chọn lọc kết hợp bón 60 kg N ha-1 cho năng suất lúa cao hơn so với chỉ bón 90 kg N ha-1 ở Hồng Dân, Long Mỹ và ở Hòn Đất khi chủng vi khuẩn X1 kết hợp bón 60 kg N ha-1 cho năng suất lúa cao hơn so với chỉ bón 90 kg N ha-1. Sự phối hợp bón phân lân với chủng vi khuẩn X1 cho năng suất cao nhất ở Hòn Đất và X3 cho năng suất lúa cao nhất ở Hồng Dân.

Ảnh hưởng bổ sung bí đỏ (Cucurbita pepo) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

Tran Minh Bang, Đặng Vũ Hải, Nguyễn Thành Học, Bùi Trúc Mai, Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của bí đỏ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm thẻ chân trắng được nuôi theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức thay thế lượng bí đỏ khác nhau gồm: (i) thức ăn công nghiệp; (ii) thay 10% thức ăn công nghiệp bằng bí đỏ; (iii) thay thế 20% và (iv) thay thế 30%. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N = 15:1), thể tích bể 200L,độ mặn 15‰và mật độ nuôi 150 con/m3, với tôm có chiều dài ban đầu là 5,1 cm và khối lượng là 0,72g. Sau 90 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Chiều dài của tôm ở các nghiệm thức dao động từ 11,1 – 12,5 cm, tương ứng với khối lượng 13,6 – 19,9 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). Khi nuôi tôm thẻ chân trắng thay thế 10% lượng thức ăn bằng bí đỏ thì tôm có chất lượng tốt hơn và chi phí thức ăn thấp nhất.

Nồng độ quinalphos trong nước, cá chép (Cyprinus carpio) và cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) trong mô hình lúa cá kết hợp

Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Văn Quí, Marie-Louise Scippo, Caroline Douny, Hồ Thị Bích Tuyền, Patrick Kestemont, Trần Minh Phú, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Quinalphos với tên thương mại là Kinalux 25EC là loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thời gian, nồng độ tồn lưu và nồng độ sinh học của quinalphos trong nước và cá trên mô hình lúa – cá ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ. Kinalux 25EC được phun hai lần theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất (170 mL/1000m2). Mẫu được thu vào các thời điểm 1, 3, 7, 14 ngày sau khi phun thuốc tiếp theo mẫu được thu cách 14 ngày cho đến khi kết thúc thí nghiệm, riêng mẫu nước có thêm một thời điểm thu là sau khi xử lý thuốc 30 phút. Hàm lượng quinalphos được xác định trên hệ thống sắc ký khí (GC-ECD). Kết quả cho thấy tồn lưu quinalphos trên cá cao hơn rất nhiều so với nước. Thời gian bán hủy của quinalphos trên mẫu cá chép là biến động từ một đến hai ngày và trong mẫu nước là một ngày.

Thành phần vi nấm kí sinh trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)

Đặng Thụy Mai Thy, Phạm Minh Đức, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Nấm được phân lập từ cá bệnh trên hai môi trường gồm glucose yeast agar (GYA) và potato dextrose agar (PDA) và được ủ từ 5-7 ngày ở 28-30ºC. Kết quả cho thấy năm giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (40,9%), Aspergillus sp. (27,3%), Achlya sp. (20,5%), Saprolegnia sp. (6,8%) Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp. và Aspergillus sp. nhiễm trên các cơ quan nhưng Achlya sp., Saprolegnia sp. và Mucor sp. chỉ nhiễm ở mang và cơ. Tỉ lệ nhiễm ở các cơ quan khác nhau trong đó mang (61,4%), bóng hơi (19,3%), cơ (8%) và gan (8%). Nhiệt độ tối ưu cho vi nấm phát triển từ 28-33oC. Fusarium sp. phát triển đến 35oC sau 7 ngày nhưng các giống vi nấm còn lại có thể tồn tại đến 38oC. pH 5-7 thích hợp cho các chủng nấm phát triển. Nấm sử dụng glucose, sucrose và maltose.

Sàng lọc các chủng vi khuẩn lactic từ ruột một số loài cá da trơn có tiềm năng sử dụng làm probiotic

Trần Thị Ngọc Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn lactic từ đường ruột cá da trơn tự nhiên có khả năng kháng với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila gây bệnh gan thận mủ (BNP) và bệnh xuất huyết trên cá tra. Kết quả cho thấy, 96 chủng vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng với vi khuẩn chỉ thị Escherichia coli được chọn, với 29 chủng phân lập từ cá tra (Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)), 24 chủng từ cá lăng (Mystus nemurus (Valenciennes, 1839)), 21 chủng từ cá vồ đém (Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)), 12 chủng từ cá trê (Clarias macrocephalus (Gunther, 1864)) và 8 chủng từ cá hú (Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)). Kết quả nhuộm gram và kiểm tra sinh hóa cho thấy hầu hết các chủng vi khuẩn lactic được chọn đều là vi khuẩn gram dương, hình cầu, hình oval, que ngắn hay que dài, oxidase và catalase âm tính. Kết quả xác định tính đối kháng và khả năng sinh bacteriocin, thu được 46 chủng thể hiện tính đối kháng với A. hydrophila, 42 chủng đối kháng với E. ictaluri và 3 chủng vi khuẩn thể hiện khả năng kháng khuẩn (sinh bacteriocin), với cả 3 chủng đều kháng A. hydrophila và chỉ 1 chủng kháng E. ictaluri. Phương pháp giải trình tự gen 16sRNA định danh được CL2, CL20 là loài Lactobacillus reuteri HFI-LD5 với độ tương đồng theo thứ tự 100% (548/548bp) và 99% (551/552bp), và CT3.7 là loài Lactobacillus fermentum JCM- 1173 với độ tương đồng 100% (539/539bp).

Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ

Võ Văn Tài, Đào Thị Huyền
Tóm tắt | PDF
Dựa trên những thông tin được khảo sát, bằng các phương pháp phân tích thống kê đơn biến và đa biến, bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm (ERS) của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ (CNS). Sự phân tích cho thấy, ERS của sinh viên CNS phụ thuộc vào kết quả học tập và một số hoạt động của họ khi học tại Trường. Kết quả của nghiên cứu là thông tin hữu ích, làm cơ sở cho những đề xuất, những cải tiến trong quản lý và những kế hoạch trong phấn đấu học tập của sinh viên nhằm nâng cao cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Kết quả này cũng là nền tảng cho nhiều ứng dụng thực tế khác.

Tình hình dạy và học Anh văn chuyên ngành Môi trường: Ý kiến phản hồi của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Lý Cẩm Hùng, Nguyễn Thị Lê Phi
Tóm tắt | PDF
Giỏi tiếng Anh là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp chúng ta hội nhập với thế giới. Tiếng Anh giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản để thiết lập các mối quan hệ và tương tác giữa con người với nhau trong công cuộc hội nhập; trong khi đó tiếng Anh chuyên ngành là cơ sở thực tiễn để phát triển hợp tác, trao đổi học thuật và làm việc chuyên môn. Việc học tiếng Anh chuyên ngành một cách hiệu quả đang là một trong những bài toán chưa có lời giải hợp lý cho những nước không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính tại công sở, trong đó có Việt Nam. Để thu thập thông tin làm cơ sở khoa học cho quá trình đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về tình hình dạy và học Anh văn chuyên ngành Môi trường được tiến hành trên ba phần – nội dung chương trình đào tạo và qui trình kiểm tra, hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, và các hoạt động hỗ trợ việc dạy và học. Từ các kết quả thu được, một số kiến nghị được đề xuất nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành.

Nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến sự bỏ học của học sinh dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Phạm Công Hữu, ThẠch NgỌc TuẤn
Tóm tắt | PDF
Sự bỏ học của học sinh dân tộc Khmer đã và đang ảnh hưởng đến phát triển xã hội bền vững ở các vùng nông thôn. Mục tiêu chính của nghiên cứu là điều tra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải tiến sự bỏ học của học sinh dân tộc Khmer. Thông tin và số liệu được thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn bán cấu trúc và điều tra nông hộ,được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tương quan đa biến và ma trận SWOT. Nghiên cứu đã tìm thấy: nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc Khmer là hộ kinh tế khó khăn, không có động cơ học tập và học lực yếu/kém, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, đầu tư giáo dục thấp, thiếu phương tiện học tập và sức khỏe yếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự bỏ học của học sinh dân tộc Khmer là học vấn của cha và mẹ thấp, có nhiều lao động phụ thuộc, thu nhập thấp, tuổi của cha và mẹ cao, cha và mẹ phải đi làm ăn xa, tiếng Việt kém, thiếu sự quan tâm của cha mẹ và sức khoẻ yếu. Vì vậy, cần có nghiên cứu sâu hơn để tìm giải pháp khả thi để khắc phục các hậu quả bỏ học của học sinh dân tộc Khmer trong tương lai.

Thực trạng định hướng giá trị sống của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thị Bích Phượng
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày thực trạng định hướng giá trị sống của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu là nhận thức của sinh viên về khái niệm giá trị sống và định hướng giá trị sống, các loại giá trị sống, thái độ của sinh viên đối với việc định hướng giá trị sống và các giá trị sống, định hướng giá trị sống. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi và sử dụng phần mềm SPSS FOR WINDOW để xử lý số liệu. Loại dữ liệu thu thập là cả dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 57,7% sinh viên hiểu đúng về khái niệm giá trị sống. Giá trị yêu nước, trách nhiệm, tự do và hạnh phúc là những giá trị được sinh viên cho là quan trọng nhất. Có 78,2% sinh viên hiểu đúng khái niệm định hướng giá trị sống. Điểm trung bình ( nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị sống là 4.14 và tầm quan trọng của định hướng giá trị sống là 4.29. Sinh viên thấy được ý nghĩa của định hướng giá trị sống có  là 4.2. Sự quan tâm của sinh viên đối với định hướng giá trị sống có  là 4.02. Sinh viên quan tâm đến các giá trị sống có  là 4.29. Sinh viên thường xuyên định hướng giá trị sống có  là 3.47. Mức độ sinh viên định hướng giá trị đúng cách có  là 3.68. Điểm trung bình sinh viên thể hiện các giá trị là 3.99. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị sống của sinh viên bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội.

Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri
Tóm tắt | PDF
Đề tài sử dụng chỉ số BMI để khảo sát, đánh giá thực trạng béo phì của sinh viên khoá 40 Trường Đại học Cần Thơ. BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là một chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của một người. Qua khảo sát khoảng 8.227 sinh viên (4.256 sinh viên nữ) trên tổng số 8.809 sinh viên khoá 40 (4.582 sinh viên nữ), tỷ lệ mẫu sinh viên được khảo sát đạt 93.39%, đề tài đã xác định được 371 sinh viên có chỉ số BMI ≥ 25, chiếm tỷ lệ 4.51 %. Đây là một tỷ lệ không lớn, nhưng vẫn rất đáng quan tâm. Sinh viên khoá 40 chủ yếu được đánh giá ở mức độ thừa cân (BMI  ≥ 25 - 29.9), chiếm tỷ lệ 80.6% so với mức độ béo phì cấp độ I và cấp độ II. Tỷ lệ sinh viên nữ béo phì chiếm 31,54%, chiếm tỉ lệ nhỏ hơn sinh viên nam là 68,46%. Như vậy, qua khảo sát sinh viên béo phì ở Trường Đại học Cần Thơ khoá 40 nam là chủ yếu.

Tính nửa liên tục của hàm vector và các tính chất nghiệm của bài toán cân bằng vector

Đặng Thị Mỹ Vân
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu các tính chất của các hàm vector nửa liên tục trên và nửa liên tục dưới theo nón thứ tự. Sử dụng các hàm nửa liên tục suy rộng này cùng với một số giả thiết liên quan đến tính liên tục, chúng tôi đã nghiên cứu các tính chất của nghiệm bài toán cân bằng vector mạnh và cân bằng vector yếu trong không gian định chuẩn. Các tính chất được khảo sát ở đây bao gồm: tính compact của các tập nghiệm, tính nửa liên tục trên của các ánh xạ nghiệm và các dạng đặt chỉnh của các bài toán được xem xét.

Phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây trong Duy Tân Minh Trị Nhật Bản và những giải pháp nhằm thay đổi tình trạng văn hóa - giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Ngô Thị Bích Lan
Tóm tắt | PDF
Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, bắt đầu công cuộc canh tân đất nước bằng phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây trên cơ sở nền văn hóa-xã hội truyền thống Nhật Bản. Fukuzawa Yukichi viết: “Để bảo vệ độc lập dân tộc của Nhật Bản, không còn cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh. Lý do duy nhất để người dân Nhật tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia”. Thành công của công cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản thời cận đại không chỉ giúp Nhật Bản giữ được độc lập mà còn trở thành cường quốc hàng đầu châu Á. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, văn hóa – giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc lựa chọn và tiếp thu văn hóa, văn minh từ bên ngoài.Trên cơ sở phân tích phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây của Nhật Bản trong Duy Tân Minh Trị, tác giả phân tích những giá trị, bài học và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng văn hóa–giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Một số trung tâm buôn bán lúa gạo ở Nam Kì thời Pháp thuộc

Phạm Thị Huệ
Tóm tắt | PDF
Bài viết này đề cập đến hoạt động buôn bán lúa gạo ở một số nơi thời Pháp thuộc như: Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và đặc biệt là Sài Gòn. Trong giai đoạn này, hoạt động buôn bán lúa gạo đã góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất Nam Kì. Từ đó, góp phần vào việc thay đổi nền kinh tế nước ta, tuy phát triển nhưng lại lệ thuộc vào kinh tế chính quốc Pháp.

Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia

Võ Minh Sang, Đỗ Văn Xê
Tóm tắt | PDF
Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là sản phẩm của quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với chi phí cơ hội thấp hơn so với sản phẩm hàng hóa ở các quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hy sinh để dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa ban đầu. Nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo từ 1817 và các nghiên cứu có liên quan dựa trên phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân loại, phân tích, hệ thống hóa được sử dụng để nhằm luận giải cho mục tiêu nghiên cứu, đó là hệ thống hóa các quan điểm tiếp cận lợi thế so sánh. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống thành 3 quan điểm tiếp cận lợi thế so sánh: (1) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế về chi phí sản xuất; (2) Lợi thế so sánh dựa trên kết quả tiêu thụ ở thị trường quốc tế, và (3) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế nguồn lực nội nguồn.

Hiệu quả áp dụng kỹ thuật 1P5G trong canh tác lúa của nhóm phụ nữ tại tỉnh An Giang và Kiên Giang

Châu Mỹ Duyên, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Văn Sánh, Tô Lan Phương
Tóm tắt | PDF
Kỹ thuật một phải năm giảm (1P5G) là gói kỹ thuật đang được triển khai và áp dụng rộng rãi hiện nay. Tác giả chọn đề tài, nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng kỹ thuật 1P5G trong canh tác lúa tại tỉnh An Giang và Kiên Giang, đặc biệt trên đối tượng là phụ nữ trực tiếp tham gia canh tác. Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng canh tác lúa của nhóm phụ nữ; (2) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật khi áp dụng kỹ thuật 1P5G của nhóm phụ nữ; (3) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng kỹ thuật 1P5G của nhóm phụ nữ. Nghiên cứu tìm ra các kết quả như sau: hiệu quả về kỹ thuật giảm được từ 70-90 kg giống/ha/vụ và giảm từ 12 – 30 kg đạm nguyên chất sử dụng trên hecta trên vụ, giảm phun thuốc từ 2 -3 lần/vụ; sử dụng máy gặt đập liên hợp đã hạn chế thấp nhất lượng thất thoát sau thu hoạch; giảm chi phí sản xuất từ 2 – 4 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó, giảm số lần phun thuốc và giảm lượng hoạt chất trung bình từ 90 – 700 g a.i/ha/năm tùy vùng. Nhận thức của nhóm phụ nữ về độ độc của loại thuốc sử dụng đã thay đổi, chuyển sang sử dụng nhiều loại thuốc có độ độc 3 và 4.

Quy tắc ứng xử đối với gia đình và xã hội qua tư liệu hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII – XVIII

Đỗ Thị Hà Thơ
Tóm tắt | PDF
Chuyển biến xã hội Choson giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII tạo nên vết rạn nghiêm trọng về nhân phẩm, đòi hỏi thiết lập lại trật tự xã hội. Sự thức thời của sĩ phu Choson trong việc “bắt bệnh” xã hội mang đến sự thành công cho vương triều trong việc “nhào nặn” lại các chân giá trị. Trên tinh thần tiếp thu học thuyết Nho giáo cộng với ý tưởng của hương ước họ Lã, sĩ phu Choson vạch định chiến lược khôi phục lại giá trị đạo đức truyền thống từ chủ thể của sự vận động ấy. Trong đó chú trọng đầu tư vào các vấn đề về “Hiếu” và “Lễ”, nhanh chóng xoa dịu vết thương đạo lý đang lở loét trong lòng xã hội.

Phương thức trần thuật chủ quan trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975

Bùi Thanh Thảo
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu phương thức trần thuật chủ quan trong truyện ngắn thuộc khuynh hướng yêu nước ở đô thị miền Nam giai đoạn 1965-1975. Đây là phương thức trần thuật chiếm tỉ lệ khá lớn, cơ cấu khá đa dạng và góp phần quan trọng vào việc chuyển tải nội dung yêu nước. Đồng thời đây cũng là phương diện chứng tỏ sự tiếp nối quá trình hiện đại hoá văn học của dòng văn học đặc biệt này.

Sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang

Trần Thanh Dũng, Nguyễn Ngọc Đệ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nguồn vốn sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ nhà quản lý ra chính sách giúp thanh niên nâng cao sinh kế bền vững trong tình hình mới. Đề tài phỏng vấn phi ngẫu nhiên 300 thanh niên tại 3 xã ở tỉnh Kiên Giang và sử dụng các công cụ phân tích thống kê như: thống kê mô tả, crosstab, phân tích phương sai (ANOVA) và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nguồn vốn sinh kế của thanh niên còn thấp, chưa tương xứng với xu thế phát triển của xã hội nhất là trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Đề tài còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của thanh niên là sự tham gia và mô hình kinh tế tập thể, có học nghề, diện tích đất ruộng, tuổi và tài chính gia đình, có sản xuất nông nghiệp, thanh niên là nội trợ và thanh niên còn đang đi học. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị về học nghề, nhân rộng mô hình kinh tế tập thể nhằm nâng cao khả năng sinh kế cho thanh niên.

Tổng quan về các nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu

Đỗ Xuân Hải
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này, chúng tôi lược khảo một số nghiên cứu có liên quan và có một vài tóm tắt cũng như nhận xét tổng quan tình hình nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu viết bằng hai ngôn ngữ khác nhau, sử dụng các mô hình CARS của Swales (1990, 2004). Từ những tóm tắt và nhận xét này, chúng tôi đưa ra một số lưu ý và gợi ý mà các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét trước khi thực hiện đề tài.

Mức độ cạnh tranh của thị trường mía đường Đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp phân tích SCP

Huỳnh Văn Tùng, Lưu Thanh Đức Hải
Tóm tắt | PDF
Bài viết này tập trung nghiên cứu cấu trúc thị trường và phân tích các quá trình cạnh tranh trên thị trường mía đường Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng việc sử dụng các tiêu chí (1) Rào cản gia nhập, (2) Sự tập trung người mua và người bán, (3) Phân loại chất lượng sản phẩm, và (4) Phân phối thông tin thị trường. Bằng phương pháp SCP, phương pháp phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường mía đường có sự cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ tập trung của thị trường đối với doanh nghiệp mía đường khá cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là có tồn tại nhưng không quá khốc liệt và gay gắt. Tuy nhiên, đối với thương lái mía và nhà bán buôn ĐBSCL thì hoạt động trong một thị trường cạnh tranh. Thị phần của họ thấp và mức độ canh tranh cao. Đối với các đối thủ cạnh tranh thì tập trung thị phần không nằm trong một doanh nghiệp mía đường nào; và thương nhân dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa

Hồ Thị Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Khánh Hòa. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1995 - 2014 từ nguồn Cục Thống kê Khánh Hòa, sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, bằng mô hình tự hồi quy vector Var (Vector Autoregression), kiểm định nhân quả Granger thông qua 5 biến số kinh tế làm đại diện là tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (GRDP), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI thực hiện), lao động (L), nguồn nhân lực (SV) và độ mở thương mại (OPEN). Kết quả nghiên cứu chỉ ra giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở Khánh Hòa có mối quan hệ nhân quả một chiều, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI, tuy vậy chưa tìm thấy FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra SV có tác động thuận chiều đến GRDP và FDI, chưa phát hiện OPEN có tác động đến tăng trưởng kinh tế, FDI. Từ kết quả nghiên cứu gợi ý giải pháp thu hút FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Khánh Hòa.

Hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa công nghệ sinh thái tại tỉnh An Giang

Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú
Tóm tắt | PDF
Mô hình “công nghệ sinh thái” được áp dụng lần đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009; tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách tiếp cận phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên – so sánh có điều kiện với đầu ra và các đầu vào khác. Thêm vào đó, việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là một vấn đề lớn ở khu vực và địa bàn nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phản ảnh những hiệu quả tiềm năng về môi trường cũng như khả năng giảm lượng đầu vào thuốc bảo vệ thực vật của mô hình công nghệ sinh thái so với sản xuất lúa truyền thống. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên và số liệu điều tra của 199 hộ sản xuất lúa tại tỉnh An Giang, trong đó 74 hộ áp dụng công nghệ sinh thái và 125 hộ không áp dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trung bình cho cả hai nhóm hộ rất thấp, chỉ 26,87% cho hộ trồng lúa sinh thái và 19,83% cho hộ trồng lúa thường. Kết quả này cho thấy đối với hộ trồng lúa sinh thái và trồng lúa thường có khả năng giảm đầu vào thuốc bảo vệ thực vật tương ứng gần 73% và 81% trong khi đầu ra và các đầu vào khác không thay đổi. Tóm lại, nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái vào sản xuất lúa có tác động tích cực đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả còn rất thấp nên cần có nhiều nỗ lực hơn để góp phần giảm chi phí sản xuất cũng như bảo vệ môi trường.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động trong các khu phố chuyên doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Nguyễn Quốc Nghi, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Thị Bảo Châu, Bùi Văn Trịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động trong các khu phố chuyên doanh (KPCD) của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Các phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp với hồi qui tuyến tính được sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia KPCD của các thành phần kinh tế đó là vị trí kinh doanh và chi phí. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng để ứng dụng vào nghiên cứu đề án: “Phát triển các khu phố chuyên doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.

Phân tích tổng hợp nghiên cứu về hành vi phàn nàn của khách hàng

Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Văn Trịnh
Tóm tắt | PDF
Bài viết này nhằm hệ thống hóa lý thuyết về hành vi phàn nàn của khách hàng (HVPNKH), phân tích tổng hợp các nghiên cứu nền tảng có liên quan, nguyên nhân dẫn đến phàn nàn và các lợi ích của việc quản trị HVPNKH nhằm giúp doanh nghiệp (DN), các nhà nghiên cứu hiểu hơn hành vi sau tiêu dùng của khách hàng, xây dựng các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Phân tích cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về động cơ và giải thích các hành vi phàn nàn đặc trưng; trong đó, nhiều nghiên cứu xem xét HVPNKH là một hiện tượng tĩnh; có tác giả cho rằng HVPNKH là một quá trình chứ không phải là hiện tượng tĩnh. Ngược lại, cũng có tác giả cho rằng HVPNKH được đan xen chặt chẽ với sự tương tác dịch vụ ban đầu và đánh giá giá trị trong quá trình sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn khách hàng không phàn nàn với nhà cung cấp mà chọn cách truyền miệng vì lợi ích mà nó mang lại không lớn bằng giá trị thời gian và công sức họ bỏ ra, hoặc họ không biết nơi để phàn nàn,... Như vậy, HVPNKH xuất hiện dưới nhiều hình thức phức tạp và cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Các nghiên cứu về HVPNKH vẫn chưa nhận được một kết luận chung trong các tài liệu đã công bố. Bài viết này nhằm cung cấp cách nhìn tổng quát về hành vi phàn nàn đã được nghiên cứu trước đây, làm cơ sở cho các nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề xuất một mô hình lý thuyết cho nghiên cứu HVPNKH sử dụng dịch vụ điện thoại di động.

Đánh giá chất lượng dịch vụ thư viện Trường Đại học Bạc Liêu

Nguyễn Thanh Tòng
Tóm tắt | PDF
Bên cạnh đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thệ thống thư viện tại các trường đại học cao đẳng cũng rất được quan tâm. Để học tốt theo hình thức tín chỉ, thì nguồn tài liệu tham khảo đồi dào của thư viện trong đó có cả tài liệu số là điều kiện rất quan trọng cho sinh viên tiếp thu tốt hoạt động trên lớp. Do vậy, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thư viện trường Đại học Bạc Liêu thông qua phân tích hồi qui đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ thư viện. Kết quả cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên cao nhất về Phục vụ và Phương tiện hữu hình. Qua đó, quản lý thư viện cần phải hoàn thiện phong cách phục vụ, cải thiện trang thiết bị ở thư viện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

Mức độ nhận biết và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thoại My, Nguyễn Tuấn Kiệt
Tóm tắt | PDF
Theo xu hướng chung của thị trường trên thế giới và Việt Nam, tại Cần Thơ các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của các siêu thị ngày càng phát triển và mang nhiều lợi thế so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Tuy nhiên cần tìm hiểu những luồng xu hướng khác nhau trong tâm lý người tiêu dùng đối với việc sử dụng sản phẩm này. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách khảo sát 132 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay người tiêu dùng đang có điều kiện và xu hướng sử dụng các mặt hàng này thông qua mức độ đi siêu thị thường xuyên và mức độ nhận biết cao đạt 86,4%, cao nhất là nhãn hàng riêng Coopmart. Kết quả cũng cho thấy người tiêu dùng hài lòng cao nhất về giá cả và cảm thấy thất vọng nhất về chất lượng của các sản phẩm mang nhãn hàng riêng. Dựa vào kết quả các tiêu chí của nhãn hàng riêng được chia thành ba nhóm cơ bản, nhóm cần phát huy, nhóm ổn định và nhóm cần cải thiện nhằm phát triển tốt hơn nhãn hàng riêng.

Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam

Bùi Ngọc Toản
Tóm tắt | PDF
Mục đích chính của bài nghiên cứu là kiểm định sự tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 35 doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các thành phần của vốn lưu động gồm: kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).

Tác động của việc giảm nợ đối với các nước nghèo qua sáng kiến HIPC

Lê Thị Lanh, Lâm Ngọc Thiên Lý
Tóm tắt | PDF
Tính bền vững của các khoản nợ dài hạn đã là một mối quan tâm chính cho cả quốc gia mắc nợ và những người tài trợ cho các khoản nợ của họ. Trong cuối những năm 1990 các tổ chức Bretton Woods (Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới) đưa ra các sáng kiến của các nước nghèo mắc nợ cao (HIPC I, năm 1996 và HIPC II năm 1999) để giảm bớt gánh nặng cho quốc gia mắc nợ. Bài viết này phân tích tác động của việc giảm nợ của các quốc gia có thu nhập thấp dưới sáng kiến HIPC qua mô hình đầu tư và tăng trưởng. Bộ dữ liệu bao gồm dữ liệu bảng của 53 nước nghèo có thu nhập thấp, giai đoạn 20 năm từ năm 1993 đến năm 2012. Về phương pháp - ước lượng, tác giả sử dụng ước lượng bảng GMM hệ thống -. Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của việc giảm nợ đối với đầu tư và tăng trưởng của 53 nước nghèo có thu nhập thấp thông qua sáng kiến HIPC.

Đánh giá năng lực thích ứng của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang

Trần Thanh Dũng, Nguyễn Ngọc Đệ
Tóm tắt | PDF
The research results showed that youth’s adaptability was not high in general but varied among group divisions, the better in family’s wealth the better in adaptability. The youth’s awareness and attitude towards the new rural areas was not as good as expected. Moreover, the factors affecting the youth’s income and their adaptability to service industries include, some not all, the youth’s age, participation into cooperatives, family finance, apprenticeship, job information, qualifications and work experiences. Some solutions were proposed about propaganda, labor, employment, economic activity... in order to enhance the youth’s adaptability in constructing  new rural villages. Nghiên cứu khả năng thích ứng của thanh niên nông thôn tỉnh Kiên Giang là rất quan trọng nhằm nâng cao vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới. Đề tài được thực hiện năm 2013 –2015 với 300 thanh niên nông thôn tỉnh Kiên Giang được phỏng vấn phi ngẫu nhiên và được đánh giá thông qua các công cụ phân tích thống kê như: thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính, hồi quy Logistic và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khả năng thích ứng của thanh niên là chưa cao, nhưng trong đó xét về mặt nhóm hộ thì nhóm thanh niên có gia đình khá giàu luôn ở mức tốt, kế đến là nhóm trung bình, nhóm hộ nghèo có mức thích ứng thấp nhất. Nghiên cứu thấy được thái độ của thanh niên đối với nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng thích ứng về công nghiệp dịch vụ của thanh niên là tuổi, tham gia HTX/THT, làm ruộng, tài chính gia đình, đang đi học, nội trợ, tham gia học nghề, hộ giàu khá, thông tin việc làm, trình độ và kinh nghiệm làm việc. Qua kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp về tuyên truyền nông thôn mới, lao động, việc làm, hoạt động kinh tế thanh niên... nhằm nâng cao khả năng thích ứng của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới.

Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất muối của diêm dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

Mai Văn Nam, Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của diêm dân sản xuất muối ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 375 diêm dân ở 4 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Các chỉ số tài chính và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy: (1) Mô hình sản xuất muối của diêm dân đạt hiệu quả tài chính không cao, phần lớn diêm dân sản xuất muối theo phương thức “lấy công làm lời”; (2) Lợi nhuận của diêm dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: diện tích sản xuất, trình độ học vấn, chi phí lao động và khả năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, chi phí lao động là yếu tố có sự tương quan nghịch với lợi nhuận sản xuất của diêm dân. Một số khuyến nghị đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho diêm dân ở vùng ven biển ĐBSCL.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận gói kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” trong sản xuất lúa ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Tô Lan Phương, Trần Thị Khánh Trúc, Nguyễn Hồng Tín, Châu Mỹ Duyên
Tóm tắt | PDF
Nguồn nước cho canh tác lúa đóng vai trò quyết định đến hiệu quả canh tác lúa ở tỉnh Sóc Trăng, nhất là vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Gói kỹ thuật “1 Phải - 5 Giảm” (“1P-5G”), bao gồm kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, được đề nghị là giải pháp kỹ thuật hiệu quả cải thiện sản xuất lúa ở Sóc Trăng. Xuất phát từ bối cảnh trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và định ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận kỹ thuật này tại địa phương. Mô hình ADOPT được ứng dụng để dự đoán khả năng phát triển kỹ thuật 1P-5G và nhận ra các yếu tố thúc đẩy tiến trình ứng dụng trong canh tác lúa. Phỏng vấn người am hiểu và hộ nông dân được thực hiện để thu thập thông tin đầu vào của mô hình ADOPT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân vùng nghiên cứu canh tác lúa theo tập quán sử dụng lượng giống, phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức khuyến cáo. Do vậy, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận canh tác lúa thấp. Mô hình ADOPT chỉ ra rằng sau 5 và 16 năm, tỷ lệ nông dân chấp nhận áp dụng kỹ thuật đạt tương ứng là 40,5% và 95%. Rủi ro, lợi nhuận, lợi ích, tính đặc thù của kỹ thuật “1P-5G” và điều kiện nông hộ là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân rộng kỹ thuật “1P-5G” trong canh tác lúa. Kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng gói kỹ thuật được ứng dụng trong điều kiện sản xuất thực tế cần những giải pháp đồng bộ từ tập huấn kỹ thuật, tổ chức sản xuất và sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp.

Sự thích ứng công nghệ của người lớn tuổi: Tình huống nhận lương hưu qua thẻ ATM tại Nha Trang

Nguyễn Thị Nga, Hồ Huy Tựu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đo lường các nhân tố tác động đến sự thích ứng công nghệ của người lớn tuổi khi nhận lương hưu qua thẻ ATM. Nghiên cứu được sử dụng Mô hình nghiên cứu ứng dụng Lý thuyết hành động hợp lý – TRA, Lý thuyết hành vi dự định - TPB và Mô hình chấp nhận công nghệ -TAM với 11 biến (Thái độ đối với việc sử dụng thẻ ATM, Kỳ vọng của gia đình, Cảm nhận hành vi xã hội, Quan tâm sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý, Kiểm soát hành vi cảm nhận, Kiến thức về ATM, Cảm nhận rủi ro, Cảm nhận sự thuận tiện, Thói quen sử dụng tiền mặt và Hỗ trợ xã hội) để giải thích sự thích ứng. Để phân tích độ tin cậy và giá trị của các đo lường, nghiên cứu còn sử dụng mô hình cấu trúc dựa trên cỡ mẫu gồm 254 thu thập từ người lớn tuổi trên địa bàn Nha Trang. Kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy và giá trị của các đo lường và chỉ ra mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu được giải thích 57,5% với sự tác động của các biến Thái độ, Cảm nhận rủi ro, Kiến thức về ATM và Hỗ trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu vạch ra nhiều đề xuất có ý nghĩa đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc chi trả lương hưu cho người lớn tuổi, góp phần nâng cao hiệu quả xã hội.

Bất cập trong quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Châu Hoàng Thân
Tóm tắt | PDF
Quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục thu hồi đất nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai và công bằng trong quá trình giải phóng mặt bằng. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Bài viết sẽ trình bày sự phát triển quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất qua các giai đoạn và phân tích, chỉ rõ những bất cập trong quy định hiện hành về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Những thuận lợi và khó khăn khi lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

Phan Trung Hiền, Nguyen Tan Trung
Tóm tắt | PDF
Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải được thực hiện ở đơn vị hành chính cấp huyện. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, qua thời gian đầu triển khai các quy định về lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, những quy định này đã bộc lộ một số bất cập cần được tháo gỡ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền của người sử dụng đất. Bài viết này tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn, bất cập khi lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp đối với những bất cập đã được phân tích nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, tồn tại trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.